Đề kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt lớp ba

Đề kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt lớp ba

B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (4 điểm)

Nhớ lại buổi đầu đi học

 Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

 ( Theo Thanh Tịnh)

 * Cách tiến hành: Giáo viên tiến hành theo trình tự như sau:

- Đọc cả bài viết cho học sinh nghe;

- Đọc từng từ, cụm từ cho học sinh viết (2-3 lần);

- Đọc cả bài cho học sinh dò lại bài viết.

 2. Tập làm văn: (6 điểm)

 Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể về người hàng xóm mà

 em quý mến.

 * Theo các gợi ý sau:

 - Người đó tên gì ? bao nhiêu tuổi ?

- Người đó làm nghề gì ?

- Người đó hằng ngày làm những việc gì ?

- Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm đó như thế nào ?

- Tình cảm của người hàng xóm đó đối với gia đình em như thế nào ?

 * Cách tiến hành: Giáo viên tiến hành theo trình tự như sau:

 - Đọc đề , ghi đề bài và gợi ý lên bảng lớp;

 - Học sinh không cần chép lại đề bài và tự làm bài

 

docx 6 trang thanhloc80 3051
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Tiếng Việt lớp ba", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 3
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số câu
1
1
1
3
Số điểm
0.5
0.5
1
2
Câu số
1
 4
7
2
Kiến thức Tiếng Việt
Số câu
2
2
1
1
6
Số điểm
1
1
1
1
4
Câu số
2,3
5,6
8
9
Tổng số câu
3
3
1
1
1
9
Tổng số điểm
1.5
1.5
1
1
1
6
PHÒNG GD- ĐT TÂN PHÚ ĐÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ ĐÔNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2020– 2021
 MÔN: TIẾNG VIỆT (VIẾT) LỚP 3
Thời gian làm bài: - Chính tả: 15 phút
 - Tập làm văn: 25 phút 
( Không kể thời gian đọc và chép đề)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết: (4 điểm)
Nhớ lại buổi đầu đi học
 Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
 ( Theo Thanh Tịnh) 
 * Cách tiến hành: Giáo viên tiến hành theo trình tự như sau:
- Đọc cả bài viết cho học sinh nghe;
- Đọc từng từ, cụm từ cho học sinh viết (2-3 lần);
- Đọc cả bài cho học sinh dò lại bài viết.
 2. Tập làm văn: (6 điểm)
 Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể về người hàng xóm mà
 em quý mến. 
 * Theo các gợi ý sau:
 - Người đó tên gì ? bao nhiêu tuổi ?
- Người đó làm nghề gì ?
- Người đó hằng ngày làm những việc gì ?
- Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm đó như thế nào ?
- Tình cảm của người hàng xóm đó đối với gia đình em như thế nào ?
 * Cách tiến hành: Giáo viên tiến hành theo trình tự như sau:
 - Đọc đề , ghi đề bài và gợi ý lên bảng lớp;
 - Học sinh không cần chép lại đề bài và tự làm bài
Trường Tiểu học Phú Đông
Lớp: Ba/ ...
Họ và tên......................................
Kiểm tra HKI-NH: 2020-2021
Ngày kiểm tra: 
Môn: Tiếng Việt(Đọc hiểu)- Lớp 3 
 GT1
 GT2
( Đề kiểm tra có 2 trang) Thời gian làm bài: 35 phút 
Chữ ký giám khảo
 Điểm:
Nhận xét:
ĐỌC HIỂU: 
Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu:
Mồ Côi xử kiện
1. Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện.
Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa:
- Bác này vào quán của tôi hít hết mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. Nhờ ngài xét cho.
	2. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời:
	- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.
	Mồ Côi bảo:
	- Nhưng bác có hít hương thơm thức ăn trong quán không?
	Bác nông dân đáp:
	- Thưa có.
	Mồ Côi nói:
	- Thế thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu?
	- Thưa Ngài, hai mươi đồng.
	- Bác hãy đưa hai mươi đồng đây, tôi phân xử cho!
	Nghe nói, bác nông dan giãy nảy:
	- Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền?
	- Bác cứ đưa tiền đây.
	3. Bác nông dân ấm ức:
	- Nhưng tôi chỉ có hai đồng.
	- Cũng được – Mồ Côi vừa nói vừa thản nhiên cầm lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân, nói:
	- Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán, ông hãy chịu khó mà nghe.
	Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc trong bát đã kêu lạch cạch đến lần thứ mười, Mồ Côi phán:
	- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên “hít mùi thịt”, một bên “nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng.
	Nói xong, Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân rồi tuyên bố kết thúc phiên xử.
	TRUYỆN CỔ TÍCH NÙNG
 Dựa vào nội dung bài : “ Mồ Côi xử kiện” em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng : 
Câu 1. Câu chuyện có mấy nhân vật? (M1)
	a. Một nhân vật.
	b. Hai nhân vật.
	c. Ba nhân vật.
Câu 2. Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì? (M1)
	a. Ăn lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
	b. Hít mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
	c. Ăn hết miếng cơm nắm của ông ta.
Câu 3. Bác nông dân đưa chàng Mồ Côi số tiền là bao nhiêu? (M1)
	a. Mười đồng.
	b. Hai đồng.
	c. Hai mươi đồng.
Câu 4. Chàng Mồ Côi bảo bác nông dân xóc hai đồng bạc bao nhiêu lần? (M2)
	a. Một lần.
	b. Năm lần.
	c. Mười lần.
Câu 5. Em hiểu gì về nội dung của câu chuyện? (M2)
	a. Bác nông dân nghèo, thật thà.
	b. Chủ quán tham lam, ích kỷ.
	c. Ca ngợi chàng Mồ Côi thông minh, xử kiện giỏi.
Câu 6. Tìm từ chỉ đặc điểm trong câu: “Chàng Mồ Côi xử kiện rất thông minh, tài tình.” (M2)
	a. Thông minh, tài tình.
	b. Xử, kiện.
	c. Chàng Mồ Côi, thông minh.
Câu 7. Câu “Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường.” trả lời cho câu hỏi: (M3)
	a. Ai là gì?
	b. Ai thế nào?
	c. Ai làm gì?
 Câu 8 : Em hãy gạch dưới sự vật được so sánh với nhau trong câu văn sau : (M3)
 Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ sánh long lánh.
 Câu 9 : Đặt câu hỏi cho mỗi câu sau: (M4)
Con sóc đang chuyền cành nhanh thoăn thoắt.
PHÒNG GD&ĐT TÂN PHÚ ĐÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ ĐÔNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC: 2020 – 2021
 Môn: Đọc thành tiếng- Lớp Ba 
ĐỀ BÀI:
 Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 60 tiếng, thời gian 1 phút trong các bài Tập đọc dưới đây và trả lời một câu hỏi ứng với nội dung đoạn đọc đó. 
 1. Người liên lạc nhỏ tuổi (trang 108) 
 2. Người con của Tây Nguyên (trang 100) 
 3. Nhà rông ở Tây Nguyên (trang 120) 
 4. Hũ bạc của người cha (trang 115) 
 5. Nắng phương Nam (trang 92)	
 ( Giáo viên ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm đọc) 
 HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ ( Thang điểm 4 )
 (Giáo viên ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm đọc)
 - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
 ĐÁP ÁN 
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HKI LỚP 3
NĂM HỌC 2020 – 2021
 1. Chính tả: 4 điểm
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm.
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm
	2. Tập làm văn: 6 điểm
- Nội dung (ý) (3 điểm): Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
- Kỹ năng (3 điểm):
+ Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm.
+ Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
+ Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
ĐỌC HIỂU ( 6 ĐIỂM)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
C
B
B
C
C
A
C
Điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
1
 Câu 8: Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ sánh long lánh.
( 1điểm)
 Câu 9: (1 đ) Con sóc làm gì? ( 1 điểm)
 CÁCH TÍNH ĐIỂM:
Điểm đọc = Đọc thành tiếng + Đọc hiểu
Điểm viết= Chính tả + Tập làm văn
 Điểm Tiếng Việt = (Đọc + Viết): 2
Làm tròn điểm theo nguyên tắc 0,5 làm tròn thành 1,0
 ( Chỉ làm tròn điểm 1 lần ở điểm Tiếng Việt)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_tieng_viet_lop_ba.docx