Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Văn Toàn
1. Yêu cầu cần đạt:
* Năng lực đặc thù:
– Ôn tập các số đến 1 000:
- Đếm, lập số, đọc – viết số, cấu tạo số (viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị).
- So sánh số, sắp xếp các số theo thứ tự.
- Tia số.
* Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
* Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: 10 thẻ trăm, 10 thanh chục và 10 khối lập phương, hình vẽ và các thẻ số cho bài thực hành 1.
- Học sinh: 3 thẻ trăm, 3 thanh chục và 5 khối lập phương.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn học: Toán Tên bài học: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1 000 Số tiết: 2 tiết/ tiết 1 Tuần: 1 Thời gian thực hiện: ngày 05 tháng 09 năm 2022 1. Yêu cầu cần đạt: * Năng lực đặc thù: – Ôn tập các số đến 1 000: - Đếm, lập số, đọc – viết số, cấu tạo số (viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị). - So sánh số, sắp xếp các số theo thứ tự. - Tia số. * Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. * Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. 2. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: 10 thẻ trăm, 10 thanh chục và 10 khối lập phương, hình vẽ và các thẻ số cho bài thực hành 1. - Học sinh: 3 thẻ trăm, 3 thanh chục và 5 khối lập phương. 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Hoạt động khởi động/kết nối - GV gọi 3 HS đứng dậy, mỗi bạn thực hiện 1 nhiệm vụ : + Đếm từ 1 đến 10. + Đếm theo chục từ 10 đến 100. + Đếm theo trăm từ 100 đến 1 000. - GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt vào bài mới. 2. Bài học và thực hành Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các hang * Mối quan hệ giữa nghìn – trăm – chục – đơn vị. - GV chia lớp thành các nhóm 4 người và yêu cầu: + Đếm theo đơn vị: Đếm 10 khối lập phương – gắn vào tạo thành 1 chục rồi nói: 10 đơn vị bằng 1 chục và viết vào bảng con: 10 đơn vị = 1 chục. + Đếm theo chục: đếm thanh 10 chục – gắn vào tạo thành 1 thẻ trăm rồi nói: 10 chục bằng 1 trăm và viết vào bảng con: 10 chục = 1 trăm. + Đếm theo trăm: đếm 10 thẻ trăm – gắn vào tạo thành 1 khối nghìn rồi nói: 10 trăm bằng 1 nghìn và viết vào bảng con: 10 trăm = 1 nghìn. - GV quan sát quá trình HS thực hiện, hướng dẫn cho các nhóm chưa rõ yêu cầu. - GV gọi HS đứng dậy thực hiện, đánh giá, nhận xét. * Giá trị của các chữ số trong một số - GV đọc số: ba trăm hai mươi ba, yêu cầu HS ghi vào bảng con và nêu cấu tạo của số 323. - GV giới thiệu: “Đây là số có ba chữ số”. Số có ba chữ số ta gọi là số trăm. Ví dụ với số 323 ta có: chữ số 3 ở cột tăm có giá trị là 300 ( gắn ba thẻ 100 lên bảng lớp), chữ số 2 ở cột chục có giá trị là 20 (gắn hai thẻ 10 lên bảng lớp), chữ số 3 ở hàng chục có giá trị là 3 (gắn ba thẻ 1 lên bảng lớp). Như vậy: 323 = 300 + 20 + 3 Hoạt động 2. Thực hành nêu giá trị các chữ số của một số - GV chia lớp thành các cặp đôi, yêu cầu học sinh: + Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị: 641, 830, 259. + Viết tổng thành số: · 900 + 60 + 3 · 100 + 1 · 200 + 40 + 7 - Sau khi thảo luận, GV gọi HS đứng dậy trình bày kết quả. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3. Sắp xếp các số theo thứ tự - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?” - GV phổ biến luật chơi: Hai nhóm học sinh, mỗi nhóm bốn bạn thực hiện hai nhiệm vụ: + Mỗi bạn trong nhóm viết một số theo yêu cầu của GV. Ví dụ: Viết số tròn chục có ba chữ số. + Mỗi nhóm sắp xếp bốn số vừa viết theo thứ tự từ bé đến lớn. Nhóm nào hoàn thành đúng và nhanh thì được cả lớp vỗ tay khen thưởng. - Kết thúc trò chơi, GV kiểm tra kết quả hai đội và công bố đội dành chiến thắng. 3. Hoạt động nối tiếp - GV dán các thẻ số: 1, 5, 9 lên bảng. - GV gọi lần lượt HS đứng dậy đọc một số có ba chữ số được tạo từ 3 số đã cho. - Khi tạo đủ các số có ba chữ số từ 3 số đã cho, GV yêu cầu HS sắp xếp các số đó theo thứ tự tăng dần. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học cho tiết học sau. - GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được, tuyên dương và khuyến khích HS. * Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. - HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ: + 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 + 10, 20, 30, 40, 50, ...100 + 100, 200, 300, 400,...1000 - HS lắng nghe *HS hiểu được mối quan hệ giữa các hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị.Biết được giá trị cấu tạo của các chữ số - HS hình thành nhóm có 4 người, lắng nghe nhiệm vụ và thực hiện. - HS đứng dậy thực hành trước lớp - HS lắng nghe câu hỏi và ghi câu trả lời vào bảng - HS tập trung lắng nghe. * HS vận dụng và thực hành vào bài tập, biết được giá tị của các chữ số từ số đã cho. HS bắt cặp, thảo luận, tìm ra câu trả lời: + Viết số thành tổng: · 641 = 600 + 40 + 1 · 630 = 600 + 30 + 0 · 259 = 200 + 50 + 9 + Viết tổng thành số: · 900 + 60 + 3 = 963 · 100 + 1 = 101 · 200 + 40 + 7 = 247 - HS lắng nghe *Thông qua trò chơi, HS phân biệt được các số lớn và bé để sắp xếp các số theo thứ tự đúng. - HS lắng nghe luật chơi, xung phong chơi trò chơi. - HS lắng nghe GV công bố kết quả * HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. - HS xung phong trả lời - HS tập trung lắng nghe - HS tập trung lắng nghe. 4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có). ................................................................................................................................................................................................................................................................. GV soạn: Nguyễn Văn Toàn KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn học: Toán Tên bài học: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 1 000 Số tiết: 2 tiết/ tiết 2 Tuần: 1 Thời gian thực hiện: ngày 06 tháng 09 năm 2022 1. Yêu cầu cần đạt: * Năng lực đặc thù: – Ôn tập các số đến 1 000: • Đếm, lập số, đọc – viết số, cấu tạo số (viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị). • So sánh số, sắp xếp các số theo thứ tự. • Tia số. * Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. * Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. 2. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: 10 thẻ trăm, 10 thanh chục và 10 khối lập phương, hình vẽ và các thẻ số cho bài thực hành 1. - Học sinh: 3 thẻ trăm, 3 thanh chục và 5 khối lập phương. 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động khởi động/kết nối - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ếch con đi học”. GV phổ biên luật chơi:”Mỗi câu trả lời đúng sẽ giúp chú ếch nhảy qua được 1 cái lá sen để sang bên đường đi học”. + Câu 1: 729 = 700 + ?...+ 9 + Câu 2: 10 chục=..?...trăm + Câu 3: 900 + 60 + 3 = ..?.. - GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt vào bài mới. 2. Luyện tập Bài 1: ( Thảo luận nhóm bốn) - GV cho HS đọc yêu cầu BT1. - HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu mẫu, xác định các việc cần làm: đọc số, viết số, viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / hàng). - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: ( Thảo luận nhóm đôi) - GV cho HS đọc yêu cầu BT2. – GV cho HS thảo luận (nhóm đôi) tìm hiểu bài, tìm cách làm: các dãy số sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn (đếm thêm: câu a – thêm 100; câu b – thêm 10; câu c – thêm 11). -GV yêu cầu HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm đôi. – GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / dãy số), khuyến khích HS nói cách làm. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: ( Cá nhân) - GV cho HS đọc yêu cầu BT3. - GV quan sát quá trình HS làm bài. - GV gọi 2 HS trình bày (mỗi HS/ tia số), khuyến khích HS nói cách làm. - GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng Bài 4: ( Cá nhân) - GV cho HS đọc yêu cầu BT4. - GV lần lượt đọc từng ý, sau đó HS giơ bảng biểu quyết (Đ/S), GV yêu cầu HS giải thích câu trả lời của mình. - GV nhận xét, chốt đáp án: a. Sai (vì số 621 có 600, 2 chục và 1 đơn vị) b. Đúng c. Đúng 3. Hoạt động nối tiếp - GV gọi 1 vài học sinh lên đọc các dãy số: + 100, 105, 110, 115 ,150 + 500, 600, 1000 + 112, 122, 132 182. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học cho tiết học sau. - GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được, tuyên dương và khuyến khích HS. * Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. - HS lắng nghe trò chơi và trả lời câu hỏi: Câu 1: 70 Câu 2: 100 Câu 3: 963 - HS lắng nghe * Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học bằng cách giải bài tập. - HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm tìm hiểu mẫu, xác định việc cần làm - Đại diện nhóm trả lời - HS tập trung lắng nghe - HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm tìm hiểu mẫu, xác định việc cần làm - HS làm bài - HS trình bày. - HS đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, tìm hiểu bài, tìm cách làm. - HS trình bày kết quả - HS tập trung lắng nghe - HS lắng nghe câu hỏi, giơ tay trả lời. - HS lắng nghe * HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. - HS xung phong trả lời - HS tập trung lắng nghe - HS tập trung lắng nghe. 4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có). ........................................................................................................................................................................................................................................................ GV soạn: Nguyễn Văn Toàn KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn học: Toán Tên bài học: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ Số tiết: 2 tiết/ tiết 1 Tuần: 1 Thời gian thực hiện: ngày 07 tháng 09 năm 2022 1. Yêu cầu cần đạt: * Năng lực đặc thù: – Ôn tập phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ không quá một lượt) trong phạm vi 1 000. – Nhận biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của của phép cộng qua các trường hợp cụ thể, GV khái quát bằng lời (chưa nêu tên tính chất). Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp để tính toán hợp lí. – Nhận biết ba số gia đình, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; dựa vào sơ đồ tách – gộp số. * Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. * Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. 2. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: 3 thanh chục và 17 khối lập phương (hoặc các mảnh bìa vẽ chấm tròn trong bài học); hình vẽ tóm tắt các bài Luyện tập 3, 4 và 5 (nếu cần). - Học sinh: 2 thanh chục và 5 khối lập phương. 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động khởi động/kết nối - GV tổ chức Trò chơi ĐỐ BẠN. Phổ biến luật chơi và cách chơi Ví dụ: - GV: Gộp 20 và 10 được mấy? - GV: Lập sơ đồ tách – gộp số. - GV: Đọc bốn phép tính. - GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt vào bài mới. 2. Bài học và thực hành Hoạt động 1: Tính chất giao hoán của phép cộng *Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - GV chia lớp thành các nhóm 4 người và yêu cầu: - GV: Dùng thẻ hiện số 22 và 15. Có tất cả bao nhiêu ? - GV: Lập sơ đồ tách – gộp số. - GV: Viết bốn phép tính, đọc bốn phép tính. - GV cho HS nhận xét: vị trí các số hạng và kết quả của hai phép cộng. * GV kết luận: Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. Hoạt động 2. Thực hành Ba số gia đình – Quan hệ giữa phép cộng và phép trừ - GV thực hiện mẫu - GV giúp HS làm các việc theo trình tự: + Lập sơ đồ tách – gộp số. + Viết bốn phép tính, đọc bốn phép tính. - GV sửa bài, khuyến khích HS trình bày cách làm. Hoạt động 3. Luyện tập: Bài 1: - GV cho HS đọc yêu cầu. - GV cho HS làm bảng con. a. 204 + 523 b. 61 + 829 c. 347 – 80 - GV nhận xét sửa sai. Bài 2: - GV cho HS đọc yêu cầu. - GV cho HS thảo luận nhóm. a. 15 + 6 + 5 b. 18 + 12 + 17 c. 29 + 5 + 6 - GV gợi ý: tìm hai số hạng có tổng là số tròn chục để tính trước, rồi cộng với số hạng còn lại. - Cho HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm. - GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / câu), khuyến khích HS chọn cách tính thuận tiện. * GVKL: Khi cộng một tổng của hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. Vui học - GV cho HS đọc yêu cầu. - GV cho HS thảo luận (nhóm bốn) tìm hiểu bài, tìm cách làm: nói tình huống có số hạng hay số trừ bằng 0 rồi viết phép tính. - GV nhận xét sửa bài, khuyến khích nhiều nhóm trình bày. * GVKL: Một số cộng với 0 (hoặc trừ cho 0) hay 0 cộng với một số bằng chính số đó. 3. Hoạt động nối tiếp - GV cho 3 phép cộng, trừ tính bất kì và gọi lần lượt HS đứng dậy thực hiện phép tính - GV nhận xét, chốt. - GV nói những việc chính cần thực hiện trong mỗi phép tính cộng trừ. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về chuẩn bị cho tiết học sau: Ôn tập phép cộng, trừ (tiết 2) * Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. - HS lắng nghe và thực hiện trò chơi + Gộp 20 và 10 được 30. - Lập sơ đồ vào bảng con. 20 + 10 = 30 - HS lắng nghe * HS hiểu được tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, phép trừ. - HS làm việc theo nhóm bốn thực hiện các yêu cầu của GV. + Có tất cả 22 viên bi xanh và 15 viên bi đỏ. Có tất cả 37 viên bi - Đại diện nhóm trình bày bài làm trên bảng. 22 + 15 = 37 15 + 22 = 37 37 – 15 = 22 37 – 22 = 15 - HS nhận xét. - HS nhắc lại. * HS vận dụng và thực hành vào bài tập. Ba số gia đình – biết được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - HS lắng nghe. - HS (nhóm bốn) thảo luận và làm bài theo trình tự mẫu. - HS trình bày bài làm. a. 20 +70 = 90 b. 9 + 5 = 14 70 + 20 = 90 5 + 9 = 14 90 – 70 = 20 14 – 5 = 9 90 – 20 = 70 14 - 9 = 5 * HS biết vận dụng vào bài học để tính toán . - HS đọc và xác định yêu cầu đề. - HS làm bảng con, nhận xét sửa sai. - HS đọc và xác định yêu cầu đề. - HS thảo luận (nhóm đôi) tìm hiểu bài, tìm cách làm. - HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm. - HS trình bày, nhận xét, sửa sai. a. 15 + 6 + 5 = ( 15 + 5 ) + 6 = 26 b. 18 + 12 + 17 = ( 18 + 12 ) + 17 = 47 c. 29 + 5 + 6 = 34 + 6 = 40 - HS đọc yêu cầu đề. - HS thảo luận và làm bài. - HS nhắc lại. * HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. - HS thực hiện, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. 4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có). ........................................................................................................................................................................................................................................................ GV soạn: Nguyễn Văn Toàn KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn học: Toán Tên bài học: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ Số tiết: 2 tiết/ tiết 2 Tuần: 1 Thời gian thực hiện: ngày 08 tháng 09 năm 2022 1. Yêu cầu cần đạt: * Năng lực đặc thù: – Ôn tập phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ không quá một lượt) trong phạm vi 1 000. – Nhận biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của của phép cộng qua các trường hợp cụ thể, GV khái quát bằng lời (chưa nêu tên tính chất). Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp để tính toán hợp lí. – Nhận biết ba số gia đình, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; dựa vào sơ đồ tách – gộp số. * Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. * Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. 2. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: 3 thanh chục và 17 khối lập phương (hoặc các mảnh bìa vẽ chấm tròn trong bài học); hình vẽ tóm tắt các bài Luyện tập 3, 4 và 5 (nếu cần). - Học sinh: 2 thanh chục và 5 khối lập phương. 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động khởi động/kết nối - GV cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”. - GV nêu ra các phép tính cho sinh nêu và thực hiện. - GV nhận xét tuyên dương HS nhanh nhất. 2. Hoạt động Luyện tập (25 phút) Bài 3: - GV gọi HS đọc đề bài. Bước 1: Tìm hiểu bài toán. - GV treo bảng phụ có viết đề bài (hoặc trình chiếu): + Đề bài cho biết gì? + Đề bài hỏi gì? - GV và HS cùng vẽ - GV vẽ trên bảng lớp. * Bước 2: Tìm cách giải bài toán. - GV cho HS thảo luận nhóm. - Khi GV hỏi cách làm, HS chỉ cần thông báo chọn phép tính nào và vì sao chọn (Ví dụ: Chọn phép tính cộng vì thực hiện thao tác gộp, ). * Bước 3: Giải bài toán. - GV cho HS làm việc nhóm vào bảng phụ và vở nháp. 27 + 15 = 42 * Bước 4: Kiểm tra lại. GV giúp HS kiểm tra: - Các số tham gia phép tính có đúng với đề bài không. - Phép tính có phù hợp với vấn đề cần giải quyết không. - GV kiểm tra, nhận xét, chốt lại. Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Cho HS thảo luận nhóm đôi theo 4 bước. (như bài 3) - Khi GV hỏi cách làm, HS chỉ cần thông báo chọn phép tính nào và vì sao chọn (Ví dụ: Chọn phép tính cộng vì thực hiện thao tác gộp, ). - GV vẽ trên bảng lớp. Bài 5: - GV cho HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận (nhóm đôi) tìm hiểu bài, chọn tóm tắt phù hợp. - Sửa bài, GV cho HS trình bày theo nhóm (mỗi nhóm / câu), khuyến khích HS nói cách làm. Ví dụ: Bài toán 1: Biết số nhãn vở cả hai bạn có và số nhãn vở của Mai, tìm số nhãn vở của Minh là? Bài toán 2: Biết số khẩu trang của Mai và phần hơn, tìm số khẩu trang của Minh là? Thử thách - GV giúp HS xác định cái đã cho và cái phải tìm. - GV cho HS tóm tắt (có thể tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, hoặc bằng sơ đồ tách – gộp), tìm - GV cho HS giải bài toán. - Khi sửa bài, khuyến khích nhiều HS nói. - GV kiểm tra, nhận xét, chốt lại. 3. Hoạt động nối tiếp: (5 phút) - GV cho 1 bài toán bất kì và gọi HS đứng dậy nêu và thực hiện phép tính - GV nhận xét, chốt. - GV nói những việc chính cần thực hiện trong mỗi phép tính cộng trừ. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về chuẩn bị cho tiết học sau: Cộng nhẩm, trừ nhẩm * Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học. - HS tham gia chơi. - HS thực hiện bảng con. - HS nhận xét. * Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học bằng cách giải bài tập - HS đọc và xác định yêu cầu đề bài. - HS đọc đề bài (hai HS đọc, cả lớp đọc thầm theo). + Đội văn nghệ có 27 bạn nữ và 15 bạn nam. + Đội văn nghệ có tất cả bao nhiêu bạn? - HS vẽ vào vở nháp. - HS thảo luận cách thức tính. - Các nhóm thực hiện, vào vở nháp, một vài nhóm (làm vào bảng phụ) trình bày ngắn gọn cách làm. Bài giải Số bạn đội văn nghệ có tất cả là: 27 + 15 = 42 (bạn) Đáp số: 42 bạn. + Đội văn nghệ có tất cả 42 bạn. - Các nhóm nhận xét, sửa bài. - HS đọc và xác định yêu cầu đề bài. - HS (nhóm đôi) thảo luận và thực hiện theo bốn bước. - Các nhóm thực hiện, vào vở nháp, một vài nhóm (làm vào bảng phụ) trình bày ngắn gọn cách làm. Bài giải Số cây tổ 2 trồng nhiều hơn tổ 1 là: 25 - 18 = 7 (cây) Đáp số: 7 cây. + Tổ 2 trồng được nhiều hơn tổ 1 là 7 cây. - HS đọc và xác định yêu cầu đề. - HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm. + Tóm tắt B. + Tóm tắt A. - HS xác định yêu cầu. - HS vẽ sơ đồ vào vở nháp và tìm. - HS giải bài toán vào vở, trình bày, nhận xét sửa sai * HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. - HS thực hiện, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện. 4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có). ................................................................................................................................................................................................................................................................. GV soạn: Nguyễn Văn Toàn KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn học: Toán Tên bài học: CỘNG NHẨM, TRỪ NHẨM Số tiết: 1tiết/ tiết 1 Tuần: 1 Thời gian thực hiện: ngày 09 tháng 09 năm 2022 1. Yêu cầu cần đạt: * Kiến thức, kĩ năng: – Ôn tập phép cộng, phép trừ nhẩm các số trong phạm vi 10, 20, các số tròn chục, tròn trăm trong phạm vi 1000. – Cộng nhẩm, trừ nhẩm trong một số trường hợp đơn giản. * Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học. * Tích hợp: Toán học và cuộc sống. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, yêu nước. 2. Đồ dùng dạy học: - GV: Phiếu bài tập, hình vẽ bài Luyện tập 1 - HS: SGK 3. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động khởi động/kết nối - GV cho HS chơi “Đố bạn” (cộng nhẩm – trừ nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 100 và các số tròn trăm trong phạm vi 1 000). Ví dụ: GV hướng dẫn: + Quản trò nói: “Đố bạn, đố bạn.” + HS: Đố gì? Đố gì? QT: 800 + 100 = ? + HS biết xung phong phát biểu: 900. * Tương tự quản trò ra các câu đố tiếp theo. + Quản trò nói: “Đố bạn, đố bạn.” + HS: Đố gì? Đố gì? Quản trò nói: 60 – 30 = ? - GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt HS vào nội dung bài học: Cộng nhẩm, trừ nhẩm. 2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (15 phút) Cộng nhẩm, trừ nhẩm - GV chia lớp thành 4 nhóm. - GV hướng dẫn thực hiện: Bước 1: Mỗi nhóm thực hiện một phép tính (trong phần bài học) 54 + 3 57 – 3 54 + 30 84 – 30. Bước 2: HS chia sẻ cùng nhau và thống nhất cách tính nhẩm. – GV tổ chức cho HS sửa bài.HS (mỗi nhóm / phép tính). – Sau mỗi phép tính, GV cùng HS thao tác (vừa vấn đáp, vừa viết trên bảng lớp như SGK). + 54 gồm mấy chục và mấy đơn vị? - GV vừa vấn đáp, vừa viết lên bảng lớp. 4 + 3 = 7 54 + 3 = 57 + Tương tự như vậy GV hỏi các phép tính còn lại. + 57 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 7 - 3 = 4 50 + 4 = 54 . – GV kết luận: Số chục cộng (trừ) số chục, số đơn vị cộng (trừ) số đơn vị. Thực hành Bài 1: - GV cho HS đọc yêu cầu chung - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân – GV gọi HS chia sẻ kết quả. – GV nhận xét, sửa bài, khuyến khích HS nêu cách trình bày. Ví dụ: 630 + 50 3 chục + 5 chục = 8 chục 630 + 50 = 680 Bài 2: - GV cho HS đọc yêu cầu chung - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân – GV gọi HS chia sẻ kết quả. – GV nhận xét, sửa bài, khuyến khích HS nêu cách trình bày Ví dụ: 69 -5 =64 9 -5 =4 60 + 4 =64 3 Hoạt động luyện tập (8 phút) - Bài 1: - GV cho HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân – GV gọi HS chia sẻ kết quả, khuyến khích HS nói cách cộng nhẩm, trừ nhẩm, + Ví dụ: 750 – 200 7 trăm – 2 trăm = 5 trăm 750 – 200 = 550 - GV nhận xét, đánh giá. 4. Hoạt động nối tiếp: (5 phút) - GV cho HS nêu các phép tính và gọi HS trả lời + 35 + 12 ; 400 + 25; 56 – 43 - GV nhận xét, chốt. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết học sau: Tìm số hạng (tiết 1) * Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học. - HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ: - HS lắng nghe cách chơi. + HS biết xung phong phát biểu: 900. + HS biết xung phong phát biểu: 30 * HS hiểu được cách cộng nhẩm, trừ nhẩm trong một số trường hợp đơn giản. – HS làm việc theo nhóm bốn thực hiện các yêu cầu của GV. - Các nhóm HS thảo luận và thực hiện vào phiếu học tập. - Đại diện các nhóm trình bày theo yêu cầu của GV - HS nghe giảng và trả lời + 54 gồm 5 chục và 4 đơn vị. + 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị. - HS đọc: Tính nhẩm. - HS làm bài cá nhân. - HS chia sẻ kết quả. a) 21 +8 =29 b) 42 +20 =62 6 +72 =78 80 +15 =95 c) 630 +50 =680 10 + 470 =480 - HS lắng nghe. - HS đọc: Tính nhẩm. - HS làm bài cá nhân. - HS chia sẻ kết quả. a)69 -5 =64 b) 37 -20 =17 18 -7 =11 92 -10 =82 c) 190 -60 =30 840 -40 =800 - HS lắng nghe. * HS vận dụng và thực hành vào bài tập, biết được cách cộng nhẩm ,trừ nhẩm các số trong phạm vi 1000. - HS đọc và xác định yêu cầu: Số ? - HS làm việc cá nhân. - HS chia sẻ kết quả. a) 750 -200 =550 550 +40 =590 b) 60 +15 =75 75 -70 =5 - HS lắng nghe * HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. - HS trả lời + 35 + 12= 47 + 400 + 25 = 425 + 56 – 43= 13 .. - HS lắng nghe. 4. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có). ................................................................................................................................................................................................................................................................. GV soạn: Nguyễn Văn Toàn
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_toan_lop_3_tuan_1_nam_hoc_2022_2023_nguyen.docx