Tài liệu bồi dưỡng kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Mĩ thuật Lớp 3

Tài liệu bồi dưỡng kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Mĩ thuật Lớp 3

Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Trong chương trình giáo

dục phổ thông, môn Mĩ thuật hình thành, phát triển ở học sinh năng lực mĩ thuật, biểu

hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực mĩ thuật; đồng thời góp phần cùng các môn

học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu

và năng lực chung, đặc biệt là giáo dục ý thức kế thừa, phát huy văn hoá nghệ thuật dân

tộc phù hợp với sự phát triển của thời đại.

Chương trình môn Mĩ thuật được xây dựng theo cấu trúc tuyến tính và đồng tâm

với hai mạch nội dung mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng; tạo cơ hội cho học sinh

được trải nghiệm và vận dụng mĩ thuật vào đời sống; giúp học sinh nhận thức được mối

liên hệ giữa mĩ thuật với văn hoá, xã hội, kết nối mĩ thuật với các môn học và hoạt động

giáo dục khác; làm tiền đề cho học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai, cũng

như chủ động tham gia các hoạt động văn hoá nghệ thuật và đời sống xã hội.

Nội dung giáo dục mĩ thuật được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục

cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Dạy học Mĩ thuật ở cấp tiểu học

nằm trong giai đoạn giáo dục cơ bản: là nội dung giáo dục bắt buộc . Chương trình tạo

cơ hội cho học sinh làm quen và trải nghiệm kiến thức mĩ thuật thông qua nhiều hình

thức hoạt động; hình thành, phát triển ở học sinh khả năng quan sát và cảm thụ nghệ

thuật, nhận thức và biểu đạt thế giới; khả năng cảm nhận và tìm hiểu, thể nghiệm các

giá trị văn hoá, thẩm mĩ trong đời sống và nghệ thuật.

pdf 92 trang ducthuan 05/08/2022 6810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Mĩ thuật Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 
DỰ ÁN HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GDPT 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG 
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO HƯỚNG 
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC 
MÔN MĨ THUẬT 
(Mô-đun 3.5) 
HÀ NỘI, 2020 
2 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
Giáo viên: GV 
Học sinh: HS 
Phẩm chất: PC 
Kiến thức: KT 
Kĩ năng: KN 
Năng lực: NL 
Phương pháp: PP 
Sách giáo khoa: SGK 
Chương trình: CT 
Chương trình giáo dục phổ thông: CT GDPT 
3 
THÔNG TIN TÁC GIẢ 
TS. Nguyễn Ngọc Ân – Công đoàn Giáo dục Việt Nam 
ThS-NCS. Đinh Quang Mạnh – Trường Đại học Tân Trào, Tuyên Quang 
4 
A. MỤC TIÊU 
Sau khi học mô-đun này, học viên có thể: 
- Hiểu biết một cách rõ ràng một số phương pháp, hình thức đánh giá học sinh 
tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực; 
- Nắm vững cách thức, quy trình thiết kế, xây dựng được các công cụ đánh giá 
phẩm chất và năng lực học sinh; 
- Lựa chọn và áp dụng được các phương pháp, hình thức đánh giá; thiết kế, xây 
dựng được các công cụ đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh khi dạy học môn mĩ thuật 
ở tiểu học một cách hiệu quả; 
- Thực hiện một cách thành thạo việc đánh giá trước, trong và sau khi thực hiện 
mỗi bài học, mỗi chủ đề mĩ thuật; 
B. NỘI DUNG CHÍNH 
Phần 1: Giới thiệu lý thuyết và phân tích yêu cầu, quy trình, phương pháp 
kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực 
- Chương 1: Sử dụng phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học 
tập trong dạy học, giáo dục học sinh tiểu học môn Mĩ thuật 
- Chương 2: Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ 
của học sinh tiểu học về phẩm chất, năng lực đối với môn học, hoạt động giáo dục 
môn Mĩ thuật 
Phần 2. Các ví dụ minh họa các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá 
học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Mĩ thuật 
C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG 
- Giáo viên tự nghiên cứu; 
- Trao đổi trong nhóm, tổ chuyên môn; 
- Kết hợp với sự hướng dẫn của chuyên gia. 
D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
- Mô đun 2 – dự án RGEP: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển 
phẩm chất và năng lực học sinh tiểu học. 
- Tài liệu Hỏi-Đáp về đánh giá học sinh tiểu học (Theo Văn bản số 03/VBHN- 
GDĐT hợp nhất Thông tư 22/2016 và Thông tư 30/2014 ban hành Quy định đánh giá 
học sinh tiểu học), Hoàng Mai Lê, Xuân Thị Nguyệt Hà, Nguyễn Đức Mạnh; 
5 
- Văn bản số 03/VBHN-BGDĐT hợp nhất Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT 
ngày 22/9/2016 của Bộ GDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều quy định đánh giá học sinh 
tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28/8/2014; 
- Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học; 
- Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Đào Thị Oanh [2019]- Giáo trình Kiểm tra 
đánh giá trong giáo dục- NXB ĐHSP Hà Nội; 
- Tài liệu Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại 
học Quốc gia Hà Nội, năm 2019; 
- Tài liệu tập huấn “Đánh giá năng lực học sinh” – Dự án PTGD THCS II – Bộ 
Giáo dục và Đào tạo, khóa tập huấn tại Đại học Melbourne 2009. 
6 
MỤC LỤC 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................. 2 
THÔNG TIN TÁC GIẢ ................................................................................................ 3 
A. MỤC TIÊU ................................................................................................................ 4 
B. NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................................. 4 
C. HÌNH THỨC TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG ................................................................ 4 
D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC ..................................................................... 4 
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 6 
PHẦN 1. GIỚI THIỆU LÝ THUYẾT VÀ PHÂN TÍCH YÊU CẦU, QUY TRÌNH, 
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO 
HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC .............................................. 8 
CHƯƠNG 1: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH 
GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG MÔN MĨ THUẬT CẤP TIỂU HỌC ......... 8 
1.1. Đặc điểm môn Mĩ thuật trong chương trình giáo dục phổ thông .................... 8 
1.1.1. Môn Mĩ thuật trong chương trình giáo dục phổ thông ................................. 9 
1.1.2. Đặc điểm học tập môn Mĩ thuật của học sinh tiểu học ................................. 9 
1.2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với học sinh ở môn Mĩ thuật .... 11 
1.2.1 Các phẩm chất chủ yếu và dấu hiệu về mức độ đạt được đối với học sinh cấp tiểu 
học trong Chương trình giáo dục phổ thông .............................................................. 12 
1.2.2 Các năng lực và dấu hiệu đạt được đối với học sinh cấp tiểu học trong 
Chương trình giáo dục phổ thông ......................................................................... 14 
1.2.3. Cách xây dựng và sử dụng Khung năng lực môn học ................................ 19 
1.3. Sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, 
năng lực học sinh đối với môn mĩ thuật ............................................................... 23 
1.3.1. Phẩm chất, năng lực và đánh giá phẩm chất, năng lực ............................... 23 
1.3.2. Một số phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, 
năng lực học sinh đối với môn Mĩ thuật ............................................................... 25 
1.4. Sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng 
lực học sinh đối với môn Mĩ thuật ........................................................................ 49 
7 
1.4.1. Đánh giá đầu vào ........................................................................................ 49 
1.4.2. Đánh giá hình thành .................................................................................... 50 
1.4.3. Đánh giá tổng kết ........................................................................................ 51 
1.4.4. Đánh giá đồng đẳng .................................................................................... 51 
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 
HỌC TẬP VÀ SỰ TIẾN BỘ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC VỀ PHẨM CHẤT , 
NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG MÔN MĨ THUẬT CẤP TIỂU HỌC . 54 
2.1. Một số công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học phát triển phẩm chất, 
năng lực học sinh áp dụng với môn Mĩ thuật ....................................................... 54 
2.2. Vận dụng một số công cụ đánh giá cụ thể vào môn Mĩ thuật trên cơ sở các 
phương pháp và hình thức đánh giá ...................................................................... 56 
2.2.1. Một số công cụ sử dụng trong phương pháp đánh giá quan sát ................. 56 
2.2.2. Công cụ sử dụng trong phương pháp đánh giá theo tiêu chí ...................... 66 
2.2.3. Công cụ đánh giá trắc nghiệm khách quan ................................................. 70 
2.2.4. Năng lực và biểu hiện một số trạng thái biểu hiện phổ biến của học sinh . 73 
2.3. Xây dựng kế hoạch đánh giá trong một chủ đề học tập môn mĩ thuật .......... 77 
2.3.1 Phân tích yêu cầu cần đạt của chủ đề .......................................................... 77 
2.3.2 Lập bảng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề ...................... 80 
2.3.3 Thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá theo kế hoạch đã lập ....................... 81 
2.3.4 Phân tích ví dụ minh hoạ về kiểm tra, đánh giá một chủ đề ........................ 82 
PHẦN 2. VÍ DỤ MINH HỌA CÁC PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA, 
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM 
CHẤT, NĂNG LỰC .................................................................................................... 85 
I. Tài liệu minh họa 1................................................................................................ 85 
II. Tài liệu minh họa 2 .............................................................................................. 89 
8 
PHẦN 1. GIỚI THIỆU LÝ THUYẾT VÀ PHÂN TÍCH YÊU CẦU, QUY TRÌNH, 
PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO 
HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC 
CHƯƠNG 1: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 
KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG MÔN MĨ THUẬT CẤP TIỂU HỌC 
Học xong chương này, học viên sẽ: 
 Hiểu rõ về đặc điểm môn mĩ thuật trong Chương trình Giáo dục phổ thông, 
đặc điểm học tập môn Mĩ thuật của học sinh tiểu học, trên cơ sở đó tổ chức 
đánh giá kết quả học tập của học sinh cho phù hợp. 
 Nắm được các dấu hiệu của các phẩm chất chủ yếu cần hình thành cho 
học sinh tiểu học thông qua dạy học môn mĩ thuật; nắm được dấu hiệu của 
các năng lực cốt lõi, các năng lực đặc thù môn mĩ thuật để lựa chọn các 
phương pháp, hình thức tổ chức đánh giá cho phù hợp. 
 Hiểu bản chất, phân tích và áp dụng được một số phương pháp kiểm tra, 
đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh thông qua môn Mĩ thuật. 
 Hiểu bản chất, phân tích và áp dụng một số hình thức kiểm tra, đánh giá 
phẩm chất và năng lực học sinh tiểu học thông qua môn Mĩ thuật. 
1.1. Đặc điểm môn Mĩ thuật trong chương trình giáo dục phổ thông 
Hoạt động: Học viên nghiên cứu tài liệu về Chương trình Giáo dục phổ thông 
môn Mĩ thuật ban hành năm 2018; một số đặc điểm học tập môn Mĩ thuật của học sinh 
cấp tiểu học. 
 Mục tiêu 
- Học viên nắm được một số đặc điểm cơ bản của môn Mĩ thuật trong chương 
trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018, từ đó nhận thức được tính tất yếu của việc 
đổi mới phương pháp, hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng hình 
thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; 
- Học viên nắm được một số đặc điểm cơ bản của học sinh tiểu học đối với việc 
học tập môn Mĩ thuật. 
- Học viên đưa ra được quan điểm riêng về đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học 
tập môn Mĩ thuật trên cơ sở sự thay đổi về nội dung và phương pháp dạy học, cũng như 
các yêu cầu cần đạt đặt ra trong chương trình. 
 Thông tin cơ bản 
9 
1.1.1. Môn Mĩ thuật trong chương trình giáo dục phổ thông1 
Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Trong chương trình giáo 
dục phổ thông, môn Mĩ thuật hình thành, phát triển ở học sinh năng lực mĩ thuật, biểu 
hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực mĩ thuật; đồng thời góp phần cùng các môn 
học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu 
và năng lực chung, đặc biệt là giáo dục ý thức kế thừa, phát huy văn hoá nghệ thuật dân 
tộc phù hợp với sự phát triển của thời đại. 
Chương trình môn Mĩ thuật được xây dựng theo cấu trúc tuyến tính và đồng tâm 
với hai mạch nội dung mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng; tạo cơ hội cho học sinh 
được trải nghiệm và vận dụng mĩ thuật vào đời sống; giúp học sinh nhận thức được mối 
liên hệ giữa mĩ thuật với văn hoá, xã hội, kết nối mĩ thuật với các môn học và hoạt động 
giáo dục khác; làm tiền đề cho học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai, cũng 
như chủ động tham gia các hoạt động văn hoá nghệ thuật và đời sống xã hội. 
Nội dung giáo dục mĩ thuật được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục 
cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Dạy học Mĩ thuật ở cấp tiểu học 
nằm trong giai đoạn giáo dục cơ bản: là nội dung giáo dục bắt buộc . Chương trình tạo 
cơ hội cho học sinh làm quen và trải nghiệm kiến thức mĩ thuật thông qua nhiều hình 
thức hoạt động; hình thành, phát triển ở học sinh khả năng quan sát và cảm thụ nghệ 
thuật, nhận thức và biểu đạt thế giới; khả năng cảm nhận và tìm hiểu, thể nghiệm các 
giá trị văn hoá, thẩm mĩ trong đời sống và nghệ thuật. 
1.1.2. Đặc điểm học tập môn Mĩ thuật của học sinh tiểu học 
Học sinh ở lứa tuổi này đã có nhận thức, cảm xúc về thế giới xung quanh và có 
nhu cầu biểu đạt nó. Tuy nhiên, các phương tiện để biểu đạt như viết, nói còn bị hạn 
chế rất nhiều. Trong khi đó, tạo hình lại là phương tiện biểu đạt phù hợp nhất. Thông 
qua các hình vẽ, nét vẽ, các cách tạo hình, tạo dáng sự vật hiện tượng, thông qua màu 
sắc, cách sắp xếp bố cục các em có thể nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình trước 
những sự vật, hiện tượng, con người và thế giới xung quanh mình. 
- Màu sắc và hình ảnh từ thế giới xung quanh luôn sinh động vô cùng hấp dẫn 
học sinh. Sự hấp dẫn đó kéo theo sự thu hút và kích thích nhu cầu khám phá, tìm hiểu. 
Từ khám phá tìm hiểu, các em có nhu cầu biểu đạt lại và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của 
mình cho người khác biết hoặc cho chính bản thân mình được thỏa mãn. 
1 Chương trình giáo dục phổ thông môn mĩ thuật - 2018 
10 
- Công việc tạo hình với hàng loạt những thao tác cùng những vật dụng gần gũi 
nhưng đa dạng, những cách làm dễ dàng nhưng lạ lẫm, những biến hóa không hề khó 
khăn nhưng đầy bí ẩn đã luôn hấp dẫn và mê hoặc trẻ. 
- Được khám phá, phản ánh thế giới sinh động xung quanh, được thể hiện và 
được ghi nhận bản thân là một nhu cầu rất lớn của trẻ. Và công việc tạo hình cùng với 
những sản phẩm của nó luôn thỏa mãn nhu cầu này của trẻ. 
Vì vậy, học sinh ở bậc tiểu học thường có sự ham thích đặc biệt với môn mỹ 
thuật. Tuy nhiên, các giờ học Mĩ thuật sẽ thu hút và có hiệu quả nếu giáo viên có các 
giải pháp tổ chức các hoạt động phù hợp với các em, dẫn dắt, kích hoạt năng lượng, 
năng lực của từng học sinh. Ngược lại, các giờ học Mĩ thuật khuôn mẫu, sơ cứng, máy 
móc, lý thuyết dài dòng sẽ làm cho trẻ không có hứng thú học tập, từ đó xuất hiện tâm 
lý chán nản, bế tắc và môn mĩ thuật có thể sẽ không đạt được các mục tiêu đặt ra trong 
Chương trình giáo dục phổ thông. Từ đó, cách thức kiểm tra đánh giá môn mĩ thuật cũng 
phải là một kênh quan trọng để thay đổi cách dạy học của giáo viên cũng như cách học 
tập của học sinh, giúp học sinh nhìn lại quá trình, nhận thức được cách làm đúng, hiệu 
quả và cách làm chưa đúng, chưa hiệu quả để tự điều chỉnh. Cách kiểm tra, đánh giá 
cũng tạo cơ hội cho học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau. Thay đổi cách 
kiểm tra đánh giá tập trung vào việc học sinh có được kiến thức gì, vào việc đánh giá 
xem học sinh đã hình thành và phát triển được phẩm chất, năng lực gì qua mỗi bài học, 
mỗi chủ đề mĩ thuật, qua mỗi thời gian học tập môn mĩ thuật. 
Thông qua các hoạt động dạy học môn mĩ thuật, học sinh được hình thành đồng 
thời các năng lực chung và năng lực đặc thù: 
- Tự chủ và tự học, tự tìm tòi, khám phá và tạo sản phẩm mang dấu ấn cá nhân là 
yêu cầu cơ bản của môn mĩ thuật. Kết quả mỗi bài học mĩ thuật là quá trình hình thành 
năng lực “Tự chủ, tự học” một cách tự giác nhất của mỗi học sinh. 
- Thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy học mĩ thuật, học sinh có cơ hội trao 
đổi, thể hiện ý tưởng và thống nhất phân công nhiệm vụ, cách thức thực hiện cũng như 
cùng nhau quyết định các vấn đề liên quan đến bài tập năng lực “Giao tiếp và hợp 
tác” được thể hiện một cách cụ thể. 
- Mỗi nội dung bài học là một thách thức mang tính cá nhân với học sinh: Từ việc 
tìm ý tưởng đến việc quyết định giải pháp, thời gian đầu tư thực hiện, đến việc vượt qua 
những rào cản về mặt kỹ thuật, đối mặt với những độ khó, thậm chí “thất bại” của công 
việc tạo hình, đến việc kết nối các ngôn ngữ tạo hình để tạo nên tiếng nói chung tác động 
đến thị giác và cảm xúc người thưởng thức học sinh đều phải tự mình hoặc cùng bạn 
11 
bè giải quyết. Từ những vấn đề đơn giản đến phức tạp, môn mĩ thuật giúp học sinh vượt 
qua chính mình và “vỡ òa” với những thành quả đạt được. Năng lực “Giải quyết vấn 
đề” trở nên rõ ràng hơn thông qua việc các hoạt động trong thực hành môn học. 
- Với môn mĩ thuật, không có đáp án chung cho các sản phẩm của mỗi nội dung, 
chủ đề bài học; không có đích đến cụ thể cho quá trình giải quyết vấn đề, mà chỉ có sự 
phát hiện, gia công và tái hiện liên tục, sự thăng hoa của cảm xúc và sự điêu luyện của 
thủ pháp mà thôi. Giá trị của mỗi sản phẩm mĩ thuật có thể là sự đổi mới, có thể là sự 
khác lạ, có thể là sự bất ngờ Giá trị đó có thể coi là quá trình sáng tạo và bản thân nó 
là kết quả sáng tạo đúng nghĩa nhất. Trong và kết thúc quá trình học tập, mỗi học sinh 
được tạo cơ hội để sáng tạo, được thúc đẩy và được ghi nhận sự sáng tạo. Tiếp nối quá 
trình ở nhiều giai đoạn thì năng lực “Sáng tạo” đã được hình thành ở các em và cũng là 
phẩm chất đặc biệt ở những người được học tập mĩ thuật. 
Việc hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi đều có tính khả thi đối với các hoạt 
động thực hành mĩ thuật ở học sinh tiểu học. 
 Bài tập 
Học viên hãy trả lời các câu hỏi sau đây: 
a) Chương trình Giáo dục phổ thông môn mĩ thuật ban hành năm 2018 có điểm 
gì khác so với Chương trình giáo dục phổ thông môn mĩ thuật ban hành trước năm 2018? 
b) Nêu một số đặc điểm học tập môn mĩ thuật của học sinh cấp tiểu học. 
c) Từ những đặc điểm khác biệt của chương trình, từ đặc điểm học tập của học 
sinh tiểu học, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn mĩ thuật phải thay đổi như thế 
nào? Tại sao? 
1.2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với học sinh ở môn Mĩ thuật 
Hoạt động. Học viên nghiên cứu các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực 
đối với học sinh khi học tập môn Mĩ thuật ở cấp tiểu học. 
 Mục tiêu 
Sau khi thực hiện hoạt động này, học viên sẽ: 
- Nắm được các yêu cầu cần đạt về các phẩm chất chủ yếu cần hình thành cho 
học sinh tiểu học qua việc học tập môn Mĩ thuật. 
- Nắm được các yêu cầu cần đạt về các năng lực cốt lõi cần hình thành cho học 
sinh tiểu học qua việc học tập môn Mĩ thuật. 
12 
- Nắm được các yêu cầu cần đạt về các năng lực đặc thù cần hình thành cho học 
sinh tiểu học qua việc học tập môn Mĩ thuật. 
- Biết được các dấu hiệu về hành vi của học sinh biểu hiện các phẩm chất đạt 
được, từ đó đưa ra các phương pháp và hình thức đánh giá phù hợp. 
- Biết được các dấu hiệu về kết quả hành động biểu hiện cho các năng lực mà học 
sinh được hình thành, từ đó đưa ra các phương pháp và hình thức đánh giá phù hợp. 
 Thông tin cơ bản 
1.2.1 Các phẩm chất chủ yếu và dấu hiệu về mức độ đạt được đối với học sinh cấp 
tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông1 
* 05 phẩm chất chủ yếu: Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm. 
* Dấu hiệu của mỗi phẩm chất biểu hiện qua hành vi của học sinh: 
a) Dấu hiệu nhận biết học sinh có phẩm chất “Yêu nước” 
+ Học sinh thể hiện được tình yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực 
bảo vệ thiên nhiên. 
+ Học sinh thể hiện được tình yêu quê hương, yêu tổ quốc, tôn trọng các biểu 
trưng của đất nước thông qua các hành vi cụ thể. 
+ Học sinh thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê 
hương, đất nước bằng các hành vi cụ thể; tham gia vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa 
đối với những người có công với đất nước. 
b) Dấu hiệu nhận biết học sinh có phẩm chất “Nhân ái” 
- Dấu hiệu 1: Học sinh thể hiện sự “yêu quý” mọi người thông qua các hành vi 
cụ thể: 
+ Học sinh thể hiện được tình yêu thương, quan tâm chăm sóc người thân trong 
gia đình. 
+ Học sinh thể hiện được tình cảm của mình yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm 
động viên, khích lệ bạn bè. 
+ Học sinh biết cách tôn trọng người lớn tuổi, giúp đỡ người già, người ốm yếu, 
người khuyết tật; nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ. 
+ Học sinh biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn ở vùng 
sâu, vùng xa, người khuyết tật và đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai. 
1 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh – Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 
13 
- Dấu hiệu 2: Học sinh thể hiện sự “tôn trọng sự khác biệt” giữa mọi người 
thông qua các hành vi cụ thể. 
+ Học sinh biết cách tôn trọng sự khác biệt của bạn bè ngay chính trong lớp về 
cách ăn mặc, tính nết và hoàn cảnh gia đình. 
+ Học sinh không phân biệt, đối xử, chia rẽ các bạn. 
+ Học sinh sẵn sàng tha lỗi vì những hành vi mắc lỗi của bạn. 
c) Dấu hiệu nhận biết học sinh có phẩm chất “Chăm chỉ” 
- Dấu hiệu 1. Hoc sinh thể hiện sự “Ham học” 
+ Học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ. 
+ Học sinh thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập. 
+ Học sinh ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết. 
+ Học sinh có ý thức học được kiến thức, kỹ năng học được ở nhà trường để vận 
dụng vào cuộc sống hàng ngày. 
- Dấu hiệu 2. Học sinh “Chăm làm” 
+ Học sinh thường xuyên tham gia các công việc của gia đình vừa sức với bản 
thân. 
+ Học sinh thường xuyên tham gia các công việc của trường, của lớp vừa sức với 
bản thân. 
d) Dấu hiệu nhận biết học sinh có phẩm chất “Trung thực” 
+ Học sinh thể hiện sự thật thà, ngay thẳng trong học tập, lao động và sinh hoạt 
hàng ngày; mạnh dạn nói lên ý kiến của mình. 
+ Học sinh luôn giữ lời hứa, mạnh dạn nhận lỗi, sửa lỗi và bảo vệ cái đúng, cái 
tốt. 
+ Học sinh không bao giờ tự tiện lấy đồ vật, tiền bạc của người thân, bạn bè, thầy 
cô và những người khác. 
+ Học sinh luôn thể hiện sự không đồng tình với các hành vi thiếu trung thực 
trong học tập và trong cuộc sống. 
e) Dấu hiệu nhận biết học sinh có phẩm chất “Trách nhiệm” 
- Dấu hiệu 1. Học sinh tự có trách nhiệm với bản thân: 
+ Học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe. 
14 
+ Học sinh có ý thức sinh hoạt nề nếp. 
- Dấu hiệu 2. Học sinh có trách nhiệm với gia đình: 
+ Học sinh có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân và gia đình. 
+ Học sinh không bao giờ bỏ thừa đồ ăn thức uống, có ý thức tiết kiệm tiền bạc, 
điện nước trong gia đình. 
- Dấu hiệu 3. Học sinh có trách nhiệm với nhà trường và xã hội: 
+ Học sinh tự giác thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường và các quy định, 
quy ước của tập thể; giữ vệ sinh chung, bảo vệ của công. 
+ Học sinh không gây mất trật tự, đánh nhau, cãi nhau. 
+ Học sinh thường xuyên nhắc nhở bạn bè chấp hành nội quy trường lớp; nhắc 
nhở mọi người chấp hành quy định, quy ước nơi công cộng. 
+ Học sinh thể hiện việc có trách nhiệm với công việc được giao ở trường, ở lớp. 
+ Học sinh tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp với 
lứa tuổi. 
- Dấu hiệu 4. Học sinh có trách nhiệm với môi trường sống: 
+ Học sinh có hành vi chăm sóc và bảo vệ cây xanh và các con vật có ích. 
+ Học sinh có hành vi giữ vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi. 
+ Học sinh không đồng tình có có thái độ với các hành vi xâm hại thiên nhiên. 
1.2.2 Các năng lực và dấu hiệu đạt được đối với học sinh cấp tiểu học trong 
Chương trình giáo dục phổ thông1 
* Nhóm năng lực chung bao gồm: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao 
tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
Dấu hiệu của mỗi năng lực chung biểu hiện qua kết quả hành động của học sinh: 
a) Dấu hiệu nhận biết học sinh có năng lực “tự chủ và tự học” 
- Dấu hiệu 1. Tự lực: 
Học sinh tự làm được những công việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân 
công, hướng dẫn. 
- Dấu hiệu 2. Tự khẳng định, bảo vệ quyền và nhu cầu chính đáng: 
1 Yêu cầu cần đạt về năng lực của học sinh – Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 
15 
Học sinh có ý thức về quyền và mong muốn của bản thân; bước đầu biết cách 
trình bày và thực hiện một số quyền lợi và nhu cầu chính đáng. 
- Dấu hiệu 3. Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ và hành vi của mình: 
+ Học sinh nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ 
tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác. 
+ Học sinh hòa nhã với mọi người, không nói hoặc làm những điều xúc phạm tới 
người khác. 
+ Học sinh thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động; không mải chơi, làm ảnh 
hưởng đến việc học và các việc khác. 
- Dấu hiệu 4. Thích ứng với cuộc sống: 
+ Học sinh tìm được những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề. 
+ Học sinh thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với các yêu cầu khác nhau. 
- Dấu hiệu 5. Định hướng nghề nghiệp: 
+ Học sinh bộc lộ được sở thích, khả năng của bản thân. 
+ Học sinh biết tên, hoạt động chính và vai trò của một số nghề nghiệp; liên hệ 
được những hiểu biết đó với nghề nghiệp của người thân trong gia đình. 
- Dấu hiệu 6. Tự học, tự hoàn thiện: 
+ Học sinh có ý thức, biết cách tổng kết và trình bày được những điều đã học. 
+ Học sinh nhận ra và sửa chữa được những sai sót trong bài kiểm tra qua lời 
nhận xét của thầy cô. 
+ Học sinh có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở 
rộng hiểu biết. 
+ Học sinh có ý thức học tập và làm theo những gương người tốt. 
b) Dấu hiệu nhận biết học sinh có năng lực “giao tiếp và hợp tác” 
- Dấu hiệu 1. Xác định được mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao 
tiếp. 
+ Học sinh nhận ra được ý nghĩa của giao tiếp trong việc đáp ứng các nhu cầu 
của bản thân. 
+ Học sinh tiếp nhận được những văn bản về đời sống, tự nhiên và xã hội có sử 
dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh như truyện tranh, bài viết đơn giản. 
16 
+ Học sinh bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình 
bày thông tin và ý tưởng. 
+ Học sinh tập trung chú ý khi giao tiếp; nhận ra được thái độ của đối tượng giao 
tiếp. 
+ Học sinh thiết lập, phát triển các mối quan hệ xã hội; điều chỉnh và hóa giải các 
mâu thuẫn. 
+ Học sinh biết cách kết bạn và giữ gìn tình bạn. 
+ Học sinh nhận ra được những bất đồng, xích mích giữa bản thân với bạn hoặc 
giữa các bạn với nhau; biết nhường bạn hoặc thuyết phục bạn. 
- Dấu hiệu 2. Xác định mục đích, phương thức hợp tác: 
Học sinh có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn 
thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Dấu hiệu 3. Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: 
Học sinh hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm hoạt động của bản thân 
trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công. 
- Dấu hiệu 4. Xác định được nhu cầu và khả năng của người hợp tác: 
Học sinh nhận biết được một số đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm 
để đề xuất phương án phân công công việc phù hợp. 
- Dấu hiệu 5. Tổ chức và thuyết phục người khác: 
Học sinh biết cố gắng hoàn thành phần việc của mình được phân công và chia sẻ 
giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công. 
- Dấu hiệu 6. Đánh giá hoạt động hợp tác: 
Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm; tự nhận xét được ưu 
điểm, thiếu sót của bản thân theo hướng dẫn của thầy cô. 
- Dấu hiệu 7. Hội nhập quốc tế: 
+ Học sinh có hiểu biết ban đầu về một số nước trong khu vực và trên thế giới. 
+ Học sinh biết tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế theo hướng dẫn của 
nhà trường. 
c) Dấu hiệu nhận biết học sinh có năng lực “giải quyết vấn đề và sáng tạo” 
- Dấu hiệu 1. Nhận ra ý tưởng mới: 
17 
Học sinh biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các 
nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn 
- Dấu hiệu 2. Phát hiện và làm rõ vấn đề: 
+ Học sinh biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản 
và đặt được câu hỏi 
+ Học sinh biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản 
và đặt được câu hỏi. 
- Dấu hiệu 3. Hình thành và triển khai ý tưởng mới: 
Dựa trên hiểu biết đã có, học sinh biết hình thành ý tưởng mới đối với bản thân 
và dự đoán được kết quả khi thực hiện. 
- Dấu hiệu 4. Đề xuất, lựa chọn giải pháp: 
Học sinh nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn. 
- Thiết kế và tổ chức hoạt động: 
+ Học sinh xác định được nội dung chính và cách thức hoạt động để đạt mục tiêu 
đặt ra theo hướng dẫn. 
+ Học sinh nhận xét được ý nghĩa của các hoạt động. 
- Dấu hiệu 5. Tư duy độc lập: 
Học sinh nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng xung quanh; không e ngại nêu 
ý kiến cá nhân trước các thông tin khác nhau về sự vật, hiện tượng; sẵn sàng thay đổi 
khi nhận ra sai sót. 
* Nhóm năng lực đặc thù môn mĩ thuật: 
- Quan sát và nhận thức thẩm mĩ; 
- Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ; 
- Phân tích thẩm mĩ. 
Dấu hiệu của mỗi năng lực đặc thù biểu hiện qua kết quả hành động của học 
sinh: 
a) Dấu hiệu nhận biết học sinh có năng lực “Quan sát và nhận thức thẩm mĩ” 
- Dấu hiệu 1. Quan sát thẩm mỹ 
+ Học sinh nhận biết được một số yếu tố thẩm mĩ thẩm mĩ cơ bản trong đời sống 
và ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 
18 
+ Học sinh nhận biết được một số yếu tố tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ. 
+ Học sinh nhận biết được dấu hiệu của một số nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, 
tác phẩm mĩ thuật. 
- Dấu hiệu 2. Nhận thức thẩm mỹ: 
+ Học sinh bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. 
+ Học sinh nhận biết được chủ đề của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 
+ Học sinh bước đầu nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong 
đời sống. 
+ Học sinh biết liên tưởng vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ với thực hành sáng tạo. 
b) Dấu hiệu nhận biết học sinh có năng lực “Năng lực sáng tạo và ứng dụng 
thẩm mĩ” 
- Dấu hiệu 1. Sáng tạo thẩm mỹ: 
+ Học sinh nêu được ý tưởng thể hiện được đối tượng thẩm mĩ ở mức độ đơn 
giản. 
+ Học sinh vận dụng được một số hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng 
thẩm mĩ. 
+ Học sinh vận dụng được một số yếu tố, nguyên lý tạo hình trong thực hành 
sáng tạo ở mức độ đơn giản. 
+ Học sinh sử dụng được một số công cụ, thiết bị trong thực hành sáng tạo. 
- Dấu hiệu 2. Ứng dụng thẩm mĩ: 
+ Học sinh biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm trong thực hành, sáng tạo ở 
mức độ đơn giản. 
+ Học sinh biết trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá nhân và nhóm học 
tập. 
+ Học sinh biết vận dụng sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và 
đời sống. 
c) Dấu hiệu nhận biết học sinh có năng lực “Năng lực phân tích và đánh giá 
tác phẩm” 
- Dấu hiệu 1. Phân tích thẩm mĩ: 
+ Học sinh chia sẻ được cảm nhận về đối tượng thẩm mĩ ở mức độ đơn giản. 
19 
+ Học sinh biết tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 
+ Học sinh mô tả được một số yếu tố, dấu hiệu của nguyên lý tạo hình ở sản 
phẩm, tác phẩm mi thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn. 
- Dấu hiệu 2. Đánh giá thẩm mĩ: 
+ Học sinh bước đầu đánh giá được đối tượng thẩm mĩ thông qua một số yếu tố 
và nguyên lý tạo hình. 
+ Học sinh bước đầu học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua 
đánh giá đối tượng t

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_kiem_tra_danh_gia_hoc_sinh_tieu_hoc_theo.pdf