Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 20, Bài 3: Rộn ràng hội xuân

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 20, Bài 3: Rộn ràng hội xuân

BÀI 3: RỘN RÀNG HỘI XUÂN

(Tiết 1 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 1. Năng lực đặc thù

- Kể được tên một số lễ hội được tổ chức ở trường em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng logic ngữ nghĩa. Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Vẻ tưng bừng náo nhiệt của ngày hội xuân ở trường, niềm vui cùng bạn tham gia hội xuân, niềm vui chuẩn bị đón ngày tết Cổ truyền.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

2. Năng lực chung :

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, bước đầu cảm nhận được giá trị tinh thần, giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống.

- Phẩm chất chăm chỉ: Ham học hỏi, thích đọc sách để mởi rộng hiểu biết.

- Phẩm chất trách nhiệm: biết ứng xử lịch sự, có văn hóa khi tham gia các hoạt động lễ hội, có hứng thú tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp; trân trọng và có cảm xúc, có việc làm tích cực khi tham gia các lễ hội văn hóa.

 

docx 17 trang Đăng Hưng 24/06/2023 1820
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ II - Tuần 20, Bài 3: Rộn ràng hội xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: BỐN MÙA MỞ HỘI
BÀI 3: RỘN RÀNG HỘI XUÂN
(Tiết 1 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 1. Năng lực đặc thù
- Kể được tên một số lễ hội được tổ chức ở trường em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng logic ngữ nghĩa. Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Vẻ tưng bừng náo nhiệt của ngày hội xuân ở trường, niềm vui cùng bạn tham gia hội xuân, niềm vui chuẩn bị đón ngày tết Cổ truyền.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.
2. Năng lực chung :
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, bước đầu cảm nhận được giá trị tinh thần, giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống.
- Phẩm chất chăm chỉ: Ham học hỏi, thích đọc sách để mởi rộng hiểu biết.
- Phẩm chất trách nhiệm: biết ứng xử lịch sự, có văn hóa khi tham gia các hoạt động lễ hội, có hứng thú tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp; trân trọng và có cảm xúc, có việc làm tích cực khi tham gia các lễ hội văn hóa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Tranh ảnh hoặc video clip một vài hình ảnh về hội khỏe Phù Đổng, ngày hội đọc sách, ngày hội trăng rằm .. Bảng phụ hoặc máy chiếu ghi các khổ thơ từ Gian Hoa xuân đến hết.
- HS: SGK Tiếng Việt 3 vở Tiếng Việt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động : ( 5’)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, hỏi đáp.
- Hình thức: nhóm, cá nhân, cả lớp.
- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi trong 2 phút theo yêu cầu sau: Kể tên một số lễ hội thường được tổ chức ở trường em.
- GV theo dõi HS làm việc.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét phần chia sẻ của HS và cho HS quan sát thêm một số hình ảnh hoặc video lễ hội ở trường .
- Cho HS quan sát tranh minh họa trong bài đọc và nêu nội dung tranh, phỏng đoán tên bài.
- GV giới thiệu bài học.
- GV ghi tên bài học lên bảng.
- HS thảo luận theo cặp đôi chia sẻ cho nhau nghe.
+ Hội khỏe Phù Đổng, Ngày hội đọc sách, Ngày hội trung thu ; Ngày hội an toàn giao thông; Lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11; Lễ kỉ niệm ngày thành lập đoàn 26-3 
- Đại diện 1 số HS chia sẻ trước lớp.
- HS khác nhận xét.
- HS quan sát thêm.
- HS quan sát nêu: Tranh vẽ các hoạt động trong lễ hội của ngày xuân như: chợ tết, hoa xuân, hội sách, trò chơi ngày Tết.
- HS nghe ghi tên bài vào vở.
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)
B.1. Hoạt động Đọc ( 25 phút)
1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (13 phút)
a. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Phương pháp: thực hành giao tiếp , thảo luận nhóm.
- Hình thức: cả lớp, nhóm , cá nhân.
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu .
- Chú ý giọng đọc: giọng toàn bài trong sáng, nhấn giọng các từ ngữ chỉ vẻ đẹp, hoạt động và cảm xúc của bạn nhỏ khi tham gia hội xuân; ngắt nịp 2/3 hoặc ¼ hoặc 3/2 tùy vào câu thơ.
b. Luyện đọc đoạn
- Chia đoạn:
+ Bài thơ này có mấy khổ thơ?
- GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm 6 HS thời gian ( 5 phút)
- Theo dõi các nhóm đọc bài.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS( nếu sai)
- Gọi đại diện từng nhóm đọc từng khổ thơ trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- GV hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc một số từ ngữ khó đọc trên bảng: rộn ràng, rộn rã, gian Chợ Tết, bánh, hành, treo, khoe nụ, ngọt lành, ban mai,...
+ Treo bảng nhóm hoặc chiếu Side ghi khổ thơ 3,4 trước lớp HDHS cách ngắt nhịp thơ.
Gian Hoa xuân/ rực rỡ/
Đào/ khoe nụ thắm hồng/
Mai/ vàng vươi như nắng/
Hoa cúc/ vừa trổ bông.//
Góc/ dành cho Hội sách/
Giấy mới/ thôm giọng cười/
Bài thơ xuân/em đọc/
Ngọt lành/ như ban mai.//
- GV cho HS giải nghĩa từ ngữ khó trong bài: khai xuân, câu đối đỏ.
- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh câu đối đỏ.
c) Luyện đọc cả bài: 
- GV gọi 1 số HS đọc cả bài thơ.
- GV nhận xét.
- HS nghe.
- Bài thơ này có 6 khổ thơ.
+Khổ 1: Trống hội hội xuân.
+Khổ 2: Đây là .bức tranh.
+Khổ 3: Gian Hoa trổ bông.
+Khổ 4: Góc ban mai.
+Khổ 5: Góc Trò chơi rộn ràng
+Khổ 6: Còn lại.
- HS ngồi theo nhóm đọc từng dòng thơ, khổ thơ.
- Đại diện 6 HS thi đọc từng khổ thơ trước lớp.
+ HS1: đọc khổ thơ 1
+ HS2: đọc khổ thơ 2
+ HS3: đọc khổ thơ 3
+ HS4: đọc khổ thơ 4.
+ HS5: đọc khổ thơ 5
+ HS6: đọc khổ thơ 6
- HS khác nhận xét.
- HS luyện đọc cá nhân trước lớp.
rộn ràng, rộn rã, gian Chợ Tết, bánh, hành, treo, khoe nụ, ngọt lành, ban mai,...
- HS nghe và luyện đọc lại trước lớp.
- HS giải nghĩa từ ngữ khó:
+Khai hội: bắt đầu mở hội.
+Câu đối đỏ: màu đỏ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, của sự may mắn, hy vọng. Vào đầu năm mới, mỗi gia đình đều treo câu đối đỏ trong nhà. Mỗi nhà treo một câu đối khác nhau với một mục đích khác nhau nhưng tất cả đều mong năm mới sẽ mang đến may mắn, bình an và thành công.
- 1 số HS đọc cả bài trước lớp, cả lớp đọc thầm toàn bài.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu.(12’)
a) Mục tiêu: Học sinh trả lời được câu hỏi, hiểu nội dung bài thơ.
b) Phương pháp, hình thức:
- Phương pháp: Thực hành giao tiếp, Thảo luận, hỏi đáp.
- Hình thức: nhóm, cá nhân, cả lớp.
- GV cho HS làm việc theo nhóm đôi: đọc thầm lại toàn bài và trả lời câu hỏi 1,2,3 trong SGK trang 18
- Theo dõi HS làm việc, gợi ý HS nếu cần.
- Gọi đại diện 1 số HS trình bày trước lớp.
Câu 1: Trường bạn nhỏ tổ chức ngày hội nhân dịp gì?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Câu 2: Mỗi gian hàng có gì thú vị?
- Em đọc khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm để biết mỗi gian hàng có gì thú vị. 
- Nhận xét, bổ sung, cho HS giải nghĩa từ “ gieo”.
Câu 3: Em thích nhất gian hàng nào? Vì sao?
- GV động viên khuyến khích HS trình bày, giải thích lí do.
- Nhận xét, bổ sung.
Câu 4: Vì sao bạn nhỏ cảm thấy không khí hội xuân ngập tràn yêu thương?
- Nhận xét, bổ sung.
- Em hãy nêu nội dung bài thơ này? 
- Nhận xét, chốt nội dung bài thơ, ghi bảng hoặc chiếu màn hình nội dung bài thơ.
- GV gọi HS nêu lại nội dung bài.
+ Liên hệ:
- Vào ngày Tết ở địa phương em thường tổ chức các hoạt động gì? 
- GDHS: biết ứng xử lịch sự, có văn hóa khi tham gia các hoạt động lễ hội, có hứng thú tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp; trân trọng và có cảm xúc, có việc làm tích cực khi tham gia các lễ hội văn hóa.
- HS ngồi theo nhóm đôi đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi 1,2,3.
- Đại diện nhóm trả lời, HS khác nhận xét
- Trường bạn nhỏ tổ chức ngày hội nhân dịp: mùa xuân đến.
+ Mỗi gian hàng có thú vị:
- Gian chợ Tết: Có bánh chưng, dưa hành, câu đối đỏ, tranh.
- Gian hoa xuân: rực rỡ, đào khoe nụ thắm hồng, mai vàng tươi như nắng, hoa cúc vừa trổ bông.
- Gian hội sách: giấy mới thơm giọng cười.
- Góc trò chơi ngày tết: kéo co, ném vòng, tiếng hò reo cổ vũ, gieo niềm vui rộn ràng.
- HS trả lời: gieo (rắc hạt giống để cho mọc mầm, lên cây – làm cho nảy sinh, phát triển và lan truyền).
- HS suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình. 
Ví dụ: 
+ Em thích nhất gian hàng chợ tết vì ở đây các bạn có đủ các loại bánh truyền thống của nước ta mang đậm màu sắc Việt.
+ Em thích nhất gian hàng trò chơi ngày tết. Vì ở đây có rất nhiều trò chơi thú vị như kéo co, ném vòng, tiếng hò reo cổ vũ giống như gian hàng đang gieo một niềm vui rộn ràng.
- HS nêu: Vì không khí tưng bừng náo nhiệt của ngày hội xuân ở trường, niềm vui cuàng bạn tham gia hội xuân, niềm vui chuẩn bị đón ngày tết Cổ truyền.
- HS nêu: Vẻ tưng bừng náo nhiệt của ngày hội xuân ở trường, niềm vui cùng bạn tham gia hội xuân, niềm vui chuẩn bị đón ngày tết Cổ truyền.
- HS nêu lại nội dung bài thơ.
- HS liên hệ kể các hoạt động có trong ngày Tết.
- HS nghe.
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
 Phương pháp: vấn đáp.
 Hình thức: cả lớp
+ Qua bài thơ này giúp em hiểu điều gì?
- GDHS: yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, bước đầu cảm nhận được giá trị tinh thần, giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống; trân trọng và có cảm xúc, có việc làm tích cực khi tham gia các lễ hội văn hóa.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài, chuẩn bị trước: tìm đọc một bài đọc về lễ hội, để tiết sau viết Phiếu đọc sách.
- HS trả lời theo ý hiểu. 
- HS nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
___________________________________________
TIẾNG VIỆT
BÀI 3: RỘN RÀNG HỘI XUÂN (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 1. Năng lực đặc thù.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng logic ngữ nghĩa. Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Vẻ tưng bừng náo nhiệt của ngày hội xuân ở trường, niềm vui cùng bạn tham gia hội xuân, niềm vui chuẩn bị đón ngày tết Cổ truyền.
- Tìm đọc một bài đọc về lễ hội, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn những thông tin em biết về lễ hội được nhắc đến trong bài.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.
2. Năng lực chung :
- Năng lực tự chủ, tự học: Học thuộc lòng 3 khổ thơ theo ý thích. Nêu được nội dung bài. Viết được phiếu đọc sách theo yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, bước đầu cảm nhận được giá trị tinh thần, giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống.
- Phẩm chất chăm chỉ: Ham học hỏi, thích đọc sách để mởi rộng hiểu biết.
- Phẩm chất trách nhiệm: biết ứng xử lịch sự, có văn hóa khi tham gia các hoạt động lễ hội, có hứng thú tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp; trân trọng và có cảm xúc, có việc làm tích cực khi tham gia các lễ hội văn hóa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: SGK, sách có bài văn về lễ hội.
- HS : HS mang theo sách có bài văn về lễ hội và Phiếu đọc sách có ghi chép về lễ hội.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Phương pháp: Trò chơi.
- Hình thức : Cả lớp
- GV tổ chức chơi trò “ Gọi thuyền” để đọc lại từng khổ thơ trong bài “Rộn ràng hội xuân” và trả lời 1 câu hỏi trong bài đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu bài học, ghi tên bài lên bảng.
- HS xung phong tham gia trò chơi.
- HS ghi tên bài vào vở.
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)
B.1 Hoạt động Đọc (15 phút)
3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - Học thuộc lòng (15 phút)
a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc của bài thơ, luyện đọc lại bài thơ, học thuộc lòng ba khổ thơ theo ý thích.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- Phương pháp: Thực hành giao tiếp.
- Hình thức: cả lớp, nhóm, cá nhân.
- GV yêu cầu HS nêu lại giọng đọc của bài thơ : Rộn ràng hội xuân
- GV đọc lại toàn bài thơ.
- Tổ chức HS luyện đọc lại các khổ thơ từ Gian Hoa xuân yêu thương trong nhóm 4 HS.
- Gọi HS đọc trước lớp.
- Gv nhận xét chung.
- Tổ chức cho HS tự nhẩm đọc thuộc 3 khổ thơ mình thích.
- Theo dõi HS luyện đọc.
- Gọi HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương HS thuộc bài.
- HS nêu lại giọng đọc bài thơ: giọng toàn bài trong sáng, nhấn giọng các từ ngữ chỉ vẻ đẹp, hoạt động và cảm xúc của bạn nhỏ khi tham gia hội xuân; ngắt nịp 2/3 hoặc ¼ hoặc 3/2 tùy vào câu thơ.
- HS nghe.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- 4 HS nối tiếp đọc lại từng khổ thơ (Khổ thơ 3 – 6) trước lớp.
- HS luyện đọc thuộc 3 khổ thơ mình thích.
- Đại diện 1 số HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- HS khác nhận xét.
B.2 Hoạt động đọc mở rộng (10 phút)
a. Mục tiêu: Tìm đọc đọc về lễ hội, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn những thông tin em biết về lễ hội được nhắc đến trong bài.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
- Phương pháp: Thực hành giao tiếp, thảo luận.
- Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
- GV nêu yêu cầu: 
a) viết vào phiếu đọc sách những thông tin chính:
b. Chia sẻ với bạn những thông tin em biết về lễ hội được nhắc đến trong bài.
- Tổ chức cho HS chia sẻ phiếu đọc sách trong nhóm đôi.
- Gọi 1 số HS trình bày phiếu đọc sách trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS viết được phiếu đọc sách .
- HS viết phiếu đọc sách theo hướng dẫn và trang trí phiếu đọc sách theo nội dung chủ điểm.
+Ví dụ 1:
Tên bài đọc: Cảnh sắc Yên tử
Tác giả: Hoàng Quang Thuận
Tên lễ hội: Lễ hội Yên Tử
Thời gian tổ chức: mùa xuân
+Ví dụ 2: 
Tên bài đọc: Đi hội chùa hương.
Tác giá: Chu Huy
Tên lễ hội: Hội Chùa Hương
Thời gian tổ chức: mùa xuân,
b. Chùa Hương ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Tỉnh Hả Tây, nay là Hà Nội. Cảnh ở Chùa Hương rất đẹp, có động chùa Tiên, động Hương Tích, động chùa núi Hinh Bồng Mọi người nườm nượ đi lễ hội.
- HS trao đổi với bạn về phiếu đọc sách, chia sẻ 2-3 từ ngữ dùng hay trong bài văn.
- Một số HS trình bày phiếu đọc sách trước lớp.
- HS nghe.
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Phương pháp: Trò chơi
- Hình thức: Cả lớp
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chuyền hoa” trước lớp.
- GV hướng dẫn cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Nhận xét, khen ngợi qua trò chơi.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Rộn ràng hội xuân ( tiết 3)
- HS nghe cách chơi
- HS tham gia trò chơi trước lớp.
- HS khác nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
---------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
BÀI 3: RỘN RÀNG HỘI XUÂN
(Tiết 3 )
I. Yêu cầu cần đạt
 1. Năng lực đặc thù.
- Nghe viết đúng bài Lễ hội hoa nước Ý.
- Phân biệt được s/x; ch/tr hoặc thanh hỏi/ thanh ngã.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực:
- Năng lực chung :
- Năng lực tự chủ, tự học: Nghe viết được bài chính tả “Lễ hội hoa nước Ý”, tự làm được bài tập chính tả theo yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- HS có cơ hội hình thành và phát triển phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm .
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Sách giáo khoa TV3, hình ảnh lễ hội hoa nước Ý.
- Thẻ từ để tổ chức chơi trò chơi khi thực hiện bài tập chính tả.
- HS: Sách Tiếng Việt, Vở TV 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Phương pháp: Động não.
- Hình thức: cả lớp.
- GV cho HS kể tên một số lễ hội ở các nước mà em biết.
- GV nhận xét, giới thiệu bài học.
- HS kể tên: Lễ hội hoa anh đào ở Nhật Bản, lễ hội té nước của Lào, 
- HS ghi tên bài học.
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( 35 phút)
B.3 Hoạt động Viết ( 25 phút)
1. Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả. (25 phút)
a. Mục tiêu: HS viết được bài chính tả “ Lễ hội hoa nước Ý”.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- Phương pháp: Thực hành giao tiếp.
- Hình thức: Cả lớp.
- Gọi HS đọc bài chính tả “ Lễ hội hoa nước Ý”
+Lễ hội nào được giới thiệu trong bài? 
+ Cảnh vật có gì đặc biệt? 
- Yêu cầu HS tìm từ ngữ khó lên bảng cho HS đánh vần.
- Tìm tên địa danh nước ngoài trong bài.
- GV giải thích thêm: Ý còn gọi là I- ta- li-a- tên một quốc gia ở châu Âu.
+Nêu cách viết rên riêng nước ngoài trong bài.
- GV cho HS viết lại một số từ ngữ khó và tên riêng vào bảng con: 
- Gọi HS đọc lại những từ ngữ khó.
- GV đọc bài cho HS viết.
- Tổ chức cho HS đổi bài soát lỗi.
- GV kiểm tra, nhận xét bài viết của một số HS.
- 2 HS đọc trước lớp.
+ Trong bài giới thiệu về lệ hội hoa của nước Ý.
+ Người dân rải những cánh hoa đủ màu lên các bức tranh vừa vẽ tạo nên những tác phẩm đặc sắc. Rtấ nhiều du khách đến tham dự lễ hội này.
 - HS nêu: rải, bức tranh, đặc sắc.
- HS nêu: Ý, Rô-ma.
- HS nghe.
+ Nếu tên riêng có một tiếng: viết hoa tiếng đó. Nếu tên riêng gồm hai tiếng: viết hoa chữ đầu, dấu gạch nối giữa hai chữ, các chữ và dấu gách nối viết sát vào nhau, không có khoảng cách.
- HS luyện viết vào bảng con: rải, bức tranh, đặc sắc, Ý, Rô-ma.
- HS đọc trước lớp.
- HS viết bài.
- HS đổi bài cho nhau soát lỗi.
- HS nhận xét bài của nhau.
2. Hoạt động 2: Bài tập ( 10 phút)
a. Mục tiêu: HS phân biệt được s/x; ch/tr hoặc thanh hỏi/ thanh ngã.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Phương pháp: Thực hành giao tiếp.
- Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.
Bài 2: Chọn tiếng trong ngoặc phù hợp với mỗi từ.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2 .
- Yêu cầu HS tìm nghĩa của các cặp từ, đặt trong câu để chọn từ với nghĩa tương ứng.
- GV giải thích thêm nghĩa một số từ ngữ trong bài.
+sắc: màu sắc
+ xắc: túi cầm tay hoặc đeo ở vai, thường bằng da, miệng có thể cài kín.
+say : (ngủ) rất sâu, không còn hay biết gì cả.
+ xay: làm cho tróc vỏ, vỡ ra hay nhỏ mịn bằng cối quay.
- Tổ chức cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét, chữa bài.
- Gọi HS đọc lại những từ ngữ vừa điền
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3: Tìm 3 – 4 từ ngữ.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3ª/3b và mẫu đã cho trước.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm bốn: Em tìm những từ ngữ có hai tiếng mà cả hai tiếng cùng bắt đầu bằng chữ cái hoặc thanh hỏi đã cho. 
- Theo dõi HS làm bài.
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả dưới hình thức thi tiếp sức giữa hai các nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc, bổ sung nếu HS chưa nêu được.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu nghĩa các từ:
+sắc: màu sắc
+ xắc: túi cầm tay hoặc đeo ở vai, thường bằng da, miệng có thể cài kín.
+ sinh: đẻ ra.
+ xinh: có hình dáng và đường nét rất dễ coi, ưa nhìn.
+say : (ngủ) rất sâu, không còn hay biết gì cả.
+ xay: làm cho tróc vỏ, vỡ ra hay nhỏ mịn bằng cối quay.
- HS làm bài vào vở BT, 3 HS làm bài trên bảng nhóm.
 a. (sắc, xắc): Các cô gói đeo chiếc xắc vải nho nhỏ, có tua bằng chỉ ngũ sắc.
b. (sinh, xinh): Cô mèo tam thể vừa sinh bốn chú mèo con rất xinh
c. (say, xay): Ru bé ngủ say, rồi bà đi xay bột làm bánh. 
- HS trình bày bài làm trên bảng. HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- 1 số HS đọc lại trước lớp.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm bốn: 
a. Có 2 tiếng cùng bắt đầu bằng:
+Chữ ch: chăm chỉ, chăm chú, chăm chút, chặt chẽ, chói chang, chang chang, chong chóng, chang chang, châu chấu, chông chênh,...
+Chữ tr: trồng trọt, trang trí, trang trại, trang trọng, trầm trồ, trịnh trọng, tre trẻ, trong trắng, tròn trịa, trắng trẻo,...
b. Chứa tiếng có:
+Thanh hỏi: khỏe khoắn, tỉ mỉ, lả tả, vất vả, lẻ tẻ, rảnh rang, thanh thản...
+Thanh ngã: mạnh mẽ, sạch sẽ, ầm ĩ, vội vã, vật vã, rộn rã, kĩ cãng, đục đẽo, vội vã, nghiệt ngã,...
- HS xung phong lên chơi trước lớp thành 2 đội, mỗi đội 4 HS.
* Hoạt động nối tiếp: ( 5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- Phương pháp: Trò chơi
- Hình thức: cả lớp.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ rung chuông vàng”.
Câu 1: Dòng nào chứa từ ngữ viết đúng chính tả.
học sinh
học xinh
sinh xắn.
Câu 2: Dòng nào chứa từ ngữ viết sai chính tả.
hối hả
tỉ mĩ
chói chang.
- GV nhận xét, đánh giá một số bài viết.
- Dặn HS viết lại những từ ngữ còn viết sai trong bài.
- Chuẩn bị bài sau: Xem trước bài 1,2,3,4 và phần vận dụng trong sách Tiếng Việt trang 19.
- HS nêu nhanh trước lớp.
- HS nghe, ghi đáp án ra bảng con.
a. học sinh
b. tỉ mĩ
- HS nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
TUẦN 20
CHỦ ĐIỂM: MÁI ẤM GIA ĐÌNH
BÀI 3: RỘN RÀNG HỘI XUÂN
(Tiết 4 )
I. Yêu cầu cần đạt
 1. Năng lực đặc thù.
- Nhận diện đúng câu khiến qua chức năng( nêu đề nghị) và dấu chấm câu( dấu chấm than); sử dụng đúng dấu chấm và dấu chấm than.
- Đặt được câu khiến theo yêu cầu.
- Chia sẻ được cảm xúc khi tham gia 
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực:
- Năng lực chung :
- Năng lực tự chủ, tự học: câu khiến qua chức năng( nêu đề nghị) và dấu chấm câu( dấu chấm than); sử dụng đúng dấu chấm và dấu chấm than.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận, chia sẻ được cảm xúc khi tham gia lễ hội.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- HS có cơ hội hình thành và phát triển phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm .
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Sách giáo khoa TV3.
- HS: Sách Tiếng Việt, Vở TV 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Phương pháp: Trò chơi.
- Hình thức: cả lớp.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Trở lại trường học” .
- GV HD cách chơi và chiếu lần lượt các câu hỏi lên bảng.
Câu 1: Nêu 2 từ ngữ gọi tên lễ hội.
Câu 2: Từ ngữ nào sau đây chỉ hoạt động trong lễ hội: náo nhiệt, dâng hương, gói bánh chưng.
Câu 3: Nêu từ ngữ chỉ cảm xúc của người tham gia lễ hội?
Câu 4: Đặt 1 câu về hoạt động trong lễ hội em đã chứng kiến hoặc tham gia?
- GV giới thiệu bài học.
- HS hát.
- HS ghi tên bài học.
- HS xung phong nêu các câu trả lời trước lớp.
Câu 1: Lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chử Đồng Tử.
Câu 2: dâng hương, gói bánh chưng.
Câu 3: hào hứng, phấn khởi .
Câu 4: Chúng em tham gia gói bánh chưng.
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)
B.4. Hoạt động Luyện từ và câu (25 phút)
1. Hoạt động 1: Nhận diện câu khiến (6 phút)
a. Mục tiêu: Nhận diện đúng câu khiến qua chức năng( nêu đề nghị).
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- Phương pháp: thực hành giao tiếp.
- Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.
Bài 1: Tìm trong đoạn văn sau các câu nêu yêu cầu, đề nghị và cho biết cuối mỗi câu có dấu gì? 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi HS đọc đoạn văn trước lớp.
- GVHD: Em đọc đoạn văn trên và tìm các câu nêu yêu cầu, đề nghị và cho biết cuối mỗi câu có dấu gì?
- Theo dõi HS làm bài .
- Gọi HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng, bổ sung thêm cho HS biết: Một vài dấu hiệu để nhận biết một câu bất kỳ là câu nêu yêu cầu, đề nghị gồm: 
+ Nếu trong câu tồn tại các từ: thôi, hãy, đi thôi, thôi đừng, thôi nào thì chắc chắn đó là 1 câu nêu yêu cầu, đề nghị.
+ Nếu kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị.
+ Nếu câu có ý nghĩa sai bảo, lời mệnh lệnh, một lời khuyên, một lời đề nghị.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS đọc đoạn văn.
- HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm đôi .
Các câu nêu yêu cầu, đề nghị:
- Con hãy nắm chặt tay em!
- Đừng để em lạc đó!
Cuối mỗi câu có dấu chấm than.
- HS trình bày trước lớp.
- HS khác nhận xét.
- HS nghe.
2. Hoạt động 2: Điền dấu câu và tìm câu khiến (12 phút)
a. Mục tiêu: HS biết điền dấu chấm câu( dấu chấm than); sử dụng đúng dấu chấm và dấu chấm than.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành giao tiếp.
- Hình thức:nhóm, cả lớp.
Bài 2: Chọn dấu câu phù hợp với mỗi 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và đọc đoạn văn.
- GV HDHS: Em hãy đọc đoạn văn và điền dấu câu phù hợp. 
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm đôi và trình bày theo kĩ thuật truyền điện.
- Theo dõi HS làm bài.
- Gọi HS trình bày kết quả trước lớp.
- Gv nhận xét, chốt cách điền đúng dấu câu.
Bài 3: Tìm các câu khiến có trong đoạn văn ở bài tập 2.
 - GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm đôi.
- Theo dõi HS làm bài.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, chốt câu khiến trong bài.
- HS đọc yêu cầu và từ ngữ trên mỗi tranh.
- HS trao đổi theo nhóm đôi, trình bày theo kĩ thuật truyền điện trước lớp.
Cô Mùa Xuân xúc động nhìn theo bóng hoạ mi . Nước mắt cô lặng lẽ lăn dài . Cô thì thầm:
- Hót đi ! Hót nữa đi, hoa mi nhé ! Từ nay, em sẽ là sứ giả của mùa xuân. Tiếng em là tiếng của mùa xuân.
- Một vài nhóm trình bày trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- HS thảo luận nhóm đôi và làm vào vở bài tập.
- HS trình bày bài làm trước lớp.
Các câu khiến có trong đoạn văn ở bài tập 2 là:
Hót đi!
Hót nữa đi, hoa mi nhé!
2. Hoạt động 3: Đặt câu khiến (6 phút)
a. Mục tiêu: HS biết đặt câu khiến theo yêu cầu.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- Phương pháp: thực hành giao tiếp.
- Hình thức:nhóm, cả lớp.
Bài 3: Đặt 1-2 câu cầu khiến để đề nghị bạn tham gia một tiết mục văn nghệ trong ngày hội mùa xuân của trường. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài cá nhân vào vở: Em đặt câu dựa vào gợi ý:
+ Em hãy kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm và ngữ điệu, ý nghĩa câu mang tính chất ra lệnh, khuyên bảo hoặc đề nghị bạn tham gia một tiết mục văn nghệ trong ngày hội mùa xuân.
+ Em có thể sử dụng trong câu các từ: thôi, hãy, đi thôi, thôi đừng, thôi nào 
- Theo dõi HS làm bài.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, chốt cách đặt câu đúng theo yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS nghe.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
+ Mai hãy tham gia tiết mục hát đi!
+ Nhóm của Minh phải chuẩn bị tiết mục múa thôi!
- Một vài HS chia sẻ bài làm trước lớp.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
B. Hoạt động Vận dụng: ( 4 phút)
a. Mục tiêu: HS biết chia sẻ được cảm xúc khi tham gia một lễ hội ở trường.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- Phương pháp: Thảo luận, thực hành giao tiếp.
- Hình thức: nhóm, cả lớp.
- GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ cảm xúc và cá nhân của mình khi được tham gia một lễ hội ở trường.
- Tổ chức cho HS đóng vai theo nhóm đôi.
- Theo dõi HDHS.
- Mời một vài cặp HS chia sẻ cảm xúc trước lớp.
- GV nhận xét chung, tuyên dương Người chia sẻ cảm xúc ấn tượng nhất.
- GDHS: Tích cực tham gia các hoạt động trong các ngày lễ hội ở trường và địa phương.
- HS nghe xác định yêu cầu của bài.
- HS thực hiện theo nhóm ba.
Ví dụ: Vào tháng tư hàng năm, khi trường tổ chức lễ hội đọc sách, lòng em lại nao nức, hồi hộp chỉ mong tới ngày hôm đó. Em cảm thấy rất vui và phấn khởi khi được tham gia lễ hội đọc sách. Ở đó có biết bao nhiêu cuốn sách lí thú và hấp dẫn. Nhờ có ngày hội đọc sách mà em đã được học hỏi thêm nhiều kiến thức mới lạ và có thêm được nhiều người bạn có cùng sở thích với mình. Em vui lắm! 
- Một vài HS chia sẻ cảm xúc của mình trước lớp.
- HS khác nhận xét, bình chọn “ Người chia sẻ cảm xúc ấn tượng nhất”.
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức
- Phương pháp: thuyết trình.
- Hình thức: cả lớp.
- Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà làm bài các bài tập vào vở bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Bài 4 : Độc đáo lễ hội đèn Trung thu( tiết 1)
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_ho.docx