Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 30, Bài 1: Hai Bà Trưng

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 30, Bài 1: Hai Bà Trưng

Bài 1 :Hai Bà Trưng

Đọc : Hai Bà Trưng ( Tiết 1 )

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng các từ khó : thuở xưa, ngoại xâm, thuồng luồng, lập mưu, trẩy quân, rìu búa,

 - Đọc trôi chảy, ngắt – nghỉ phù hợp, bước đầu biết đọc bài với giọng người dẫn chuyện thay đổi phù hợp với nội dung bài.

 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: Thuồng luồng, võ nghệ, lập mưu,

 - Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta

 - Tự hào về truyền thồng hào hùng của dân tộc qua lòng biết biết ơn, kính trọng các vị anh hùng dân tộc.

- Tích cực, tự giác tương tác nhanh cùng bạn trong mọi hoạt động.

1. Năng lực đặc thù.

- Tự hào về truyền thồng hào hùng của dân tộc.

- Qua bài học, bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng của các vị anh hùng dân tộc.

2. Năng lực chung.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

 

docx 15 trang Đăng Hưng 24/06/2023 630
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 30, Bài 1: Hai Bà Trưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Ngày dạy: ......./....../202...
Tiếng Việt
Bài 1 :Hai Bà Trưng
Đọc : Hai Bà Trưng ( Tiết 1 )
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc đúng các từ khó : thuở xưa, ngoại xâm, thuồng luồng, lập mưu, trẩy quân, rìu búa, 
 - Đọc trôi chảy, ngắt – nghỉ phù hợp, bước đầu biết đọc bài với giọng người dẫn chuyện thay đổi phù hợp với nội dung bài.
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: Thuồng luồng, võ nghệ, lập mưu, 
 - Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta 
 - Tự hào về truyền thồng hào hùng của dân tộc qua lòng biết biết ơn, kính trọng các vị anh hùng dân tộc.
- Tích cực, tự giác tương tác nhanh cùng bạn trong mọi hoạt động.
1. Năng lực đặc thù.
- Tự hào về truyền thồng hào hùng của dân tộc.
- Qua bài học, bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng của các vị anh hùng dân tộc.
2. Năng lực chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: PP bài dạy, phiếu giao việc.
- HS: Sách giáo khoa Tiếng việt (tập 2), vở Tiếng việt, bút, thước, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Trò chơi hướng dẫn viên: HS quan sát tranh và mô tả và cảm nhận về bức tranh ?
? Bức tranh vẽ gì?	
? Em cảm nhận được điều gì qua bức tranh minh họa này?
- Giới thiệu bài
=> Bài học hôm nay sẽ giúp các em thêm hiểu về Hai Bà Trưng, hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
-HS quan sát và trả lời
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: phút)
B.1 Hoạt động Đọc ( phút)
1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)
a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài. 
- Giọng to, rõ ràng, mạnh mẽ, biểu lộ được tình cảm thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ
*Giải nghĩa từ
- Giáo viên mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh. (Thuồng luồng, võ nghệ, lập mưu, kinh hồn, phấn khích, thành trì)
- Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu.
*Luyện đọc từ khó.
-Từ ngữ: thuở xưa, ngoại xâm, thuồng luồng, lập mưu, trẩy quân, rìu búa, 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn. Sửa sai triệt để.
- GV chia sẻ. Lưu ý từ HS phát âm chưa chuẩn.
c. Luyện đọc đoạn
- Chia đoạn: 4 đoạn
+ Đoạn 1:từ đầu .đến quân xâm lược.
+Đoạn 2: Bấy giờ .đến lập mưu giết chết.
+Đoạn 3:Nhận được tin dữ . đến của Hai Bà.
+Đoạn 4: còn lại
- Luyện đọc câu dài:
Chúng bắt dân lên rừng/săn thú lạ,/xuống biển/mò ngọc trai,/ khiến báo người thiệt mạng/ vì hổ báo,/thuồng luồng,/ 
Không!//Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp/ để dân chúng thêm phấn khích,/ còn giặc trông thấy/ thì kinh hồn.//
- GV nhận xét – tuyên dương. Lưu ý học sinh rèn đọc nhiều hơn để nâng cao kĩ năng đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm.
- Luyện đọc từng đoạn:
– Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh gặp khó khăn
-Nhận xét – Sửa sai triệt để.
d. Luyện đọc cả bài:
- Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- 1 học sinh đọc câu chuyện.
- Học sinh lớp đọc thầm theo bạn 
– Nhận xét, sửa sai.
- Cá nhân học sinh đọc từ và lời giải nghĩa, suy nghĩ thêm về từ mình chưa hiểu trong bài rồi chia sẻ cùng bạn trong lớp. 
-Học sinh luyện đọc từ –> chia sẻ trong nhóm.
-HS chia đoạn.
-Học sinh luyện đọc từ khó –> chia sẻ trong nhóm.
- Học sinh luyện đọc đoạn nối tiếp trong nhóm 
- HS đọc câu dài theo nhóm trước lớp. 
2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút)
a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Câu chuyện ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- GV: Giặc ngoại xâm đô hộ nước ta, chúng bóc lột tàn sát nhân dân ta rất dã man Nhân dân ta oán hận căm hờn sâu sắc.
- Y/C HS đọc lại toàn bài, trả lời các câu hỏi.
1. Giặc ngoại xâm gây ra những tội ác gì với nhân dân ta? ( Chúng thẳng tay chém giết dân lành, ..lòng dân oán hận ngút trời )
2.Tìm chi tiết cho thấy tài và chí của Hai Bà Trưng. (giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông ).
3.Vì sao Trưng Trắc quyết định mặc giáp phục thật đẹp để ra trận? (để dân chúng thêm phấn khích,còn giặc trông thấy/ thì kinh hồn.)
4.Những hình ảnh nào cho thấy khí thế oai hùng của đoàn quân khởi nghĩa? ( Hai bà Trưng hành quân).
5. Nhân dân ta làm gì để ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng?( lập đền thờ, trường học, đường phố, mang tên Hai Bà Trưng)
-GV cung cấp thêm hiểu biết cho HS qua video, một số hình ảnh của Hai Bà.
KNS: Em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn Hai Bà Trưng và các anh hùng dân tộc?
- GV liên hệ giáo dục lòng tự hào dân tộc, nhớ ơn Hai Bà Trưng và những anh hùng dân tộc. 
- HS đọc thầm bài đọc.
- 1 HS đọc câu hỏi + lớp đọc thầm. 
- Cá nhân đọc thầm tìm câu trả lời
 – trao đổi với bạn về câu trả lời 
– HS trình bày ý kiến trước lớp, lớp nhận xét bổ sung.
-HS chuẩn bị tranh ảnh các địa danh có tên Hai Bà Trưng.
* Hoạt động nối tiếp: (... phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
-GV chuẩn bị các bộ thẻ bìa. HS thảo luận sắp xếp đúng các ý từ 1- 4 theo thứ tự 4 đoạn của bài đọc:
a)Tài và chí lớn của Hai Bà Trưng.
b) Khí thế của toàn quân ngày khởi nghĩa.
c) Tố cáo tội ác của giặc.
d)Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.
-Nhận xét-tuyên dương.
-HS thảo luận, chơi trong nhóm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Tiếng Việt
Bài 1 :Hai Bà Trưng
Đọc : Hai Bà Trưng ( Tiết 2 )
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Luyện tập nói, viết về đường phố, trường học mang tên nhân vật lịch sử.
- Chia sẻ bài thơ đã đọc về đường phố, trường học mang tên nhân vật lịch sử em biết.
1. Năng lực đặc thù.
- Lắng nghe và nhận xét bạn.
- Chia sẻ với bạn những gì em biết qua bài học
2. Năng lực chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Tranh ảnh, video clip đường phố, đền thờ, trường học, ....mang tên Hai Bà Trưng và một số nhân vật lịch sử.
- HS: Bảng con, SGK Tiếng Việt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
-Ban văn nghệ điều khiển lớp hát: “Chú bộ đội”
-HS hát, vận động theo lời bài hát.
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút)
B.1 Hoạt động Đọc (... phút)
3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (15 phút)
a. Mục tiêu: HS rèn kĩ năng đọc trôi chảy, ngắt – nghỉ đúng.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- Hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ sở hiểu nội dung văn bản. 
- Y/V HS nghe GV đọc mẫu 1 đoạn 
-Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh gặp khó khăn.
- Nhận xét – tuyên dương. Lưu ý học sinh rèn đọc nhiều hơn để nâng cao kĩ năng đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm.
-HS nhắc lại nội dung bài. Xác định được giọng đọc của từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- HS luyện đọc lại 1 đoạn (tự chọn hoặc có hướng dẫn) trong nhóm nhỏ hay đọc trước lớp. 
- HS thi đọc đoạn theo nhóm trước lớp – Nhận xét – Sửa sai triệt để.
B.2 Hoạt động Đọc mở rộng (... phút)
a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ về đất nước Việt Nam và cảm thụ được bài thơ đó.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
*Viết Phiếu đọc sách
- GV chuẩn bị Phiếu đọc sách.
- Yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Viết vào Phiếu đọc sách những điều e ghi nhớ: tên bài thơ, tên tác giả, địa điểm, hình ảnh so sánh, .
+Trang trí Phiếu đọc sách theo chủ điểm hoặc nội dung bài thơ.
-GV nhận xét-tuyên dương
*Chia sẻ cảm xúc của em về đất nước Việt Nam
-GV quan sát, định hướng giúp đỡ HS còn lúng túng.
-HS trưng bày Phiếu đọc sách vào Góc sản phẩm.
-Nhận xét-tuyên dương.
-HS đọc bài thơ về đất nước Việt Nam đã chuẩn bị.
- HS thực hiện các nhiệm vụ học tập.
-HS chia sẻ với bạn những cảm xúc sau khi đọc bài thơ.
-HS chia sẻ sản phẩm của mình trước lớp.
* Hoạt động nối tiếp: (... phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài cho tiết sau
-HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Ngày dạy: ......./....../202...
Tiếng Việt
Viết: Ôn viết chữ N , M 9 kiểu 2 ) ( Tiết 3 )
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết dúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa M, N( kiểu 2) và câu ứng dụng
- Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
1. Năng lực đặc thù.
- Lắng nghe, quan sát chia sẻ.
- Liên hệ bản thân điều thú vị và học được trong bài. 
2. Năng lực chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
3. Phẩm chất: 
Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Mẫu chữ viết hoa N, m (Kiểu 2), cỡ nhỏ.
- HS: Bảng con, Vở TV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
-Hát bài hát hoặc đọc bài thơ về chú bộ đội
-HS hát bài hát hoặc đọc bài thơ về chú bộ đội
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút)
B.3 Hoạt động Viết (... phút)
1. Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa: (15 phút)
a. Mục tiêu: HS biết nêu quy trình và viết đúng mẫu chữ hoa N, M (kiểu 2)
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- Tổ chức cho HS quan sát và phân tích mẫu: 
+ Quan sát mẫu, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét của chữ hoa M, N
+ Quan sát GV viết mẫu kết hợp với nghe GV hướng dẫn quy trình viết. 
- Yêu cầu HS luyện tập viết theo mẫu vào bảng con hoặc vở tập viết.
- Nhận xét.
-Quan sát và trả lời
-Luyện tập viết theo mẫu vào bảng con
-HS đánh giá bài.
2. Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng ( phút)
a. Mục tiêu: HS viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
*Luyện viết từ ứng dụng:
- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ ứng dụng Mê Linh 
+Mê Linh : tên một huyện ngoại thành Hà Nội. Lịch sử ghi lại, sau khi đánh thắng nhà Hán, Hai Bà Trưng đóng đô tại Mê Linh.
-GV đưa hình ảnh hoặc bản đồ về huyện Mê Linh.
*Luyện viết câu ứng dụng:
 Thăng Long- Hà Nội đô thành
 Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ.
 (Ca dao)
-Câu ca dao ca ngợi và bày tỏ niềm tự hào về vẻ đẹp của kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay.
- Yêu cầu quan sát cách GV viết chữ có chữ cái viết hoa .
- GV quan sát, định hướng, giúp đỡ HS còn lúng túng.
-Nhận xét-tuyên dương.
-HS đọc từ ứng dụng
-HS quan sát.
-HS viết chữ có chữ cái viết hoa và từ ứng dụng vào vở.
-HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng.
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại quy trình viết chữ hoa và cách nối viết thường 
-HS viết câu ứng dụng vào vở.
3. Hoạt động 3: Luyện viết thêm ( phút)
a. Mục tiêu: 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ Mai Thúc Loan ( 670 -723, là một vị vua người Việt thời Bắc thuộc, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại sự chiếm đóng của nhà Đường ở nước ta vào đầu thế kỉ VIII)
-Y/C HS đọc và tìm hiểu nghĩa câu ứng dụng:
Nhờ tài và chí, Hai Bà Trưng đã thắng quân xâm lược.
- Yêu cầu HS viết chữ hoa, tiếng có chữ cái viết hoa và câu ca dao/thơ .
-Nhận xét-tuyên dương
-HS đọc và tìm hiểu nghĩa từ
-HS luyện viết vào bảng con.
-HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu.
-HS nêu lại quy trình viết.
-HS luyện viết câu vào bảng.
* Hoạt động nối tiếp: (... phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
-HS chia sẻ- đánh giá
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Ngày dạy: ......./....../202...
Tiếng Việt
Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ Đất nước ( Tiết 4 )
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS tìm và phân loại được từ ngữ có nghĩa giống nhau về Quê hương, đất nước.
- Đặt câu, mở rộng câu với từ ngữ tìm được về vốn từ Quê hương, đất nước.
1. Năng lực đặc thù.
- Lắng nghe và nhận xét bạn.
- Chia sẻ với bạn những gì em biết qua bài học
2. Năng lực chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Thẻ từ 
- HS: Bảng con, SGK TV( Tập 2)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Ban văn nghệ cho lớp hát bài về Quê hương
-HS hát và vân động theo lời bài hát
B. Hoạt động Hát Khám phá và luyện tập: ( phút)
B.4 Hoạt động Luyện từ, luyện câu (... phút)
1. Hoạt động 1: Luyện từ (15 phút)
a. Mục tiêu: HS biết tìm và phân loại được từ ngữ có nghĩa giống nhau vốn từ về Quê hương, đất nước.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
*Mở rộng vốn từ Quê hương, đất nước
-Gọi HS xác định yêu cầu của BT 1.
-Y/C HS tìm từ trong nhóm đôi.
-Một vài nhóm HS chữa bài trước lớp, nhận xét, bổ sung.
a)Đất nước- nước nhà 
 b) nước-Tổ quốc
*Phân loại các từ theo nhóm
-Cho HS xác định yêu cầu BT2.
-Cho HS đọc từ trong các đám mây rồi xếp vào thành các nhóm từ có cùng nghĩa với đất nước, giữ gìn và yêu mến.
-Cho HS chia sẻ kết quả trong nhóm và trước lớp
a)Tổ quốc, giang sơn, non sông
b) Bảo vệ, bảo quản, gìn giữ
c) Mến yêu, mến thương, yêu quý
-Nhận xét-tuyên dương.
-HS nêu yêu cầu của bài
- HS tìm từ.
-HS nhận xét.
-HS nêu yêu cầu đề bài.
-HS nhận xét.
2. Hoạt động 2: Luyện câu ( phút)
a. Mục tiêu: HS đặt câu, mở rộng câu với từ ngữ tìm được về vốn từ quê hương, đất nước.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
*Mở rộng từ ngữ
-Cho HS xác định yêu cầu BT3, quan sát mẫu
-Y/C HS trình bày kết quả trước lớp.
(giữ gìn non sông, bảo vệ nước nhà; Yêu quý Tổ quốc, Tổ quốc mến yêu; Yêu quáy nước nhà, non sông mến yêu, non sông yêu quý, )
-Nhận xét
*Đặt câu
-Cho HS xác định yêu cầu BT4 và các câu mẫu.
-Y/C HS mở rộng theo yêu cầu BT theo nhóm đôi.
-HS nói câu trước lớp.
- Nhận xét.
-GV quan sát, định hướng giúp đỡ HS còn lúng túng.
-Nhận xét-tuyên dương.
-HS nêu yêu cầu đề bài.
-HS tìm từ ngữ theo yêu cầu BT trong nhóm.
-HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS chia sẻ trước lớp
-HS viết câu vào vở
-HS đổi vở kiểm tra bài theo nhóm đôi.
B. Hoạt động Vận dụng: ( phút)
a. Mục tiêu: HS kể và nói được tên các đường phố, trường học, bảo tàng, tượng đài, di tích, trường học, tuyến đường, .. mang tên nhân vật lịch sử.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
*Kể tên đường phố, trường học, mang tên nhân vật lịch sử
-Cho HS xác định yêu cầu BT1.
- Cho HS chơi trò chơi trong nhóm, mỗi thành viên lần lượt kể tên các đường phố, trường học, bảo tàng, tượng đài, di tích, trường học, tuyến đường, .. mang tên nhân vật lịch sử mà em biết.
-Nhận xét-tuyên dương.
* Nói 1-2 câu về đường phố, trường học, mang tên nhân vật lịch sử.
-Cho HS xác định yêu cầu BT2.
-Y/C HS nói 1-2 câu về đường phố, trường học, bảo tàng, .. mà mình vừa kể, có thể sử dụng tranh
ảnh trong nhóm.
-Nhận xét-tuyên dương.
-HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS chia sẻ trước lớp.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS trình bày, chia sẻ trước lớp.
* Hoạt động nối tiếp: (... phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
-HS đánh giá bài.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_ho.docx