Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt lớp 3 - Trường Tiểu học THCS Mường Sại

Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt lớp 3 - Trường Tiểu học THCS Mường Sại

A. KIỂM TRA ĐỌC:

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời một câu hỏi các bài tập đọc từ tuần 10 đến tuần 17.

II. Đọc hiểu: (6 điểm)

 Chia sẻ

Hai cậu bé như hai chú chim non vừa cùng hát vừa cùng xây những tòa lâu đài bằng cát, gương mặt chú rạng ngời niềm vui. Cuộc vui dừng lại khi bố của cậu bé bị liệt mang xe đến đón con về. Cậu bé lành lặn đến bên bố của bạn mình và thì thầm gì đó.

- Được đấy! – Người bố gật gù.

Cậu chạy về phía người bạn của mình và bảo:

- Ước gì mình có thể làm gì đó để giúp cậu đi được như mình. Nhưng điều này thì mình có thể làm được.

- Dứt lời, cậu xoay người lại, bảo bạn trèo lên lưng mình. Rồi cậu chạy. Những bước chân ban đầu còn ngắn ngủi, chệnh choạng, về sau mỗi lúc một nhanh. Trên lưng, người bạn tật nguyền ôm ghì lấy cổ cậu. Như được tiếp thêm sức mạnh, đôi chân cậu lướt chạy băng băng.

Người cha lặng nhìn, mắt rưng rưng. Đứa con ông đang dang rộng đôi tay vùng vẫy trong gió, luôn miệng thét to:

- Con đang bay, bố ơi. Con đang bay.

 (Theo Hạt giống tâm hồn)

Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Tại sao cuộc vui của hai cậu bé dừng lại? (0,5 điểm).

A. Bố của cậu bé bị liệt không đồng ý.

B. Hai cậu đã chơi chán chê, trời đã tối.

C. Bố của cậu bé bị liệt đến đón con về.

Câu 2: Cậu bé lành lặn ước điều gì? (0,5 điểm).

A. Giúp bạn đi được như mình.

B. Giúp cậu bé bị liệt hết bệnh.

C. Giúp người bạn của mình cùng đi chơi.

 

doc 5 trang thanhloc80 4730
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt lớp 3 - Trường Tiểu học THCS Mường Sại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC – THCS MƯỜNG SẠI
Họ và tên: 
Lớp 3 ...
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3
Năm học: 2020 – 2021
Thời gian: 40 phút (không kể thời gian giao đề)
Điểm
Lời nhận xét, đánh giá
A. KIỂM TRA ĐỌC: 
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời một câu hỏi các bài tập đọc từ tuần 10 đến tuần 17.
II. Đọc hiểu: (6 điểm)
 Chia sẻ
Hai cậu bé như hai chú chim non vừa cùng hát vừa cùng xây những tòa lâu đài bằng cát, gương mặt chú rạng ngời niềm vui. Cuộc vui dừng lại khi bố của cậu bé bị liệt mang xe đến đón con về. Cậu bé lành lặn đến bên bố của bạn mình và thì thầm gì đó.
- Được đấy! – Người bố gật gù.
Cậu chạy về phía người bạn của mình và bảo:
- Ước gì mình có thể làm gì đó để giúp cậu đi được như mình. Nhưng điều này thì mình có thể làm được.
- Dứt lời, cậu xoay người lại, bảo bạn trèo lên lưng mình. Rồi cậu chạy. Những bước chân ban đầu còn ngắn ngủi, chệnh choạng, về sau mỗi lúc một nhanh. Trên lưng, người bạn tật nguyền ôm ghì lấy cổ cậu. Như được tiếp thêm sức mạnh, đôi chân cậu lướt chạy băng băng.
Người cha lặng nhìn, mắt rưng rưng. Đứa con ông đang dang rộng đôi tay vùng vẫy trong gió, luôn miệng thét to:
- Con đang bay, bố ơi. Con đang bay.
 (Theo Hạt giống tâm hồn)
Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Tại sao cuộc vui của hai cậu bé dừng lại? (0,5 điểm).
Bố của cậu bé bị liệt không đồng ý.
Hai cậu đã chơi chán chê, trời đã tối.
Bố của cậu bé bị liệt đến đón con về.
Câu 2: Cậu bé lành lặn ước điều gì? (0,5 điểm).
Giúp bạn đi được như mình.
Giúp cậu bé bị liệt hết bệnh.
Giúp người bạn của mình cùng đi chơi.
Câu 3: Khi cõng bạn, cậu bé lành lặn đã mang lại cho cậu bé cảm giác gì? (1 điểm).
 An toàn, thân ái.
Như đang được bay.
Như đang được chạy.
Câu 4: Tại sau mắt người bố rưng rưng? (1 điểm).
Thấy con mình vui sướng.
Thấy cậu bé khỏe mạnh làm bạn với con mình.
Thấy cậu bé biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với con mình.
Câu 5: Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? (0,5 điểm).
Hai cậu bé như hai con chim non.
Những tòa lâu đài bằng cát.
Gương mặt chúng rạng ngời niềm vui.
Câu 6: Điền dấu phẩy vào câu “Người cha đã rất xúc động vui mừng khi nhìn thấy con mình thực hiện được mơ ước của cậu bé.” (0,5 điểm).
 A. Người cha đã rất xúc động vui mừng, khi nhìn thấy con mình thực hiện được mơ ước của cậu bé.
 B. Người cha đã rất xúc động, vui mừng khi nhìn thấy con mình thực hiện được mơ ước của cậu bé.
 C. Người cha đã rất xúc động vui mừng khi nhìn thấy con mình, thực hiện được mơ ước của cậu bé.
Câu 7: Em có nhận xét gì về tình bạn của hai cậu bé trong câu chuyện trên ? 
(1 điểm).
Câu 8: Hãy đặt câu có hình ảnh so sánh. (1 điểm).
TRƯỜNG TIỂU HỌC – THCS MƯỜNG SẠI
Họ và tên: 
Lớp 3 ...
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3
Năm học: 2020 – 2021
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
Điểm
Lời nhận xét, đánh giá
B. KIỂM TRA VIẾT.
I. Chính tả: (4 điểm)
II. Tập làm văn
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu. Tả một người hàng xóm mà em mến nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA
A. PHẦN ĐỌC: ( 10 điểm)
I. Đọc thành tiếng( 4 điểm)
- Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của học sinh mà giáo viên cho điểm.
II. Đọc hiểu: ( 4 điểm)
 Câu 1(0,5đ)
Câu 2(0,5đ)
Câu 3(1đ)
Câu 4(1đ)
Câu 5(0,5đ)
Câu 6(0,5đ)
C
A
B
C
A
A
Câu 7 và 8 tùy theo mức độ học sinh trả lời mà giáo viên tính điểm.
B. CHÍNH TẢ: (4 điểm)
Đôi bạn
	Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái gì dối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà ở quê. Mỗi sáng, mỗi chiều, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm đèn điện lấp lánh như sao sa.
 - Tốc độ đạt yêu cầu. (1 điểm)
 - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ. (1 điểm)
 - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi). (1 điểm)
 - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. (1 điểm)
C. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)
 * Nội dung (ý) (3 điểm)
 - Học sinh viết được đoạn văn (bức thư) gồm các ý đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
* Kỹ năng (3 điểm)
 - Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả. (1 điểm)
 - Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu. (1 điểm)
 - Điểm tối đa cho phần sáng tạo. (1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3_truong_tieu.doc