Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Toàn

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Toàn

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức – kĩ năng:

- Đọc được giờ chính xác trên đồng hồ đến 5 phút.

- Làm quen với việc chuyển đổi, tính toán giữa giờ và phút.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mô hình đồng hồ.

- HS: Mô hình đồng hồ.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 17 trang Đăng Hưng 26/06/2023 500
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: Toán
Tên bài học: XEM ĐỒNG HỒ Số tiết: 2 tiết/ tiết 2
Tuần: 5 Thời gian thực hiện: ngày 03 tháng 10 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức – kĩ năng:
- Đọc được giờ chính xác trên đồng hồ đến 5 phút.
- Làm quen với việc chuyển đổi, tính toán giữa giờ và phút.
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Mô hình đồng hồ.
- HS: Mô hình đồng hồ.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Một bạn quay kim đồng hồ, 1 bạn đọc giờ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Hỏi đáp, cá nhân,cả lớp.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe.
2. Hoạt động Thực hành –Luyện tập (... phút)
* Hoạt động 1 (15 phút): Thực hành 
Bài 1: Chọn đồng hồ phù hợp với cách đọc.
- Yêu cầu HS tìm hiểu đề bài.
- HDHS cách làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu.
- Gọi HS trình bày.
- GV kiểm tra, nhận xét.
Bài 2: Đọc giờ trên mỗi đồng hồ sau.
- GV cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận (nhóm đôi) tìm hiểu bài, tìm cách làm:đọc giờ.
- Yêu cầu HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.
- Sửa bài, GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / đồng hồ),khuyến khích HS xoay kim đồng hồ và nói giờ kém(ở đồng hồ thứ hai, thứ ba và thứ năm).
Bài 3: Vào buổi tối, hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian?
- Yêu cầu HS nhóm đôi tìm hiểu bài, thảo luận và thực hiện.
- Yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- Khi sửa bài, GV giúp HS nếu các nhóm trả lời sai.
Bài 4:
a, Chúng em bắt đầu liên hoan văn nghệ vào lúc ..?.. giờ ...?.. phút và kết thúc lúc ...?.. giờ kém ..?.. phút.
b, Buổi liên hoan văn nghệ kéo dài trong ....?... phút?
- Yêu cầu nhóm bốn HS tìm hiểu bài và thực hiện từng câu.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Đọc được giờ chính xác trên đồng hồ đến 5 phút. Làm quen với việc chuyển đổi, tính toán giữa giờ và phút. Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.
* Thực hành, luyện tập, cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp.
- HS tự tìm hiểu và làm bài.
- HS theo dõi.
- HS làm bài vào phiếu.
- HS trình bày.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận (nhóm đôi) tìm hiểu bài, tìm cách làm:đọc giờ.
- HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.
- HS nhóm đôi tìm hiểu bài, thảo luận và thực hiện.
- Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
Vào buổi tối, các đồng hồ chỉ cùng thời gian là:
+ Đồng hồ A và đồng hồ E ( cùng chỉ 7 giờ 55 phút buổi tối)
+ Đồng hồ B và đồng hồ D ( cùng chỉ 9 giờ tối )
+ Đồng hồ C và đồng hồ G ( cùng chỉ 8 giờ 20 phút buổi tối )
- Nhóm bốn HS tìm hiểu bài và thực hiện từng câu.
a) Chúng em bắt đầu liên hoan văn nghệ vào lúc 9 giờ 25 phút và kết thúc lúc 9 giờ 55 phút(hay:lúc 9 giờ 25 phút, chúng em bắt đầu liên hoan văn nghệ và kết thúc lúc 10 giờ kém 5 phút ).
b) Buổi liên hoan văn nghệ kéo dài trong 30 phút.
3. Hoạt động nối tiếp: (... phút)
- GV cho HS chơi trò chơi ĐỐ BẠN
- GV đọc giờ -HS xoay kim đồng hồ(hoặc ngược lại).
- HS tiếp tục chơi theo nhóm đôi( hoặc HS thay phiên nhau điều khiển lớp).
 - GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết Giải bài toán bằng hai bước tính.
* HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.- HS theo dõi.
* Trò chơi, cả lớp.
- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
	GV soạn: Nguyễn Văn Toàn
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: Toán
Tên bài học: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG HAI BƯỚC TÍNH Số tiết: 2 tiết/ tiết 1
Tuần: 5 Thời gian thực hiện: ngày 04 tháng 10 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức , kĩ năng:
- Làm quen với “Bài toán giả bằng hai bước tính”.
- Ôn tập: phương pháp (bốn bước) để gải bài toán có lời văn.
- Vận dụng giải và trình bày bài giải.
2. Năng lực chú trọng: tu duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, giả quyết vấn đề toán học.
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống , Tiếng Việt.
4. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm , nhân ái , yêu nước .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: các thẻ từ có viết bốn bước giải toán ( cho hoạt động khởi động) ; 23 khối lập phương; bảng phụ vẽ tóm tắt và ghi bước giải của luyện tập 3.
- HS: 12 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
- GV cho HS chơi “Ai nhanh hơn”.
- GV chia lớp thành hai đội, bốn HS / đội.
- GV gắn các thẻ từ lên bảng:
- Yêu cầu HS lên sắp xếp theo đúng thứ tự các bước giải toán .
- Đội nào gắn xong trước và đúng thì thắng cuộc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Trò chơi, cả lớp.
- HS theo dõi.
Tìm hiểu bài toán -> Tìm cách giải -> Trình bày bài giải -> Kiểm tra các bước giải.
- HS lên sắp xếp theo đúng thứ tự các bước giải toán .
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (... phút)
* Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
1. Giới thiệu bài toán và cách giải 
Bài toán
- Yêu cầu HS đọc đề bài kết hợp chỉ tay vào tóm tắt .
- HDHS nhận biết yêu cầu của bài ( bạn ong nói : hoàn thiện bài giải).
- HDHS xác định.
+ Bài toán hỏi: Cả hai tổ trồng được bao nhiêu cây?
+ Tổ 1 trồng được mấy cây?
+ Tổ 2 trồng được mấy cây? 
+ Nếu thêm 4 vào số cây của tổ 1 sẽ được số cây của tổ 2.
+ Gộp số cây của hai tổ sẽ tìm được số cây cả hai tổ trồng được.
- HS nhóm đôi tự thực hiện phép tính và câu trả lời. 
 Bài giải
Số cây của tổ 2 trồng được là:
 8+4= 12 (cây)
Số cây cả hai tổ trồng được là:
8+12= 20 (cây)
Đáp số: 20 cây.
* Làm quen với “Bài toán giải bằng hai bước tính”.
* Hỏi đáp, động não, cá nhân, cặp đôi, cả lớp.
- HS đọc đề bài kết hợp chỉ tay vào tóm tắt .
- HS lắng nghe.
- 8 cây.
- Chưa biết , bài toán chỉ cho biết tổ 2 trồng nhiều hơn tổ 1 là 4 cây.
* Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
Bài 1: Tuấn cắt được 14 lá cờ. Thu cắt được ít hơn Tuấn 5 lá cờ. Hỏi cả hai bạn cắt được bao nhiêu lá cờ?
- Yêu cầu HS (nhóm đôi) đọc kĩ đề bài, nhận biết cái phải tìm, cái đã cho và thực hiện.
- HDHS xác định.
+ Bài toán hỏi gì? 
+ Tuấn cắt được mấy lá cờ?
+ Thu cắt được mấy lá cờ? 
+ Nếu trừ đi 5 thì sẽ có số lá cờ của Thu là 14 – 5 = 9.
+ Gộp số lá cờ của hai bạn sẽ tìm được số lá cờ cả hai bạn đã cắt được.
- HS nhóm đôi tự thực hiện phép tính và câu trả lời. 
- GV nhận xét.
- Lưu ý HS nhận biết được: thu cắt được ít hơn Tuấn 5 lá cờ.
- Khi sửa bài, nếu cần thiết, GV dùng các khối lập phương để minh họa.
* HS Vận dụng giải và trình bày bài giải.
*Luyện tập, cặp đôi, cả lớp.
- HS (nhóm đôi) đọc kĩ đề bài, nhận biết cái phải tìm, cái đã cho và thực hiện.
- HS trả lời: : cả hai bạn cắt được bao nhiêu lá cờ ?
- Tuấn cắt được 14 lá cờ.
- Chưa biết nhưng Thu cắt được ít hơn Tuấn 5 lá cờ.
Bài giải
Số lá cờ thu cắt được là:
14 – 5 = 9 (lá cờ)
Số lá cờ cả hai bạn cắt được là:
14 + 9 = 23 (lá cờ)
Đáp số: 23 lá cờ
3. Hoạt động nối tiếp: (... phút)
- GV cho HS nêu lại bốn bước càn thực hiện khi giải toán.
- GV nhận xét, chốt.
- GV nói những việc chính cần thực hiện trong mỗi bước.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết học sau: Giải bài toán bằng hai bước tính (tiết 2)
* HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.- HS nêu lại bốn bước cần thực hiện khi giải toán.
* Hỏi đáp, cả lớp.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
	4. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
GV soạn: Nguyễn Văn Toàn
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: Toán
Tên bài học: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG HAI BƯỚC TÍNH Số tiết: 2 tiết/ tiết 2
Tuần: 5 Thời gian thực hiện: ngày 05 tháng 10 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức , kĩ năng:
- Làm quen với “Bài toán giả bằng hai bước tính”.
- Ôn tập: phương pháp (bốn bước) để gải bài toán có lời văn.
- Vận dụng giải và trình bày bài giải.
2. Năng lực chú trọng: tu duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, giả quyết vấn đề toán học.
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống , Tiếng Việt.
 4. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm , nhân ái , yêu nước .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
- GV cho HS thi đua nêu lại các bước giải bài toán bằng hai phép tính.
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Hoạt động Luyện tập – Thực hành (... phút)
* Hoạt động 1 (15 phút): Thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HS (nhóm đôi) đọc kĩ đề bài, nhận biết cái phải tìm, cái đã cho và thực hiện.
- HDHS xác định.
+ Bài toán hỏi gì?
* Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Trò chơi, cả lớp.
- HS theo dõi.
Tìm hiểu bài toán -> Tìm cách giải -> Trình bày bài giải -> Kiểm tra các bước giải.
- HS lắng nghe.
* Ôn tập: phương pháp (bốn bước) để gải bài toán có lời văn. Vận dụng giải và trình bày bài giải.
* Thực hành, cá nhân, nhóm đôi, lớp.
- HS (nhóm đôi) đọc kĩ đề bài, nhận biết cái phải tìm, cái đã cho và thực hiện.
- HS trả lời: : trong cả hai khu vườn có bao nhiêu thùng ong mật ?
+ Vườn nhà ông ngoại có bao nhiêu thùng ong mật?
+ Vườn của cậu Út có bao nhiêu thùng ong mật? 
+ Nếu trừ đi 16 thì sẽ có số thùng ong mật nhà cậu Út.
+ Gộp số thùng ong mật của vườn nhà cậu Út với vườn nhà ông ngoại sẽ tìm được số thùng ong mật của cả hai nhà.
- HS nhóm đôi tự thực hiện phép tính và câu trả lời. 
- HS nhóm đôi thảo luận và thực hiện theo bốn bước.
- GV nhận xét.
Bài 2:
- Yêu cầu HS (cá nhân) đọc kĩ đề bài, nhận biết cái phải tìm, cái đã cho và thực hiện.
- Lưu ý HS nhận biết: nếu thêm 14 vào số gạch anh Minh lát thì sẽ tìm được số gạch bác Dũng lát.
- Khi sửa bài, GV khuyến khích HS nói cách làm.
Bài 3:
- Yêu cầu HS nhóm đôi tìm hiểu bài, thảo luận và thực hiện.
- Yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét .
- GV nhận xét, chốt.
- Vườn nhà ông ngoại có 71 thùng ong mật.
- Chưa biết nhưng Vườn của cậu Út ít hơn vườn của ông 16 thùng.
Bài giải
Trong vườn nhà cậu Út có số thùng ong là:
71 – 16 = 55 ( thùng)
Cả hai khu vườn có tất cả số thùng ong là:
71 + 55 = 126 ( thùng )
Đáp số : 126 thùng
- HS (cá nhân) đọc kĩ đề bài, nhận biết cái phải tìm, cái đã cho và thực hiện.
	Bài giải
Bác Dũng lát được số viên gạch là
27 + 14 = 41 ( viên )
Cả hai người lát được số viên gạch là
27 + 41 = 68 ( viên )
Đáp số: 68 viên
- HS nhóm đôi tìm hiểu bài, thảo luận và thực hiện.
- Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét .
+ Tóm tắt 1 có thể nêu bài toán như sau
Bể thứ nhất có 25 con cá bể thứ hai ít hơn bể thứ nhất 5 con. Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá?
+ Tóm tắt 2 có thể nêu bài toán như sau:
Bể thứ hai có 15 con cá, bể thứ nhất nhiều hơn bể thứ hai 10 con cá. Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá?
Do đó Tóm tắt 1 ứng với cách giải B
 Tóm tắt 2 ứng với cách giải A
3. Hoạt động nối tiếp: (... phút)
- GV nêu bài trắc nghiệm, cho HS suy nghĩ tìm đáp án đúng.
A.4 bông hoa 
B. 10 bông hoa 
C.20 bông hoa. 
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: c.20 bông hoa.
- GV nhận xét, chốt.
- GV nói những việc chính cần thực hiện trong mỗi bước.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết học sau: Làm quen với biểu thức.
* HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.- HS thực hiện, ghi đáp án đúng vào bảng con.
* Hỏi đáp, cả lớp.
- HS lắng nghe.
- C.20 bông hoa. 
- HS lắng nghe và thực hiện.
	4. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
GV soạn: Nguyễn Văn Toàn
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: Toán
Tên bài học: LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC Số tiết: 1 tiết/ tiết 1
Tuần: 5 Thời gian thực hiện: ngày 06 tháng 10 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Làm quen với biểu thức , giá trị của biểu thức.
- Tính giá trị của các biểu thức đơn giản.
2. Năng lực chủ động: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học,mô hình hóa toán học.
3. Tích hợp: toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng việt.
4. Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK, Băng giấy màu trắng và ba băng giấy mày như SGK (được phóng to: cm-dm).
- HS: SGK, vở viết.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
GV nói, HS viết phép tính trên bảng con.
- GV: Có một băng giấy trang (GV gắn băng giấy lên bảng).
- GV: tô thêm 2dm giấy màu xanh( GV dán 1 băng màu xanh tượng trưng cho việc tô màu).
- GV: Tô tiếp 2 dm màu xanh( GV dán thêm 1 băng màu xanh).
- GV: Tô tiếp 3 dm màu cam thì vừa kín băng giấy (GV dán băng màu cam).
* Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Trực quan, cá nhan, lớp
- HS viết phép tính trên bảng con.
- HS viết :2.
- HS viết : 2+2.
- HS viết: 2+2+3
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới 
* Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
1. Giới thiệu biểu thức
- GV chọn một bảng con của HS gắn lên bảng lớp và giới thiệu: 2 + 2 + 3 là một biểu thức.
- GV nói : các tổng, hiệu, tích , thương cũng có tên gọi chung là biểu thức .
- GV viết bảng:
60 - 20; 170 + 65 ; 5 4 ; 16 : 2 ; 2 + 2 + 3 ; 2 2 + 3; là các biểu thức.
GV viết tới đâu, HS nói tới đó. Chẳng hạn:
GV viết: 60-24 
- GV: Băng giấy trắng lúc đầu dài bao nhiêu đề-xi-mét?
 2. Giới thiệu giá trị của biểu thức
- GV giới thiệu: Kết quả của biểu thức gọi là giá trị của biểu thức.
- GV viết bảng: 
 2 + 2 + 3 = 7
Giá trị của biểu thức 2 + 2 + 3 là 7.
( HS đọc nhiều lần.)
- GV chỉ vào hai biểu thức đơn giản, HS nói:
+ 5 x 4 = 20.
Gía trị của biểu thức 5 x 4 là 20.
+ 16 : 2=8.
Gía trị của biểu thức 16 : 2 là 8.
Bài 1:
- Cho HS tìm hiểu mẫu rồi thực hiện.
- Theo dõi giúp các nhóm chậm.
- Gọi vài cặp trình bày.
* Làm quen với biểu thức , giá trị của biểu thức.
* Hỏi đáp, quan sát, động não, đặt câu hỏi
- Hs theo dõi, quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS nói: 60-24 là một biểu thức.
- HS tính: 2 + 2 + 3 = 7 và trả lời: Băng giấy trắng lúc đầu dài 7 dm.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện theo nhóm đôi.
a, 187 – 42 = 145
Giá trị biểu thức 187 – 42 là 145.
b, 30 : 5 = 6
Giá trị biểu thức 30 : 5 là 6.
c, 70 – 50 + 80 = 20 + 80
 = 100
Giá trị của biểu thức 70 – 50 + 80 là 100.
* Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu , xác định việc phải làm.
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân.
- Sửa bài, gọi HS trình bày.
 Ví dụ: 742 – 42 + 159 = 859 (HS làm từ trái sang phải như đã học ở lớp dưới)
- Nói theo mẫu câu: Giá trị của biểu thức là 
 Hay: là giá trị của biểu thức 
Bài 3:
- Yêu cầu HS tìm hiểu đề bài: nhận xét yêu cầu.
Mỗi số là giá trị của biểu thức nào?
- Sửa bài: GV có thể đọc từng biểu thức, HS	 viết giá trị phù hợp vào bảng con.
* Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học bằng cách giải bài tập
* Thực hành, cá nhân.
- HS đọc yêu cầu , xác định việc phải làm.
- HS thực hiện cá nhân.
- HS trình bày.
- HS nói: Gía trị của biểu thức 742 – 42 + 159 là 859
 Hay: 859 là giá trị của biểu thức 742 – 42 + 159 .
a, 384 + 471 = 855
b, 742 – 42 + 159 = 700 + 159
 = 859
c, 2 x 4 x 5 = 8 x 5
 = 40
- HS tìm hiểu đề bài: nhận xét yêu cầu.
- HS tìm cách thực hiện: tính giá trị của biểu thức ở cột bên trái.
- HS thực hiện.
3. Hoạt động nối tiếp: (... phút)
* Trò chơi HỎI NHANH – ĐÁP GỌN
- GV chuẩn bị sẵn một số bảng con viết sẵn một biểu thức có thể tính nhẩm.
- GV đưa bảng con, HS nói giá trị của biểu thức.
Ví dụ: 370 + 30 – 400 = 0
HS nói : Gía trị của biểu thức 370 + 30 – 400 là 0.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết học sau: Tính giá trị của biểu thức.
* HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
* Thực hành, trò chơi, cả lớp.
- Học sinh chơi trò chơi.
- Lắng nghe, tiếp thu.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
GV soạn: Nguyễn Văn Toàn
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: Toán
Lớp: Ba/3
Tên bài học: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC Số tiết: 1 tiết/ tiết 1
Tuần: 5 Thời gian thực hiện: ngày 07tháng 10 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Tính giá trị của biểu thức số chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân,chia và không có dấu ngoặc.
- Vận dụng để giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính toán.
2.Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học.
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng việt.
4. Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ, nhân ái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK
- HS: SGK, vở viết.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
- Cho HS quan sát hình ảnh đầu trang sách.
- GV kể một câu chuyện để dẫn dắt các em viết biểu thức biểu thị số con vịt sau cùng.
+ Lúc đầu trong hồ có 14con vịt đang vui chơi.
+ Sau đó có 5 con vịt lên bờ để rỉa lông 
+ Có 3 con vịt khác chạy tới, nhào xuống hồ.
* Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Quan sát, cá nhân, lớp
- HS quan sát, theo dõi, lắng nghe.
- HS viết trên bảng con : 14
- HS viết tiếp : 14 – 5.
- HS viết tiếp: 14 – 5 + 3
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới 
* Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
1.Hình thành quy tắc tính giá trị của biểu thức chỉ có phép tính cộng , trừ
- GV : Để tính số con vịt có trong hồ lúc này, ta tính giá trị của biểu thức 14 – 5 + 3 .
- GV giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính, 
Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ. Thì ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- GV hướng dẫn tính giá trị của biểu thức và cách trình bày.
+ Biểu thức này có mấy dấu phép tính? 
+ Ta tính theo thứ tự nào? 
+ Trình bày như sau ( GV viết trên bảng lớp):
 14 – 5 + 3 = 9 + 3
 = 12
+ Lúc này trong hồ có bao nhiêu con vịt? 
- Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính.
( Có thể nói ngắn gọn: Nếu chỉ có cộng, trừ, tính từ trái sang phải.)
Hình thành quy tắc tính giá trị của biểu thức chỉ có phép tính nhân , chia.
GV dẫn dắt các em viết biểu thức. (tương tự như trên)
Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia Thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- GV hướng dẫn tính giá trị của biểu thức và cách trình bày.
10 : 5 x 3 = 2 x 3
 = 6
+ Yêu cầu HS nói: 6 là giá trị của biểu thức 10 : 5 x 3.
+ Cô / Thầy lấy đi bao nhiêu con vịt? 
- Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính.
* Tính giá trị của biểu thức số chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân,chia và không có dấu ngoặc.
* Hỏi đáp, quan sát, động não, cá nhân, lớp.
- HS theo dõi, quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi, trả lời.
- Hai dấu phép tính: trừ và cộng.
- Trừ trước cộng sau.
- HS viết lên bảng con
+ HS nói: 12 là giá trị của biểu thức 14 – 5 + 3.
- 12 con vịt. 
- HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lăng nghe, ghi nhớ.
- HS viết trên bảng con.
10 : 5 x 3 = 2 x 3
 = 6
- HS nói: 6 là giá trị của biểu thức 10 : 5 x 3.
- 6 con vịt.
- HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính.
* Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu, thực hiện cá nhân rồi rồi chia sẻ nhóm đôi.
- Khi sữa bài, HS trình bày thứ tự thực hiện các phép tính.
Ví dụ:
a. 82 + 13 – 76 ( có hai phép tính cộng và trừ, ta tính 82 + 13 trước)
= 95 - 76
= 19
Nói: giá trị của biểu thức 82+13-76 là 19.
Bài 2: 
- HS nhóm đôi đọc kĩ đề bài, xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán.
- HD HS tìm cách giải.
+ Tìm khối lượng thùng sơn đỏ và 1 thùng sơn xanh
-> Phải tìm khối lượng 4 thùng đỏ
-> 2 kg được lấy 4 lần
->2 x 4 = 8
+ 4 thùng sơn đỏ và 1 thùng sơn xanh 
-> Gộp 8 kg và 5 kg 
-> 8 + 5 = 13
- Sửa bài: HS trình bày và giải thích cách làm.
* Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học bằng cách giải bài tập
* Thực hành, cá nhân, đôi bạn.
- HS đọc yêu cầu , xác định việc phải làm.
- HS thực hiện cá nhân.
- HS trình bày.
- HS tìm hiểu đề bài: nhận xét yêu cầu.
- HS tìm cách thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS làm bài cá nhân.
Bài giải
2 x 4 = 8
4 thùng sơn đỏ nặng 8 kg.
8+5=13
4 thùng sơn đỏ và 1 thùng sơn xanh nặng 13 kg.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động nối tiếp: (... phút)
- Gọi HS nói thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức:
+ Chỉ có các phép tính cộng, trừ.
+ Chỉ có các phép tính nhân, chia.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết học sau: Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)
* HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.-
* thực hành, hỏi đáp, cả lớp.
 - Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe, tiếp thu.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có):
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
GV soạn: Nguyễn Văn Toàn

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_3_tuan_5_nam_hoc_2022_2023_nguyen.docx