Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 3 - Tuần 24 - Bài: Cơ quan tuần hoàn (Tiết 1)
BÀI: CƠ QUAN TUẦN HOÀN (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau bài học này, HS:
- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của các cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ, hình ảnh.
- Nhận biết được chức năng của cơ quan tuần hoàn ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động sống hàng ngày của bản thân.
1. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực làm các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: chủ động quan sát và trả lời các hình trong sách giáo khoa để hoàn thành các yêu cầu của tiết học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: cùng bạn thực hiện các hoạt động thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra các ý kiến để giải quyết các câu hỏi trong bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, hình vẽ trong SGK ( phóng to hoặc trình chiếu)
- HS: SGK, giấy màu, giấy trắng, bút màu, kéo, hồ dán.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI- LỚP 3 BÀI: CƠ QUAN TUẦN HOÀN (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học này, HS: - Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của các cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ, hình ảnh. - Nhận biết được chức năng của cơ quan tuần hoàn ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động sống hàng ngày của bản thân. 1. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực làm các hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: chủ động quan sát và trả lời các hình trong sách giáo khoa để hoàn thành các yêu cầu của tiết học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: cùng bạn thực hiện các hoạt động thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra các ý kiến để giải quyết các câu hỏi trong bài học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, hình vẽ trong SGK ( phóng to hoặc trình chiếu) - HS: SGK, giấy màu, giấy trắng, bút màu, kéo, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động: (5 phút) Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về cơ quan tuần hoàn. Cách tiến hành. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Phóng viên” - Luật chơi: Một HS đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp câu hỏi: “ Bạn biết gì về trái tim của mình? - GV nhận xét câu trả lời của học sinh rồi dẫn dắt vào bài học. 2. Hoạt động khám phá kiến thức. Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ, hình ảnh. Mục tiêu: HS chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ, hình ảnh. Cách tiến hành. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 và quan sát hình 1 trong SGK trang 90. - GV yêu cầu các nhóm quan sát hình và hoàn thành yêu cầu: chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên sơ đồ. - GV quan sát, hỗ trợ các nhóm. - Gọi các nhóm trình bày. - GV gọi các nhóm còn lại, quan sát, nhận xét, bổ sung. - GV hỏi: Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận chính nào? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu. Tim nằm trong lồng ngực, giữa hai lá phổi. Các mạch máu nằm ở khắp các cơ quan trong cơ thể. Hoạt động 2: Thực hành xác định vị trí của tim và các mạch máu trên cơ thể. Mục tiêu: HS vân dụng các kiến thức đã học để Xác định vị trí của tim và các mạch máu trên cơ thể. Cách tiến hành. - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 và thực hiện các yêu cầu: + HS đặt lòng bàn tay lên ngực trái của mình, ấn nhẹ và nêu cảm nhận: Em có cảm nhận thế nào từ lồng ngực ? Em hãy nêu tên bộ phân nằm trong ngực trái của cơ quan tuần hoàn? + HS quan sát kĩ tay để tìm các mạch máu dưới da. Chỉ cho bạn các mạch máu mà em nhìn thấy? - GV quan sát và hỗ trợ các nhóm làm việc. - GV mời 3 đến 4 nhóm lên bảng thực hành. - GV hỏi: Ngoài cổ tay, em thấy mạch máu còn có ở những vị trí nào trên cơ thể? Qua hai hoạt động trên em rút ra được điều gì? - GV nhận xét, kết luận: Tim nằm ở vùng giữa ngực, hơi nghiêng về bên trái. Các mạch máu nằm ở khắp các cơ quan trong cơ thể. Hoạt động 3: Thực hành vẽ, xé, dán sơ đồ cơ quan tuần hoàn. Mục tiêu: HS nhớ và tái hiện lại sơ đồ cơ quan tuần hoàn theo ý tưởng sáng tạo của bản thân. Cách tiến hành. - GV chia lớp thành các đội chơi theo bàn - GV yêu cầu HS mỗi đội vẽ hình người lên giấy và xé trái tim dán lên hình người đã vẽ. - GV gọi một số cặp chia sẻ trước lớp. - HS cùng GV nhận xét, GV khen ngợi HS. Hoạt động tiếp nối sau bài học. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, dặn dò. - GV yêu cầu HS về nhà vẽ một bức tranh về cơ thể người trên đó có tim và các mạch máu giới thiệu với người thân trong gia đình, dán vào góc học tập ở nhà. - HS tham gia trò chơi. - Lắng nghe. - Theo dõi. - HS hoạt động nhóm 4. - HS trình bày. - HS nhận xét, bổ sung. - Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu. - Lắng nghe. - HS hoạt động nhóm 4. - Em thấy lồng ngực đập. Bộ phận nằm trong ngực trái của mình là tim. - HS chỉ cho bạn xem các mạch máu em nhìn thấy. - HS thực hành - Mạch máu nằm ở khắp các cơ quan trong cơ thể. - Lắng nghe. - HS tham gia chơi theo bàn. - HS tham gia vẽ và dán trái tim lên hình người. - HS trình bày. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_tuan_24_bai_co_quan_tuan_ho.docx