Đề kiểm tra học kỳ I lớp 3 - Môn Tiếng Việt

Đề kiểm tra học kỳ I lớp 3 - Môn Tiếng Việt

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

 Học sinh bốc thăm chọn đọc một đoạn văn khoảng 60 tiếng/ phút và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn văn:

NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN

Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thành. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.

 Theo Nguyễn Văn Huy

H: Gian đầu của nhà rông được tranh trí như thế nào?

H: Gian đầu nhà rông dùng để làm gì ?

 

doc 12 trang thanhloc80 2670
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I lớp 3 - Môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH SỐ 1 THỊ TRẤN	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
LỚP 3A4	 Năm học : 2020-2021
 MÔN: TIẾNG VIỆT 
I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
 Học sinh bốc thăm chọn đọc một đoạn văn khoảng 60 tiếng/ phút và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn văn:
NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thành. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế. 
	 Theo Nguyễn Văn Huy
H: Gian đầu của nhà rông được tranh trí như thế nào?
H: Gian đầu nhà rông dùng để làm gì ?
ĐÔI BẠN
Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà ở quê. Mỗi sáng, mỗi chiều, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa. 
	 Nguyễn Minh
H: Mến thấy ở thành phố có những gì lạ so với ở quê em?
H: Mỗi sáng, chiều và ban đêm ở đây thế nào ?
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
 	 Núp mở những thứ Đại hội tặng cho mọi người coi: Một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, Một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp. 
Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nữa đêm.
	 Theo Nguyên Ngọc
H: Khi xem những thứ Đại hội tặng, thái độ của mọi người ra sao?
H: Đại hội đã tặng những gì cho cả làng và cho Núp ?
CỬA TÙNG
Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “ Bà Chúa của các bãi tắm”. Diệu kỳ thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
 Theo Thụy Chương
H: Hãy nêu những từ miêu tả màu sắc của biển trong một ngày ?
H: Tại sao nói Cửa Tùng là ‘Bà Chúa của các bãi Tắm’ ?
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
Đến quãng suối, vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần. Kim đồng bình tĩnh huýt sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá. Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người. Nhưng lũ lính đã trông thấy. Chúng nó kêu ầm lên. Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường xa, mỏi chân, gặp được hòn đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát.
	 Theo Tô Hoài
H: Khi gặp Tây đồn, thái độ của Kim Đồng thế nào?
H: Ông ké làm thế nào khi bị lũ lính trông thấy ?
2. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (6 điểm)
BẢNG MA TRẬN PHẦN ĐỌC HIỂU
Mạch kiến thức,
kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đọc hiểu
văn bản
Số câu
2
2
1
1
6
Câu số
1-2
3-4
5
6
1,2,3,4,5,6
Số điểm
1,0
1,0
1,0
1,0
4,0
Kiến thức
Tiếng Việt
Số câu
1
1
1
3
Câu số
7
8
9
7,8,9
Số điểm
0,5
0,5
1,0
2,0
Tổng
Số câu
3
2
1
2
1
9
Số điểm
1,5
1
0,5
2,0
1,0
6,0
2. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (6 điểm)
 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:	
BÁT CANH RAU
Bà ốm mấy hôm liền, trầu mời chẳng buồn ăn. Bố mẹ bảo người già bỏ trầu là sự chẳng lành. Môi, miệng của bà tái bợt, khô queo thế kia, hẳn là bà đang đói lắm. Bà cũng phải ăn một chút gì mới uống thuốc được chứ. Nó đi đi lại lại, suy nghĩ rất lâu... 
Bữa nọ, thấy bà hái những khóm rau bò lan sát mặt đất, lá nhỏ như tai chuột, thân màu đỏ tía. Nó gàn tay bà:
- Bà ơi, bà có lầm không đấy? Sao bà lại hái cỏ thế kia?
- Loại rau này rửa sạch, giã nhỏ, cho thêm vài hạt muối vắt uống sống trị được bệnh kiết lị, cháu ạ.
Lúc này thì nó đã kịp nhìn thấy những bông hoa vàng li ti nằm chen trong lách lá. Nó nghĩ: bà sao giỏi quá chừng. Bệnh gì bà cũng chữa được bằng rau, quả trong vườn nhà. Giờ nó cũng sẽ hái thật nhiều rau nấu cho bà một bát canh chữa bệnh. Biết đâu đấy Hăm hở với ý nghĩ ấy, nó hái vội vàng làm như không có bát canh của nó sẽ chẳng còn phương thuốc nào trị nổi bệnh của bà.
 Không biết có phải nhờ vào bát canh rau ngọt ngào thơm thảo của nó hay không mà hôm ấy bà ăn được hai bát cơm đầy. Song có một điều nó biết chắc và vô cùng vui sướng là bà đã khỏe ra. Và sau bữa ăn, nó thấy bà lại thong thả nhai trầu.
 (Nguyễn Thị Lệ Thu)
Câu 1. (0,5 điểm) Khi bà bị ốm, thái độ của bạn nhỏ thế nào? 
	Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. đi đi lại lại, suy nghĩ rất lâu
B. thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra
C. buồn rầu, khóc lóc
Câu 2. (0,5 điểm) Bạn nhỏ đã nghĩ ra cách gì để chữa bệnh cho bà? 
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
đi mua thuốc cho bà uống.
B. hái rau trong vườn, nấu cho bà một bát canh chữa bệnh
C. hát và kể chuyện cho bà nghe
Câu 3. (0,5 điểm) Theo em, khi nhận được bát canh từ tay đứa cháu nhỏ, bà cảm thấy thế nào? 
	Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. không muốn ăn 
B. rất vui mừng vì bà đang đói
C. rất cảm động và cố gắng ăn hết
Câu 4. (0,5 điểm) Tại sao bà của bạn nhỏ lại nhanh khỏi bệnh? 
	Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A.Vì bà chỉ bị ốm nhẹ
B. Vì bà được con cháu cho ăn ngon và uống nhiều thuốc bổ
C. Vì bát canh rau ngọt mát chứa đựng cả tấm lòng của người cháu giành cho bà.
Câu 5. (1 điểm) Em hãy nêu nội dung câu chuyện Bát canh rau. 
Viết câu trả lời của em : 
Câu 6. (1 điểm) Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? 
Viết câu trả lời của em : 
Câu 7. (0,5 điểm) Câu nào dưới đây được viết theo mấu câu Ai làm gì? 
	Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Mẹ em đang chuẩn bị bữa cơm tối cho cả gia đình.
B. Lớp chúng em hứa sẽ đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
C. Nam và Khang là học sinh ngoan của lớp chúng em.
Câu 8. (0,5 điểm) Tìm hình ảnh so sánh trong câu văn sau rồi ghi vào bảng ở dưới: 
 Những chú chim hót trong vườn như những nhạc công đang dạo lên bản tình ca mùa hạ
Sự vật A
Từ so sánh
Sự vật B
..............................................
......................
 .
Câu 9. (1điểm) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây. 
Bố đi công tác xa thỉnh thoảng mới về nhưng cứ đến mùa dâu chín bà lại ngâm cho bố một hũ rượu.
II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả: nghe - viết (4 điểm) - 20 phút
Nhà rông ở Tây Nguyên
Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái. Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. 
2. Tập làm văn: (6 điểm) -30 phút
Đề bài: Em hãy viết một bức thư có nội dung thăm hỏi, báo tin với một người mà em yêu quý mến ( Như: Ông, bà, chú, bác, cô giáo cũ, bạn cũ ), dựa theo gợi ý dưới đây: 
Gợi ý:
- Dòng đầu thư: Nơi gửi, ngày ...tháng...năm....
- Lời chào người nhận thư.
- Nội dung thư (Từ 7 đến 10 câu) : Thăm hỏi (về sức khỏe, cuộc sống hằng ngày của người nhận thư ), báo tin (về tình hình học tập, sức khỏe của em ). Lời chúc và hứa hẹn.
- Cuối thư: lời chào; kí tên.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
	Học sinh bốc thăm và đọc 1 đoạn khoảng 60 tiếng/ 1phút.
	Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau:
	- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
	- Đọc đúng tiếng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
	- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
	- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
1. Nhà rông ở Tây Nguyên
TL:Trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần, xung quanh hòn đá treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí nông cụ và chiêng, trống.
TL: Gian đầu nhà rông dùng để thờ thần làng, đựng hòn đó thần và là nới treo vũ khí, nông cụ, chiêng trống.
2. Người con của Tây Nguyên.
TL: Mọi người đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nữa đêm .
TL: Tặng ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, Một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp
3. Đôi bạn
TL: Ở thành phố có nhiều nhà ngói san sát, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa.
TL: Mỗi sáng, mỗi chiều, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa.
4. Cửa Tùng
TL: Những từ miêu tả màu sắc của biển trong một ngày: hồng nhạt, xang lơ, xanh lục.
TL: Vì bãi tắn này rất đẹp, trong một ngày Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển
5. Người liên lạc nhỏ
TL: Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo để báo hiệu cho ông ké.
TL: Ông ké ngồi xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường xa, mỏi chân, gặp được hòn đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát.
2. Đọc hiểu, từ và câu: 6 điểm
Câu
Đáp án
Điểm
Hướng dẫn chấm
Câu 1 
A
0,5
Khoanh đúng đáp án được 0,5 điểm. Nếu khoanh vào 2 hoặc cả 3 đáp án thì không ghi điểm
Câu 2 
B
0,5
Câu 3
C
0,5
Câu 4
 C
0,5
Câu 5
Câu chuyện kể về một bạn nhỏ rất yêu thương bà. Cậu đã có sáng kiến rất ý nghĩa để bà mau khỏi.
1,0
HS có thể trả lời theo cách hiểu của mình đúng yêu cầu đạt điểm tối đa.
Câu 6
Cần quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình, nhất là những lúc trong nhà có người bị ốm đau.
1,0
Câu 7
A
0,5
Khoanh đúng đáp án được 0,5 điểm. Nếu khoanh vào 2 hoặc cả 3 đáp án thì không ghi điểm.
Câu 8
Sự vật A
Từ so sánh
 Sự vật B
Những chú chim
như
Những 
nhạc 
công
0,5
Ghi đúng đáp án được 0,5 điểm.
Câu 9
Bố đi công tác xa, thỉnh thoảng mới về, nhưng cứ đến mùa dâu chín, bà lại ngâm cho bố một hũ rượu.
1,0
Học sinh điền đúng dấu phẩy được 1 điểm
II. KIỂM TRAVIẾT (10 điểm)
1. Chính tả nghe - viết (4 điểm)
	 - Viết một đoạn văn khoảng 70 chữ nội dung bài có trong chương trình sách giáo khoa.
- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn được 4 điểm.
- Học sinh viết mắc từ 5 lỗi chính tả trở lên trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,25 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn (6 điểm)
	 + Thời gian làm bài: 35 phút.
	+ Nội dung ý: 3 điểm.
+ Kĩ năng: 3 điểm.
 	 Viết đúng chính tả: 1 điểm
 	 Dùng từ đặt câu: 1 điểm
 	 Sáng tạo: 1 điểm
Nội dung thư: 
- Nơi gửi, ngày ...tháng...năm....(0,25 điểm)
- Lời chào người nhận thư.(0,25 điểm)
- Thăm hỏi sức khỏe, công việc,...của người nhận thư.
- Thông báo với người nhận về sức khỏe của mọi người trong gia đình em và về việc học tập của em.
- Lời chào tạm biệt của em đối với người nhận thư.	
- Chữ kí và tên của em.(0,25 điểm)
	- Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết có thể ghi điểm ở những mức: 6,0; 5,5; 5,0; 4,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5.
 PleiKần, ngày 8 tháng 12 năm 2020
 DUYỆT ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ
 Phan Thị Nga
TRƯỜNG TH SỐ 1 THỊ TRẤN BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Họ tên học sinh: Năm học: 2020-2021
Lớp: 3 ... MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC HIỂU)
 (Thời gian làm bài 40 phút không kể thời gian giao đề)
Mã số
Điểm
Lời nhận xét của GV chấm
Chữ ký
Ra đề
 .
 .
 ..
 .
 ..
GV chấm
Duyệt
Kiểm tra
 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:	
BÁT CANH RAU
Bà ốm mấy hôm liền, trầu mời chẳng buồn ăn. Bố mẹ bảo người già bỏ trầu là sự chẳng lành. Môi, miệng của bà tái bợt, khô queo thế kia, hẳn là bà đang đói lắm. Bà cũng phải ăn một chút gì mới uống thuốc được chứ. Nó đi đi lại lại, suy nghĩ rất lâu... 
Bữa nọ, thấy bà hái những khóm rau bò lan sát mặt đất, lá nhỏ như tai chuột, thân màu đỏ tía. Nó gàn tay bà:
- Bà ơi, bà có lầm không đấy? Sao bà lại hái cỏ thế kia?
- Loại rau này rửa sạch, giã nhỏ, cho thêm vài hạt muối vắt uống sống trị được bệnh kiết lị, cháu ạ.
Lúc này thì nó đã kịp nhìn thấy những bông hoa vàng li ti nằm chen trong lách lá. Nó nghĩ: bà sao giỏi quá chừng. Bệnh gì bà cũng chữa được bằng rau, quả trong vườn nhà. Giờ nó cũng sẽ hái thật nhiều rau nấu cho bà một bát canh chữa bệnh. Biết đâu đấy Hăm hở với ý nghĩ ấy, nó hái vội vàng làm như không có bát canh của nó sẽ chẳng còn phương thuốc nào trị nổi bệnh của bà.
 Không biết có phải nhờ vào bát canh rau ngọt ngào thơm thảo của nó hay không mà hôm ấy bà ăn được hai bát cơm đầy. Song có một điều nó biết chắc và vô cùng vui sướng là bà đã khỏe ra. Và sau bữa ăn, nó thấy bà lại thong thả nhai trầu.
 (Nguyễn Thị Lệ Thu)
Câu 1. (0,5 điểm) Khi bà bị ốm, thái độ của bạn nhỏ thế nào? 
	Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. đi đi lại lại, suy nghĩ rất lâu
B. thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra
C. buồn rầu, khóc lóc
Câu 2. (0,5 điểm) Bạn nhỏ đã nghĩ ra cách gì để chữa bệnh cho bà? 
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
đi mua thuốc cho bà uống.
B. hái rau trong vườn, nấu cho bà một bát canh chữa bệnh
C. hát và kể chuyện cho bà nghe
Câu 3. (0,5 điểm) Theo em, khi nhận được bát canh từ tay đứa cháu nhỏ, bà cảm thấy thế nào? 
	Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. không muốn ăn 
B. rất vui mừng vì bà đang đói
C. rất cảm động và cố gắng ăn hết
Câu 4. (0,5 điểm) Tại sao bà của bạn nhỏ lại nhanh khỏi bệnh? 
	Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A.Vì bà chỉ bị ốm nhẹ
B. Vì bà được con cháu cho ăn ngon và uống nhiều thuốc bổ
C. Vì bát canh rau ngọt mát chứa đựng cả tấm lòng của người cháu giành cho bà.
Câu 5. (1 điểm) Em hãy nêu nội dung câu chuyện Bát canh rau. 
Viết câu trả lời của em : 
Câu 6. (1 điểm) Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? 
Viết câu trả lời của em : 
Câu 7. (0,5 điểm) Câu nào dưới đây được viết theo mấu câu Ai làm gì? 
	Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Mẹ em đang chuẩn bị bữa cơm tối cho cả gia đình.
B. Lớp chúng em hứa sẽ đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
C. Nam và Khang là học sinh lớp ngoan của lớp chúng em.
Câu 8. (0,5 điểm) Tìm hình ảnh so sánh trong câu văn sau rồi ghi vào bảng ở dưới: 
 Những chú chim hót trong vườn như những nhạc công đang dạo lên bản tình ca mùa hạ
Sự vật A
Từ so sánh
Sự vật B
..............................................
......................
 .
Câu 9. (1 điểm) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây.
Bố đi công tác xa thỉnh thoảng mới về nhưng cứ đến mùa dâu chín bà lại ngâm cho bố một hũ rượu.
KIỂM TRA VIẾT LỚP 3
II. CHÍNH TẢ: Nghe - viết (4 điểm) - 20 phút
Nhà rông ở Tây Nguyên
Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái. Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. 
III. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) -35 phút
Đề bài: Em hãy viết một bức thư có nội dung thăm hỏi, báo tin với một người mà em yêu quý mến ( Như: Ông, bà, chú, bác, cô giáo cũ, bạn cũ ), dựa theo gợi ý dưới đây: 
Gợi ý:
- Dòng đầu thư: Nơi gửi, ngày ...tháng...năm....
- Lời chào người nhận thư.
- Nội dung thư (Từ 7 đến 10 câu) : Thăm hỏi (về sức khỏe, cuộc sống hằng ngày của người nhận thư ), báo tin (về tình hình học tập, sức khỏe của em ). Lời chúc và hứa hẹn.
- Cuối thư: lời chào; kí tên.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
Môn: Tiếng Việt (Lớp 3)
I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
	Học sinh bốc thăm và đọc 1 đoạn khoảng 60 tiếng/ 1phút.
	Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau:
	- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
	- Đọc đúng tiếng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
	- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
	- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
1. Nhà rông ở Tây Nguyên
TL:Trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần, xung quanh hòn đá treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí nông cụ và chiêng, trống.
TL: Gian đầu nhà rông dùng để thờ thần làng, đựng hòn đó thần và là nới treo vũ khí, nông cụ, chiêng trống.
2. Người con của Tây Nguyên.
TL: Mọi người đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nữa đêm .
TL: Tặng ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, Một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp
3. Đôi bạn
TL: Ở thành phố có nhiều nhà ngói san sát, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa.
TL: Mỗi sáng, mỗi chiều, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa.
4. Cửa Tùng
TL: Những từ miêu tả màu sắc của biển trong một ngày: hồng nhạt, xang lơ, xanh lục.
TL: Vì bãi tắn này rất đẹp, trong một ngày Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển
5. Người liên lạc nhỏ
TL: Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo để báo hiệu cho ông ké.
TL: Ông ké ngồi xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường xa, mỏi chân, gặp được hòn đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát.
2. Đọc hiểu, từ và câu: 6 điểm
Câu
Đáp án
Điểm
Hướng dẫn chấm
Câu 1 
A
0,5
Khoanh đúng đáp án được 0,5 điểm. Nếu khoanh vào 2 hoặc cả 3 đáp án thì không ghi điểm
Câu 2 
B
0,5
Câu 3
C
0,5
HS trả lời theo cách khác đúng yêu cầu đạt điểm tối đa.
Câu 4
 C
0,5
Khoanh đúng đáp án được 0,5 điểm. Nếu khoanh vào 2 hoặc cả 3 đáp án thì không ghi điểm.
Câu 5
Câu chuyện kể về một bạn nhỏ rất yêu thương bà. Cậu đã có sáng kiến rất ý nghĩa để bà mau khỏi.
1,0
HS trả lời theo cách khác đúng yêu cầu đạt điểm tối đa.
Câu 6
Cần quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình, nhất là những lúc trong nhà có người bị ốm đau.
1,0
(Tùy theo cách viết của học sinh đúng theo yêu cầu GV ghi điểm)
Câu 7
A
0,5
Khoanh đúng đáp án được 0,5 điểm. Nếu khoanh vào 2 hoặc cả 3 đáp án thì không ghi điểm.
Câu 8
Sự vật A
Từ so sánh
 Sự vật B
Những chú chim
như
Những 
nhạc 
công
0,5
Khoanh đúng đáp án được 0,5 điểm. Nếu khoanh vào 2 hoặc cả 3 đáp án thì không ghi điểm.
Câu 9
Bố đi công tác xa, thỉnh thoảng mới về, nhưng cứ đến mùa dâu chín, bà lại ngâm cho bố một hũ rượu.
1,0
Học sinh điền đúng dấu phẩy được 1 điểm
II. KIỂM TRAVIẾT (10 điểm)
1. Chính tả nghe - viết (4 điểm)
	 - Viết một đoạn văn khoảng 70 chữ nội dung bài có trong chương trình sách giáo khoa.
- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn được 4 điểm.
- Học sinh viết mắc từ 5 lỗi chính tả trở lên trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,25 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn (6 điểm)
	 + Thời gian làm bài: 35 phút.
	+ Nội dung ý: 3 điểm.
+ Kĩ năng: 3 điểm.
 	 Viết đúng chính tả: 1 điểm
 	 Dùng từ đặt câu: 1 điểm
 	 Sáng tạo: 1 điểm
Nội dung thư: 
- Nơi gửi, ngày ...tháng...năm....(0,25 điểm)
- Lời chào người nhận thư.(0,25 điểm)
- Thăm hỏi sức khỏe, công việc,...của người nhận thư.
- Thông báo với người nhận về sức khỏe của mọi người trong gia đình em và về việc học tập của em.
- Lời chào tạm biệt của em đối với người nhận thư.	
- Chữ kí và tên của em.(0,25 điểm)
	- Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết có thể ghi điểm ở những mức: 6,0; 5,5; 5,0; 4,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_lop_3_mon_tieng_viet.doc