Kế hoạch dạy học lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020

Kế hoạch dạy học lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.

- Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác).

- Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 3( a,b)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Thước mét, thước thẳng của học sinh.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. Bài cũ:

 - KT sự chuẩn bị của học sinh

- 2HS lên bảng làm các bài sau: 6m = . dm ; 600cm = m

- Học sinh nhận xét, GV đánh giá, nhận xét.

2. Thực hành đo độ dài

Bài 1: Giáo viên giúp học sinh vẽ được các độ dài trong bài yêu cầu.

- HS nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh cách vẽ đoạn thẳng AB dài (7cm)

- Học sinh suy nghĩ và nêu nhiều cách vẽ khác nhau. GV lưu ý học sinh cách đặt thước, cách đánh dấu và cách đọc đơn vị đo.

- Học sinh tự vẽ vào vở

- Học đổi chéo vở để kiểm tra, một số nhóm báo cáo kết quả kiểm tra.

- GV cho HS tiếp tục vẽ các đoạn thẳng còn lại vào đoạn thẳng:

 CD: 12cm, EG: 1dm2cm

+ GV trước khi vẽ đoạn thẳng EG phải đổi 1dm2cm = 12cm

- GV kiểm tra và đánh giá một số bài của học sinh, sau đó nhận xét chung.

Bài 2: Học sinh thực hành đo độ dài của:.

a. Chiều dài của cái bút chì.

b. Chiều dài mép bàn học của em.

c. Chiều cao chân bàn học của em

d. Chiều dài của một quyển sách

- HS thực hành đo các đồ vật có yêu cầu trong bài (Thực hiện cá nhân). Sau đó ghi kết quả vào vở nháp.

- HS nối tiếp nhau trình bày kết quả của mình. Một số học sinh kiểm tra lại kết quả của bạn và báo cáo.

- Học sinh nêu rõ cách đo.

Bài 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng mắt thường để ước lượng độ dài của:

a. Chiều cao của bức tường.

b. Chân tường của lớp.

- GV hướng dẫn học sinh định lên trên tường những khoảng cách 1m bằng mắt. Tính xem có bao nhiêu khoảng cách như vậy.

- HS nêu kết quả ước lượng của mình vào vở nháp.

- Một số học sinh nêu kết quả ước lượng của mình.

- Lớp nhận xét, GV chốt lại kết quả ước lượng đúng. Tuyên dương những học sinh ước lượng tương đối chính xác.

3. Củng cố dặn dò.

- Nhận xét tiết học.

- Yêu cầu học sinh về nhà tự ước lượng độ đài của một số vật.

 

doc 20 trang trinhqn92 3650
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch giảng dạy tuần 10 - lớp 3A2
( Từ ngày 04/11đến 8/11/2019)
Thứ /ngày
T
Môn học
T PPCT
Tên bài học
Ghi chú
Hai
04/11
1
Chào cờ
10
Sinh hoạt TT dưới cờ
2
Toán
46
Thực hành đo độ dài
3
Tập đọc
29
Giọng quê hương
4
T.đọc-K.C
30
Giọng quê hương
5
Thể dục
20
Đụng tỏc vươn thở và tay. TC: Chim về tổ
Ba
05/11
1
Toán
47
Thực hành đo độ dài (tiếp)
2
Đạo đức
10
Chia sẻ vui buồn cùng bạn
3
Chính tả
19
Nghe - viết: Quê hương ruột thịt
4
Thủ công 
10
Ôn tập chủ đề. Phối hợp gấp, cắt, dán hình
Tư
06/11
1
Tập đọc
30
Thư gửi bà
2
Toán
48
Luyện tập chung
3
TN&XH
19
Các thế hệ trong một gia đình
4
LTVC
10
So sánh. Dấu chấm
Năm
07/11
1
Toán
49
ễn tập giữa kỡ.
2
Tập viết
10
ễn chữ G hoa (tiếp)
3
Chính tả
20
Nghe - viết: Quê hương
4
TNXH
22
Họ nội – họ ngoại
sáu
08/11
1
Tiếng anh
Unit:
2
Tiếng anh
Unit:
3
Toán
50
Bài toán giải bằng hai phép tính 
4
TLV
10
Tập viết thư và phong bỡ
5
SHTT
10
Sinh hoạt cuối tuần
Thứ hai, ngày 04 tháng 11 năm 2019
Toỏn
thực hành đo độ dài 
I. Mục đích yêu cầu
- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác).
- Bài tập cần làm bài 1, bài 2, bài 3( a,b)
II. Đồ dùng dạy học : 
- Thước mét, thước thẳng của học sinh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Bài cũ: 
 - KT sự chuẩn bị của học sinh
- 2HS lên bảng làm các bài sau: 6m = . dm ; 600cm = m
- Học sinh nhận xét, GV đánh giá, nhận xét.
2. Thực hành đo độ dài
Bài 1: Giáo viên giúp học sinh vẽ được các độ dài trong bài yêu cầu.
- HS nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh cách vẽ đoạn thẳng AB dài (7cm)
- Học sinh suy nghĩ và nêu nhiều cách vẽ khác nhau. GV lưu ý học sinh cách đặt thước, cách đánh dấu và cách đọc đơn vị đo.
- Học sinh tự vẽ vào vở
- Học đổi chéo vở để kiểm tra, một số nhóm báo cáo kết quả kiểm tra. 
- GV cho HS tiếp tục vẽ các đoạn thẳng còn lại vào đoạn thẳng: 
 CD: 12cm, EG: 1dm2cm 
+ GV trước khi vẽ đoạn thẳng EG phải đổi 1dm2cm = 12cm
- GV kiểm tra và đánh giá một số bài của học sinh, sau đó nhận xét chung.
Bài 2: Học sinh thực hành đo độ dài của:.
a. Chiều dài của cái bút chì.
b. Chiều dài mép bàn học của em.
c. Chiều cao chân bàn học của em
d. Chiều dài của một quyển sách
- HS thực hành đo các đồ vật có yêu cầu trong bài (Thực hiện cá nhân). Sau đó ghi kết quả vào vở nháp.
- HS nối tiếp nhau trình bày kết quả của mình. Một số học sinh kiểm tra lại kết quả của bạn và báo cáo.
- Học sinh nêu rõ cách đo. 
Bài 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng mắt thường để ước lượng độ dài của: 
a. Chiều cao của bức tường.
b. Chân tường của lớp.
- GV hướng dẫn học sinh định lên trên tường những khoảng cách 1m bằng mắt. Tính xem có bao nhiêu khoảng cách như vậy.
- HS nêu kết quả ước lượng của mình vào vở nháp.
- Một số học sinh nêu kết quả ước lượng của mình.
- Lớp nhận xét, GV chốt lại kết quả ước lượng đúng. Tuyên dương những học sinh ước lượng tương đối chính xác.
3. Củng cố dặn dò. 
- Nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu học sinh về nhà tự ước lượng độ đài của một số vật.
Tập đọc- kể chuyện
 Giọng quê hương
I. Mục đích, yêu cầu: 
 A. Tập đọc
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ 1phút 
- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
*Giáo dục HS biết yêu quê hương, có ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương.
 B. Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- HS kể được cả câu chuyện.
- Biết thay đổi giọng kể (lời nhân vật, lời người dẫn chuyện) cho phù hợp với nội dung.
II. ĐỒ DÙNG: 
- SGK
- Tranh minh họa
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: 
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Giới thiệu tên chủ điểm mới Quê hương bằng tranh minh họa. 
- Giới thiệu bài đọc: Giọng quê hương bằng lời kết hợp tranh minh hoạ SGK.
2. Luyện đọc:
a) Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.
b) Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
+ Đọc lần 1: GV chú ý sữa lỗi phát âm cho học sinh. Giúp học sinh luyện đọc những tiếng từ dễ lẫn, khó phát âm.(nén nỗi xúc động, rớm lệ, xin lỗi )
+ Đọc lần 2: GV nhận xột 
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trước lớp.
*Lượt 1 : HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài, kết hợp giúp HS ngắt nghỉ đúng ở
từng câu, từng đoạn. 
(Lưu ý cách đọc câu: Xin lỗi.// Tôi quả thật chưa nhớ ra/ anh là // ( hơi kéo dài từ là) và câu: Mẹ tôi là người miền Trung // bà qua đời/ đã hơn tám năm rồi// (giọng trầm xúc động)) 
*Lượt 2 : HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài, giúp HS hiểu nghĩa các từ mới: đôn hậu, thành thực, Trung kì, bùi ngùi. 
GV giải nghĩa thêm các từ : qua đời (đồng nghĩa với chết mất nhưng tỏ thái độ tôn trọng), mắt rớm lệ (rớm nước mắt, hình ảnh biểu thị sự xúc động sâu sắc).
- HS đặt câu với từ : đôn hậu, thành thực.
- Đọc đoạn theo nhóm.
+ Học sinh đọc theo nhóm đôi, HS tự đọc và sửa lỗi cho nhau.
- 3 Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài. 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài trả lời câu hỏi SGK và nêu được:
+ Câu 1: Thuyên và Đồng cùng ăn quán với ba thanh niên
+ Câu 2: Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên tiền thì một trong ba thanh niên đến gần xin trả giúp tiền ăn.
+ Câu 3: Anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng vì Thuyên và Đồng có giọng nói giống giọng nói của người mẹ thân thương quê ở miền Trung. 
+ Học sinh đọc thầm đoạn 3 trao đổi theo nhóm 4 HS. 
- Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận, lớp nhận xét.
- GV chốt ý đúng: Những chi tiết nói tình cảm của các nhân vật đối với quê hương (Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương; Thuyên và Đồng nhìn nhau rớm lệ).
+1 HS đọc cả bài, lớp đọc thầm toàn bài sau đó trao đổi nhóm đôi phát biểu trước lớp suy nghĩ của mình về giọng quê hương. 
+ Lớp nhận xét - GV tuyên dương những HS có ý kiến hay. 
- Giáo viên chốt: Tình cảm thiết tha, gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
- Nhiều học sinh nhắc lại. 
4. Luyện đọc diễn cảm:
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2 và 3.
- 2 nhóm học sinh đọc phân vai - Các nhóm thi đọc trước lớp.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay, có giọng đọc phù hợp với từng nhân vật trong bài.
Kể chuyện
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ.
2. Hướng dẫn kể lại câu chuyện theo tranh.
- Học sinh quan sát từng tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.
-1Học nêu nhanh sự việc được kể, ứng với từng đoạn.
- Học sinh kể theo cặp.
- 3 học sinh nối tiếp nhau kể 3 đoạn câu chuyện.
- Một học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
3. Củng cố dặn dò. 
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục kể chuyện cho người thân nghe.
Thứ ba ngày 05 tháng 11 năm 2019
Toỏn
Thực hành đo độ dài (Tiếp theo)
I. Mục đích yêu cầu: Giỳp HS
- Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài
- Biết so sánh các độ dài.
- Bài tập cần làm bài 1, bài 2
II. Chuẩn bị: 
- Thước mét và ê-ke cỡ to.
III. các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- 2 HS lên bảng đọc bảng đơn vị đo độ dài. 
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
*Thực hành đo độ dài.
Bài 1a: Giúp HS biết đọc chiều cao của người qua bảng cho trước.
 Ví dụ: Hương cao một mét ba mươi hai xăng ti mét
- HS nêu chiều cao của các bạn còn lại trong SGK.
1b: HS tìm ra bạn cao nhất bằng cách so sánh, sắp xếp chiều cao của các bạn từ thấp đến cao ra giấy nháp.
- Học sinh nêu tên của các bạn từ thấp đến cao, lớp nhận xét.
- GV nêu cách sắp xếp đúng: Bạn Hương: 1m32cm; Minh: 1m25cm; Hằng và Tú (1m20cm); Nam: 1m15cm.
- Một học sinh nêu tên bạn cao nhất và bạn thấp nhất. Lớp nhận xét.
- GV chốt kết quả đúng: Bạn Hương cao nhất bạn Nam thấp nhất.
Bài 2: Thực hành theo nhóm 5 HS 
- Trước tiên các bạn tự dự đoán thứ tự cao thấp trong nhóm rồi thực hành KT dự đoán của mình.
- Mỗi nhóm ghi thành một bản, các em có thể luân phiên nhau đo chiều cao của bạn.
- GV gợi ý cách đo: Lợi dụng một bức tường nhà, cửa ra vào để đo cho dễ (Chú ý mặt tường phẳng, sàn nhà không lồi lõm).
- GV gọi tên từng bạn: Bỏ giầy, dép đứng sát vào chân tường, dùng ê ke đặt góc vuông vào tường và cạnh góc vuông vào đầu bạn, đánh dấu vào tường sau đó dùng thước mét để đo.
-HS tự thảo luận và sắp xếp các bạn có chiều cao từ thấp đến cao để đo (HS thay nhau đo)
- HS tự ghi kết quả vào phần bài tập của mình - Kết luận bạn cao nhất, thấp nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Dặn HS tiếp tục ôn tập bảng đơn vị đo độ dài và thực hiện đo cho người thân trong gia đình.
Đạo đức
chia sẻ vui buồn cùng bạn (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn
- Nêu được một vài việc làm cụ thể để chia sẻ vui buồn cùng bạn 
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày. 
* Tớch hợp ĐĐ: Biết đề cao ý thức chia sẻ, giỳp đỡ lẫn nhau, đặc biệt lỳc người khỏc gặp khú khăn.
*Mở rộng: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn
* Hs có kn lắng nghe ý kiến của bạn, kĩ năng thể hiện sự cảm thông. 
II. Đồ dùng: 
- VBT; các câu chuyện, bài thơ, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ, về tình bạn, về 
sự cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn. 
III. Các HOẠT ĐỘNG dạy học:
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: *Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 * Hóy kể cõu chuyện của bản thõn hoặc của người khỏc về việc biết chia sẻ ( hoặc ớch kỉ, khụng chia sẻ)
- HS kể.
? Khi giỳp đỡ hoặc chia sẻ việc gỡ đú với người khỏc đang gặp khú khăn, em cảm thấy trong lũng thế nào?
 *GVKL: Cỏc con cần phải đề cao ý thức chia sẻ, giỳp đỡ lẫn nhau, đặc biệt lỳc người khỏc gặp khú khăn.
*HĐ1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai
Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui, buồn.
Cách tiến hành: 
1) Y/c HS làm BT4 ở VBT (...điền chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai đối với bạn bè.
2) 1số HS trình bày trước lớp.
3) GV kết luận: Các việc a, b, c, d, đ, g là việc làm đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè khi vui, buồn...; các việc e, h là việc làm sai vì đã không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè.
*HĐ 2: Liên hệ và tự liên hệ
Mục tiêu: HS biết HS nêu được một vài việc làm cụ thể để chia sẻ vui buồn cùng bạn 
Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn. 
Cách tiến hành:
1) GV chia lớp thành 4 nhóm và y/c HS tự liên hệ trong nhóm theo các câu hỏi ở BT5 trong VBT 
2) HS liên hệ và tự liên hệ trong nhóm đọc lập làm việc. GV giúp đỡ các nhóm.
3) 1 số HS liên hệ trước lớp.
4) GV kết luận: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.
*HĐ3: Trò chơi Phóng viên
Mục tiêu: Củng cố bài.
Cách tiến hành:
- Các HS trong lớp lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi ở BT6 trong VBT.
Kết luận chung: Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.
3. Củng cố dăn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
Chớnh tả
 Nghe - viết: quê hương ruột thịt
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Rèn kĩ năng viết chính tả:
 - Nghe-viết đúng, trình bày đúng bài văn xuôi bài Quê hương ruột thịt.(không mắc quá 5 lỗi) 
 - Làm đúng bài tập 2,3b.
*Yêu cỏi đẹp quê hương trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường
II. Đồ dùng:
- GV: Bảng lớp viết sẵn câu văn của BT3b 
- HS: VBT.
III. Các HOẠT ĐỘNG dạy học:
A. Bài cũ: 
- 3HS viết bảng lớp viết các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, bằng d và bằng gi. 
- Cả lớp viết vào nháp.
B. Bài mới: Giới thiệu bài (Trực tiếp)
1. HD học sinh nghe viết.
a) HD HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chính tả. 1HS đọc lại.
- Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình ?
- GV giúp hs thêm yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.
- Chỉ ra những chữ viết hoa trong bài. Cho biết vì sao phải viết hoa các chữ đó ? 
- Cho học sinh tìm các tiếng khó dễ lẫn và tập viết các tiếng khó: ruột thịt, trái sai, quả ngọt, da dẻ, ngủ,...
- HS phân tích từ khó.
- HS khác nhắc lại và đọc. Cả lớp viết vào nháp.
b) GV cho HS viết bài vào vở và soát lỗi.
- GV theo dõi giúp đỡ HS .
c) Thu chữa lỗi một số bài và nhận xét.
2. HD làm BT
+ Bài 2: 1HS đọc y/c của bài 
- 3 tổ thi tìm đúng, nhanh, nhiều từ chứa tiếng có vần oai/oay và ghi vào VBT, sau đó đại diện các tổ nêu kết quả.
- Cả lớp, GV nhận xét, chữa bài. 
+ Bài 3b: HS đọc y/c của bài. 
- HS thi đọc trong nhóm 4
- Đại diện của mỗi nhóm thi đọc với các nhóm khác.
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học- Dặn dũ HS: luyện viết lại bài và ghi nhớ chính tả.
Thủ cụng
ôn tập chương i: phối hợp gấp, cắt, dán hình (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt ,dán để làm đồ chơi.
- Làm được ít nhất hai đồ chơi.
* MR: làm 3 đồ chơi hoặc làm được sp mới có tính sáng tạo)
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Các mẫu của bài 1, 2, 3, 4, 5.
- HS: giấy thủ công, kéo thủ công, bút chì, thước kẻ. 
Iii. Các họat động dạy học chủ yếu
1. Bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS 
2. Bài mới: * Giới thiệu bài: trực tiếp
*HĐ1: HD ôn tập
- Cho HS qs từng mẫu và y/c HS nhắc lại từng bước thực hiện các bài đã học,HS nhắc lại.
*HĐ2: HS thực hành
- Cho HS tự thực hành gấp, cắt, dán một trong những sản phẩm đã học. GV quan tâm giúp đỡ HS chưa hoàn thành.
- Nhận xét các sản phẩm của HS và cho điểm. 
3. Củng cố dặn dò: 
- Dặn HS: Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau: Cắt, dán chữ cái đơn giản. 
 Thứ tư, ngày 06 tháng 11 năm 2019
Toỏn
Luyện tập chung
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học.
- Biết đổi số đo độ dài có 2 tên đơn vị đo thành số đo độ dài có 1 tên đơn vị đo.
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 (cột 1,2,4); bài 3(dũng1);bài 4; bài 5(í a)
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ:
- 2 HS lên bảng thực hiện 2 phép tính sau: 38 x 6 ; 84 : 2. 
- Lớp làm vào vở nháp.
- GV đánh giá, nhận xột.
B. Bài cũ
1. Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài trực tiếp.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV yêu cầu HS làm vào vở các bài tập 1, bài tập 2 (cột 1,2,4) bài tập 3 (dòng 1), bài 4 và bài 5a trong thời gian 20 phút sau đó hướng dẫn HS chữa bài.
Bài 1: Tính nhẩm
HS nối tiếp nhau nêu kết quả, GV ghi bảng. lớp và GV nhận xét.
1 HS đọc lại kết quả các cột tính.
Bài 2:Tính
- 3 HS lên bảng chữa bài. một số em nêu lại cách thực hiện
- HS nêu kết quả của cột tính thứ 3. GV nhận xét.
Bài 3: Điền số: (dũng 1)
- 2HS lên bảng chữa bài, mỗi em chữa một phép tính. Sau đó nêu rõ cách làm của mình 
VD: 4m 4dm = 44dm ( vì 4m = 40dm, ta có: 4m 4dm = 40 dm + 4dm = 44dm)
- GV chốt kết quả đúng
- Một số HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài 
Bài 4: Bài toán
- HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS chữa bài trên bảng lớp.
 25 cây
 Tổ 1 
 Tổ 2
 ....Cây?
- Lớp nhận xét - GV chốt lại cách làm và kết quả đúng.
- Một HS nêu lại cách thực hiện. (Tìm số cây tổ 2 trồng được: 25 x 3 = 75 (cây))
- HS nêu được bài toán vừa giải thuộc dạng toán nào đã học ? (Dạng toán gấp 1 số lên nhiều lần)
Bài 5: Đo và vẽ đoạn thẳng
a, HS tự đo độ dài đoạn thẳng AB, rồi nêu kết quả đo. (12cm)
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết học sau.
Tập đọc
thư gửi bà 
i. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn KN đọc thành tiếng: 
- Đọc rõ ràng, rành mạch; bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc, thích hợp với từng kiểu câu 
2. Rèn KN đọc-hiểu: 
- Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi. Hiểu đựơc nghĩa: Tình cảm gắn 
bó với quê hương, quý mến bà của người cháu.(TL câu hỏi sgk)
* Hs có kn tự nhận thức bản thân.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ ghi đoạn "Cháu vẫn nhớ năm ngoái... dưới ánh trăng" để HD HS luyện đọc.
- Một phong bì thư và bức thư của HS trong trường gửi người thân. 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Kể lại chuyện Giọng quê hương. 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Luyện đọc:
- GV đọc mẫu và HD đọc: Giọng đọc: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm... .
- Đọc nối tiếp câu: 
 + Đọc lượt 1: Đọc đúng các từ: lâu rồi, khoẻ, ánh trăng, sống lâu, kể chuyện cổ tích,... một HS nêu cách đọc và đọc mẫu - HS khác đọc lại
+ Đọc nối tiếp cõu lượt 2: GV nhận xột
- Đọc đoạn: HS đọc nối tiếp từng đoạn (Đ1: Ba câu đầu; Đ2: "Dạo này... dưới ánh trăng"; Đ3: còn lại). 
+ Đọc lượt 1: GV HD đọc cõu dài, ngắt nghỉ.
GV treo bảng phụ và HD ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng (Như phần chuẩn bị)
+ Đọc lượt 2: GV nhận xột.
+ Đọc nhóm: HS đọc trong nhóm 3 - sửa lỗi cho bạn. GV giúp đỡ các nhóm.
- 3 HS thi đọc 3 đoạn.
+ Một HS đọc cả bài. 
3. HD tìm hiểu bài: 
- HS đọc thầm từng đoạn, cả bài trả lời câu hỏi SGK.
+ Đoạn 1: Câu hỏi1 SGK (... Đức viết thư cho bà ở quê;...ghi rõ nơi và ngày gửi thư.)
+ Đoạn 2: Câu hỏi 2 SGK (Đức hỏi thăm sức khoẻ của bà và kể tình hình gia đình và bản thân..)
+ Đoạn 3: Câu hỏi 3 SGK (Rất kính trọng và yêu quý bà...)
- GV giới thiệu bức thư đã chuẩn bị cho cả lớp xem.
- Y/c HS nêu nội dung của bức thư HS nêu; HS khác nhắc lại.
(ND: như phần mục tiêu) 
4. Luyện đọc lại
- 1HS đọc lại toàn bộ bức thư.
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bộ bức thư (tập diễn tả tình cảm chân thành qua bức thư gửi người thân).
- Cả lớp - GV nhận xét bình chọn cá nhân tốt nhất. 
5. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại nội dung bài; HS nhắc lại.
- Nhận xét tiết học- Chuẩn bị bài sau: Đất quý, đất yêu. 
Tự nhiờn - xó hội
các thế hệ trong một gia đình
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu được các thế hệ trong một gia đình . 
- Phân biệt được các thế hệ trong gia đình.
- Có ý thức nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn môi trường sạch, đẹp.
- Biết giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình của mình.
* Hs có kn giao tiếp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trang 38, 39 SGK.
- HS mang ảnh chụp gia đình đến lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: Giới thiệu bài: trực tiếp.
*HĐ1: Thảo luận theo cặp
* Mục tiêu: - Nêu được các thế hệ trong một gia đình . 
* Cách tiến hành:
+ Bước 1:
- HS hỏi nhau theo cặp: Trong gia đình bạn ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ?
+ Bước 2: 
- Một số HS lên kể trước lớp.
Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
* HĐ2: Quan sát tranh theo nhóm
* Mục tiêu: - Phân biệt được các thế hệ trong gia đình.
* Cách tến hành:
+ Bước1: Làm việc theo nhóm.
- Chia lớp thành 4 nhóm, y/c các nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm qs các 
hình trang 38, 39 SGK, sau đó hỏi và trả lời nhau các câu hỏi:
? Thế hệ thứ nhất trong gia đình bạn Minh là ai? Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy? Minh và em của Minh là thế hệ thứ mấy trong gđ ? 
? Bố mẹ bạn Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan ? 
? Đối với những gđ chưa có con, chỉ có hai vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gđ mấy thế hệ ? 
+ Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- Y/c đại diện một số nhóm lên trình bày kq thảo luận trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gđ có 3 thế hệ, có những gđ có 2 thế hệ, cũng có gđ chỉ có 1 thế hệ.
*HĐ3: Giới thiệu về gia đình mình
*Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong gđ của mình.
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Tuỳ từng HS, ai có ảnh thì dùng ảnh để giới thiệu với các bạn cùng nhóm. Ai không có ảnh gđ thì vẽ tranh mô tả về các thành viên trong gđ của mình, sau đó giới thiệu với các bạn trong nhóm.
+Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số HS lên giới thiệu về gđ mình trước lớp.
*Kết luận: Trong mỗi gđ thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có ngững gđ 2, 3 thế hệ, có những gđ chỉ có một thế hệ. 
3. Củng cố dặn dò:
- Gia đình là một phần của xã hội. Vậy mỗi người trong gia đình cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
- HS nêu lại kiến thức trong SGK.
- Nhận xét tiết học – Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Họ nội, họ ngoại.
Luyện từ và cõu
so sánh. dấu chấm 
I. Mục đích, yêu cầu:
1.Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh âm thanh với âm thanh.(b1,2)
2.Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đọan văn.(b3) 
 + Gv giúp hs thấy được những cảnh thiên nhiên rất đẹp trên đất nước ta từ đó có ý thức BVMT 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ, đoạn văn nêu trong BT1, BT3; Bảng lớp viết sẵn câu thơ, câu văn trong BT2
- HS: VBT 
III. Các HOẠT ĐỘNG dạy học: 
A. Bài cũ: .
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2. So sánh âm thanh với âm thanh
+ Bài 1:
- 1HS đọc y/c của bài. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Gv yêu cầu hs thảo lụân nhóm đôi. Gv giúp đỡ nhóm chưa hoàn thành
+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?(hs: với tiếng thác , với tiếng gió)
+ Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?(tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất vang động)
Gv: Trong rừng cọ, những giọt nước mưa đập vào lá cọ làm âm thanh vang động hơn, lớn hơn nhiều so với bình thường) 
+ Bài 2:
- HS đọc y/c và các câu thơ, đoạn văn trong BT2. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài cá nhân. Gv theo dõi giúp đỡ.
-3hs chữa bài bằng cách gạch dưới các từ chỉ âm thanh được so sánh với nhau.
- Cả lớp và gv nhận xét chốt bài làm đúng.
a. Tiếng suối/ tiếng đàn cầm.
b.Tiếng suối/ tiếng hát xa.
c. Tiếng chim/ tiếng xóc những rổ tiền đồng.
+ Trong bài tập 2 để so sánh âm thanh với âm thanh người ta dùng từ so sánh là từ nào?
(hs :như)
+ Ngoài từ như người ta còn có thể dùng các từ so sánh nào?(hs : như là, là,...)
+ Những câu thơ, câu văn nói trên tả cảnh thiên nhiên ở những vùng đất nào trên đất nước ta? (Côn Sơn, thuộc vùng đất Chí Linh , Hải Dương nơi người anh hùng dân tộc- nhà thơ Nguyễn Trãi về ở ẩn.... Việt Bắc, Nam Bộ) 
2. Tập dùng dấu chấm để ngắt câu
+ Bài 3:
+ Người ta dùng dấu chấm để làm gì? (hs: để ngắt câu) 
- Hs đọc to y/c bài tập 3, cả lớp đọc thầm.
- Gv gợi ý: các câu trong đoạn văn đều là câu theo mẫu Ai làm gì?
- Hs làm bài cá nhân, gv giúp hs chưa hoàn thành.
- 1hs chữa bài. 
- Cả lớp nhận xét, chốt kq đúng:
- Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom 
khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.
- 2hs đọc bài hoàn chỉnh.
3. Củng cố dặn dò:
+Ai thuộc lòng các câu thơ, khổ thơ trong các bài tập vừa học? (hs lần lượt đọc)
+ Bạn nào có thể nêu một ví dụ có so sánh về âm thanh 
- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau: Tiết 11.
Thứ năm ngày 7 tháng 11 năm 2019
Toỏn
ễN TẬP TỔNG HỢP
I. MỤC TIấU: 
Tập trung ụn tập và củng cố về: 
- Kĩ năng thực hiện phép nhõn, phép chia; tỡm thành phần chưa biết của phộp tớnh.
- Kĩ năng điền dấu lớn, bộ, dấu bằng. Tỡm số phần bằng nhau 
- Kĩ năng đổi đơn vị đo đó học.
II. Đồ dùng dạy học : 
Vở ụ li 
iII. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ
Nội dung ụn tập
- Tổ chức cho học sinh tự làm cỏc bài tập, sau đú tập chung chữa bài.
Bài 1: a. Tớnh:
b. Đặt tớnh rồi tớnh: 49 :7 56 : 7 55 : 5 
Bài 2: Tỡm :
	 	 b. 48 : x = 6
Bài 3
Bài 4: Khoanh vào số ngụi sao trong hỡnh sau:
Cõu 5: (2 điểm ) Số ? 
	 	1km = . dam 	9dam = . M
	3hm = . dam 	10hm = . dam 
3. Củng cố dặn dũ.
- Nhận xột tiết học, thu bài.
Tập viết
Ôn chữ hoa g
I. Mục đích yêu cầu:
Củng cố cách viết chữ viết hoa G (Gi) (1 dòng; Ô,T (1 dòng )
- Viết đúng tên riêng Ông Gióng 1 dòng bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dụng : Gío đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương 1 lần bằng chữ cỡ nhỏ.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường.
* MR: Một số Hs viết cả bài.
II. Đồ dùng:
- GV: Mẫu chữ viết hoa G, Ô, T; Tên riêng và câu tục ngữ viết sẵn trên dòng kẻ ô li.
- HS: Bảng con, phấn.
III. Các HOẠT ĐỘNG dạy học:
A. Bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS . HS viết bảng lớp, bảng con từ Chu văn An và nhắc lại câu ứng dụng của tiết trước.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2. HD HS viết trên bảng con .
a) Luyện viết chữ hoa
- Hãy nêu các chữ viết hoa có trong bài? (Gi, Ô, T, V, X )
- GV viết mẫu chữ hoa Gi, Ô, T. HS nêu lại cách viết. 2HS nhắc lại.
- HS viết bảng con chữ hoa Gi, Ô, T. 
b). Luyện viết từ ứng dụng:
- HS đọc từ ứng dụng.
- GV giới thiệu: Theo một câu chuyện cổ, Ông Gióng quê ở làng Gióng (nay thuộc xã Phù Đổng, ngoại thành Hà Nội), là người sống vào thời vua Hùng, đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm. 
- Từ ứng dụng có mấy chữ, Các con chữ có độ cao như thế nào? khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? 
- HS viết bảng con: Ông Gióng.
c). Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao: tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta...
- Các chữ trong câu ứng dụng có chiều cao như thế nào?
- HS viết bảng con: Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương
2.HD viết vào vở.
- HS viết đúng yc. 
3. Chấm chữa bài.
- GV thu một số bài và nhận xét, cả lớp rút kinh nghiệm.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học- Dặn dũ HS: Luyện viết phần bài ở nhà. 
Chớnh tả
 Nghe- viết: quê hương 
i. Mục đích,yêu cầu: 
Rèn KN viết chính tả:
- Nghe -viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.(không mắc quá 5 lỗi)
Làm đúng bài tập 2,3b
* Giáo dục tình yêu quê hương đất nước
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ ở BT2
- HS: bảng con.
III. Các HOẠT ĐỘNG dạy VÀ học:
A. Bài cũ: GV đọc, 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: quả xoài, nước xoáy, vẻ mặt, buồn bã. .
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp
2. HD nghe-viết 
a)HD HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chính tả. 2HS đọc lại.
- HD HS nắm vững nội dung và cách trình bày bài:
+ Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương ?
+ Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa?
- Học sinh đọc thầm 3 khổ thơ, tự viết ra giấy nháp những chữ dễ viết sai: trèo hái, rợp, cầu tre, nghiêng che, trăng tỏ,...l HS lên bảng viết từ khó và phân tích cách viết các từ khó đó; 2HS đọc lại các từ trên.
b) GV đọc cho HS viết bài
- GV theo dõi nhắc nhở HS.
c) Chấm, chữa bài
- GV thu một số bài và nhận xét rút kinh nghiệm.
3. HD làm BT 
+ Bài 2:
- GV nêu y/c câu của BT (Điền vào chỗ trống et hay oet).
- HS tự làm bài vào VBT. 2HS lên bảng làm bài.
- GV, HS nhận xét chốt lời giải: em bé toét miệng cười, cưa xoèn xoẹt, xem xét. 
+ Bài 3b:
- HS đọc y/c của bài 
- Cả lớp đọc câu đố và ghi lời giải câu đố vào bảng con
- GV, HS nhận xét chốt lời giải. Cả lớp làm bài vào VBT.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học -Dặn dũ HS Luyện viết lại bài và ghi nhớ chính tả.
Tự nhiờn và xó hội
họ nội, họ ngoại
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội ngoại và biết cách xưng hô đúng.
* MR: Giới thiệu được về họ nội, họ ngoại của mình.
* Hs có kn giao tiếp và ứng xử thân thiện.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Các hình SGK trang 40, 41. 
- HS mang ảnh họ hàng nội, ngoại đến lớp. 
III. Các hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: 
B. Bài mới: 
*HĐ1. Giới thiệu bài: trực tiếp.
*HĐ2: Làm việc với SGK 
Mục tiêu: -Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội ngoại và biết cách xưng hô đúng.
Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau: 
? Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai ?
? Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh ?
? Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai ?
? Ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh ? 
+ Bước 2:Làm việc cả lớp.
- Đại diện một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
? Những người thuộc họ nội gồm những ai ?
? Những người thuộc họ ngoại gồm những ai ?
Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 41- SGK. 
*HĐ3: Kể về họ nội và họ ngoại
Mục tiêu: Biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình.
Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn dán ảnh họ hàng của mình lên tờ giấy to rồi giới thiệu với các bạn. Những bạn không có ảnh họ nội, họ ngoại thì kể cho các bạn về họ nội, họ ngoại của mình.
- Cả nhóm nói với nhau về cách xưng hô của mình đối với anh, chị, em của bố và của mẹ cùng với các con của họ theo phong tục của địa phương. GV đi đến giúp đỡ các nhóm.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- Từng nhóm treo tranh của nhóm mình lên tường. Một vài HS trong nhóm lên giới thiệu với cả lớp về họ hàng của mình và nói rõ cách xưng hô.
HĐ3: Đóng vai
*Mục tiêu: Biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình.
*Cách tiến hành:
+ Bước 1: Tổ chức, HD
- Chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm đóng vai 1 trong các tình huống sau:
TH1: Em hoặc anh của bố đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng.
TH2: Em hoặc anh của mệ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng.
TH3: Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm.
TH4: Nghỉ hè em về quê nội chơi.
+ Bước 2: Thực hiện
- Các nhóm lần lượt lên thể hiện phần đóng vai của nhóm mình, các nhóm khác qs và nhận xét.
Kết luận : Ông bà nội, ông bà ngoại và các cô, dì, chú, bác, cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình.
3. Củng cố dặn dò:
-HS nêu kiến thức toàn bài.
-Nhận xét tiết học – Dặn dũ HS: Chuẩn bị tiết sau: 
Thứ sáu ngày 8 tháng 11 năm 2019
Tiếng anh
( GV bộ mụn soạn và dạy)
Toỏn 
 bài toán giải bằng hai phép tính
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán giải bằng hai phép tính.
- Bài tập cần làm bài tập 1, 3
II. Đồ dùng :
- GV: 2 băng giấy ghi bài toán 1 và 2 trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Bài cũ: 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2.Giới thiệu bài toán giải bằng hai phép tính
+ Bài toán 1:
- GV dán băng giấy ghi bài toán 1 và y/c HS đọc bài toán.
- GV vẽ sơ đồ minh hoạ lên bảng và nêu câu hỏi 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_lop_3_tuan_10_nam_hoc_2019_2020.doc