Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 10 - Bài: Em làm được những gì? (Tiết 1)

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 10 - Bài: Em làm được những gì? (Tiết 1)

BÀI 35: Em làm được những gì? (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hiện nhân (chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số. Nhân, chia nhẩm các số tròn chục, tròn trăm.

- Vận dụng vào giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến dung tích, tính giá trị của biểu thức.

- Nhận biết phân số thông qua hình ảnh trực quan.

Xác định được giá trị phân số của một nhóm đồ vật qua hình ảnh trực quan.

2. Năng lực đặc thù:

 - Tư duy và lập luận toán học: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

- Giải quyết vấn đề toán học: Nêu được tình huống và cách giải quyết tình huống bài học.

- Giao tiếp toán học: Củng cố lại các kĩ năng tính nhân, chia; các thành phần trong phép nhân và phép chia ( chia hết và chia có dư).

 

docx 3 trang Đăng Hưng 24/06/2023 2540
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 10 - Bài: Em làm được những gì? (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI 35: Em làm được những gì? (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện nhân (chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số. Nhân, chia nhẩm các số tròn chục, tròn trăm.
- Vận dụng vào giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến dung tích, tính giá trị của biểu thức.
- Nhận biết phân số thông qua hình ảnh trực quan.
Xác định được giá trị phân số của một nhóm đồ vật qua hình ảnh trực quan.
2. Năng lực đặc thù:
 - Tư duy và lập luận toán học: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
- Giải quyết vấn đề toán học: Nêu được tình huống và cách giải quyết tình huống bài học.
- Giao tiếp toán học: Củng cố lại các kĩ năng tính nhân, chia; các thành phần trong phép nhân và phép chia ( chia hết và chia có dư).
3. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
4. Phẩm chất.
- Phẩm chất trung thực: Biết sửa sai khi thực hiện bài tập.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Sách Toán lớp 3, bảng phụ, đồ dùng dạy học .
- HS: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con;...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Múa hát
Học sinh múa hát bài “ Trống cơm”
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (... phút)
2.1 Hoạt động 1 (15 phút): Bài 1,2
a. Mục tiêu: Củng cố cách nhân, chia nhẩm và tính giá trị của biểu thức.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi, đàm thoại, thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
Giáo viên gọi học sinh đọc đề.
Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò Truyền điện.
Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức
Giáo viên gọi học sinh đọc đề
Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc
Cho học sinh thực hiện bảng con, 1 học sinh làm trên bảng lớp
Giáo viên nhận xét và chốt
Học sinh đọc.
Học sinh chơi.
Học sinh đọc
Học sinh nhắc lại
Học sinh làm bảng con, 1 em thực hiện trên bảng lớp
Học sinh nhận xét bạn
2.2 Hoạt động 2 (12 phút): Bài 3,4
a. Mục tiêu: Xác định được số dư lớn nhất của một số chia bất kì.Xác định được giá trị phân số của một nhóm đồ vật qua hình ảnh trực quan. Nhận biết phân số thông qua hình ảnh trực quan.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi, đàm thoại, 
Bài 3: Chọn ý trả lời đúng
Giáo viên gọi học sinh đọc đề
Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”, giáo viên phát hoa xoay cho học sinh.
Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
Bài 4: Số
Giáo viên gọi học sinh đọc đề.
Giáo viên phát phiếu bài tập, hướng dẫn học sinh cách thực hiện.
Tổ chức thảo luận nhóm đôi
Gọi học sinh nêu kết quả tìm được.
Giáo viên nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh nhận hoa xoay và chơi.
Học sinh đọc.
Học sinh nhận phiếu và lắng nghe.
Học sinh thảo luận và làm vào phiếu bài tập
Học sinh nêu
Học sinh nhận xét bạn
* Hoạt động nối tiếp: ( 3 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại
Giáo viên nhận xét tiết dạy.
Chuẩn bị bài sau.
Học sinh tự đánh giá tiết học.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_10.docx