Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 25, Chủ điểm 12: Thiên nhiên kì thú - Bài 2: Những đám mây ngũ sắc (Tiết 3)

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 25, Chủ điểm 12: Thiên nhiên kì thú - Bài 2: Những đám mây ngũ sắc (Tiết 3)

BÀI 2: NHỮNG ĐÁM MÂY NGŨ SẮC (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

 - Nhận diện được cấu tạo của đoạn văn miêu tả một đồ vật, lập được dàn ý cho đoạn văn tả một đồ vật; nói được câu giới thiệu, thể hiện tình cảm, cảm xúc với đồ vật.

 - Giải được ô chữ.

 2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học, tự giác học tập và thông qua các hoạt động.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tích cực giải quyết yêu cầu của bài. Phát triển ngôn ngữ nói sáng tạo, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác trong học tập và làm việc nhóm.

 3. Phẩm chất.

 - Phẩm chất yêu nước: Biết quý trọng và giữ gìn đồ vật

- Phẩm chất nhân ái: Sẻ chia kết quả trong học nhóm

- Phẩm chất chăm chỉ: Biết tích cực tham gia hợp tác nhóm.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, trong lao động.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - GV: + Tranh ảnh hoặc vật thuộc về một số vật dụng thường dùng khi đi tham quan, du lịch, hình ảnh, cá kiếm, kì đà, tôm hùm, hải cẩu, cúc biển (nếu có).

 + Thẻ từ: cá kiếm, kì đà, tôm hùm, hải cẩu, cúc biển

 - HS: SGK

 

docx 3 trang Đăng Hưng 24/06/2023 1290
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 25, Chủ điểm 12: Thiên nhiên kì thú - Bài 2: Những đám mây ngũ sắc (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
BÀI 2: NHỮNG ĐÁM MÂY NGŨ SẮC (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
 - Nhận diện được cấu tạo của đoạn văn miêu tả một đồ vật, lập được dàn ý cho đoạn văn tả một đồ vật; nói được câu giới thiệu, thể hiện tình cảm, cảm xúc với đồ vật.
 - Giải được ô chữ.
 2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học, tự giác học tập và thông qua các hoạt động.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tích cực giải quyết yêu cầu của bài. Phát triển ngôn ngữ nói sáng tạo, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác trong học tập và làm việc nhóm.
 3. Phẩm chất. 
 - Phẩm chất yêu nước: Biết quý trọng và giữ gìn đồ vật
- Phẩm chất nhân ái: Sẻ chia kết quả trong học nhóm
- Phẩm chất chăm chỉ: Biết tích cực tham gia hợp tác nhóm.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, trong lao động.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV: + Tranh ảnh hoặc vật thuộc về một số vật dụng thường dùng khi đi tham quan, du lịch, hình ảnh, cá kiếm, kì đà, tôm hùm, hải cẩu, cúc biển (nếu có). 
 + Thẻ từ: cá kiếm, kì đà, tôm hùm, hải cẩu, cúc biển
 - HS: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, thảo luận nhóm đôi.
- Lớp trưởng bắt giọng cho lớp hát
- GV giới thiệu bài 
- GV ghi bảng tên bài
- Cả lớp hát
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại tựa bài.cá nhân.
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: 28 phút)
B.3 Hoạt động Viết sáng tạo 
a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi, tìm ý viết đoạn văn miêu tả đồ vật, nói 1 2 câu về đồ vật.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, quan sát, thảo luận nhóm .
3.1 Nhận diện thể loại văn miêu tả đồ vật.
- Cho HS đọc đoạn văn và các câu hỏi BT1
- Cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
- Gọi một vài nhóm HS trả lời trước lớp
a. Bạn nhỏ tả đồ vật gì?
b. Đồ vật đó có đặc điểm gì nổi bật?
c. Đồ vật đó giúp ích gì cho bạn nhỏ?
d. Bạn nhỏ gọi đồ vật bằng những tên nào? Vì sao?
e. Câu văn đầu tiên và câu văn cuối cùng có tác dụng gì?
- GV nhận xét hệ thống ý trả lời thành sơ đồ (dùng chiếc ống nhòm làm trung tâm).
- Các em rút ra được điều gì khi viết đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật?
3.2 Tìm ý viết đoạn văn miêu tả đồ vật.
- Cho HS đọc Y/C bài tập 2
- GVHD: Em hãy kể đồ vật thường dùng khi tham quan, du lịch? 
- Em Thảo luận nhóm đôi tìm ý cho viết đoạn văn tả đồ vật em thường dùng khi đi tham quan, du lịch bằng sơ đồ tư duy vào VBT có hình ảnh trung tâm là tranh/ảnh đồ vật định tả dựa vào gợi ý trong SHS: Tên đồ vật → Đặc điểm chung của đồ vật: hình dạng, màu sắc, chất liệu, cấu tạo, → Đặc điểm nổi bật của đồ vật → Công dụng của đồ vật: ghi chép, quan sát, nghe, lưu giữ, đựng, vận chuyển, → Sử dụng và bảo quản đồ vật → Tình cảm/ suy nghĩ của em về đồ vật.
- Gọi một vài HS chia sẻ kết quả tìm ý trước lớp.
- GV nhận xét, hoàn chỉnh sơ đồ tìm ý.
3.3. Nói 1 – 2 câu 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3.
- GVHD: Dựa vào các gợi ý SGK nói 1-2 câu giới thiệu đồ vật và tình cảm của em về đồ vật đó.
- Cho HS làm cá nhân.
- GV nhận xét, bổ sung 
* Vận dụng: 
- GV yêu cầu HS quan sát 5 hình ảnh gợi ý, số thứ tự của hình ảnh và số ô chữ tương ứng để giải ô chữ.
- HS chơi theo đội (mỗi đội 5 HS) để giải ô chữ hàng ngang. Khi nghe hiệu lệnh, em thứ nhất lên giải ô chữ hàng ngang bất kì rồi về chuyền phấn cho bạn, em được chuyền phấn tiếp tục lên giải ô chữ hàng ngang. Cú ư tiếp tục như vậy, đội nào về trước và giải ô chữ đúng nhiều nhất đội đó thắng.
- GV nhận xét, chốt kết quả tuyên dương đội thắng cuộc
- HS đọc đoạn văn và các câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm.
- Một vài nhóm chia sẻ câu trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
a. Bạn nhỏ tả chiếc ống nhòm
b. Đồ vật đó có đặc điểm nổi bật: 
- Khi ngắm bầu trời bằng “đôi mắt xa", có cảm giác với được những đám, mây ngũ sắc. 
- Chiếc ống nhòm có khả năng chống nước rất tốt. Khi cùng bố lặn biển, “đôi mắt sâu” giúp bạn nhỏ nhìn rõ những rạn san hô đủ hình dáng, đủ sắc màu. 
c. Đồ vật đó giúp kì nghỉ hè bạn nhỏ thêm ý nghĩa
d. Bạn nhỏ gọi đồ vật bằng những tên: người bạn nhỏ, người bạn thân thiết. Vì chiếc ồng nhòm luôn sát cánh cùng bạn suốt mùa hè, giúp bạn khám phá thiên nhiên, khám phát bầu trời và biển cả
e. Câu văn đầu tiên có tác dụng giới thiệu đồ vật đó là gì, và câu văn cuối cùng có tác dụng bày tỏ tình cảm của bạn nhỏ với chiếc ống nhòm.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Bố cục, nội dung, cách dùng từ, viết câu,...
- HS đọc 
- Đó là đồ vật: kính râm, nón, điện thoại, ba lô 
- HS làm việc cá nhân, chia sẻ kết quả trong nhóm đôi, dựa vào góp ý của bạn để bổ sung, phát triển ý.
- HS chia sẻ kết quả, các nhóm khác lắng nghe nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc y/c
- HS lắng nghe.
- HS làm cá nhân, chia sẻ trước lớp, HS dưới lớp lắng nghe, nhận xét. 
Dự kiến: 
a. Đồ vật luôn sát cánh bên em, bảo vệ em mỗi khi em đi du lịch đó là người bạn nhỏ: kính râm. Mẹ đã mua tặng em chiếc kính khi em kết thúc năm học vừa qua.
b. Em luôn nâng niu và trân trọng chiếc kính vì nó rất dễ bị xước hoặc gãy. Em sẽ luôn giữ gìn và bảo vệ nó giống như chiếc chính luôn bảo vệ đôi mắt của em.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh, suy nghĩ để giải ô chữ.
- HS tham gia chơi, HS bên dưới quan sát, nhận xét. Kết quả:
1/ cá kiếm; 2/ kì đà; 3/ tôm hùm; 4/ hải cẩu; 5/ cúc biển → ô chữ hàng dọc (kì thú)
- HS lắng nghe.
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- Về nhà luyện nói theo gợi ý BT3
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- HS thực hiện
- Chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_ho.docx