Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 26, Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 26, Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả

Đọc : Chuyện hoa, chuyện quả ( Tiết 1 + 2 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Nói được một vài hiểu biết về một loại quả mà em thích, nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.

- Hiểu được nội dung bài đọc: Nói về sự phong phú của hoa quả trong vườn. Ca ngợi vẻ đẹp của sự vật trong vườn. Kết tinh của đất đai, mưa nắng và công sức của con người.

- Tìm đọc được một bài văn về cây cối, Viết được phiếu đọc sách và chia sẻ với bạn câu có hình ảnh so sánh về cây cối.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.

 

docx 16 trang Đăng Hưng 26/06/2023 1430
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 26, Bài 3: Chuyện hoa, chuyện quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày dạy: ......./....../202...
Tiếng Việt 
Bài 3 : Chuyện hoa, chuyện quả
Đọc : Chuyện hoa, chuyện quả ( Tiết 1 + 2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Nói được một vài hiểu biết về một loại quả mà em thích, nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.
- Hiểu được nội dung bài đọc: Nói về sự phong phú của hoa quả trong vườn. Ca ngợi vẻ đẹp của sự vật trong vườn. Kết tinh của đất đai, mưa nắng và công sức của con người.
- Tìm đọc được một bài văn về cây cối, Viết được phiếu đọc sách và chia sẻ với bạn câu có hình ảnh so sánh về cây cối.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Tranh ảnh một số loại rau củ quả, video clip cây cối, hoa quả
- HS: mang theo sách có nội dung về cây cối và Phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1 - 2
1. Khởi động.
- Mục tiêu: 
 + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Nói được với bạn một vài hiểu biết về một loại quả mà em thích .
+ Nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ.
- Cách tiến hành:
- Tổ chức cho học sinh múa hát bài hát “Lý cây bông”.
- Giới thiệu tên chủ điểm và yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Thiên nhiên kì thú.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi nói với bạn về những loại quả mà em thích
- Nhận xét, tuyên dương.
- Cho HS xem tranh và dẫn dắt vào bài mới: Chuyện hoa, chuyện quả.
- Tham gia múa hát.
-Lắng nghe, suy nghĩ và trả lời.
-Thảo luận nhóm đôi
- Lắng nghe.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập.
- Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.
- Hiểu được nội dung bài đọc: Nói về sự phong phú của hoa quả trong vườn. Ca ngợi vẻ đẹp của sự vật trong vườn. Kết tinh của đất đai, mưa nắng và công sức của con người.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- Đọc mẫu: Giọng đọc trong sáng, vui tươi nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp của hoa quả.
-HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV chia đoạn: (có thể chia làm 3 đoạn)
Mỗi đoạn 4 câu 
- Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Luyện đọc từ khó: loa kèn, say sưa, chắt chiu, 
- Cách ngắt nhịp:
 Trong vườn /có mắt /quả na//
Có tai mộc nhĩ/ có hoa loa kèn.//
 Quả mồng tơi /mực tím đen//
Cà rốt / bút đỏ// ai đem ra đồng.//
- Giải nghĩa từ khó hiểu: 
Thơm tho: Thơm gây cảm giác nhẹ nhàng dễ chịu
Đồng: Khoảng đất trống, bằng phẳng, rộng để cấy cày, trồng trọt.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.
- Nhận xét các nhóm.
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
- Gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Mỗi loại quả được nói tới trong bài thơ có đặc điểm gì?
+ Câu 2: Em thích hình ảnh so sánh nào trong bài? Vì sao?
+ Câu 3: Dòng thơ nào trong bài nói về sự đóng góp của con người trong khu vườn?
+ Câu 4: Hai dòng thơ cuối nói lên điều gì?
- Mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài đọc: Nói về sự phong phú của hoa quả trong vườn. Ca ngợi vẻ đẹp của sự vật trong vườn. Kết tinh của đất đai, mưa nắng và công sức của con người.
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
- GV đọc lại toàn bài.
-Đọc nối tiếp trong nhóm
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe cách đọc.
- HS đọc nối tiếp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc .
-HS lắng nghe.
- Trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ HS nêu:
Quả na: có mắt
Mồng tơi: tím
Cà rốt: đỏ...
+ HS thảo luận cặp đôi và nêu.
+ “Bàn tay người chăm cho cây”.
- Sự kết tinh của đất đai, mưa nắng cho cây cối xanh tươi và cho trái chín. 
-2-3 HS nhắc lại
-HS lắng nghe.
-HS đọc nối tiếp
3. Đọc mở rộng – Đọc một truyện về trường học
- Mục tiêu:
- Tìm đọc được một bài văn về cây cối, Viết được phiếu đọc sách và chia sẻ với bạn câu có hình ảnh so sánh về cây cối.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
3.1. Hoạt động 1: Viết Phiếu đọc sách 
- Yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị: tên sách, tên tác giả, nội dung của sách 
+ Trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện em đọc.
3.2. Hoạt động 2: Chia sẻ Phiếu đọc sách
- Yêu cầu HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về Phiếu đọc sách của em: tên sách, tên tác giả, nội dung của sách.
- Nhận xét, tuyên dương.
-Viết vào phiếu đọc sách.
-Chia sẻ trước lớp.
-Lắng nghe.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
-Cho học sinh chơi trò chơi “ Nhà khoa học thông thái”
Câu 1: Những loại củ, quả nào có màu cam, đỏ?
Câu 2: Quả na có đặc điểm gì?.
Câu 3: Nấm mộc nhĩ được tác giả so sánh với sự vật nào?
Câu 4: Ăn rau, củ, quả có lợi ích gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
-Tham gia chơi trò chơi và trả lời các câu hỏi.
-Lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
-------------------------------------------------------------------
Ngày dạy: ......./....../202...
Tiếng Việt 
Viết : Nghe - viết Rừng cọ quê tôi
Phân biệt d/gi ; s/x, im/iêm ( Tiết 3 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nghe - viết đúng chính tả đoạn văn Rừng cọ quê tôi. Phân biệt được d/gi; s/x hoặc im/iêm.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS nhảy múa bài “Chữ đẹp mà nết càng ngoan” để khởi động bài học.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- Tham gia múa hát.
- Lắng nghe.
2. Viết
- Mục tiêu: 
+ Nghe - viết đúng chính tả đoạn văn Rừng cọ quê tôi. Phân biệt được d/gi; s/x hoặc im/iêm.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Nghe - viết 
- GV dùng video giới thiệu bài Rừng cọ quê tôi
-GV đọc bài
+Nội dung bài đọc nói về điều gì?
+Thân cây cọ như thế nào?
+Lá cọ có gì đặc biệt?
-Nhận xét, tuyên dương.
-Cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp).
- Cho HS viết vào vở 
- Nhận xét một số bài, nhận xét tuyên dương.
2.2. Chọn d/gi: 
GV chiếu clip có kênh rạch, rặng bần, dừa 
- Hướng dẫn HS điền vào chỗ trống.
Đáp án: dọc, dòng, dai, giữa, giản.
- Yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn.
- Nhận một số bài, nhận xét, tuyên dương.
2.3. Phân biệt s/x hoặc im/ iêm
GV dùng kĩ thuật khăn trải bàn.
- Hướng dẫn cách thực hiện.
Gợi ý câu a:
Cây sung, hoa súng, hoa sen 
Bọ xít, cây xương rồng, màu xanh 
Câu b:
Con nhím, con chim, cá kìm 
Vịt xiêm, dừa xiêm, ớt hiểm 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Quan sát video.
-HS lắng nghe
+Tả cây cọ ở quê tác giả.
+ Thân cọ cao to.
+ Lá cọ xòe ra nhiều phiến nhọn dài 
-HS đọc bài, 
-HS nêu các từ khó, viết dễ sai.
- HS viết bảng con.
+ HS viết vào vở
HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu
-HS quan sát.
-HS làm bài cá nhân.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu chọn một yêu cầu.
-HS làm nhóm 4
-Mỗi HS ghi những từ mình tìm được ở góc phiếu.
-Đọc cho bạn nghe và thống nhất ghi vào ô ý kiến chung của nhóm
- HS nhận xét chéo giữa các nhóm cho nhau.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
-Tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Quê em ở đâu?.
+ Quê em có cảnh gì? Có các loại cây nào đặc trưng?
GD: Chăm sóc và bảo vệ cây xanh 
- Nhận xét, tuyên dương
- Tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Trả lời các câu hỏi.
- Lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
Ngày dạy: ......./....../202...
Tiếng Việt 
Luyện từ và câu Dấu ngoặc kép ( Tiết 4 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Biết được công dụng của dấu ngoặc kép, điền đúng dấu ngoạc kép.
 - Rèn kĩ năng sử dụng và phát triển vốn từ, có kỹ năng sử dụng từ ngữ hợp lý trong các hoàn cảnh giao tiếp.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời các câu hỏi. Làm được các bài tập 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia trong nhóm.
3. Phẩm chất.
Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK, phiếu bài tập.
- HS: SGK, phiếu bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu bài mới 
- Ghi bảng đầu bài.
- Nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Khám phá và luyện tập: 
Mục tiêu: Biết được công dụng của dấu ngoặc kép, điền đúng dấu ngoặc kép.
Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện từ 
Bài tập 1:
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu của BT1
-Phát phiếu học tập, hướng dẫn cách làm
-Hs thực hiện cá nhân.
- Gv nghe cá nhân hoặc các nhóm nhận xét bổ sung.
- GV : Ở đoạn a, b dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc lời nói của nhân vật.
Đoạn c: dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc phần trích dẫn nguyên văn.
Bài 2: Có thể viết thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong từng câu sau.Vì sao?
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu của BT2
-Yêu cầu HS thực hiện vào vở
-Nhận xét.
Bài 3: Thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc kép để đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc lời nói của nhân vật
-Nhận xét bài, nhận xét, tuyên dương.
- Xác định yêu cầu của BT 1
-Làm bài vào phiếu học tập theo nhóm.
- HS chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm 
-Chia sẻ trước lớp.
-Xác định yêu cầu của BT 2
-Làm theo yêu cầu.
Chia sẻ trước lớp
A “ Em nào nhận quà”
“ Cây xoài về trồng”
“ Tết đã đến thật rồi!”
Giải thích: Vì dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
-HS xác định yêu cầu của BT3
-HS làm việc cá nhân.
-HS đổi chéo sửa bài cho nhau.
3. Vận dụng: 
 Mục tiêu: Vận dụng điền đúng dấu ngoặc kép.
Cách tiến hành:
 -Chơi trò chơi Người làm vườn giỏi
-GV chia lớp thành 4 đội.
-Phổ biến luật chơi, cách chơi.
-Nhận xét, tuyên dương
-HS đọc và xác định yêu cầu của trò chơi.
-HS chơi tiếp sức. Mỗi bạn kể tên 1 loại hoa rau quả theo hình dáng, mùi vị.
-Mỗi nhóm cử 2 bạn đặt câu với những từ vừa tìm được.
* Hoạt động nối tiếp: 
Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
Cách tiến hành:
-Gọi hs nêu lại tác dụng của dấu ngoặc kép. 
-Hướng dẫn HS vận dụng trong các bài viết.
-HS trình bày.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Tuần 26 Ngày dạy: ......./....../202...
Tiếng Việt 
Bài 4 : Mùa xuân đã về
Đọc : Mùa xuân đã về ( Tiết 1 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Trao đổi về mùa em thích theo gợi ý, nêu được phỏng đoán cùa bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài
- Đọc trôi chảy bài đọc. ngắt nghỉ đúng dấu câu đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu thề hiện đúng giọng đọc văn bản thông tin trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.
- Hiểu nội dung bài: Sự hồi sinh nảy nở của vạn vật khi mùa xuân đến, vẻ đẹp của con người sống chan hòa cùng thiên nhiên.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK, clip một số hình ảnh về mùa xuân.
- HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: 
Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. Chia sẻ được về nghề nghiệp em thích theo gợi ý, nêu được phỏng đoán cùa bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài.
Cách tiến hành:
-Y/C HS hoạt động nhóm đôi chia sẻ với bạn về mùa em thích 
-Giới thiệu bài mới. 
-Ghi tên bài đọc mới “Mùa xuân đã về”
-Hs chia sẻ mùa em thích theo nhóm đôi.
-Hs khác nhận xét.
-Hs ghi bài vào vở.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập: 
 Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc. Ngắt nghỉ đúng dấu câu đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu thể hiện đúng giọng đọc văn bản thông tin trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được sự hồi sinh nảy nở của vạn vật khi mùa xuân đến, vẻ đẹp của con người sống chan hòa cùng thiên nhiên. 
Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: giọng đọc toàn bài thong thả, chậm rãi; 
- Yêu cầu hs đọc nối tiếp từng câu.
- GV chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ “ Sương mù” đến “ hồi sinh”
+ Đoạn 2: Từ “ cỏ non” đến “ phủ băng”
+ Đoạn 3: còn lại.
- Luyện đọc câu dài:
Đàn chim sơn ca/ cất tiếng hót thánh thót/ trên đồng cỏ nhung tơ/ và những ruộng rạ phủ băng.
- Giải nghĩa từ khó
- Luyện đọc đoạn: 
-Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.
- Nhận xét các nhóm.
-Gọi 1 hs đọc cả bài
2.2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu 
-Gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Những hình ảnh nào được tác giả dùng để tả bầu trời mùa xuân ?
+ Câu 2: Tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của mỗi sự vật trong đoạn 2.
+ Câu 3: Chim sơn ca, đàn sếu, ngỗng trời được miêu tả như thế nào?
+ Câu 4: đám trẻ nhỏ, tốp phụ nữ, bác nông dân làm gì khi mùa xuân đến?
+ Câu 5: Vì sao mọi người, mọi vật đều vui mừng vì hớn hở?
- GV chốt nội dung bài đọc: Sự hồi sinh nảy nở của vạn vật khi mùa xuân đến, vẻ đẹp của con người sống chan hòa cùng thiên nhiên. 
2.3. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
 GV đọc .
-Tổ chức hs đọc trong nhóm.
-Nhận xét
-Hs lắng nghe
-HS đọc thành tiếng câu. 
-Luyện đọc từ khó do HS phát hiện.
-Hs quan sát theo dõi
-2-3 hs đọc trước lớp.
-Hs luyện đọc đoạn trước lớp. 
-Hs khác nhận xét bổ sung.
-Hs lắng nghe
-HS luyện đọc theo nhóm 3
-1 HS đọc cả bài.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi theo 
+ Bầu trời quang đãng, Mặt trời chói lọi
+ Cỏ non như những chiếc kim 
+ Chim sơn ca hót thánh thót..
+ Lũ trẻ chạy dọc theo con đường, tiếng của phụ nữ vui vẻ, bác nông dân chữa lại cày bừa. 
-2-3 HS nhắc lại
-HS lắng nghe.
-Luyện đọc lại trong nhóm.
-Một vài HS đọc trước lớp.
-Nhận xét tuyên dương.
3. Vận dụng
a. Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
-Qua bài đọc em thấy mùa xuân có những vẻ đẹp gì?
-Gọi hs nêu lại nội dung bài.
+ HS trình bày. 
-1 hs nêu trước lớp.
-Về nhà xem đọc lại bài. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Ngày dạy: ......./....../202...
Tiếng Việt 
Nói và nghe: Nghe-kể Bồ nông có hiếu ( Tiết 2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Nói được 2-3 câu có hình ảnh so sánh theo gợi ý.
- Biết kể lại câu chuyện Bồ nông có hiếu, biết đặt tên khác cho câu chuyện.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác.
3. Phẩm chất: Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK, Tranh ảnh câu chuyện Bồ nông có hiếu.
- HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: 
- Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu bài mới 
- Ghi bảng đầu bài.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập: 
Mục tiêu: Nói được 2-3 có hình ảnh so sánh theo gợi ý.
Cách tiến hành:
2.1 Hoạt động Nói 
-Nói câu có hình ảnh so sánh
-Gọi hs nêu yêu cầu của BT 2 
-Tổ chức HS trao đổi trong nhóm đôi dựa vào gợi ý:
+ Em thích sự vật nào trong bài Mùa xuân đã về?
+ Em so sánh sự vật đó với sự vật nào?
+ Từ dùng để so sánh là gì?
-GV nhận xét.
 Nói và nghe
2.1 Nghe kể chuyện
-GV chiếu tranh bài Bồ nông có hiếu
-GV nhận xét .
-GV kể chuyện lần thứ nhất kết hợp dùng các câu hỏi kích thích sự phỏng đoán, trí tò mò. 
-Gv kể chuyện lần thứ hai kết hợp cho 
-HS quan sát tranh minh họa.
2.2 Kể từng đoạn câu chuyện
-Dựa theo nội dung tranh, câu chuyện được chia thành mấy đoạn?
-Nêu nội dung chính từng đoạn?
2.3 Kể toàn bộ câu chuyện
-GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương
2.3 Kể đoạn chuyện em thích theo lời chú bồ nông
-GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương
Qua câu chuyện trên, em thấy câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? 
-Câu chuyện còn giải thích cho chúng ta điều gì?
-Xác định yêu cầu của BT 2 
-Trao đổi trong nhóm đôi 
2 - 3 HS trình bày kết quả trước lớp
-HS xem tranh.
-Nêu nội dung từng tranh. Đọc từ ngữ gợi ý, phỏng đoán nội dung câu chuyện. 
-HS lắng nghe.
-HS trao đổi sự phỏng đoán của mình sau khi nghe kể chuyện.
-HS lắng nghe và ghi nhớ nội dung câu chuyện.
+ 4 Đoạn
Đoạn 1: Trên đường về quê mẹ bồ nông chẳng may bị nạn
Đoạn 2: Bồ nông nhỏ nghe lời dạn của bác
Đoạn 3: Bồ nông mò cua bắt ốc làm những công việc thay mẹ
Đoan 4: Chú bồ nông dùng miệng đựng thức ăn nuôi mẹ nê xệ xuống thành cái túi đựng cá tôm 
-HS kể nối tiếp trong nhóm
+ HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
-1-2 HS kể trước lớp
-HS nêu yêu cầu. 
- HS đoạn chuyện em thích trong nhóm.
-1-2 HS kể trước lớp
-Phải hiếu thảo với cha mẹ.
Giải thích: miệng bồ nông có túi là vì ngày xưa đựng cá, tôm đem về cho mẹ ốm 
3. Vận dụng
Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
Em hãy đặt tên cho câu chuyện trên
HS có thể nêu: Tấm lòng hiếu thảo, Sự tích chim bồ nông 
1-2 hs nêu
Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị: Viết đoạn văn 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Ngày dạy: ......./....../202...
Tiếng Việt
Viết sáng tạo : Luyện tập tả một đồ vật thường dùng khi đi học hoặc khi đi tham quan ,du lịch. ( Tiết 3 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Nhận diện được cấu trúc, nội dung và viết được đoạn văn ngắn về một đồ vật em thường dùng để đi tham quan, du lịch.
 - Nhận xét được bài viết em thích bằng từ ngữ phù hợp
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực giao tiếp và hợp tác.
3. Phẩm chất.
Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK, chip tranh ảnh các đồ dùng để tham quan du lịch, thẻ nhận xét
- HS: SGK, sưu tầm tranh, ảnh về rau, hoa, quả, thẻ nhận xét
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
- Giới thiệu bài mới- Ghi bảng đề bài.
- Mở SGK và ghi tựa bài.
2. Hoạt động Khám phá và luyện tập: 
Hoạt động Viết sáng tạo 
 Mục tiêu: Nhận diện được cấu trúc, nội dung và viết được đoạn văn về một đồ vật em thường dùng để đi tham quan, du lịch thiệu . Nhận xét được bài viết em thích bằng từ ngữ phù hợp.
Cách tiến hành:
2.1. Nói về đồ dùng học tập hoặc để tham quan, du lịch
-Yêu cầu HS đọc BT1
-Yêu cầu HS quan sát tranh, đồ vật dùng để tham quan, du lịch.
 (GV khuyến khích HS phát triển ý tưởng dựa vào tranh và từ ngữ gợi ý, 
-Nhận xét và rút ra một số điểm cần lưu ý như: màu sắc, kích thước, công dụng của đồ vật 
2.2. Viết đoạn văn ngắn về một đồ dùng tham quan, du lịch.
-Yêu cầu HS đọc và phân tích yêu cầu BT 2.
 (GV khuyển khích HS phát triền ý tưởng. VD: tên đồ dùng -> giới thiệu bao quát -> đặc điểm, màu sắc, kích thước -> công dụng của đồ dùng;...).
- Yêu cầu HS viết 4-5 câu theo nội dung vừa nói vào vở. 
- Nhận xét.
2.3 Trao đổi với bạn về bài viết.
a) Những điều em học được từ bài viết của bạn?
Những nội dung em có thể điều chỉnh bài viết của mình?
-Đọc và phân tích yêu cầu BT1
-HS nói trong nhóm đôi, nhận xét và giúp bạn hoàn chỉnh lời nói.
-2-3 hs nói trước lớp
-HS nghe bạn nói và nhận xét.
-Đọc và phân tích yêu cầu BT 2.
-HS giới thiệu trong nhóm đôi 
-HS viết 4-5 câu vừa nói vào vở. 
-1 - 2 HS đọc bài trước lớp
-HS nghe bạn.
-HS trao đổi nhóm đôi.
Dùng từ ngữ hay: 
Hình ảnh đẹp: .
Câu văn mạch lạc: 
-HS trao đổi với bạn và tự sửa bài của mình về những nội dung: 
Từ ngữ: .
Cảm xúc: .
Hình ảnh so sánh: .
3. Vận dụng: Trò chơi: Phòng tranh vui vẻ.
 Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
Cách tiến hành:
-Tổ chức Chơi trò chơi Phòng tranh vui vẻ
-Hướng dẫn cách thực hiện
-Nhận xét-tuyên dương.
-Tham gia trò chơi. HS tham quan phòng tranh, đọc các bài viết.
-HS ghi từ ngữ nhận xét phù hợp vào thẻ nhận xét và gắn vào bài viết em thích.
-Một số HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về bài viết em thích trước lớp.
- Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài mới. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tu.docx