Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Phan Thị Hương Thu

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Phan Thị Hương Thu

A/ Mục tiêu:.

- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.

- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.

- Bài 1, bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 3, bài 4

- Giáo dục tính cẩn thận , chính xác khi làm bài.

B/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ

C/ Các hoạt động dạy học:

1. Bài cũ: 3 học sinh đọc bảng chia 7

2.Dạy bài mới: “Luyện tập”

Bài 1: Tính nhẩm

- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:

Phần a.

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần a

- Cho HS tự rút ra kết luận về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

Phần b.

- Yêu cầu HS tiếp nối đọc kết quả phần 1b.

- Nhận xét, chốt lại.

Bài 2: Tính.

- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS làm vào bảng con 2 phép tính đầu

- Yêu cầu HS làm vào vở 4 cột hàng dưới

Bài 3: Toán giải

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Đặt câu hỏi:

+ Lớp có bao nhiêu học sinh?

+ Cô giáo chia mỗi nhóm bao nhiêu học sinh?

+ Bài toán hỏi gì?

- Cho HS thảo luận nhóm đôi.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở - Sửa bài

Bài 4: Tìm 1/7 số con mèo trong mỗi hình sau:

- GV hướng dẫn - HS nêu miệng kết quả.

- GV yêu cầu HS nhận xét, sửa sai

3/Củng cố, dặn dò: HS nêu cảm nhận sau bài học

- Nhận xét tiết học.

 

doc 22 trang ducthuan 2140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Phan Thị Hương Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào cờ Tuần 8
--------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
SGK/63 / Thời gian dự kiến: 80 phút
A. Mục tiêu:
Tập đọc:
- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau (trả lời được các CH 1,2,3,4 sgk).
Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời của một bạn nhỏ.
*KNS:	
- Xác định giá trị
- Thể hiện sự cảm thông
- Giáo dục HS cần phải biết quan tâm, chia sẻ, buồn vui với mọi người xung quanh.
B. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh họa tập đọc, kể chuyện, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
C. Các hoạt động dạy học :
TẬP ĐỌC 
1. Khởi động: HS hát, chơi trò chơi
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài- Ghi tựa
Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả. 
- HS đọc từ chú giải
- Hướng dẫn đọc từng đoạn 
+ Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trong nhóm, trước lớp.( Đọc 2 lượt)
+ Giải nghĩa từ: sếu, u sầu, nghẹn ngào.
- Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn ( quan tâm hs yếu).
 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (trình bày cá nhân, thảo luận nhóm)
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1,2 trước lớp và TLCH:
- Hs đọc thầm đoạn 3,4 TLN4 và TLCH:
(Giáo dục HS cần phải biết quan tâm, chia sẻ, buồn vui với mọi người xung quanh).
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- GV đọc mẫu lại bài. HDHS cách đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt.
KỂ CHUYỆN
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện/ 63.
- Khi kể lại câu chuyện theo lời của bạn nhỏ, em cần chú ý gì về cách xưng hô?
- GV chọn 3 HS khá cho các em tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- Kể theo nhóm
- Kể trước lớp
- Tuyên dương HS kể tốt.
3. Củng cố dặn dò:
- Em học được bài học gì từ các bạn nhỏ trong truyện ?
- Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người nên quan tâm, giúp đỡ chia sẻ với nhau những nỗi buồn, niềm vui, sự vất vả, khó khăn vì như thế sẽ làm cho mọi người gần gũi, yêu thương nhau hơn, cuộc sống cũng vì thế mà tươi đẹp hơn.
- Về nhà tập kể chuyện, kể cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.
D/ Bổ sung:
 ..
 ..
-------------------------------------------------
TOÁN 
LUYỆN TẬP
SGK/ 36. Thời gian dự kiến 40 phút
A/ Mục tiêu:.
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.
- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản. 
- Bài 1, bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 3, bài 4
- Giáo dục tính cẩn thận , chính xác khi làm bài.
B/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
C/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 3 học sinh đọc bảng chia 7
2.Dạy bài mới: “Luyện tập”
Bài 1: Tính nhẩm
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
Phần a.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần a
- Cho HS tự rút ra kết luận về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Phần b.
- Yêu cầu HS tiếp nối đọc kết quả phần 1b.
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 2: Tính.
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm vào bảng con 2 phép tính đầu
- Yêu cầu HS làm vào vở 4 cột hàng dưới
Bài 3: Toán giải
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Đặt câu hỏi: 
+ Lớp có bao nhiêu học sinh?
+ Cô giáo chia mỗi nhóm bao nhiêu học sinh?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở - Sửa bài
Bài 4: Tìm 1/7 số con mèo trong mỗi hình sau:
GV hướng dẫn - HS nêu miệng kết quả.
GV yêu cầu HS nhận xét, sửa sai
3/Củng cố, dặn dò: HS nêu cảm nhận sau bài học
- Nhận xét tiết học.
D/ Bổ sung:
 .
 .
CHÍNH TẢ ( Nghe- viết )
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
SGK/ 63.Dự kiến thời gian: 40 phút
A/ Mục tiêu: 
 - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
Làm đúng bài tập 2a 
Hs viết cẩn thận, biết GVS- VCĐ
B/ Đồ dùng: 
 - GV : Bảng phụ
 - Hs : Bảng con 
C/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Khởi động: HS hát, chơi trò chơi
2/ Bài mới: 
Hoạt động 1: hướng dẫn hs nghe - viết
- Gv đọc đoạn viết chính tả, yêu cầu 2 HS đọc lại đoạn viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa? 
+ Lời của ông cụ được đánh dấu bằng những dấu gì?
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt.
- Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv chấm chữa bài:
+ Gv đọc lại cho hs soát lỗi.
+ Hs tự chữ lỗi bằng bút chì (đổi chéo vở).
+ Gv thu 6 – 7 bài chấm, nhận xét
+ Nhận xét bài viết của Hs.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài tập
Gv đính bảng phụ hướng dẫn hs thực hiện.
Hs làm VBT - 2 hs lên bảng làm - gv cùng hs nhận xét.
a/ giặt- rát- dọc
Thu chấm một số vở – nhận xét.
3/ Củng cố- dặn dò:
HS lên bảng viết lại những từ sai phổ biến- nhận xét.
Về xem lại bài, chuẩn bị bài cho tiết sau.
Nhận xét tiết học.
D/ Bổ sung: 
--------------------------------------------
THỦ CÔNG
GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA ( Tiết 2 )
Thời gian dự kiến: 35 phút
A/Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách gấp, cắt, dán bông hoa .Gấp, cắt, dán bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau. 
- Hứng thú đối với giờ học gấp, cắt, dán hình.
-Với HS khéo tay:
- Gấp, cắt, dán được bông hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh. Các cánh của mỗi bông hoa đều nhau.
- Có thể cắt được nhiều bông hoa. Trình bày đẹp.
* GDNGLL: Thi trang trí lọ hoa theo Tổ
B/ Đồ dùng dạy học:
+ Mẫu bông hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh.
+ Giấy thủ công, Bút chì, kéo, hồ dán, Quy trình gấp, cắt, dán.
C/Các hoạt động dạy học:
1/ Khởi động: Kiểm tra dụng cụ học tập, hát, chơi trò chơi
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành gấp, cắt, dán bông hoa.
- Học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt để được hình bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh:
+ Gấp, cắt bông hoa 5 cánh: Cắt tờ giấy hình vuông rồi gấp giấy giống như gấp ngôi sao 5 cánh.
+ Gấp, cắt bông hoa 4 cánh: Gấp tờ giấy hình vuông làm 8 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 8 cánh.
 + Gấp, cắt bông hoa 8 cánh: Gấp tờ giấy hình vuông thành 16 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 8 cánh.
- Học sinh thực hành gấp, cắt, dán. Giáo viên quan sát uốn nắn giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
* GDNGLL: Thi trang trí lọ hoa theo Tổ
- Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên và học sinh nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng.
Hoạt động 2: Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
3/ Củng cố, dặn dò- Học sinh nêu lại quy trình gấp, cắt.
- Ôn lại các bài đã học để làm bài kiểm tra cuối chương: “ Phối hợp gấp, cắt, dán hình ”.
- Nhận xét tiết học.
D/ Bổ sung: 
TOÁN 
GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
( SGK/ 37)/ Thời gian dự kiến 40 phút
A/ Mục tiêu: 
- Biết thực hiện giảm một số đi nhiều lần và vận dụng để giải các bài tập.
- Phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đ/vị. Làm Bài 1, bài 2, bài 3
- Cẩn thận khi làm toán.
B/ Đồ dùng dạy học: Đồ dùng dạy học toán.
C/Các hoạt động dạy - học :
1/ Khởi động: HS hát, chơi trò chơi
2/ Dạy bài mới:
* Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh cách giảm một số đi nhiều lần:
- Giáo viên nêu bài toán. Đặt câu hỏi để học sinh trả lời
- Giáo viên ghi bảng như SGK, cho học sinh nhắc lại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tương tự như trên đối với trường hợp độ dài các đoạn thẳng AB và CD.
-> Bài toán trên được gọi là bài toán giảm đi một số lần.
- Cho học sinh trả lời dạng khái quát hơn: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào? 
Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần.
* Hoạt động 2:Thực hành
Bài 1: Viết theo mẫu
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài, đọc cột đầu tiên của bảng.
- Đặt câu hỏi:
+ Muốn giảm một số đi 4(6) lần ta làm như thế nào?
- Gọi 1 HS lên bảng làm- Nhận xét, chốt lại.
Bài 2: Toán giải
- Dựa vào mẫu của phần a, yêu cầu học sinh làm tương tự.
- Gọi 2 HS thi làm nhanh trên bảng.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi 2 HS lên bảng làm câu a và b (HS tìm độ dài rồi vẽ)
a) Độ dài đoạn thẳng CD là: b) Độ dài đoạn thẳng MN là:
 8 - 4 = 4 (cm) 8 : 4 = 2 (cm)
3/Củng cố, dặn dò- Học sinh đọc lại ghi nhớ..	
- Nhận xét tiết học
D/ Bổ sung: 
TẬP ĐỌC
TIẾNG RU
SGK/ 64. Thời gian dự kiến: 40 phút
A/Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch. Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lí.
- Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí (trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2 khổ thơ trong bài).
- HS khá, giỏi thuộc cả bài thơ.
- HS phải biết yêu thương mọi người.
B/ Chuẩn bị:- Gv: Tranh minh hoạ bài đọc. 
C/ Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: HS hát, chơi trò chơi
2. Bài mới:* Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu nắm được cách đọc và đọc đúng các từ khó, câu khó.
*Gv đọc mẫu toàn bài.
*Gv hướng dẫn Hs luyện đọc: Nhóm
-HS đọc từ chú giải
- Hs đọc cá nhân (CN) từng đoạn trong nhóm. – GV theo dõi, nhắc nhở HS đọc
- Rút từ hs đọc sai nhiều hướng dẫn đọc cá nhân trước lớp( nếu có)
- Gv hướng dẫn Hs cách ngắt nghỉ cho đúng câu khi đọc đoạn văn.(SGV/31)
- HS nhóm nhận xét. GV nghiệm thu HS đọc (vài HS cần kiểm tra)
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (trình bày cá nhân, thao luận nhóm)
 - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- HS trả lời tất cả các câu hỏi SGK: CN, nhóm.
- GV nghiệm thu và hướng dẫn trước lớp (CH khó)
=> Gv rút ra nhận xét như SGV/165.
Hoạt động 3. Học thuộc lòng bài thơ.
- Gv xoá dần từ dòng , từng khổ thơ.
- Gv mời 2 Hs đại diện 2 nhóm tiếp nối nhau đọc 2 khổ thơ.
- Gv mời 3 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Gv nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Một HS đọc toàn bài
- Điều bài thơ muốn nói là gì?
D/ Bổ sung:
 .....................
------------------------------------------------
TƯ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
VỆ SINH THẦN KINH
SGK/32,33/ Thời gian dự kiến 35 phút
A/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh. 
- HS biết tránh những việc làm có hại đối với cơ quan thần kinh. 
- HS có ý thức học tập làm việc đúng cách để giữ vệ sinh thần kinh.
* Giáo dục tích hợp BVMT: ý thức giữ VS MT trong sạch (nhất là trong ăn uống)để không ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
* KNS:- Kĩ năng tự nhận thức, tìm kiếm và xử lí thông tin, làm chủ bản
B/ Đồ dùng dạy học: Giấy khổ lớn, bút dạ.
C/ Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động: HS hát, chơi trò chơi
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu MĐYC của tiết học.
Hoạt động 1 : một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh 
- Tranh vẽ gì? Việc làm trong tranh có lợi cho cơ quan thần kinh hay không? Vì sao?
- Y/C HS lên bảng gắn 7 bức tranh vào 2 cột: “có ích”, “có hại” cho phù hợp.
- GV nhận xét kết quả 
* Kết luận: GV chốt ý
Hoạt động 2: Trò chơi “Thử làm bác sĩ ”
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ ở tranh số 8 sgk/33, thảo luận xem trạng thái nào có lợi hay có hại đối với quan thần kinh. (KNS)
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Giáo viên nhận xét kết luận.
Hoạt động 3: Kể được tên một số thức ăn, đồ uống nếu có hại với cơ quan thần kinh.
- Phát cho các nhóm HS các tranh vẽ một số đồ ăn, đồ uống như: nước cam, viên C sủi, hoa quả, bánh kẹo, cà phê, thuốc lá, rượi, ma tuý, thuốc ngủ 
* Giáo dục tích hợp BVMT: ý thức giữ VS MT trong sạch (nhất là trong ăn uống)để không ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta cần luyện tập sống vui vẻ, ăn uống đúng chất, điều độ để bảo vệ cơ quan thần kinh. 
- Nhận xét tiết học
D/ Bổ sung: 
-------------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
Sgk/38; TGDK: 40 phút
I/ Mục tiêu: 
Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán.
 Bài 1 (dòng 2), bài 2.
II/ Chuẩn bị: bảng phụ
III/ Các hoạt động:
1.Khởi động : HS hát chơi trò chơi
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài – ghi tựa.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1:( làm dòng 2)
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv viết lên bảng bài mẫu: 
6 gấp 6 lần -> 30 giảm 6 lần -> 5.
- Gv yêu cầu 2 Hs lên bảng làm. Hs cả lớp làm vào vở
Bài 2(sgk):
- Yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi.
- Gv mời 1 em làm bảng phụ. Lớp làm vở . Gv nhận xét, chốt lại. 
	a/ Số lít dầu cửa hàng bán buổi chiều được là: 60 : 3 = 20 ( lít)
	b/ Số quả cam trong rổ còn lại là: 60 : 3 = 20 ( quả)
	Đáp số: a/ 20 lít; b/ 20 quả cam
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Tìm số bị chia
- Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
-------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TỪ NGỮ VỀ CỘNG ĐỒNG. ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ ?
SGK/ 65 – 66. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/ Mục tiêu
- Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng ( BT1 ).
- Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Làm gì? (BT3 )
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định( BT4 )
- HS biết sử dụng các từ ngữ về cộng đồng, câu Ai làm gì ? trong nói, viết .
* HS khá, giỏi làm BT2
 II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, 3 và 4. 
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
HS hát, chơi trò chơi
2. Bài mới:
a/ Bài tập 1: Xếp 2 từ cộng đồng và cộng tác vào bảng phân loại
Một học sinh làm mẫu.
Cả lớp làm vào vở bài tập. 1 học sinh làm bài trên bảng phụ
Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
b/ Bài tập 2: Khuyến khích HS khá, giỏi làm.
c/ Bài tập 3: Tìm các bộ phận của câu
Nhiệm vụ của các em là tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì )? và bộ phận câu trả lời cho câu hỏi làm gì?
Học sinh làm vào vở bài tập.
Chấm, chữa bài.
+ Câu a: Đàn sếu đang sải cánh trên cao.
+ Câu b: Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.
 + Câu c: Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.
d/ Bài tập 4: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm
Học sinh làm vào vở bài tập.
Chấm, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò.
Hệ thống lại bài.
Dặn dò: Nhắc học sinh ghi nhớ những từ vừa học.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
 .
------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC 
QUAN TÂM ,CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM ( Tiết 2 ). 
Thời gian dự kiến: 35 phút VBT/15
A/ Mục tiêu: 
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau.
- Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
-Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc lm ph hợp với khả năng.
* KNS : - Lắng nghe ý kiến của người thân - Thể hiện sự cảm thông.
 - Đảm nhận tr1ch nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức.
B/ Đồ dùng dạy học: Phiếu giao việc. Chuẩn bị dụng cụ để sắm vai.
C/Các hoạt động dạy học:
1/ Khởi động: HS hát, chơi trò chơi
2/ Bài mới:
Hoạt động 1: Xử lý tình huống - sắm vai.
* Mục tiêu: Học sinh biết những điều về quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ qua việc sắm vai.
- Phân công: Nhóm 1, 3 sắm vai tình huống 1. Nhóm 2, 4 sắm vai tình huống 2.
- Các nhóm thảo luận sau đó sắm vai - Lớp và giáo viên nhận xét.
* Kết luận: Chúng ta cần có bổn phận quan tâm chăm sóc những người trong gia đình.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ
* Mục tiêu: Học sinh biết tán thành những hành vi đúng và ko tán thành những hành vi sai.
- Giáo viên ghi các ý kiến ở VBT/15, yêu cầu học sinh tán thành thì đưa tay.
a/ tán thành b/ không tán thành c/ tán thành
* Kết luận: ý a, c là đúng
Hoạt động 3: Bày tỏ tình cảm
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu được tình cảm mà mọi người trong gia đình dành cho mình.
- Giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu các món quà mà được ông bà, bố mẹ, anh chị tặng và quà mà mình đã tặng cho họ.
* Kết luận: Đó là những món quà rất ý nghĩa vì nó thể hiện tình cảm của mọi người trong gia đình. Cần tôn trọng và giữ gìn.
3 /Củng cố, dặn dò:- Cho học sinh đọc các bài thơ, kể chuyện về gia đình.
-Dặn HS : Sưu tầm những mẩu chuyện, tấm gương,... về sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
D/ Bổ sung:
CHÍNH TẢ ( Nhớ - Viết )
TIẾNG RU
( SGK/ 68)/ Thời gian dự kiến: 40 phút
A/Mục tiêu:
- Nhớ - viết đúng bài CT; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát.
- Làm đúng BT (2) a
- GD tính cẩn thận, kiên trì 
B/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết nội dung bài tập 2a.
C/ Các hoạt động dạy học 
1. Bài cũ: HS hát, chơi trò chơi
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài
Giới thiệu bài chính tả nhớ - viết.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ - viết
a/ Hướng dẫn chuẩn bị
- Giáo viên đọc khổ thơ 1 và 2 của bài Tiếng ru.
- Ba học sinh đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả. Theo các câu hỏi SGV/ 173:
*Trả lời:
+ Thơ lục bát – 1 dòng 6 chữ, 1 dòng 8 chữ.
+ Dòng 6 chữ viết cách lề vở 2 ô li. Dòng 8 chữ viết cách lề vở 1 ô li.
+ Học sinh nhìn vở, viết ra nháp những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn; Ghi nhớ những chỗ cần đánh dấu câu; nhẩm thuộc lòng lại 2 khổ thơ.
b/ Học sinh nhớ - viết hai khổ thơ
Học sinh nhớ và viết bài vào vở. Giáo viên nhắc cách ghi tên bài, viết hoa các chữ cái đầu dòng, đầu khổ thơ, đánh dấu câu đúng.
c/ Chấm, chữa bài.
+ Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
+ Giáo viên chấm 10 - 12 bài, nhận xét bài viết.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
- Bài tập 2a: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r:
+ rán - dễ - giao thừa
Chấm, chữa bài.
3/Củng cố, dặn dò.
Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. 
Xem bài sau.
Nhận xét tiết học.
D/ Bổ sung: .
 ..
-----------------------------------------------------
TOÁN 
TÌM SỐ CHIA
(SGK/ 39); Thời gian dự kiến 40 phút
I/ Mục tiêu: 
- Biết tên gọi của các thành phần trong phép chia.
- Biết tìm số chia chưa biết. Bài 1, bài 2
- Giáo dục tính cẩn thận,chính xác khi làm toán..
II/ Đồ dùng dạy học: 6 hình vuông bằng bìa.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: HS hát, chơi trò chơi
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh cách tìm số chia
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 6 hình vuông, xếp như hình vẽ SGK rồi nêu câu hỏi để HS xác định cách tìm Số chia
* Muốn tìm số chia x thì làm thế nào? ( học sinh nêu cách tìm số chia rồi tự tìm). Trình bày như sau: 30 : x = 5
 x = 30 : 5
 x = 6
- Học sinh nêu lại cách tìm số chia:
*Trong phép chia hết, muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Yêu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
Bài 2: Tìm x:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số chia, số bị chia?
- Yêu cầu HS tự giải và làm vào vở
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét khả năng vận dụng của HS
3. Củng cố, dặn dò
 - Học sinh đọc lại ghi nhớ.	
 - Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
 . 
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA G
SGK/ 66/Thời gian dự kiến: 40 phút
A/ Mục tiêu: 
- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng), C, Kh (1 dòng); viết đúng tên riêng Gò Công (1 dòng) và câu ứng dụng: Khôn ngoan chớ hoài đá nhau (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
- Giáo dục hs viết đẹp, đúng mẫu.
B/ Đồ dùng dạy học:
 Gv: Mẫu chữ viết hoa G và câu thành ngữ trên dòng kẻ ô li.
C/ Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: HS hát, chơi trò chơi, HS viết bảng con: Ê – đê, Em.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
a/ Luyện viết chữ hoa.
- Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài G, C, K.
- Giáo viên viết mẫu, kết hợp cách nhắc lại cách viết từng chữ.
- Học sinh tập viết từng chữ G, C, K trên bảng con. G, C, K
b/ Học sinh viết từ ứng dụng
- Gò Công là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định - một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp.
- Học sinh tập viết trên bảng con.
c/ Luyện viết câu ứng dụng.
 Học sinh đọc câu ứng dụng: Khôn ngoan đối đáp người ngoài
	 Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Anh em trong nhà phải đoàn kết, thương yêu nhau.
- Học sinh tập viết trên bảng con các chữ: Khôn, Gà
Hoạt động 2: Luyện viết vào vở tập viết.
Học sinh viết vào vở, giáo viên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, hướng dẫn viết đúng nét, độ cao và khoảng cách các con chữ. Trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Hoạt động 3: Chấm, chữa bài: 
 - Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
3/ Củng cố, dặn dò.
- Nhắc nhở học sinh luyện viết thêm ở nhà. 
- Khuyến khích học sinh học thuộc câu ứng dụng.
 - Nhận xét tiết học.
D/ Bổ sung: 
------------------------------------------
Toán (bs):
Luyện tập
A.Mục tiêu:
Củng cố các bảng nhân đã học; thứ tự thực hiện phép tính, giải toán có lời văn dạng gấp một số lên nhiều lần.
Rèn kĩ năng tính toán cho HS.
B.Các hoạt động dạy – học:
1. HĐ 1.Ôn bài: 
HS xem lại bài học Bảng chia 7.
HS ôn lại cách chia
2. HĐ 2. Thực hành 
Bài 1.Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
21 : 7 = 35 : 7 =
14 : 7 = 56 : 7 =
70 : 7 = 0 : 7 =
Bài 2. Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 28; 35; 42; ; 
b.70; 63; 56; ; 
Bài 3. Có 35 bông hoa cắm đều vào các lọ, mỗi lọ 7 bông hoa. Hỏi cắm được bao nhiêu lọ hoa?
Bài 4. Một đội đồng diễn thể dục có 42 bạn xếp đều thành 7 hàng. Mỗi hàng có số bạn là: 6 bạn ; 7 bạn
3. Chuẩn bị bài:
HS xem bài Giảm đi một số lần
-Trao đổi ND khó của bài (nếu có)
 .
TẬP LÀM VĂN
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
SGK/ 68/ Thời gian dự kiến: 40 phút
A/ Mục tiêu:
- Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý (BT1).
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2).
- HS biết đoàn kết,quan tâm, giúp dỡ mọi người lối xóm.
* GDMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong xã hội.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Viết 4 câu hỏi gợi ý kể về người hàng xóm.
C/ ác hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ
2 học sinh kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn, sau đó nói về tính khôi hài của câu chuyện.
2/ Dạy bài mới.
Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a/ Bài tập 1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài.
Một học sinh khá, giỏi kể mẫu một vài câu. 
Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm.
Học sinh kể theo nhóm đôi.
3 – 4 học sinh thi kể. 
b/ Bài tập 2:
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập. 
Nhắc nhở học sinh cách viết đoạn văn.
Học sinh viết vào vở bài tập.
5 – 7 học sinh đọc bài.
Cả lớp và Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những người viết tốt nhất.
3/ Củng cố, dặn dò.
* GDMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong xã hội.
- Dặn dò: Yêu cầu những học sinh chưa hoàn thành bài viết ở lớp về nhà viết tiếp.
- Nhận xét tiết học.
D/ Bổ sung: 
 .
-----------------------------------------------
Luyện viết
Ôn chữ hoa G (vlv/ 24-Tg:35’)
A. Mục tiêu : 
- Viết đúng chữ hoa G,C, Kh (1 dòng); viết đúng tên riêng Gành Son, Lê Thị Hồng Gấm (1 dòng) và ngữ và câu (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.- Trình bày cẩn thận, sạch sẽ. 
- MĐ 4. viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở luyện viết 3.
B . Đồ dùng dạy học : 
Vở Luyện viết
C . Các hoạt động dạy học : 
1 .Hoạt động đầu tiên: HS hát, chơi trò chơi. 
2 . Hoạt động bài mới 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết bảng con 
- Mục tiêu: Giúp cho Hs biết cách viết đúng con chữ trên bảng con.
*HS hoạt động nhóm: HS nhận xét cách viết và rèn viết b/c
- Luyện viết chữ hoa: G,C, Kh.
- Luyện viết từ: Gành Son, Lê Thị Hồng Gấm 
- Luyện viết ngữ và câu
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở luyện viết 
- Mục tiêu: Giúp Hs viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
HS viết cá nhân vào vở
+ Viết hoa chữ G : 1 dòng cỡ nhỏ .+ Viết các chữ C,Kh : 1 dòng cỡ nhỏ .
+ Viết tên Gành Son, Lê Thị Hồng Gấm 1 dòng cỡ nhỏ + Viết câu tục ngữ 2 lần 
- HS viết bài vào vở (GV nhắc nhở HS viết đúng, viết đẹp)
* Hoạt động 3: Chấm chữa bài.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng.
- Gv thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- Gv nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
3 . Hoạt động cuối cùng: HS nêu cảm nhận qua bài học
GV dặn HS tiếp tục hoàn thành chữ nghiêng trang 25.
.....................................................................................................................................................................................................................................................
SHNG:
SINH HOẠT VĂN NGHỆ “BÀI CA HỌC TẬP”
A/Yêu cầu giáo dục: giúp HS:
 -OÂn luyeän vaø hieåu theâm yù nghóa giaùo duïc cuûa caùc baøi haùt.
-Giaùo duïc thaùi ñoä nghieâm tuùc vaø yù thöùc say meâ trong hoïc taäp.
-Reøn luyeän kó naêng, phong caùch theå hieän caùc tieát muïc vaên ngheä.
B. Phöông tieän daïy hoïc:
C. Caùc hoaït ñoäng daïy-hoïc:
 1.OÅn ñònh toå chöùc
2. Baøi môùi
Noäi dung
Hình thöùc hoaït ñoäng
1. Moät soá baøi haùt phuïc vuï chuû ñieåm:
-Mô öôùc ngaøy mai(Nhaïc: Traàn Ñöùc-Lôøi Phong Thu)
-Hoång daùm ñaâu( Nhaïc vaø lôøi: Nguyeãn Vaên Hieân)
2. Caùc toå tieán haønh bieåu dieãn nhöõng tieát muïc vaên ngheä keát hôïp vôùi phaàn ñoïc, thi haùt moät soá ñoaïn cuûa baøi thô, baøi haùt phuø hôïp vôùi yeâu caàu cuûa chuû ñeà.
*Haùt taäp theå
-Giôùi thieäu lí do vaø chöông trình
* Bieåu dieãn vaên ngheä giöõa caùc toå.
-Moãi toå chuaån bò ba tieát muïc vaên ngheä coù noäi dung veà hoïc taäp, nhaø tröôøng.
* Thi haùt, ñoïc thô... theo yeâu caàu cuûa caâu hoûi
-Ngöôøi daãn chöông trình ñoïc caâu hoûi, ai giô tay tröôùc ñöôïc quyeàn haùt tröôùc hoaëc traû lôøi caùc caâu hoûi.
-Ban toå chöùc nhaän xeùt.
Caùc toå haùt nhöõng baøi haùt coù chæ caùc duïng cuï hoïc taäp cuûa ngöôøi hoïc sinh: saùch, buùt, caëp, vôû, thöôùc, möïc, phaán...Nhöõng caâu haùt caâu thô coù caùc töø: tröôøng, lôùp, ñi hoïc, tôùi tröôøng, baøn, ngheá...
-Bieåu dieãn vaên ngheä cuûa caù nhaân vaø taäp theå.
-Thi haùt giöõa caùc toå cuõng tieán haønh töông töï.
* Caùc baøi haùt phuïc vuï chuû ñieåm
III .Keát thuùc hoaït ñoäng:
 -Ban toå chöùc nhaän xeùt thaùi ñoä tham gia vaø chuaån bò cuûa caùc toå.
TOÁN 
LUYỆN TẬP
SGK/ 40/ Thời gian dự kiến 40 phút
A/ Mục tiêu:
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Biết làm tính nhân (chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số. Bài 1, bài 2 (cột 1, 2), bài 3
- GD học sinh tính cẩn thận chính xác.
B/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi các bài tập
C/Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: HS hát, chơi trò chơi
2/ Dạy bài mới:
Luyện tập:
Bài 1: Tìm x
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia, thừa số chưa biết
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu 6 HS lên bảng làm
- Nhận xét, chốt lại: 
Bài 2 Tính.
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
+ Phần a) Cho HS làm bài vào bảng con 
+ Phần b) Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài
- Chốt lại.
Bài 3: Giải toán 
- Treo bảng viết sẵn bài toán
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài.
- Gọi 2 HS lên bảng thi đua làm bài nhanh
- Chốt lại.
3/Củng cố, dặn dò
- Về nhà làm xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Góc vuông, góc không vuông.
- Nhận xét tiết học
D/ Bổ sung: ..
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
VỆ SINH THẦN KINH ( tt )
SGK/ 34,35/Thời gian dự kiến: 35 phút
A/ Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
- Giáo dục HS làm việc, nghỉ ngơi hợp lí. Có ý thức thực hiện thời gian biểu.
* Giáo dục tích hợp BVMT: ý thức giữ VS MT trong sạch (nhất là trong ăn uống) để không ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
*KNS-Kĩ năng tự nhận thức, tìm kiếm và xử lí thông tin, làm chủ bản thân.
B/ Đồ dùng dạy học: Các hình trong sách giáo khoa trang 34 – 35.
C/Các hoạt động dạy học:
1/ Khởi động: HS hát, chơi trò chơi đố bạn
2/ Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận
Bước 1: Làm việc theo cặp. Thảo luận theo các gợi ý sau:
+ Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
+ Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó.
+ Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt.
+ Hàng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ vào lúc mấy giờ?
+ Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày?
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
* Kết luận: Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất. Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày.
Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hàng ngày. (KNS)
Bước1:Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục:
+ Thời gian: bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi.
+ Công việc và hoạt động của cá nhân cần phải làm trong một ngày, từ việc ngủ dậy, làm vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc giúp đỡ gia đình,...
+ Gọi vài học sinh lên điền thử vào bảng thời gian biểu treo trên lớp.
Bước 2: Làm việc cá nhân
Học sinh tự viết thời gian biểu cá nhân theo mẫu như trong SGK.
Bước 3: Làm việc theo cặp
+ Học sinh trao đổi thời gian biểu của mình với bạn bên cạnh và cùng góp ý 
Bước 4: Làm việc cả lớp
+ Vài học sinh lên giới thiệu thời gian biểu của mình trước cả lớp.
Kết luận: SGV/54
3/ Củng cố, dặn dò.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập và KT: Con người và sức khoẻ.
D/ Bổ sung: ..
SINH HOẠT LỚP TUẦN 8
I.Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động tuần 8 và đề ra kế hoạch tuần 9
- Rèn luyện học sinh ý thức tự giác trong việc thực hiện đạo đức và học tập. 
- Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.
II. Chuẩn bị: Bài báo cáo của các tổ 1,2,3 . Sắp xếp lại bàn ghế, chỗ ngồi.
III. Nội dung:
A.Ổn định: Học sinh hát.
B. Cơ bản:
1. Đánh giá hoạt động tuần qua:
* Các tổ trưởng lên báo cáo, đánh giá xếp loại từng tổ viên (có bản xếp loại cụ thể của tổ)
* Lớp trưởng tổng hợp đánh giá chung: Ưu điểm và khuyết điểm
+ Ý kiến của các thành viên - Thống nhất với xếp loại của tổ
+ Ý kiến của Ban cán sự lớp - Thống nhất với xếp loại của các tổ
Nhận xét của giáo viên: 
+ Ưu điểm:
- Đa số các em có ý thức đạo đức rất tốt, ngoan, lễ phép với thầy cô và mọi người.
- Vệ sinh cá nhân, trường, lớp sạch sẽ. Đi học đúng giờ. Không có HS nào vắng, nghỉ học
- Chấp hành tốt nội quy trường ,lớp. Thực hiện tốt ATGT.
- Học tập tiến bộ, chăm phát biểu xây dựng bài, biết nhận xét mình và bạn trong các hoạt động.
- Tuyên dương: ..
+ Hạn chế: GV nêu
* Văn nghệ, trò chơi: - Tham gia văn nghệ, đố vui.
2. Kế hoạch tuần sau: 
- Tiếp tục ổn định mọi nề nếp của trường ,lớp
- Khắc phục các khuyết điểm trên- Duy trì những mặt mạnh
- Đi học đúng giờ. Học bài và làm bài

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_8_phan_thi_huong_thu.doc