Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 - Tuần 5
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: tham gia chương trình “ An toàn trong cuộc sống”.-
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:
+ Chơi trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng ”
+ Xác định được các nguy cơ nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
+Thực hiện được những việc làm đảm bảo trong an toàn ăn uống.
- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Tổng kết tuần 5, lên kế hoặch phương hướng tuần 6.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn ở trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
2. Năng lực:
*Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG Tuần: 5 Ngày soạn: Tiết: 1 Ngày dạy: - Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: tham gia chương trình “ An toàn trong cuộc sống”.- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: + Chơi trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng ” + Xác định được các nguy cơ nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. +Thực hiện được những việc làm đảm bảo trong an toàn ăn uống. - Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Tổng kết tuần 5, lên kế hoặch phương hướng tuần 6. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập - Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn ở trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. *Năng lực đặc thù: - Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp - Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên 2. Đối với học sinh III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TUẨN 5 – TIẾT 1: tham gia chương trình “ An toàn trong cuộc sống”. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV tổ chức cho HS tham gia chương trình “ An toàn trong cuộc sống” theo kế hoặch của nhà trường - GV nhắc nhở các em chú ý lắng nghe để chia sẻ lại trước lớp các nội dung của chương trình “ An toàn trong cuộc sống” - GV nhắc nhở những HS nói chuyện, làm việc riêng, gây ảnh hưởng tới những bạn xung quanh. - HS tham gia chương trình “ An toàn trong cuộc sống”. - HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe. - HS về chia sẻ lại trước lớp. - HS tiếp thu lời nhắc nhở, ngồi nghiêm túc. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG Tuần: 5 Ngày soạn: Tiết: 2 Ngày dạy: YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Xác định được các nguy cơ nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. - Thực hiện được những việc làm đảm bảo trong an toàn ăn uống. - Tham gia được các hoạt động của trường, lớp về an toàn giao thông. - Biết giữ an toàn trong lao động. 1. Phẩm chất: - Phẩm chất Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và có trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông an toàn. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi về nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; thảo luận về việc tham gia giao thông an toàn; biết giữ an toàn trong lao động. - Năng lực giải quyết vấn đề: Xử lí những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. *Năng lực đặc thù: - NL thích ứng với cuộc sống: Nhận biết những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thức phẩm và thực hiện những việc làm đảm bảo an toàn trong ăn uống. - NL thiết kế và tổ chức: Tuyên truyền và xử lí tình huống về an toàn thực phẩm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Thiết bị dành cho giáo viên: - SGV, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 3; - Bộ thẻ tranh về thực phẩm có thể sử dụng và thực phẩm không nên sử dụng trong SGK trang 17; - Các tình huống liên quan đến an toàn thực phẩm; - Một số gói bim, bim, bánh kẹo, nước ngọt ( bao gồm cả những thực phẩm không an toàn) và rau củ quả theo mùa ( bao gồm cả những thức không tươi, bị héo, úa, thối); - Giấy A0, A1, A2, bút dạ, băng dính giấy (hoặc nam châm dính bảng). 2. Thiết bị dành cho học sinh - SGK, VBT Hoạt dộng trải nghiệm 3; - Một số tranh ảnh hoặc ảnh sưu tầm về vệ sinh an toàn thực phẩm; III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Ai Nhanh- Ai đúng” Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 -6 HS và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A2 và một bộ thẻ tranh như hình ảnh gợi ý trong SGK tráng 17. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách chia đôi tờ giấy thành 2 phần, một bên ghi “Thực phẩm có thể sử dung” và một bên ghi “ Thực phẩm không thể sử dụng”, sau đó quan sát kĩ các tranh và gắn thẻ vào bên tương ứng. - GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả phân loại của nhóm mình và giải thích lí do vì sao nhóm lại lựa chọn như vậy. - GV nhận xét kết quả trình bày của các nhóm. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi: Có những nguy cơ nào khi sử dụng thực phẩm không an toàn? - GV yêu cầu một số HS chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp về nguy cơ khi sử dụng thực phẩm không an toàn và kết luận hoạt động. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Mục tiêu: Xác định được các nguy cơ nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách tiến hành: - GV mời HS đọc yêu cầu nhiệm vụ 1 của hoạt động 2 trong sgk/18, - Mời 1-2 HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV gợi ý HS nhìn vào các bức tranh trong SGK/18 để trao đổi về các nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. - GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi về những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. ( GV hỗ trọ khi cần thiết) - GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý. - GV cho HS thể kể thêm các nguy cơ khác mà em biết - GV tổng hợp ý kiến của các nhóm và kết luận về những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm như: bị nôn ói, bị bệnh giun sán và suy dinh dưỡng, bị đau bụng tiêu chảy, bị đâu đầu, sốt, mệt mỏi, bị đi bệnh viện cấp cứu, - GV chuyển ý, nhắc nhở HS về giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh khi ăn uống để không bi nhiễm bênh lây truyền qua thực phẩm và không gặp phải các nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoạt động 3: luyện tập – vận dụng 3.1. Hoạt dộng: Thảo luận về tham gia giao thông an toàn. Mục tiêu:Tham gia được các hoạt động của trường, lớp về an toàn giao thông. Cách tiến hành: - GV chia lơp thành các nhóm ( mỗi nhóm 4-6 HS) và nêu yêu câu: + Mỗi HS trong nhóm phải nêu ít nhất 2 quy định để tham gia giao thông an toàn. + Lấy ví dụ về trường hợp thực hiện đúng hoặc chưa đúng khi tham gia giao thông mà em biết. - GV cho HS thảo luận trong vòng 5 phút và ghi kết quả thảo luận lên giấy A1. - GV gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả theo hình thức dổi sản phẩm giữa các nhóm để góp ý, bổ sung ý kiến cho nhau. - GV mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm sau khi tiếp thu ý kiến góp ý cảu nhóm bạn. - GV tổ chức cho HS sắm vai xử lí tình huống tham gia giao thông an toàn và không an toàn. - GV chốt quy định để tham gia giao thông an toàn và nhắc nhở HS chú ý thực hiện đúng những quy định đó - HS lắng nghe và chia nhóm. - HS quan sát tranh và thực hiện theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả phân loại của nhóm mình và giải thích lí do vì sao nhóm lại lựa chọn như vậy. Các nhóm còn lại nhận xét bổ sung - HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. - Đại diện một số HS trình bày. Các HS khắc lắng nghe và nhận xét, bổ sung. - HS nghe GV nhận xét, tổng kết - HS đọc và nắm rõ yêu cầu của GV -1-2 HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - HS quan sát tranh, lắng nghe GV hướng dẫn - HS thảo luận nhóm đôi. -2-3 nhóm trình bày. HS còn lại lắng nghe nhận xét. - HS kể thêm các nguy cơ. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh khi ăn uống để không bi nhiễm bênh lây truyền qua thực phẩm và không gặp phải các nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. - HS ngồi lại theo nhóm.và lắng nghe yêu cầu của hoạt động. - HS thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày. - HS sắm vai xử lí tình huống. - HS lắng nghe thực hiện VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 2: AN TOÀN TRONG CUỘC SỐNG Tuần: 1 Ngày soạn: Tiết: 3 Ngày dạy: YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS nhận rõ ưu khuyết điểm cảu bản thân, của tổ mình và cảu cả lớp. - HS biết công việc phải làm cảu tuần tới. - Giáo dục HS ý thức tự giác học tập, thực hiện tốt nề nếp. Thực hiện tốt việc vệ sinh an toàn thực phẩm và có trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông an toàn. 1. Phẩm chất - Phẩm chất Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và có trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông an toàn. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: trao đổi về nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; thảo luận về việc tham gia giao thông an toàn; biết giữ an toàn trong lao động. - Năng lực giải quyết vấn đề: Xử lí những vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. *Năng lực đặc thù: - NL thích ứng với cuộc sống: phòng tránh những nguy cơ khi không thực hiện vệ sinh an toàn thức phẩm và thực hiện những việc làm đảm bảo an toàn trong ăn uống. - NL thiết kế và tổ chức: Tuyên truyền về an toàn thực phẩm. Chuẩn bị: GV: Phần thưởng - HS chuẩn bị: vở ghi chép báo cáo của tổ, của lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * Khởi động: HS hát. 1. Hoạt động 1: Tổng kết, đánh giá: * Mục tiêu: Ổn định nề nếp lớp.Tổng kết tuần 5 Các tổ trưởng báo cáo, nhận xét: - Nhận xét, đánh giá từng thành viên trong nhóm. * Lớp trưởng nhận xét, đánh giá: + Ưu điểm, tồn tại : * GV nhận xét chung Ưu điểm, tồn tại : Ưu điểm: Tồn tại: 2. Biện pháp: . 3. Tuyên dương: .. 4. GV giáo dục HS trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và chập hành tốt nội quy quy định khi tham gia giao thông Hoạt động 2: Phương hướng hoạt động tuần 6 *MT: HS nắm và thực hiện tốt nội dung kế hoạch hoạt động tuần 6. - Tiếp tục thực hiện tốt nội quy, nề nếp lớp. - Thi đua học tập tốt. * Tổng kết – đánh gía - HS hát - Các tổ trưởng, lớp trưởng, các lớp phó báo cáo. - Lớp chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe và thực hiện - HS lắng nghe và thực hiện trong tuần tới VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_hoat_dong_trai_nghiem_lop_3_tuan_5.docx