Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Toàn

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Toàn

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Giao tiếp toán học: gọi tên các đỉnh, các cạnh của hình tam giác, tứ giác.

 - Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết hình tam giác, tứ giác qua trực giác và qua việc mô tả số đỉnh và số cạnh.

 - Mô hình hoá toán học: dùng bút xếp hình tam giác và hình tứ giác.

 - Giải quyết vấn đề toán học: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, xác định quy luật của dãy hình được lặp lại nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

2. Năng lực chung:

 - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: giúp các em tự hào, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp.

 - Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao.

- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sách Toán lớp 3; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm;

- HS: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con;

 

docx 19 trang Đăng Hưng 26/06/2023 80
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: Toán
Tên bài học: HÌNH TAM GIÁC. HÌNH TỨ GIÁC Số tiết: 1 tiết/ tiết 1
Tuần: 4 Thời gian thực hiện: ngày 26 tháng 9 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: gọi tên các đỉnh, các cạnh của hình tam giác, tứ giác.
	- Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết hình tam giác, tứ giác qua trực giác và qua việc mô tả số đỉnh và số cạnh.
 - Mô hình hoá toán học: dùng bút xếp hình tam giác và hình tứ giác.
 - Giải quyết vấn đề toán học: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, xác định quy luật của dãy hình được lặp lại nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
2. Năng lực chung:
 - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất: 
- Yêu nước: giúp các em tự hào, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp.
 - Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao. 
- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Sách Toán lớp 3; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; 
- HS: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
- GV tổ chức trò chơi “Xếp hình”
- GV yêu cầu HS dùng bút xếp hình tam giác và hình tứ giác.
- HS thực hiện theo nhóm đôi (mỗi em xếp một hình).
- Nhóm nào xếp xong trước và xếp đúng được cả lớp vỗ tay.
- GV nhận xét, tuyên dương- Nhận xét chung. -> Giới thiệu bài học mới: Hình tam giác. Hình tứ giác.
* Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Trực quan, nhóm đôi.
- HS thực hiện nhóm đôi.
- HS lắng nghe. 
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới 
* Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
* Hình tam giác:
- GV vẽ hình tam giác lên bảng lớp, vấn đáp giúp HS nhận biết hình tam giác có 3 cạnh, 3 đỉnh và cách đọc tên hình.
+ GV chỉ vào các đỉnh của hình tam giác và giới thiệu: Mỗi điểm A, B, C là các đỉnh của hình tam giác.
+ Hình tam giác có mấy đỉnh? GV chỉ lần lượt vào các đỉnh cho HS đếm.
+ Gọi HS đọc tên 3 đỉnh.
- GV ghi bảng lớp 3 đỉnh: A, B, C.
- GV giới thiệu 3 cạnh của hình tam giác:
+ GV vừa chỉ tay vừa nói: Mỗi đoạn thẳng này là cạnh của tam giác.
+ Hình tam giác có mấy cạnh? GV chỉ lần lượt vào các cạnh cho HS đếm.
- GV ghi bảng lớp 3 cạnh: AB, BC, CA.
- GV giới thiệu cách đọc tên hình tam giác: Đây là hình tam giác ABC.
Các em có thể đọc bắt đầu từ một trong ba đỉnh, theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ đều được.
- GV ghi bảng lớp: Tam giác ABC.
* Hình tứ giác:
- GV vẽ hình tứ giác lên bảng lớp.
- GV yêu cầu nhóm đôi thảo luận, tìm cách đọc tên hình – đỉnh – cạnh, viết vào bảng con.
- GV gọi vài nhóm chỉ vào hình vẽ trên bảng lớp để gọi tên.
- GV chỉ vào hình cho cả lớp gọi tên đỉnh, cạnh, hình.
- GV ghi bảng lớp:
+ 4 đỉnh: E, K, S, T.
+ 4 cạnh: EK, KS, ST, TE.
+ Tứ giác EKST.
* Nhận biết hình tam giác, hình tứ giác và cách đọc tên hình.
* Trực quan, hỏi đáp, cá nhân, nhóm.
+ HS lắng nghe.
+ Hình tam giác có 3 đỉnh. HS đếm 1 – 2 – 3.
+ HS đọc lần lượt theo tay GV chỉ.
+ HS lắng nghe.
+ Hình tam giác có 3 cạnh. HS đọc lần lượt các cạnh: AB, BC, CA theo tay GV chỉ.
- HS quan sát.
- HS thực hiện nhóm đôi.
+ 4 đỉnh: E, K, S, T.
+ 4 cạnh: EK, KS, ST, TE.
+ Tứ giác EKST.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS đọc lần lượt theo tay GV chỉ.
- HS lắng nghe.
 * Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
Bài 1:
- GV tổ chức cho HS nhóm đôi nói theo mẫu:
+ Nói thầm
+ Nói cho bạn nghe
+ Nói cho cả lớp nghe.
- HS thực hiện nhóm đôi rồi mời 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
* Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học. Quan sát hình vẽ, nhận dạng, gọi đúng tên hình và nêu được tên các đỉnh, các cạnh.
* Cá nhân, nhóm đôi, cả lớp.
- HS thực hiện.
- Hình chữ nhật BCDA có:
+ 4 đỉnh: B, C, D, A
+ 4 cạnh: BC, CD, DA, AB
- Hình thang OLMN có:
+ 4 đỉnh: O, L, M, N
+ 4 cạnh: OL, LM, MN, NO
- Hình tam giác UTV có:
+ 3 đỉnh: U, T, V
+ 3 cạnh: UT, TV, VU
- Đại diện trình bày.
- HS nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng (... phút) 
Đất nước em
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 tìm hiểu, nhận biết yêu cầu của bài, tìm cách thực hiện.
- GV gọi 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
- GV giải thích thêm: Tam giác mạch là tên gọi khác của cây mạch ba góc, lúa mạch đen, sèo, kiều mạch. Hoa tam giác mạch mềm mại, kiêu sa bạt ngàn giữa cao nguyên đá hùng vĩ. Hạt tam giác mạch được dùng làm lương thực và còn có tác dụng như một loại thuốc chữa bệnh.
- GV giới thiệu tứ giác Long Xuyên cho HS hiểu thêm.
- GV gọi 2 – 3 HS.
- GV cùng HS nhận xét.
* HS củng cố lại các kiến thức đã được học trong bài.
- Em có biết một loại lương thực mà tên gọi có từ tam giác?
- HS thảo luận trả lời: Cây tam giác mạch.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS tìm vị trí các tỉnh Hà Giang, An Giang trên bản đồ (SGK trang 96).
- Đại diện nhóm.
- Các nhóm nhận xét.
	4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
...................................................................................................................................................................................................................................................... 
GV soạn: Nguyễn Văn Toàn
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: Toán
Bài: KHỐI HỘP CHỮ NHẬT. KHỐI LẬP PHƯƠNG Số tiết: 1 tiết/ tiết 1
Tuần: 4 Thời gian thực hiện: ngày 27 tháng 9 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Nhận dạng, gọi tên khối hộp chữ nhật, khối lập phương thông qua việc sử dụng đồ dùng học tập hoặc vật thật có trong cuộc sống.
- Năng lực mô hình hoá toán học: Thông qua việc sử dụng mô hình để hình thành nhận dạng và gọi tên khối hộp chữ nhật, khối hộp lập phương.
- Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.
 - Giải quyết vấn đề toán học: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, đếm hình, lắp ghép các mô hình nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. 
 2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
 3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Sách Toán lớp 3; bộ thiết bị dạy toán; mô hình khối hộp chữ nhật, khối lập phương, 
- HS: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; mô hình khối hộp chữ nhật, khối lập phương, đất nặn, 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
GV tổ chức trò chơi “Tôi bảo”
- GV cho HS để các đồ vật mà các em mang theo lên bàn.
+ GV: Tôi bảo, tôi bảo.
+ Cả lớp: Bảo gì? Bảo gì?
+ GV: Tôi bảo xếp những đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật sang bên trái.
+ GV: Tôi bảo, tôi bảo.
+ Cả lớp: Bảo gì? Bảo gì?
+ GV: Tôi bảo cất những đồ vật còn lại vào hộc bàn.
- GV nhận xét. Giới thiệu bài học mới: 
* Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Trò chới
- HS tham gia trò chơi.
+ HS lấy hộp bút, bao diêm, hộp sữa, hộp quà,.. sang bên trái.
+ HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (... phút)
* Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
* Khối hộp chữ nhật:
- GV cho HS hoạt động nhóm 4, sử dụng mô hình khối hộp chữ nhật trong ĐDHT, vấn đáp giúp HS nhận biết khối hộp chữ nhật có 12 cạnh, 8 đỉnh và 6 mặt.
- GV dùng mô hình khối hộp chữ nhật trong ĐDHT, chỉ vào các đỉnh của khối hộp chữ nhật và giới thiệu: đây là đỉnh của khối hộp chữ nhật.
+ Khối hộp chữ nhật có mấy đỉnh? GV chỉ lần lượt vào các đỉnh cho HS đếm.
- GV giới thiệu 12 cạnh của khối hộp chữ nhật:
+ GV vừa chỉ tay vừa nói: Mỗi đoạn thẳng này là cạnh của khối hộp chữ nhật.
+ Khối hộp chữ nhật có mấy cạnh? GV chỉ lần lượt vào các cạnh cho HS đếm.
- GV giới thiệu 6 mặt của khối hộp chữ nhật:
+ GV vừa chỉ tay vào các mặt của khối hộp chữ nhật và giới thiệu: đây là mặt của khối hộp chữ nhật. 
- GV kết luận: Khối hộp chữ nhật có 12 cạnh, 8 đỉnh và 6 mặt.
* Khối lập phương: (Tiến hành tương tự như khối hộp chữ nhật)
- GV kết luận: có 6 mặt đều là hình vuông, có 12 cạnh bằng nhau, 8 đỉnh, cứ 3 cạnh gặp nhau tại 1 đỉnh.
* Nhận biết khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
* Trực quan, hỏi đáp, cá nhân, nhóm.
+ HS lắng nghe, làm theo và lặp lại.
+ Khối hộp chữ nhật có 8 đỉnh. HS đếm 1 – 2 – 3, .8 theo tay GV chỉ.
+ HS lắng nghe.
+ Khối hộp chữ nhật có 12 cạnh. HS đếm lần lượt các cạnh theo tay GV chỉ.
+ HS lắng nghe, làm theo và lặp lại.
+ Khối hộp chữ nhật có 6 mặt. HS đếm 1 – 2 – 3, .6 theo tay GV chỉ.
- HS nhắc lại.
- HS nhắc lại.
* Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
- GV tổ chức cho HS nhóm đôi “Nhận biết đỉnh, cạnh, mặt của khối hộp chữ nhật, khối lập phương” nói theo mẫu:
+ Nói thầm
+ Nói cho bạn nghe
+ Nói cho cả lớp nghe.
- HS thực hiện nhóm đôi rồi mời 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
* Nhận biết đỉnh, cạnh, mặt của khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
* Trực quan, cá nhân, nhóm đôi.
- HS dùng mô hình khối hộp chữ nhật trong ĐDHT, chỉ vào các đỉnh, cạnh mặt của khối hộp chữ nhật.
- HS thực hiện.
- Đại diện trình bày.
- HS nhận xét.
* Hoạt động 3: Luyện tập (... phút)
Bài 1:
- Yêu cầu của bài là gì?
- GV yêu cầu thảo luận nhóm bốn.
- GV gọi 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét. GV tổ chức cho HS chơi “Ai nhanh hơn”
+ Các nhóm dùng đất nặn và đũa mang theo để tạo hình (như SGK).
+ Nhóm nào xong đầu tiên, ghép đúng và trình bày đúng thì thắng cuộc.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc đề.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi tìm hiểu bài, tìm cách làm: Tìm hình phẳng phù hợp với mặt của hình khối.
- GV gọi 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
* HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
* Trực quan, hỏi đáp, nhóm 4.
- Yêu cầu của bài: Để làm mô hình khối lập phương như hình, em cần: ..?.. que tính, ..?.. viên đất nặn.
- HS thảo luận nhóm bốn.
- Đại diện trình bày.
+ Để làm mô hình khối lập phương như hình, em cần: 12 que tính, 8 viên đất nặn.
- HS tham gia trò chơi.
- Các nhóm kiểm tra, nhận xét.
- HS đọc đề. 
- HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm kiểm tra, nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng (... phút) 
- GV cho HS lần lượt cầm khối hộp chữ nhật và khối lập phương lên trình bày: vừa chỉ vào hình vừa đếm số đỉnh – cạnh – mặt.
- GV: Em hãy kể thêm một số đồ vật quanh em có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
- Các em về nhà kể cho người thân các đồ vật có hình dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
* HS củng cố lại các kiến thức đã được học trong bài.
* Cá nhân, lớp
- HS thực hiện lần lượt.
	4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
.................................................................................................................................................................................................................................................................
 GV soạn: Nguyễn Văn Toàn
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: Toán
Tên bài học: XẾP HÌNH Số tiết: 2 tiết/ tiết 1
Tuần: 4 Thời gian thực hiện: ngày 28 tháng 9 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Năng lực đặc thù:
 - Giao tiếp toán học: Gọi tên các hình phẳng và hình khối đã học.
 - Mô hình hoá toán học: Dùng các hình trong bộ xếp hình để lắp ghép các hình mới.
 - Giải quyết vấn đề toán học: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, đếm hình, lắp ghép các mô hình nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
 2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
 3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
 - Yêu nước: giúp các em tự hào, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp.
- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Sách Toán lớp 3; bộ thiết bị dạy toán; bộ xếp hình, hình vẽ.
- HS: Sách học sinh, vở bài tập; bộ xếp hình.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
- GV gọi HS kể tên các khối hình đã học.
- GV tổ chức trò chơi “ Điểm danh theo tên các hình khối”
+ GV nói tên bốn hình khối đã học, “ khối trụ, khối lập phương, khối cầu, khối hộp chữ nhật”. 
- GV tổng kết trò chơi, dẫn dắt vào bài học.
* Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Trực quan, nhóm đôi.
- HS kể: khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu.
+ HS lần lượt điểm danh theo thứ tự tên các khối hộp đó: “khối trụ, khối lập phương, khối cầu, khối hộp chữ nhật - khối trụ, khối lập phương, khối cầu, khối hộp chữ nhật”.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Thực hành (... phút)
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm bốn.
- GV gọi 3 – 4 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
* HS nhận biết các hình phẳng và các hình khối, dùng các hình trong bộ xếp hình để lắp ghép các hình mới.
* Thực hành, nhóm đôi, cả lớp.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm bốn.
- Đại diện trình bày.
a) Các hình phẳng: gồm có 5 hình tam giác (tím, đỏ, xanh lá, vàng, xanh dương), 1 hình vuông (xanh da trời), hình tứ giác (cam).
b) Các hình khối: Khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ.
- Các nhóm kiểm tra, nhận xét.
Bài 2:
- GV gợi mở:
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ GV giúp HS nhận biết: Tìm các hình phẳng trong bài 1 chính là các hình trong bộ xếp hình của HS.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Tìm các hình trong bộ xếp hình cùng hình dạng với các hình của các câu, mặc dù khác màu.
- GV gọi 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 3:
- GV gợi mở:
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gì?
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi và làm bài.
- GV gọi 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.
- Với các nhóm HS hoàn thành sớm, các em có thể tưởng tượng và xếp hình một người theo ý thích.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thực hiện nhóm đôi, mỗi HS chọn 1 hình để xếp rồi chia sẻ:
+ Các hình cần chọn để ghép được thành hình tứ giác theo yêu cầu là:
- Các nhóm kiểm tra, nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- Dùng bộ xếp hình để xếp hình hai bạn vui chơi.
- HS thực hiện nhóm đôi, mỗi HS chọn 1 hình để xếp rồi chia sẻ:
+ Phần đầu là hình vuông, tay - chân - thân mình là những hình tam giác, 
- HS có thể tưởng tượng và xếp hình một người theo ý thích.
	4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
.................................................................................................................................................................................................................................................................
GV soạn: Nguyễn Văn Toàn
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: Toán
Tên bài học: XẾP HÌNH Số tiết: 2 tiết/ tiết 2
Tuần: 4 Thời gian thực hiện: ngày 29 tháng 9 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Năng lực đặc thù:
 - Tư duy và lập luận toán học: Nhận dạng các hình đã học, tư duy xếp hình. 
 - Giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết số lượng khối lập phương thêm vào so với hình trước đó.
 - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Dùng các hình khối trong bộ xếp hình để lắp ghép thành các hình mới.
 2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
 3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Sách Toán lớp 3; bộ thiết bị dạy toán; mô hình khối hộp chữ nhật, khối lập phương, 
- HS: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; mô hình khối hộp chữ nhật, khối lập phương.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
- GV cho HS múa hát.
- GV dẫn dắt HS vào bài mới.
* Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Cả lớp.
- HS cả lớp múa hát.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Luyện tập (... phút)
Bài 1:
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, đọc câu hỏi, thảo luận rồi trả lời: Mỗi mảnh giấy (A, B, C, D) là của ô trống nào trong hình dưới đây?
- GV gọi 3 – 4 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 2:
- Yêu cầu của bài là gì?
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Nhận biết số lượng khối lập phương thêm vào so với hình trước đó.
- GV dùng trực quan để minh hoạ.
* Dùng các hình khối trong bộ xếp hình để lắp ghép thành các hình mới.
* Cá nhân, nhóm.
- HS quan sát hình vẽ, đọc câu hỏi, thảo luận.
+ Mảnh giấy A là của ô trống thứ 3 tính từ trái sang.
+ Mảnh giấy B là của ô trống thứ 4 tính từ trái sang.
+ Mảnh giấy C là của ô trống thứ 1 tính từ trái sang.
+ Mảnh giấy D là của ô trống thứ 2 tính từ trái sang.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm kiểm tra, nhận xét.
- Hình thứ năm có bao nhiêu khối lập phương?
- Thảo luận cách GQVĐ: HS đếm và viết số khối lập phương dưới các hình 
+ Hình thứ hai thêm 2 khối lập phương ( 1 + 2 = 3).
+ Hình thứ ba thêm 3 khối lập phương ( 3 + 3 = 6).
+ Hình thứ tư thêm 4 khối lập phương ( 6 + 4 = 10).
+ Hình thứ năm thêm 5 khối lập phương ( 10 + 5 = 15).
- Các nhóm kiểm tra, nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng (... phút) 
3.1 Hoạt động 1 (12 phút): Thử thách
- GV cho HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 tìm hiểu, nhận biết yêu cầu của bài, tìm cách thực hiện.
- GV gọi 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét.
* HS củng cố lại các kiến thức đã được học trong bài.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm bốn: Cần bao nhiêu khối lập phương để xếp hình tường rào dưới đây?
- HS thảo luận trả lời: Cần có 68 khối lập phương để xếp tường rào.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét.
3.2 Hoạt động 2 (15 phút): Đất nước em
- GV giới thiệu vài nét về cao nguyên đá đồng văn – hà giang.
- GV gọi 2 – 3 HS.
- GV cùng HS nhận xét.
* HS củng cố lại các kiến thức đã được học trong bài.
- HS lắng nghe.
- HS tìm vị trí các tỉnh Hà Giang trên bản đồ (SGK trang 96).
- Đại diện nhóm.
- Các nhóm nhận xét.
	4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
.................................................................................................................................................................................................................................................................
 GV soạn: Nguyễn Văn Toàn
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn học: Toán
Tên bài học: XEM ĐỒNG HỒ Số tiết: 2 tiết/ tiết 1
Tuần: 4 Thời gian thực hiện: ngày 30 tháng 9 năm 2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Năng lực đặc thù:
 - Tư duy và lặp luận toán học: Biết đọc giờ hơn, giờ kém (khi kim phút chỉ chưa quá số 6 và khi kim phút chỉ quá số 6)
 - Mô hình hoá toán học: Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ từ số 1 đến số 12 (chính xác đến 5 phút ).
 - Giao tiếp toán học: Biết đọc giờ ở các đồng hồ.
 - Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Biết xoay kim đồng hồ theo yêu cầu.
 2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
 3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Biết quý trọng thời gian; chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Sách Toán lớp 3; mô hình đồng hai kim và đồng hồ điện tử.
- HS: Sách học sinh, vở bài tập; mô hình đồng hai kim.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
- GV sử dụng mô hình đồng hồ và yêu cầu:
+ Nhắc lại các kiến thức đã học: Kim giờ chỉ 8 giờ, kim phút chỉ các số 12, 3, 6 đọc là mấy giờ?
- GV giới thiệu: Theo kim phút, từ một số đến số liền nó tương ứng với 5 phút.
- GV yêu cầu thực hiện nhóm đôi. HS sử dụng mô hình đồng hồ, xoay kim phút lần lượt các trường hợp như hình ảnh trong SGK rồi đếm.
- GV nhận xét, giới thiệu bài.
* Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* cá nhân, nhóm đôi, lớp.
- HS trả lời lần lượt: 8 giờ, 8 giờ 15 phút, 8 giờ 30 phút ( 8 giờ rưỡi).
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện nhóm đôi. 
- Theo kim đồng hồ:
+ Xoay kim phút từ số 12 đến số 1, đọc: 5 phút.
+ Xoay kim phút từ số 12 đến số 2, đọc: 10 phút.
+ Xoay kim phút từ số 12 đến số 5, đọc: 25 phút, .
- Ngược chiều kim đồng hồ:
+ Xoay kim phút từ số 12 đến số 11, đọc: kém 5 phút.
+ Xoay kim phút đến số 9, đọc: kém 15 phút.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới 
* Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
* Xem đồng hồ khi kim phút chỉ từ số 12 đến số 6 (theo chiều kim đồng hồ).
- GV xoay kim để đồng hồ chỉ 8 giờ. Gọi HS lặp lại.
- GV xoay cho kim phút chỉ số 1 và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- GV: Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 5 phút.
- GV xoay cho kim phút chỉ số 4 và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- GV: Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 20 phút.
- GV xoay cho kim phút chỉ số 6 và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- GV: Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 30 phút (8 giờ rưỡi).
* Xem đồng hồ khi kim phút chỉ từ số 6 đến số 12 (theo chiều kim đồng hồ).
- GV đưa đồng hồ (kim phút chỉ số 7) và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
+ GV giới thiệu: Khi kim phút chỉ qua vạch số 6, người ta đọc theo 2 cách.
+ GV xoay kim đồng hồ (từ số 12 đến số 7, ngược chiều kim đồng hồ).
+ Khi kim phút chỉ số 7, còn bao nhiêu phút nữa mới đến 9 giờ?
+ Đọc là: 9 giờ kém 25 phút.
+ GV viết bảng: 9 giờ kém 25 phút.
- GV hướng dẫn tương tự xoay đồng hồ kim phút chỉ số 9, số 11.
* GV chốt:
- Khi kim giờ đứng ở vị trí giữa hai số thì đọc giờ theo số bé hơn (riêng trường hợp giữa số 12 và 1 thì đọc giờ theo số 12).
- Thông thường chúng ta có 2 cách đọc giờ: đọc giờ hơn và đọc giờ kém.
+ Giờ hơn là các thời điểm khi kim phút chỉ chưa quá số 6, tính theo chiều kim đồng hồ. Ví dụ: 8 giờ, 8 giờ 5 phút, 7 giờ 15 phút, 9 giờ 30 phút, 
+ Giờ kém là các thời điểm khi kim phút chỉ quá số 6 (từ số 7 đến số 11), tính theo ngược chiều kim đồng hồ.Ví dụ: 8 giờ kém 25 phút, 7 giờ kém 20 phút, , 
* Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ từ số 1 đến số 12. Biết đọc giờ hơn, giờ kém.
* Trực quan, cá nhân, lớp.
- HS xoay kim để đồng hồ chỉ 8 giờ.
- Đồng hồ chỉ 8 giờ 5 phút.
- HS lắng nghe và lặp lại nhiều lần “8 giờ 5 phút”.
- Đồng hồ chỉ 8 giờ 20 phút.
- HS lắng nghe và lặp lại nhiều lần “8 giờ 20 phút”.
- Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 30 phút.
- HS lắng nghe và lặp lại nhiều lần “8 giờ 30 phút (8 giờ rưỡi)”.
- Đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp đếm: kém 5, kém 10, kém 15, kém 25.
- Khi kim phút chỉ số 7, còn 25 phút nữa mới đến 9 giờ.
- HS lặp lại nhiều lần “9 giờ kém 25 phút”
- HS quan sát.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS lắng nghe.
* Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu hai HS ngồi cạnh nhau thực hiện.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / đồng hồ).
- GV nhận xét.
* HS củng cố lại các kiến thức đã được học trong bài.
* Trực quan, nhóm đôi, lớp.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thay nhau đọc giờ ở các đồng hồ.
Đồng hồ
Giờ
Đồng hồ màu hồng
7 giờ 10 phút
Đồng hồ màu tím
4 giờ 15 phút
Đồng hồ màu xanh da trời
11 giờ 25 phút
Đồng hồ màu cam
10 giờ 30 phút hay 10 giờ rưỡi
Đồng hồ màu xanh lá cây
12 giờ 50 phút hay 1 giờ kém 10
Đồng hồ màu nâu
1 giờ
- 1 bạn nói giờ (1 trong các đồng hồ ở SGK), bạn còn lại chỉ vào đồng hồ.
- HS đọc yêu cầu.
- Nhóm 2 HS xoay kim đồng hồ theo yêu cầu.
- Các nhóm quan sát, nhận xét.
	4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
.................................................................................................................................................................................................................................................................
 GV soạn: Nguyễn Văn Toàn

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_3_tuan_4_nam_hoc_2022_2023_nguyen.docx