Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 - Tuần 32

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 - Tuần 32

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Phong trào làm nhiều việc tốt.

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

 + Chơi trò chơi “Giải câu đố về nghề nghiệp”

 + Tìm hiểu về nghề em yêu thích.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Sưu tầm tranh, ảnh về nghề em yêu thích

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.

- Trách nhiệm: Thể hiện được thái độ yêu thương, thể hiện được sự tôn trọng với những nghề nghiệp khác nhau của mọi người xung quanh; Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, phỏng vấn, trò chuyện với những người xung quanh khi tìm hiểu về nghề nghiệp của họ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

 

docx 13 trang Đăng Hưng 24/06/2023 1970
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Hoạt động trải nghiệm 
CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ EM YÊU THÍCH
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ
Tuần: 32 	Ngày soạn: 
Tiết: 1 	 	 	Ngày dạy: 
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Phong trào làm nhiều việc tốt.
- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:
 + Chơi trò chơi “Giải câu đố về nghề nghiệp”
 + Tìm hiểu về nghề em yêu thích.
- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Sưu tầm tranh, ảnh về nghề em yêu thích
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
 Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 
Trách nhiệm: Thể hiện được thái độ yêu thương, thể hiện được sự tôn trọng với những nghề nghiệp khác nhau của mọi người xung quanh; Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, phỏng vấn, trò chuyện với những người xung quanh khi tìm hiểu về nghề nghiệp của họ.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
2.2. Năng lực đặc thù
Chú ý, lắng nghe và tham gia tích cực các hoạt động chung của trường.
Kể được việc làm tốt với những người xung quanh.
Ghi nhớ những câu chuyện về việc làm tốt mà mình ấn tượng nhất để học hỏi và chia sẻ với mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên
Một số câu chuyện kể về gương người tốt, việc tốt.
Một số tiết mục văn nghệ của đội văn nghệ trường.
 Phần thưởng cho HS. 
2. Học Sinh 
SGK Hoạt động trải nghiệm 3.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẨN 32 – TIẾT 1: PHONG TRÀO LÀM NHIỀU VIỆC TỐT.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: NGHI LỄ CHÀO CỜ
- Ổn định tổ chức
- Tổng phụ trách điều khiển nghi lễ chào cờ. 
- Tổng phụ trách giới thiệu sơ lược nội dung tiết sinh hoạt dưới cờ
- Các lớp xếp hàng theo vị trí lớp
- HS hát Qốc ca
- HS lắng nghe
2. Khám phá 
2.1. Nhận xét công tác tuần 31 
Mục tiêu: HS nắm được các ưu, khuyết điểm về các hoạt động của tuần 31
Cách tiến hành:
- Lớp trực nhận xét hoạt động trong tuần 31 của toàn trường.
- Tổng phụ trách sơ kết tuần 31
- Ban giám hiệu tuyên dương những lớp hoạt động tích cực tuần 31 và rút kinh nghiệm để thực hiện tốt cho các hoạt động ở tuần sau.
2.2. Triển khai phương hướng tuần 32
Mục tiêu: HS nắm được hướng phấn đấu cho tuần 32
Cách tiến hành:
- BGH triển khai những hoạt động quan trọng và kế hoạch giáo dục của tuần 33.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS theo dõi
- HS lắng nghe
3. Sinh hoạt theo chủ đề: Phong trào làm nhiều việc tốt.
Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của của những việc tốt.
Cách tiến hành:
- Tổng phụ trách Đội giới thiệu các tiết mục văn nghệ của đội văn nghệ trường.
- Tổng phụ trách Đội giới thiệu chủ đề sinh hoạt 
“Phong trào làm nhiều việc tốt”.
- GV chuẩn bị tâm thế cho HS, nhắc các em tập trung chú ý khi nghe kể chuyện về tấm gương người tốt, việc tốt”. 
Câu hỏi giao lưu HS:
1. Em cần làm gì để trở thành tấm gương người tốt, việc tốt?
2. Em có thích trở thành tấm gương người tốt, việc tốt không? Vì sao?
3. Em thấy việc giúp đỡ mọi người xung quanh mang lại lợi ích gì cho bản thân?
4. Kể về một số việc làm tốt em đã làm? (giúp đỡ ba, mẹ, bạn bè, )
5. Em hãy nêu tên một câu chuyện nói về gương người tốt, việc tốt?
- Tổng phụ trách nhận xét, khen thưởng câu trả lời đúng.
- GV nhắc nhở HS ghi nhớ những điều cần học hỏi ở tấm gương người tốt, việc tốt mà mình tâm đắc nhất.
-GV gợi ý cho các em suy nghĩ về những việc mình có thể làm để hưởng ứng “Phong trào làm nhiều việc tốt”.
- GV tổng kết hoạt động.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS nghe kể chuyện “Gương người tốt, việc tốt”. 
- HS theo dõi và giao lưu câu hỏi và cùng chia sẻ
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS ghi nhớ những điều cần học hỏi ở tấm gương người tốt, việc tốt.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
4. Củng cố – Vận dụng 
- GV nhắc nhở HS ghi nhớ những câu chuyện về việc làm tốt mà mình ấn tượng nhất để học hỏi và chia sẻ với bạn bè và người thân trong gia đình.
- GV nhận xét, đánh giá thái độ của HS khi tham gia tiết Chào cờ.
- HS về lớp theo hướng dẫn của GV
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS về lớp
VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Hoạt động trải nghiệm 
CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ EM YÊU THÍCH 
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Tuần: 32 	Ngày soạn: 
 Tiết: 2 	 	 	Ngày dạy: 
. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
 Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 
Trách nhiệm: Thể hiện được thái độ yêu thương, thể hiện được sự tôn trọng với những nghề nghiệp khác nhau của mọi người xung quanh; Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ với bạn bè về nghề mình yêu thích và giới thiệu nghề mình yêu thích.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
2.2. Năng lực đặc thù
Tìm hiểu được nghề nghiệp của những người xung quanh.
Nhận ra được một số đức tính của bản thân liên quan đến nghề mình yêu thích.
Lập kế hoạch rèn luyện đức tính cần có phù hợp với nghề em yêu thích và tham gia các hoạt động của trường, lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên
SGK Hoạt động trải nghiệm 3, VBT Hoạt động trải nghiệm 3.
Một số câu đố về nghề nghiệp;
Mẫu sơ đồ tư duy về nghề nghiệp
Một số đồ dùng, dụng cụ liên quan đến các nghề: bác sĩ, họa sĩ, giáo viên, công an, ca sĩ ..
Phiếu đánh giá.
2. Học Sinh 
SGK Hoạt động trải nghiệm 3, VBT Hoạt động trải nghiệm 3.
Một số câu đố về chủ đề nghề nghiệp trong sách, báo, tạp chí, Internet 
Keo dán, giấy A4, bút màu, kéo, bìa màu khổ A4, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho học sinh khi vào học bài mới
Cách tiến hành:
- GV cho HS hát, vận động theo bài hát Bố em là phi công.
- GV giới thiệu bài học mới: SHCĐ: 
 + Chơi trò chơi “Giải câu đố về nghề nghiệp”
 + Tìm hiểu về nghề em yêu thích.
- HS hát, vận động theo bài hát
- HS lắng nghe
2. Khám phá 
2.1. Chơi trò chơi “Giải câu đố về nghề nghiệp”
Mục tiêu: Giúp HS biết được thêm nhiều ngành nghề.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Giải câu đố về nghề nghiệp”
-GV kiểm tra sự chuẩn bị cùa HS về việc sưu tầm những câu đố về nghề nghiệp.
-GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu các em đọc nhiệm vụ 1, 2 ở hoạt động 1 trong SGK trang 38
-GV hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ:
+Bạn thứ 1: Đọc câu đố 1 và mời một bạn trả lời.
+Bạn thứ 2: Đọc câu đố và mời một bạn trả lời.
+Tiếp theo HS trong nhóm lần lượt nêu câu đố về nghề nghiệp rồi mời bạn trả lời.
-GV tổ chức cho cả lớp chia sẻ về những câu đố mà các nhóm đã thực hiện, có thể cho nhóm này đố nhóm khác để tang sự hứng thú cho HS.
- GV tổ chức trao đổi sau trò chơi:
+ Trò chơi vừa rồi đã nhắc đến những nghề nghiệp nào?
+ Thi kể tên những nghề nghiệp của những người sống quanh em?
- GV mời một số HS trả lời và tổng hợp, kết luận về những điều các em học được sau khi thực hiện trò chơi.
-GV yêu cầu một số HS nhắc lại tên nghề nghiệp mà các nạn đã nói đến.
- GV nhận xét và giới thiệu về chủ đề hoạt động tiếp theo.
2.2. Tìm hiểu về nghề em yêu thích
Mục tiêu: HS biết cách giới thiệu nghề nghiệp mà mình yêu thích
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Trao đổi về nghề em yêu thích
- GV mời HS đọc yêu cầu của nhiệm vụ 1, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 2 trang 83 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS.
- GV tổ chức cho HS thực hiện nhóm 4, mỗi bạn trong nhóm sẽ trao đổi với các bạn về nghề mình yêu thích theo gợi ý:
+ Tên nghề em yêu thích.
+ Nêu lí do em thích nghề đó.
- GV dành thời gian cho HS chia sẻ trong nhóm và quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết, đảm bảo rằng tất cả HS đều được chia sẻ trong nhóm.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp về nghề nghiệp mà mình yêu thích. GV nêu thêm một số câu hỏi cho HS khi chia sẻ trước lớp:
+Em có biết những ai sống quanh em đang làm nghề mà em yêu thích không?
+Em có muốn sau này lớn lên làm nghề đó không?
-GV khen ngợi những HS có cách giới thiệu rõ ràng, lưu loát về nghề nghiệp của mình.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nghề em yêu thích.
- GV yêu cầu tất cả HS đọc thầm yêu cầu của nhiệm vụ 2, hoạt động 2 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 3 trang 83
-GV hướng dẫn HS thực hiện: Mỗi HS sẽ vẽ một sơ đồ tư duy về nghề em yêu thích bằng cách ghi tên nghề đó vào giữa tờ giấy, sau đó vẽ 4 nhánh xung quanh nghề đó tương ứng với 4 nội dung:
+ Công việc chính của nghề.
+ Những đức tính của nghề.
+ Những đóng góp của nghề.
+ Những khó khăn có thể gặp phải.
+ Ở mỗi nội dung HS viết vào các nhánh từ, cụm từ phù hợp.
-GV dành thời gian cho HS làm sơ đồ tư duy 
Nhiệm vụ 2: Chia sẻ với bạn về nghề em yêu thích.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm về sơ đồ tư duy của mình.
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả chia sẻ của nhóm mình.
- GV khen ngợi những bạn có cách trình bày rõ ràng, giới thiệu lưu loát và tổng kết tiết hoạt động.
-HS làm việc nhóm 4
- HS lắng nghe GV phổ biến cách chơi.
-HS các nhóm chia sẻ
- Kết thúc trò chơi, HS trao đổi thảo luận về các nghề nghiệp.
-HS chia sẻ trước lớp.
-HS nêu
- HS lắng nghe
- 1-2 HS đọc yêu cầu 
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
- HS chia sẻ trong nhóm
- HS chia sẻ trước lớp về nghề nghiệp của mình yêu thích
-HS lắng nghe
- HS đọc thầm.
-HS lắng nghe và thực hiện.
-HS vẽ sơ đồ tư duy của mình.
-HS chia sẻ trong nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS lắng nghe.
3. Đánh giá phát triển
Mục tiêu: Giúp HS đánh giá được bản thân và các bạn trong các hoạt động học tập
Cách tiến hành:
- GV khuyến khích HS nhận xét bản thân, đánh giá bạn khi tham gia các hoạt động.
- GV nhận xét
- HS tiến hành đánh giá bản thân và bạn trên phiếu đánh giá.
- HS lắng nghe
4. Củng cố – Vận dụng 
- GV nhận xét, đánh giá chung.
- GV nhận xét tiết học.
- GV nhắc nhở HS về nhà chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh về nghề nghiệp em yêu thích để Sinh hoạt lớp tiếp theo.
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện.
VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Hoạt động trải nghiệm 
CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM VÀ NGHỀ EM YÊU THÍCH
Tiết 3: Sinh hoạt lớp
Tuần: 32 	Ngày soạn: 
Tiết: 3 	 	 	Ngày dạy: 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập
 Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 
Trách nhiệm: Thể hiện được thái độ yêu thương, thể hiện được sự tôn trọng với những nghề nghiệp khác nhau của mọi người xung quanh; Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
2.2. Năng lực đặc thù
HS nắm ưu khuyết điểm tuần 32, phương hướng tuần 33. 
Tham gia các hoạt động chung của lớp.
Tìm hiểu về nghề nghiệp mà mình yêu thích.
Thể hiện được sự trân trọng đối với nghề nghiệp mà mình thích.
Kể được việc làm tốt với những người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên
SGK Hoạt động trải nghiệm 3, VBT Hoạt động trải nghiệm 3
Một số đồ dùng, dụng cụ liên quan đến các nghề: bác sĩ, bán hàng, khách sạn, phục vụ bàn, phóng viên, GV, công an, ca sĩ .
Một số địa chỉ có thể dễ dàng tìm được hình ảnh về nghề nghiệp mình yêu thích như: các trang báo, tạp chí, các trang mạng trên Internet 
Học Sinh 
SGK Hoạt động trải nghiệm 3, VBT Hoạt động trải nghiệm 3.
Sơ đồ tư duy đã làm ở tiết trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho học sinh khi vào học bài mới
Cách tiến hành:
+ Ổn định lớp
+ Trò chơi: Tôi bảo.
- Nhận xét, tuyên dương
- GV giới thiệu mục tiêu tiết học: Sưu tầm tranh, ảnh về nghề em yêu thích
- HS hát bài Em làm bác sỹ
- HS tham gia
- HS lắng nghe
2. Khám phá 
2.1. Kiểm điểm công tác tuần 32
Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần 32, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục
Cách tiến hành
- Yêu cầu các tổ trao đổi, nêu được những việc làm được và chưa làm được trong tuần qua.
- Nhận xét, rút ra ưu, khuyết điểm, tuyên dương từng cá nhân hoặc nhóm tiêu biểu
2.2. Phương hướng kế hoạch tuần 33
Mục tiêu: HS nắm phương hướng, kế hoạch hoạt động, giáo dục của tuần 33
Cách tiến hành
- GV thông qua phương hướng, kế hoạch tuần 33: Thi đua học tốt, tích cực tham gia hoạt động của trường.
- HS thảo luận nhóm 4 nêu các biện pháp để thi đua học tốt, tích cực tham gia các hoạt động, hát, múa về mái trường.
- GV cho HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, chốt lại các biện pháp, phương hướng phấn đấu cho tuần 33, yêu cầu HS thực hiện tốt các kế hoạch đề ra chuẩn bị tốt các bài hát về chủ đề ở tiết sau.
- Thực hiện: tổ trưởng báo cáo về nề nếp, chuyên cần, học tập, vệ sinh lớp, cá nhân, các hoạt động khác
- HS nghe và rút kinh nghiệm
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 4
- HS chia sẻ trước lớp: Tích cực học tập, ôn và đọc trước bài mới, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở. Tập luyện văn nghệ chuẩn bị cho chủ đề ở tiết sau.
- HS lắng nghe và thực hiện
3. Sinh hoạt theo chủ đề Sưu tầm tranh, ảnh về nghề em yêu thích.
Mục tiêu: Giúp HS biết sưu tầm tranh, ảnh về nghề em yêu thích.
Cách tiến hành
-GV hướng dẫn cho HS cách sưu tầm tranh, ảnh về nghề em yêu thích theo các bước:
+ Nhớ lại sơ đồ tư duy mà đã làm ở tiết trước.
+Bổ sung thêm các nội dung như: trang phục mặc khi làm việc, nơi làm việc, sản phẩm của nghề, người nổi tiếng trong nghề. 
Ví dụ: Nghề công nhân xây dựng - trang phục là bộ đồ bảo hộ lao động, mũ bảo hiểm, nơi làm việc là các công trường đang xây dựng; sản phẩm của nghề là những ngôi nhà, trường học, cơ quan, công trình ..
- GV giới thiệu cho HS một số địa chỉ có thể dễ dàng tìm được hình ảnh về nghề nghiệp mình yêu thích như: các trang báo, tạp chí, các trang mạng trên Internet 
-GV có thể dán hặc chiếu cho HS xem một số hình ảnh về nghề để HS hình dung ra cách sưu tầm tranh, ảnh về nghề mình yêu thích.
-GV yêu cầu mỗi HS tìm được ít nhất 3 bức tranh, ảnh về nghề mình yêu thích theo các gợi ý như trên để tiết hoạt động sau mang đến cho lớp làm an- bum về nghề em yêu thích.
- GV dặn dò HS về thời hạn thực hiện nhiệm vụ tối đa là 1 tuần. 
- HS nhớ lại sơ đồ tư duy
-HS chú ý
-HS lắng nghe
-HS quan sát
- HS lắng nghe để hoàn thành việc sưu tầm.
-HS lắng nghe
4. Củng cố – Vận dụng 
- GV nhận xét, đánh giá chung.
- GV nhận xét tiết học.
- GV nhắc nhở HS hoàn thành nhiệm vụ và tiết hoạt động tuần sau nhớ mang theo tranh, ảnh sưu tầm để chia sẻ với các bạn.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Họ và tên: . .. Lớp: 
HTT: ✰✰✰ HT: ✰✰ CHT: ✰
STT
Nội dung đánh giá
Em tự đánh giá
Bạn đánh giá em
1
Giới thiệu về nghề nghiệp mà mình yêu thích.
2
Tham gia trò chơi tích cực.
VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: 
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_hoat_dong_trai_nghiem_lop_3_tuan_32.docx