Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 12 - Bài: Bảng chia 7
BẢNG CHIA 7
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Bảng chia 7: + Thành lập bảng chia 7.
+ Bước đầu ghi nhớ bảng (yêu cầu đối với các học sinh (HS) có khả năng dễ dàng thuộc bảng).
- Tính kết quả phép chia trong bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7 (yêu cầu đối với đa số HS trong lớp).
- Vận dụng để thực hiện chia số có hai chữ số cho 7, giải quyết vấn đề đơn giản qua việc giải toán.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN - LỚP 3 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢNG CHIA 7 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Bảng chia 7: + Thành lập bảng chia 7. + Bước đầu ghi nhớ bảng (yêu cầu đối với các học sinh (HS) có khả năng dễ dàng thuộc bảng). - Tính kết quả phép chia trong bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7 (yêu cầu đối với đa số HS trong lớp). - Vận dụng để thực hiện chia số có hai chữ số cho 7, giải quyết vấn đề đơn giản qua việc giải toán. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên (GV): Bảng nhân 7, bảng chia 7. - HS: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi, cả lớp. - GV cho cả lớp chơi trò “Truyền điện” - GV nêu yêu cầu các bạn hãy nối tiếp nhau nêu các phép tính trong bảng nhân 7. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV chuyển ý, giới thiệu bài. - HS nghe yêu cầu, thực hiện. - HS cả lớp thực hiện trò chơi, nêu từng phép tính trong bảng nhân 7. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. 2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (30 phút) 2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá a. Mục tiêu: Giúp HS lập được bảng chia 7 từ bảng nhân 7 và thuộc bảng chia 7. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm. - GV giới thiệu bảng chia 7 chưa có kết quả. - Yêu cầu Hs nhận xét về số chia, số bị chia của bảng chia 7. - Chia lớp thành hai nhóm. + Các bạn hãy thay phiên đố các phép chia trong bảng chia 7 (không theo thứ tự). + Bạn trả lời giải thích cách tìm kết quả. (ví dụ: 42 : 7 = 6 vì 7 x 6 = 42 hoặc 6 x 7 = 42) - GV hoàn thiện bảng chia 7. - GV gắn bảng nhân 7 bên trái bảng chia 7 để HS đối chiếu. - GV hướng dẫn HS học thuộc bảng chia 7, khuyến khích các em học thuộc ngay tại lớp. - HS quan sát. - HS nhận biết số chia là 7, số bị chia là dãy số đếm thêm 7 (từ 7 đến 70). Đây cũng là các tích trong bảng nhân 7. - HS thực hiện thảo luận theo hướng dẫn của GV. - HS quan sát. - HS học thuộc bảng chia 7 theo hướng dẫn của GV. 2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành a. Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng bảng chia 7 vào tính nhẩm và thực hiện các bài toán có liên quan. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm. Bài 1: Tính nhẩm. - GV yêu cầu HS đọc đề và cá nhân thực hiện bài làm vào vở. - GV nên che bảng chia 7 để HS thực hiện bằng cách dựa vào bảng nhân 7. - Yêu cầu 2 – 3 HS trình bày bài làm, yêu cầu HS giải thích cách tìm kết quả. - Trong trường hợp 0 : 7 = 0 có nhiều cách giải thích. + Trong hộp không có kẹo, chia đều cho 7 bạn, mỗi bạn không được cái kẹo nào. + Vì 0 x 7 = 0. - GV yêu cầu HS khác nhận xét. - GV sửa bài, nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Đặt tính rồi tính. - Yêu cầu HS tìm hiểu bài và thực hiện các nhân. - Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài. - Mời 1 HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. - GV sửa bài, nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Đề bài đã cho biết gì? - Đề bài hỏi gì? - Muốn biết mỗi phần vải thiều nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta làm như thế nào? - Ta có phép tính gì? - GV yêu cầu HS thực hiện bài làm vào vở. - Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày kết quả bài làm. - Yêu cầu 1 HS khác nhận xét bài làm. - GV sửa bài, nhận xét, tuyên dương. Đất nước em - Yêu cầu HS quan sát hình ảnh ở Bài tập 3 (SGK), GV giới thiệu về màu sắc, hình dạng, mùi vị cảu vải thiều: Ở nước ta, vùng trồng nhiều vải thiều và nổi tiếng ngon là các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang. Giới thiệu một số hình ảnh về Hải Dương và Bắc Giang, cho HS xác định vị trí của 2 tỉnh này trên bản đồ nếu còn thời gian. - 1 HS đọc yêu cầu bài toán. - HS thực hiện cá nhân vào vở. - 2 – 3 HS trình bày kết quả bài làm. 14 : 7 = 2 35 : 7 = 5 28 : 7 = 4 56 : 7 = 8 49 : 7 = 7 42 : 7 = 6 63 : 7 = 9 7 : 7 = 1 70 : 7 = 10 0 : 7 = 0 - HS nhận xét bài làm của bạn. - HS lắng nghe. - HS đọc yêu cầu đề và thực hiện bài làm vào vở. - 3 HS lên bảng trình bày. - 1 HS nhận xét. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc đề bài. - Đề bài cho biết bà chia 14kg vải thiều thành 7 phần nặng bằng nhau. - Đề bài hỏi mỗi phần vải thiều nặng bao nhiêu ki-lô-gam? - Muốn biết mỗi phần vải thiều nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta lấy số vải bà có chia cho 7. - Ta có phép tính: 14 : 7= ? - HS làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng trình bày kết quả bài làm. Bài giải Số ki-lô-gam vải thiều mỗi phần vải thiều nặng là: 14 : 7 = 2 (kg) Đáp số: 2kg. - HS nhận xét bài làm của bạn. - HS lắng nghe và thực hiện các yêu cầu của GV. * Hoạt động nối tiếp: (3 – 5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Ôn tập, trò chơi. - GV cho HS chơi trò chơi “Lật ô số”, trong mỗi ô số có các phép tính chia trong bảng chia 7. HS lật thẻ mở được và trả lời kết quả. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị bài mới. - HS tham gia chơi. Ví dụ: 14 : 7 = 2 49 : 7 = 7 35 : 7 = 5 42 : 7 = 6 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_12.docx