Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 48: Quả (Bản hay)

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 48: Quả (Bản hay)

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu năng lực chung.

+ Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh biết quan sát và nêu được đặc điểm của các loài quả.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh biết hợp tác, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao liên quan đến bài học.

+ Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Học sinh biết xác định, làm rõ thông tin và thu nhận thông tin để làm rõ vấn đề liên quan đến bài học.

2. Mục tiêu năng lực đặc thù:

+ Kể được một số loại quả.

 + Nêu được những điểm giống và khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước và mùi vị của một số loại quả.

 + Nêu được tên bộ phận thường có của một quả, chức năng của hạt và ích lợi của quả.

+ Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.

3. Mục tiêu về phẩm chất:

- Phẩm chất yêu nước: Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

- Phẩm chất trách nhiệm:Có ý thức học tập, tìm tòi và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ liên quan đến bài học.

- Phẩm chất chăm chỉ:Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu, khám phá về các loài quả, chăm học, biết tự giác chuẩn bị bài và đồ dùng đầy đủ.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên

+ Máy chiếu, máy tính, sách giáo khoa, sách giáo viên.

+ Các hình minh họa trong sách giáo khoa.

2. Học sinh

Sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước.

 

docx 15 trang ducthuan 06/08/2022 4040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 48: Quả (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 THIẾT KẾ BÀI DẠY
PHÂN MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI – LỚP 3 – TRANG 92,93.
BÀI 48: QUẢ. 
 Ngày soạn: 12/10/2021
 Ngày dạy: 19/10/2021
 Lớp day: GDTH – C2019B
 Người dạy: Nguyễn Thu Trang.
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu năng lực chung.
+ Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh biết quan sát và nêu được đặc điểm của các loài quả.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh biết hợp tác, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao liên quan đến bài học. 
+ Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Học sinh biết xác định, làm rõ thông tin và thu nhận thông tin để làm rõ vấn đề liên quan đến bài học. 
2. Mục tiêu năng lực đặc thù: 
+ Kể được một số loại quả.
 + Nêu được những điểm giống và khác nhau về màu sắc, hình dạng, kích thước và mùi vị của một số loại quả.
 + Nêu được tên bộ phận thường có của một quả, chức năng của hạt và ích lợi của quả.
+ Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.
3. Mục tiêu về phẩm chất:
- Phẩm chất yêu nước: Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
- Phẩm chất trách nhiệm:Có ý thức học tập, tìm tòi và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ liên quan đến bài học.
- Phẩm chất chăm chỉ:Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu, khám phá về các loài quả, chăm học, biết tự giác chuẩn bị bài và đồ dùng đầy đủ.
II. Đồ dùng dạy học: 
1. Giáo viên
+ Máy chiếu, máy tính, sách giáo khoa, sách giáo viên.
+ Các hình minh họa trong sách giáo khoa.
2. Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước. 
III. Nội dung dạy học ( tiến trình dạy học) 
Nội dung các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: 
Khởi động.( tg: 3- 5’)
-Gv: Cho học sinh khởi động qua trò chơi lật mảnh ghép. Sau mỗi mảnh ghép nhỏ sẽ có những câu hỏi liên quan đến bài học trước, sau khi học sinh lật được 4 mảnh ghép trên mành hình sẽ hiện ra điều bí mật sau mảnh ghép nhỏ là mảnh gép lớn đó chính là “ Cả lớp sẽ cùng nhau hát bài Qủa gì” .
- Gv đưa ra các câu hỏi khởi động như sau: 
+ Câu 1: Hoa có chức năng gì? 
Làm đẹp.
Trang trí.
Sinh sản. 
+ Câu 2: Mỗi bông hoa thường có: 
Cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
Cuống hoa, đài hoa, nhị hoa.
Đài hoa, cánh hoa, nhị hoa.
+ Câu 3: Lợi ích của hoa là gì? 
Làm trang trí. 
Để ăn, ướp trà.
Làm nước hoa.
Cả 3 phương án trên.
+ Câu 4: Đố bạn 
Tên gọi là giấy 
Nhưng lại là hoa 
Đỏ, tìm, trắng, ngà
Rung rinh trong nắng? 
 - Là hoa gì? - 
-Học sinh tích cực, sôi nổi tham gia chơi. 
Hoạt động 2:
Khám phá kiến thức mới.
*) Hoạt động 2.1:Giới thiệu bài mới. 
(tg 3-5’).
*) Hoạt động 2.2 : Sự đa dạng của các loại quả (đa dạng về màu sắc, hình dạng, mùi vị, kích thước của quả). Tg 7- 10’ .
*) Mục tiêu:
HS quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả?
*) Hoạt động 2.3. Các bộ phận của quả. ( tg : 7- 10’ ) 
Mục tiêu : học sinh biết cách quan sát, thực hành thí nghiệm để kể tên các bộ phận thường có của một quả, sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột.
*) Hoạt động 2.4: Lợi ích của quả và chức năng của hạt. ( tg: 7-10’) 
 Mục tiêu: Nêu được lợi ích của quả và chức năng của hạt. 
-Gv : Sau khi lật được các mảnh ghép nhỏ, hiện ra điều bí mật sau mảnh ghép nhỏ đó là , giáo viên cho học sinh hát bài quả gì. 
- Sau khi cả lớp hát xong, giáo viên hỏi cả lớp: chúng ta đều biết, từ hoa có thể tạo thành quả. Mỗi loại hoa tạo thành một loại quả khác nhau. Vậy qua bài hát quả gì các con hãy cho cô biết có những loại quả nào xuất hiện trong bài hát chúng mình vừa hát? 
- Gv khen các học sinh đã trả lời đúng những loại quả đã xuất hiện trong bài hát.
- Trong những loại quả chúng ta vừa thấy trong bài hát, các con đã ăn những loại quả nào?
- Gv giới thiệu dẫn vào bài mới. Trong thiên nhiên còn rất nhiều loại quả khác nhau, chúng có đặc điểm và lợi ích gì, chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay: Bài 48: Quả.
- Cho HS nhắc lại tên bài học.
- Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh. Các nhóm hãy quan sát các loại quả mà các nhóm đã chuẩn bị từ trước và trả lời các câu hỏi sau và ghi kết quả vào bảng nhóm, các nhóm sẽ cử nhóm trưởng lên trình bày trước lớp.
- Gv đưa ra các câu hỏi để học sinh điền vào bảng nhóm:
+ Quả đó là quả gì? 
+ Quả đó có màu sắc như thế nào, mùi vị khi chín ra sao? 
+ Hình dạng, kích thước ra sao?
+ Mùi vị nó như thế nào? 
-Gv quan sát, giúp đỡ các nhóm học sinh nào gặp khó khăn. 
- Gv yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình.
-Gv nhận xét, bổ xung cho các nhóm. 
- Gv : nêu yêu cầu, hãy mô tả loại quả mà em yêu thích nhất. 
- Em có nhận xét chung gì về các loại quả?
*Gợi ý cho học sinh nêu nhận xét về các loại quả:
+ Hình dáng của các loại quả có giống nhau không?
+ Mùi vị của các loại quả giống hay khác nhau?
-GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
- Gv chốt kiến thức, ghi bảng. 
Kết luận: Có nhiều loại quả khác nhau, chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc và mùi vị.
- GV mời HS nhắc lại. 
Bước 1: Tình huống xuất phát nêu vấn đề. 
- Gv yêu cầu học sinh quan sát các loại quả trong hình trang 92, 93 ( các hình 1,2,3,4,5,6,7,8,9) và tìm các bộ phận chính của quả, những phần trong quả được gọi là gì? 
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cá nhân rồi đưa ra ý kiến. . 
- Sau khi học sinh suy nghĩ xong, gv hỏi theo con thì quả gồm mấy bộ phận? 
- Gv vậy theo các con có bạn trả lời quả gồm 2 bộ phận, quả gồm 3 bộ phận, có quả lại vừa 2 vừa 3 bộ phận. 
-Gv hỏi học sinh :
+ Các bạn nào cho rằng quả gồm 2 bộ phận chúng ta sẽ về chung một nhóm.
+ Các bạn nào cho rằng quả gồm 3 bộ phận chúng ta sẽ về chung một nhóm.
+ Các bạn nào cho rằng quả gồm 2 và 3 bộ phận chúng ta sẽ về chung một nhóm.
-Các nhóm bầu nhóm trưởng và đặt tên nhóm. 
Bước 2: Bộc lộ quan niệm của học sinh. 
-Gv: cho học sinh bộc lộ suy nghĩ, tại sao quả gồm: 
+ 2 bộ phận.
+ 3 bộ phận.
+ Có quả có 2 và 3 bộ phận. 
Vậy để tìm xem quả gồm mấy bộ phận, bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu câu trả lời. 
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án quan sát. 
-Vậy để biết quả gồm mấy bộ phận là chính xác, chúng ta cần làm gì? 
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm.
*) Làm việc với vật thật: 
- giáo viên phát cho học sinh quan sát các bộ phận của quả bằng mẫu vật thật giáo viên đã chuẩn bị sẵn, phát cho mỗi nhóm hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi ( tg: 3’) :
+ Quả gồm những bộ phận nào?
+ Chỉ rõ các bộ phận đó?
-Ghi ý kiến của mình vào phiếu bài tập nhóm. 
Bước 5: Kết luận kiến thức. 
-Gv cho đại diện 2 nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, yêu cầu học sinh so sánh với hiểu biết ban đầu của mình.
-Dựa vào kết quả mà nhóm các em vừa thực hiện khi bóc tách quả. Theo em, quả gồm có mấy bộ phận, đó là những bộ phận nào ? Em thường ăn bộ phận nào của quả. 
- Gv chiếu quả gồm 2 bộ phận.
-Gv chiếu quả gồm 3 bộ phận. 
- Gv nhận xét. 
- GV bổ sung: 
+ Có những loại quả chỉ có vỏ và hạt: đậu ngự, đậu nành.
+ Có những loại quả chỉ có vỏ và thịt: chuối
+ Có những loại quả có hạt rất to, không ăn được hạt: xoài
+ Có những loại quả có hạt rất nhỏ, ăn được hạt: thanh long, ổi, sim.
=>Kết luận: Mỗi quả thường có: vỏ, thịt và hạt.
*)Lợi ích của quả. 
- Gv cho học sinh thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau.
(tg 3’) rồi ghi kết quả vào bảng nhóm, hết thời gian thảo luận, các nhóm lên gắn bảng nhóm lên bảng to của giáo viên, có thể cho học sinh quan sát quả trong sách giáo khoa. 
+ Quả thường dùng để làm gì? 
+ Qủa có lợi ích gì đối với đời sống của con người. 
-Gv nhận xét các nhóm lên trình bày. 
- GV giới thiệu cho học sinh xem 1 số hình ảnh về lợi ích của 1 số loại quả.
=> Kết luận: Quả có nhiều ích lợi: quả để ăn, để làm thuốc, ép dầu ăn. Quả có thể ăn tươi hoặc chế biến để ăn. Quả có nhiều vitamin. Ăn nhiều quả có lợi cho sức khoẻ.
*) Chức năng của hạt: 
- GV giới thiệu đoạn phim cho học sinh xem về một loại hạt đang nảy mầm.
- Gv cho học sinh suy nghĩ và thảo luận nhóm trình bày trước lớp:
+ Đây là mầm cây gì? 
+ Mầm cây được mọc ra từ bộ phận nào của quả. 
+ Hạt có chức năng gì. 
-Gv có thể gợi ý câu trả lời cho học sinh. 
- Gv kết luận: 
=> Kết luận: Hạt để trồng cây mới. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới.
* Kết luận chung: Có nhiều loại quả chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc, mùi vị. Mỗi quả thường có:vỏ, thịt, hạt. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới
-Gv sẽ chốt kiến thức toàn bài qua việc vẽ sơ đồ tư duy cho học sinh quan sát. 
- Cả lớp đồng thanh hát bài hát quả gì do quản ca bắt nhịp. 
- Học sinh xung phong trả lời.
+ Trong bài hát có những loại quả xuất hiện là quả: trứng, quả mít, quả khế, 
-Học sinh trả lời.
-Học sinh nhắc lại tên bài học. 
- Học sinh nhận nhiệm vụ được giao. 
-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm, ghi kết quả vừa thảo luận trình bày vào bảng nhóm. 
-Các nhóm lên trình bày. 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ xung cho nhóm bạn. 
- 2, 3 học sinh mô tả loại quả mà mình thích. 
- Học sinh trả lời theo gợi ý của giáo viên đưa ra về nhận xét chung về các loại quả. 
-2, 3 học sinh nhắc lại kết luận.
-Học sinh quan sát suy nghĩ.
-Học sinh đưa ra ý kiến khác nhau, có quả có 2 bộ phận, có quả có 3 bộ phận, có quả có cả 2, 3 bộ phận. 
- Học sinh di chuyển. 
-Học sinh suy nghĩ. 
-Một vài học sinh sẽ bảo bóc tách quả ra để quan sát. 
-Học sinh các nhóm làm việc sôi nổi, tích cực. 
-Hai nhóm lên trình bày. 
-Các học sinh lên trình bày. 
 -2 , 3 học sinh nhắc lợi kết luận. 
-Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung cho nhóm bạn 
-Học sinh theo dõi.
-2,3 học sinh nhắc lại phần kết luận. 
-Học sinh trình bày. 
-2, 3 học sinh nhắc lại kết luận. 
-Vài học sinh nhắc lại kết luận chung. 
-Học sinh theo dõi. 
3. Củng cố: 7 phút
Mục tiêu: Củng cố bài học. 
4. Nhận xét, dặn dò 
( tg 1’) 
-Gv : Sau khi cả lớp học xong tiết học, gv cho học sinh chơi trò chơi đố bạn quả gì?
-Gv sẽ đọc câu đố và học sinh sẽ đoán xem loại quả đó là quả gì. 
Vd gv đưa ra câu đố như:
Không phải là gừng
Mà lại rất cay
Chỉ bằng ngón tay
Mặc ngoài áo đỏ?
Là quả gì? – 
-Gv sẽ đưa ra các câu hỏi đố quả tiếp theo cho học sinh đoán, 
- Kết thúc GV nhận xét tiết học, khen ngợi một số HS tích cực tham gia xây dựng bài. 
- Học sinh về nhà học bài và đọc trước bài 49: “Động vật ”
-Hs : lắng nghe giáo viên phổ biến luật chơi. 
-Học sinh sẽ xung phong, hăng hái trả lời. 
-HS lắng nghe cô giáo nhận xét tiết học.
-HS lắng nghe cô giáo dặn dò về nhà học bài cũ và chuẩn bị cho bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_bai_48_qua_ban_hay.docx