Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 - Tuần 34

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 - Tuần 34

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

 + Giới thiệu về nghề em yêu thích

 + Lập kế hoạch rèn luyện đức tính cần có phù hợp với nghề em yêu thích.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Chơi trò chơi về “Nghề em yêu thích”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Hình thành được đức tính chăm chỉ trong hoạt động tập thể và có tinh thần trách nhiệm khi tham gia các hoạt động chia sẻ theo nhóm.

- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Kể tên được một số đức tính cần có của người lao động trong nghề nghiệp mà mình yêu thích.

- Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.

 

docx 9 trang Đăng Hưng 24/06/2023 1360
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Hoạt động trải nghiệm 
CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ EM YÊU THÍCH
Tuần: 34 	Ngày soạn: 
Tiết: 1 	 	 	Ngày dạy: 
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ
- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:
 + Giới thiệu về nghề em yêu thích
 + Lập kế hoạch rèn luyện đức tính cần có phù hợp với nghề em yêu thích.
- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Chơi trò chơi về “Nghề em yêu thích”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Hình thành được đức tính chăm chỉ trong hoạt động tập thể và có tinh thần trách nhiệm khi tham gia các hoạt động chia sẻ theo nhóm.
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực đặc thù: 
- Kể tên được một số đức tính cần có của người lao động trong nghề nghiệp mà mình yêu thích.
- Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2; SGV Hoạt động trải nghiệm 2
– Bảng phụ hoặc giấy A3, giấy A4 hoặc mẫu sơ đồ tư duy để HS lập danh sách các việc làm đề xây dựng hình ảnh bản thân, quả bóng nhỏ, phiếu bầu, thùng đựng phiếu bầu, mẫu bảng tự theo dõi việc làm của bản thân, một số món quà/sản phẩm mẫu cho HS quan sát, Phiếu đánh giá.
2. Đối với học sinh
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, ho dán,... 
- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẨN 1 – TIẾT 1: THAM GIA LỄ KHAI GIẢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV nhắc nhở những HS tham gia tiết mục hát, múa, kể chuyện,....về Bác Hồ chuẩn bị tâm thế sẵn sàng lên biểu diễn.
 - GV nhắc HS cả lớp giữ trật tự, chú ý theo dõi và tham gia tích cực các hoạt động của lễ kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ.
- GV yêu cầu HS ghi nhớ những tiết mục, câu chuyện, nội dung mà mình ấn tượng nhất để chia sẻ với bạn và gia đình.
- HS tham gia tiết mục hát, múa, kể chuyện,....về Bác Hồ chuẩn bị tâm thế sẵn sàng lên biểu diễn.
- HS cả lớp giữ trật tự, chú ý theo dõi và tham gia tích cực các hoạt động của lễ kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ.
- HS ghi nhớ những tiết mục, câu chuyện, nội dung mà mình ấn tượng nhất để chia sẻ với bạn và gia đình.
VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Hoạt động trải nghiệm 
CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ EM YÊU THÍCH
Tuần: 34 	Ngày soạn: 
Tiết: 2 	 	 	Ngày dạy: 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Hình thành được đức tính chăm chỉ trong hoạt động tập thể và có tinh thần trách nhiệm khi tham gia các hoạt động chia sẻ theo nhóm.
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, chia sẻ với bạn; tích cực tham gia vào các hoạt động
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực đặc thù: 
- NL thích ứng với cuộc sống: Nhận ra được một số đức tính của bản thân liên quan đến nghề yêu thích.
 - NL thiết kế và tổ chức: Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Thiết bị dành cho giáo viên: 
 - Bảng phụ, giấy A3;
2. Thiết bị dành cho học sinh
- Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 5: Giới thiệu về nghề em yêu thích
Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về một số nghề yêu thích
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm chia sẻ với các bạn về cuốn an-bum của mình.
- GV cho HS đại diện nhóm lên trình bày phần giới thiệu về cuốn an-bum của mình.
- GV cho HS trao đổi với bạn để tìm hiểu kĩ hơn về nghề mà bạn yêu thích.
- GV yêu cầu HS bình chọn cho cuốn an-bum đẹp nhất, nhiều thông tin thú vị nhất để giới thiệu trước lớp.
- GV yêu cầu các nhóm trưng bày an-bum của tất cả HS trong nhóm.
- GV tổ chức cho HS các nhóm đi tham quan triển lãm an-bum theo hình thức luân chuyển, các nhóm sẽ lần lượt đi tham quan hết sản phẩm của cả lớp . Khi đến vị trí của mỗi nhóm, các HS cần lắng nghe ban đại diện nhóm giới thiệu về các cuốn an-bum của nhóm bạn và ghi nhớ thông tin.
- GV cùng cả lớp nhận xét, khen ngợi, động viên các bạn đã chia sẻ an-bum.
+ Trong hoạt động tham quan triển lãm vừa rồi, em ấn tượng nhất với cuốn an-bum của bạn nào? Tại sao?
+ Em có những cảm nhận gì sau khi tham quan triển lãm an-bum về nghề em yêu thích?
+ Em đã học được điều gì sau khi thực hiện làm an-bum về nghể em yêu thích và tham quan triển lãm an-bum cùng các bạn.
 - GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 6.
Hoạt động 6: Lập kế hoạch rèn luyện đức tính cần có phù hợp với nghề em yêu thích.
Mục tiêu: 
- Giúp HS lập kế hoạch rèn luyện đức tính của bản thân liên quan đến nghề yêu thích.
Cách tiến hành:
- GV mời 2 HS đọc yêu cầu của hoạt động.
- GV đặt câu hỏi để HS cả lớp cùng trao đổi:
+ Bảng kế hoạch rèn luyện những đức tính phù hợp với nghề em yêu thích gồm có mấy cột, đó là những cột nào?
+ Để lập được bảng kế hoạch đó, em cần thực hiện những việc gì?
- GV hướng dẫn HS cách lập kế hoạch rèn luyện.
- GV có thể phân tích bảng kế hoạch gợi ý trong SGK, trong đó cột “Đức tính cần có của nghề” sẽ điền những đức tính em đã viết ở sơ đồ tư du, cột “Đức tính em đã có hoặc muốn có liên quan đến nghề” chính là kết quả của hoạt động 3 tuần 33 va cột “Cách thực hiện” ghi rõ những việc làm cụ thể để rèn luyện các đức tính đó.
- GV cho HS thực hiện lập kế hoạch rèn luyện.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
- HS lắng nghe.
- HS đại diện nhóm lên trình bày phần giới thiệu về cuốn an-bum của mình.
- HS trao đổi với bạn để tìm hiểu kĩ hơn về nghề mà bạn yêu thích.
- HS bình chọn cho cuốn an-bum đẹp nhất, nhiều thông tin thú vị nhất để giới thiệu trước lớp.
- Các nhóm trưng bày an-bum của tất cả HS trong nhóm.
- HS các nhóm đi tham quan triển lãm an-bum theo hình thức luân chuyển, các nhóm sẽ lần lượt đi tham quan hết sản phẩm của cả lớp. Khi đến vị trí của mỗi nhóm, các HS cần lắng nghe ban đại diện nhóm giới thiệu về các cuốn an-bum của nhóm bạn và ghi nhớ thông tin.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS nghe GV nhận xét, tổng kết
- HS đọc và nắm rõ yêu cầu của GV
- HS cả lớp cùng trao đổi và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe GV phân tích bảng kế hoạch gợi ý trong SGK, trong đó cột “Đức tính cần có của nghề” sẽ điền những đức tính em đã viết ở sơ đồ tư du, cột “Đức tính em đã có hoặc muốn có liên quan đến nghề” chính là kết quả của hoạt động 3 tuần 33 va cột “Cách thực hiện” ghi rõ những việc làm cụ thể để rèn luyện các đức tính đó.
- HS thực hiện lập kế hoạch rèn luyện.
- HS lắng nghe nhận xét.
VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Hoạt động trải nghiệm 
CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ EM YÊU THÍCH
Tuần: 34 	Ngày soạn: 
Tiết: 3 	 	 	Ngày dạy: 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Hình thành được đức tính chăm chỉ trong hoạt động tập thể và có tinh thần trách nhiệm khi tham gia các hoạt động chia sẻ theo nhóm.
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, chia sẻ với bạn; tích cực tham gia vào các hoạt động
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực đặc thù: 
- NL thích ứng với cuộc sống: Kể tên được một số đức tính cần có của người lao động trong nghề nghiệp mà mình yêu thích.
 - NL thiết kế và tổ chức: Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Thiết bị dành cho giáo viên: 
 - Bảng phụ, giấy A3;
2. Thiết bị dành cho học sinh
- Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV chia HS của lớp theo các nhóm nghề HS yêu thích (vd: nhóm nghề giáo viên, nhóm nghề họa sĩ, nhóm nghề ca sĩ, nhóm nghề bác sĩ, nhóm nghề công nhân, nhóm nghề thợ làm tóc, nhóm nghề nhà văn, )
- GV cho các nhóm tự thiết kế hoạt động chơi (đóng vai) theo nghề mà nhóm yêu thích.
- GV tổ chức cho HS các nhóm chơi theo ý tưởng của mỗi nhóm và quan sát cách chơi của các nhóm để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.
- GV nhận xét và khen ngợi cả lớp.
* Đánh giá hoạt động
- GV yêu cầu HS hoàn thành phần đánh giá hoạt động trong SGK.
- GV tổ chức cho HS đánh giá bằng cách phát Phiếu đánh giá và yêu cầu các em tự đánh giá theo hướng dẫn trong phiếu.
- GV tổ chức cho HS đánh giá đồng đẳng, trao đổi để xin ý kiến của bạn về những hoạt động mình đã tham gia trong chủ đề. 
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
- HS lắng nghe các nhóm nghề HS yêu thích (vd: nhóm nghề giáo viên, nhóm nghề họa sĩ, nhóm nghề ca sĩ, nhóm nghề bác sĩ, nhóm nghề công nhân, nhóm nghề thợ làm tóc, nhóm nghề nhà văn, )
- Các nhóm tự thiết kế hoạt động chơi (đóng vai) theo nghề mà nhóm yêu thích.
- HS các nhóm chơi theo ý tưởng của mỗi nhóm và quan sát cách chơi của các nhóm để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.
- HS lắng nghe.
- HS hoàn thành phần đánh giá hoạt động trong SGK.
- HS đánh giá bằng cách phát Phiếu đánh giá và yêu cầu các em tự đánh giá theo hướng dẫn trong phiếu.
- HS đánh giá đồng đẳng, trao đổi để xin ý kiến của bạn về những hoạt động mình đã tham gia trong chủ đề.
- HS lắng nghe.
VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_hoat_dong_trai_nghiem_lop_3_tuan_34.docx