Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thùy Dung

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thùy Dung

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Bước đầu biết đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu nội dung bài : Chúng ta cần phải biết thương yêu nhau, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung. Biết quan tâm, giúp đỡ và chia se nỗi buồn, niềm vui với mọi người thì cuộc sống của mỗi người sẽ tươi đẹp hơn.

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

2. Kĩ năng:

- Rèn đọc đúng các từ : lùi dần, lộ rõ, sôi nổi, ríu rít.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

3.Thái độ:

- GD HS biết quan tâm, giúp đỡ người lớn tuổi.

* GDKNS : Xác định giá trị (nhận biết những điều tốt đẹp mà bọn trẻ quan tâm đến ông cụ).Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần HS luyện đọc.

2. Học sinh: SGK , vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: (1P) - HS hát

2. Kiểm tra bài cũ: (4P)

- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bận và trả lời câu hỏi:

+ Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì ?

+ Bé bận những việc gì ? Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui ?

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét.

 

docx 48 trang ducthuan 03/08/2022 2120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8:
Ngày soạn : Ngày 23 tháng 10 năm 2020
Ngày giảng: Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2020
TIẾT 1: 
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
 ..@&? ..
TIẾT 2:
TOÁN
§36: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán.
- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2 (cột 1, 2, 3), 3, 4.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng bảng chia 7 vào giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia
3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ hoặc bảng quay ghi sẵn dán lại BT4. 
2. Học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: ( 1P) - Lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4P)
- GV gọi HS đọc thuộc bảng chia 7 
- Gọi HS nộp VBT.
- GV nhận xét. 
3. Bài mới: (30P)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ 2: Thực hành
- Trong giờ học Toán hôm nay, các em sẽ cùng nhau củng cố và vận dụng bảng chia 7 để làm tính, giải Toán.
Bài 1: 
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần a, b vào vở.
- GV gọi HS đọc nối tiếp từng phép tính.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương :
+ Khi đã biết 7 x 8 = 56, có thể ghi ngay kết quả của 56 : 7 được không? Vì sao?
Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- GV gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép chia.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV chữa bài.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu 1HS làm bảng phụ, dưới lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét.
+ Tại sao để tìm số nhóm em lại thực hiện phép chia 35 cho 7?
Bài 4: 
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV hỏi :
+ Hình a có tất cả bao nhiêu con mèo?
+ Muốn tìm số con mèo có trong hình a ta phải làm thế nào?
+ Hướng dẫn khoanh vào 3 con mèo trong hình a.
- Tiến hành tương tự với phần b.
+ Hình b có tất cả bao nhiêu con mèo?
+ Muốn tìm 1/7 số con mèo có trong hình b ta làm như thế nào ?
+ Yêu cầu HS khoanh tròn vào 2 con mèo.
- GV theo dõi HS làm bài.
- HS nghe
- HS đọc: Tính nhẩm.
- HS làm bài.
Ý a. 
 7 x 8 = 56 7 x 9 = 63 
 56 : 7 = 8 63 : 7 = 9
...
Ý b.
 70 : 7 = 10 28 : 7 = 4
 63 : 7 = 9 42 : 6 = 7
 14 : 7 = 2 42 : 7 = 6
...
- HS nối tiếp đọc.
- HS nhận xét.
- Khi đã biết 7 x 8 = 56, có thể ghi ngay 56 : 7 = 8. Vì lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- HS nhắc lại.
- HS làm bài:
a,
b,
- HS đọc : Cô giáo chia 35 học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 học sinh. Hỏi chia được bao nhiêu nhóm ?
- Cô giáo chia 35 học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 học sinh.
- Hỏi chia được bao nhiêu nhóm.
Bài giải:
Số nhóm chia được là:
35: 7 = 5 (nhóm)
 Đáp số: 5 nhóm.
- HS nhận xét.
- Vì có 35 HS chia đều vào các nhóm, mỗi nhóm có 7 HS.
- HS đọc : Tìm 1/7 số con mèo có trong hình.
- Hình a có tất cả 21 con mèo.
- Ta lấy 21: 7 = 3
- Có 14 con mèo.
- Lấy 14 : 7 = 2
4. Củng cố: (4P)
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bảng chia 7.
- Gọi 1 HS đọc kết quả các phép nhân, chia: 
 7 x 8 = 7 x 9 = 7 x 6 = 
 56 : 7 = 63 : 7 = 42 : 7 =
5. Dặn dò: (1P)
- Về nhà đọc thuộc lòng bảng nhân 7 và chuẩn bị bài sau Giảm đi một số lần.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 3,4:
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
§22, 23: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Bước đầu biết đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu nội dung bài : Chúng ta cần phải biết thương yêu nhau, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung. Biết quan tâm, giúp đỡ và chia se nỗi buồn, niềm vui với mọi người thì cuộc sống của mỗi người sẽ tươi đẹp hơn.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
2. Kĩ năng:
- Rèn đọc đúng các từ : lùi dần, lộ rõ, sôi nổi, ríu rít...
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
3.Thái độ: 
- GD HS biết quan tâm, giúp đỡ người lớn tuổi.
* GDKNS : Xác định giá trị (nhận biết những điều tốt đẹp mà bọn trẻ quan tâm đến ông cụ).Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần HS luyện đọc.
2. Học sinh: SGK , vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1P) - HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: (4P)
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bận và trả lời câu hỏi:
+ Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì ?
+ Bé bận những việc gì ? Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui ?
- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét.
3. Bài mới: (30P)
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học sinh
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Luyện đọc
HĐ 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
HĐ4: Luyện đọc lại:
HĐ 5: Hướng dẫn HS kể chuyện:
Qua câu chuyện hôm nay, các em sẽ thấy các bạn nhỏ trong truyện đã biết quan tâm đến người khác như thế nào? Sự quan tâm của các bạn có tác dụng gì đối với một cụ già đang buồn khổ, lo âu.
a.Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng thong thả.Chú ý :
+ Các câu hỏi thắc mắc của các em nhỏ ở đoạn 2 đọc với giọng băn khoăn, lo lắng.
+ Câu hỏi thăm cụ già ở đoạn 3 đọc với giọng nhẹ nhàng, ân cần, thông cảm.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- GV gọi HS đọc nối tiếp câu.
- GV cho HS luyện đọc các từ khó : lùi dần, lộ rõ, sôi nổi, ríu rít...
- GV gọi HS đọc từng đoạn trước lớp lần 1.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu khó.
- Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- Gọi HS giải nghĩa từ ngữ: sếu, u sầu, nghẹn ngào.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh 
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
*Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi : Các bạn nhỏ làm gì ?
- GV giảng: Khi trời đã về chiều, sau một cuộc dạo chơi vui vẻ, giờ đây các bạn nhỏ đang trên đường về nhà.Trên đường về nhà các bạn đã bắt gặp chuyện gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 của truyện.
+ Các bạn nhỏ gặp ai trên đường về?
+ Vì sao các bạn dừng cả lại.
+ Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?.
+Theo các em,vì sao không quen biết ông cụ mà các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?
+ Cuối cùng các bạn nhỏ quyết định như thế nào ?
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và 4, trả lời câu hỏi : Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
+ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 5, trả lời câu hỏi :
+ Yêu cầu HS thảo luận để chọn 1 tên khác cho truyện theo gợi ý trong SGK.
- Nêu nội dung bài.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV treo bảng phụ.
- GV đọc lại đoạn 3, 4, 5.
- Yêu cầu HS thi đọc nối tiếp.Chú ý nhấn giọng các từ : dừng lại, mệt mỏi, nặng nhọc, ấm áp...
- Yêu cầu HS luyện đọc theo vai.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt.
* GV nêu nhiệm vụ: 
- Vừa rồi các em đã thi đọc chuyện theo vai.Sang phần kể chuyện các em sẽ tưởng tượng mình là một bạn nhỏ trong truyện và kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của bạn.
- GV mời 1 HS chọn kể mẫu 1 đoạn của câu chuyện.
- Yêu cầu kể theo nhóm.
- Yêu cầu kể trước lớp.
- Tuyên dương HS kể tốt.
- HS nghe
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp đến hết bài.
- HS luyện đọc từ khó.
- HS đọc nối tiếp 5 đoạn.
- HS luyện đọc.
- HS đọc chú giải trong SGK.
- HS luyện đọc.
- HS thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ.
- Các bạn gặp 1 cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
- Vì các bạn thấy cụ già trông thật mệt mỏi...
- Các bạn đoán là cụ bị ốm, cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm ông cụ.
- Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ.
- Các bạn quyết định hỏi thăm ông cụ xem thế nào.
- Ông cụ buồn vì cụ bà bị ốm nặng, đang nằm bệnh viện, khó qua khỏi.
- Ông cảm thấy nỗi buồn được chia sẻ.
- HS phát biểu.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS ghi vở.
- Chú ý lắng nghe.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc các đoạn 2, 3, 4, 5.
- 6 HS tạo thành 1 nhóm và luyện đọc bài theo vai.
- Chú ý lắng nghe.
- HS nghe
- 1HS kể: Trước khi kể cần nói rõ em chọn đóng vai bạn nào.
- Từng cặp HS tập kể theo lời nhân vật.
- 1 vài HS thi kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
4. Củng cố: (4P)
- GV: Em học được bài học gì từ các bạn nhỏ trong truyện?Các em đã bao giờ làm việc gì để thể hiện sự quan tâm đến người khác, sẵn sàng giúp đỡ người khác như các bạn nhỏ trong truyện chưa?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P )
- Về nhà tiếp tục kể chuyện, kể lại cho bạn bè và người thân và chuẩn bị bài sau Những chiếc chuông reo.
Rút kinh nghiệm:
 . 
. .. . ..@&? . . 
Ngày soạn : Ngày 24 tháng 10 năm 2020
Ngày giảng: Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2020
TIẾT 1:
TOÁN
TTTT§37:tGIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách giảm một só đi nhiều lần và vận dụng để giải các BT.
- Phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị.
2. Kĩ năng: Thực hiện được giảm đi một số lần.
3. Thái độ: Yêu thích môn toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Các tranh vẽ như SGK hoặc dùng bông hoa, hình vuông thay thế hình con gà.
- Bảng phụ hoặc bảng sẵn dán lại BT2. 
2. Học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1P) - Lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (4P)
- GV gọi 2 HS đọc bảng chia 7
- GV nhận xét 
3. Bài mới: (30P)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS cách giảm một số đi nhiều lần:
HĐ 3: Thực hành.
Trong giờ học hôm nay, các em sẽ học cách giảm một số đi nhiều lần và vận dụng để giải các bài tập.
* Bài toán 1: 
- GV nêu bài toán: Hàng trên có 6 con gà. Số gà ở hàng trên giảm đi 3 lần thì được số gà ở hàng dưới. Tính số gà ở hàng dưới?
- GV treo tranh minh họa. Phân tích bài – TLCH:
+ Hàng trên có mấy con gà? 
+ Số gà hàng dưới như thế nào so với số gà ở hàng trên? 
+ Vậy bạn nào nói câu đó theo cách khác?
+ GV chia sè gµ ë hµng trªn thµnh 3 phÇn b»ng nhau?Mçi phÇn cã mÊy con gµ?
- GV g¾n 2 con gµ xuèng hµng d­íi.
+ GV vừa hỏi vừa vÏ trªn trùc quan.
+ YC HS th¶o luËn cÆp (1P) t×m kết quả.
- HS so s¸nh KQ víi tranh minh häa. 
+ VËy sè gµ ë hµng trªn gi¶m ®i mÊy lÇn th× ®­îc sè gµ ë hµng d­íi? 
+ Giảm 6 đi 3 lần thì được mấy?
* Bµi to¸n 2: 
- HD t­¬ng tù nh­ BT1
* Qua bµi to¸n 1 vµ 2 em rót ra ®­îc ®iÓm g× chung?
+ Muèn gi¶m 24,42,36 ®i 6 lÇn lµm thế nào?
+ Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
* Quy tắc: SGK (37)
+ Víi BT2 th× sè ®ã lµ sè nµo, sè lÇn lµ sè nµo?
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc bài 
- Nhận xét.
+ Muốn giảm 48 đi 4 lần ta làm thế nào?
Bài 2:
a)Yêu cầu HS đọc bài toán. Phân tích bài toán, đọc bài giải.
+ Bài toán này thuộc dạng toán nào? 
b) Tương tự phân tích giống ý a
- Yêu cầu HS làm vào vở, 1HS chữa bài.
- Nêu cách làm bài toán?
- Muốn giảm đi một số lần, ta làm thế nào?
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc bài 
- HS nêu cách làm và cách vẽ. 
+ Muốn giảm đi một số lần, ta làm thế nào?
+ Muốn giảm đi một số đơn vị ta làm thế nào?
- HS nghe
- HS nhắc lại đề toán.
+ 6 con gà
+ Số gà ở hàng trên giảm đi 3 lần thì bằng số gà ở hàng dưới.
+Nghĩa là số gà ở hàng trªn gÊp 3 lÇn sè gµ ë hµng d­íi.
+ 2 con gµ.
- HS th¶o luËn cÆp t×m kết quả.
Bài giải:
Số gà hàng dưới là:
6 : 3 = 2 (con gà)
 Đáp số: 2 con gà.
+ Gi¶m ®i 3 lÇn. 
+ Được 2 
+ §Òu lµ bài to¸n gi¶m mét sè ®i nhiÒu lÇn. 
+ Ta lấy 24: 6 = 4; 42 : 6 = 7; 
+ Ta lấy số đó chia cho số lần.
- HS đọc nối tiếp. 
+ Số đó là 8cm, số lần là 4
- HS nêu yêu cầu
- HS làm CN – 2 em làm bảng phụ
Số đã cho
48
36
24
Giảm 4 lần
12
9
6
Giảm 6 lần
8
6
4
+ Ta lấy 48 : 4 = 12
- HS đọc bài toán, đọc bài giải.
+ Giảm đi một số lần.
- HS làm bài vào vở, 1HS chữa bài.
 Bài giải:
 Thời gian làm máy là:
 30: 5 = 6 ( giờ)
 Đáp số: 6 giờ
- HS nêu cách làm.
+ Ta lấy số đó chia cho số lần.
- HS đọc bài, làm bài vào nháp
- HS nêu cách làm:
+ Vẽ đoạn thẳng AB = 8cm
a) Vẽ đoạn thẳng CD = 2cm 
(Vì: 8 : 4 = 2cm)
b) Vẽ đoạn thẳng MN = 4cm (Vì : 8 – 4 = 4 ( cm) 
+ Ta lấy số đó chia cho số lần.
+Trừ số đó cho số đơn vị
4. Củng cố: (4P)
- GV: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?( Muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần.)
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P)
- Về nhà luyện tập thêm về giảm 1 số đi nhiều lần và chuẩn bị bài sau ‘Luyện tập’.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 2:
CHÍNH TẢ: (NGHE – VIẾT)
§15: CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn 4 của truyện “Các em nhỏ và cụ già”. 
- Làm đúng các bài tập phân biệt âm r/ d/ gi hoặc vần uôn/ uông theo nghĩa đã cho.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe viết chính tả,trình bày đoạn văn đúng chính tả
3. Thái độ:HS tự giác viết bài, làm bài tập
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên:Bảng phụ viết sẵn BT 2; 
2. Học sinh: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:(1P) - Hát
2. Kiểm tra bài cũ: (2P)
- HS viết các từ: lặng nghe,tre ngà..
- Nhận xét bài của học sinh 
3. Bài mới: (30P)
	NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: HD viết chính tả
HĐ3: HD làm bài tập
- Trong tiết chính tả này, các em sẽ viết.
a. Trao đổi về nội dung đoạn văn
- GV đọc đoạn văn sẽ viết chính tả.
+ Đoạn này kể chuyện gì?
b. Hướng dẫn HS nhận xét về cách trình bày bài: 
+ Đoạn văn gồm có mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa?
+ Những dấu câu nào được dùng trong đoạn văn.
- HD viết bảng con từ khó.
- GV nhận xét sửa sai ở bảng con, tuyên dương
c. GV cho HS chép bài vào vở: 
- GV quan sát lớp nhăc nhở tư thế ngồi cầm bút.
d, Soát lỗi.
- GV đọc cho học sinh soát lỗi
- Chấm chữa bài.
- Chấm 5-7 bài, nhận xét.
d. HD làm bài tập chính tả: 
Bài 2: 
- GV viết sẵn đề vào bảng (bảng con)
- Hướng dẫn HS làm.
- NX - chữa bài:
 a. giặt ..rát .. dọc
 b. buồn, buồng chuông 
- Nhận xét bài cho HS.
- GV liên hệ: Đã có bạn nào biết giặt quần áo giúp bố mẹ?
- Cả lớp theo dõi SGK.
- Cụ già nói với các bạn nhỏ lý do khiến cụ buồn: cụ bà ốm nặng phải nằm viện khó qua khỏi. Cụ cảm ơn lòng tốt của các bạn. Vì các bạn đã làm cho cụ cảm thấy lòng nhẹ hơn.
- 7 câu.
- Các chữ đầu câu.
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch đầu dòng.
- HS đọc thầm đoạn văn tìm từ khó.
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- HS viết bảng con: ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt.
- Lớp chép bài. 
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì. 
- 2 HS lên bảng viết, lớp làm vở nháp.
- HS trả lời.
4. Củng cố: (4P)
- GV tổ chức cho HS thi tìm các từ chứa âm d/gi/r ?
- HS thi tìm tiếng giữa các tổ. 
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: (1P)
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 3:
ĐẠO ĐỨC
§8: QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ,
CHA MẸ, ANH CHỊ EM (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
- HS biết quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình.
2. Kĩ năng: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức.
3. Thái độ:Yêu thương và kính trọng những người thân trong gia đình
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh minh họa bài học.
- Các bài thơ bài hát về chủ đề gia đình.
2. Học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức: (1P)
- Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (4P)
- GV: Kể về những việc em đã tự làm lấy ở nhà?
- GV nhận xét.
3. Bài mới: (30P)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: Giới thiệu 
HĐ2: HS múa hát, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề bài học.
- Tiết đạo đức hôm nay, các em tiếp tục thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em qua xử lý tình huống, đóng vai, bày tỏ ý kiến.
Bài 4:
- GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Yêu cầu các nhóm đóng vai.
- Cho HS cả lớp thảo luận về các ứng xử trong mỗi tình huống.
*Kết luận:
- Tình huống 1: Lan cần chạy ra, khuyên ngăn em không được nghịch dại.
- Tình huống 2: Huy nên dành thời gian đọc báo cho ông nghe.
Bài 5:
- GV lần lượt đọc các ý kiến.
- Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến.
*GV kết luận: Các ý kiến a, c là đúng. Ý kiến b là sai.
Bài 6:
- Yêu cầu HS giới thiệu theo cặp.
- Yêu cầu HS giới thiệu với lớp.
- GV kết luận: Đây là những món quà rất quý, vì đó là tình cảm của các em đối với những người thân trong gia đình.
Bài 7:
- Yêu cầu HS tự điều khiển.
- Sau mỗi phần trình bày của HS. GV yêu cầu cả lớp thảo luận chung về ý nghĩa của bài thơ, bài hát đó.
*Kết luận chung: Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân yêu nhất của em, luôn quan tâm, chăm sóc và dành cho em những gì tốt đẹp nhất. Ngược lại, em cũng có bổn phận quan tâm chăm sóc họ để cuộc sống gia đình thêm hòa thuận, đầm ấm, hạnh phúc.
- HS nghe
- Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm nhận 1 tình huống.
- Các nhóm thực hiện.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp thảo luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống và cảm xúc của mỗi nhân vật khi ứng xử hoặc nhận được cách ứng xử
- Chú ý lắng nghe.
- HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ tấm thẻ màu đỏ, xanh, trắng.
- Thảo luận về lý do HS có thái độ đó.
- Chú ý lắng nghe.
- HS giới thiệu với bạn ngồi cạnh tranh vẽ các món quà mình muốn tặng người thân nhân dịp sinh nhật.
- HS giới thiệu trước lớp
- HS nghe
- Thực hiện 
- Chú ý kắng nghe.
4. Củng cố: (4P)
 - Vì sao con cháu cần quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ?
 - Em đã biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ chưa? Hãy kể vài việc cụ thể?
 - Thái độ của ông bà, cha mẹ trước sự chăm sóc của em?
5. Dặn dò: (1P)
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 4:
TẬP VIẾT
§8: ÔN CHỮ HOA G
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố cách viết các chữ hoa G .
2. Kĩ năng:
- Viết đúng , đẹp chữ viết hoa : G , C , Kh
- Viết đúng , đẹp theo chữ nhỏ tên riêng Gò Công và câu ứng dụng: 
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đánh nhau.
3. Thái độ: HS tích cực luyện viết, rèn tính cẩn thận .
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Mẫu chữ viết hoa G
- Các chữ Gò Công và câu ứng dụng viết trên dòng kẽ ô ly
2. Học sinh:Vở Tập viết 3 –T1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1P) - HS hát
2. Kiểm tra bài cũ: (4P)
- Gọi 1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước.
- 2 HS viết bảng lớp : Ê - đê, cả lớp viết bảng con các từ : Em
- HS nhận xét
- GV nhận xét.
3. Bài mới: (30P)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Hướng dẫn viết chữ hoa
HĐ 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng 
HĐ 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
HĐ 5: Viết bài 
*Giới thiệu bài: Trong giờ tập viết này, các em sẽ Ôn lại cách viết chữ hoa G thông qua bài tập ứng dụng viết tên riêng Gò Công và câu ứng dụng.
a. Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- GV treo các chữ hoa G, C, K. và gọi HS nhắc lại quy trình viết.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết.
G C K
b.Viết bảng
- Yêu cầu HS tập viết chữ C và các chữ V, N vào bảng con.
a.Giới thiệu từ ứng dụng:
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
- GV giới thiệu: Gò Công là tên một thị xã thuộc tĩnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của Trương Định một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp.
b.Quan sát và nhận xét
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- GV viết mẫu, lưu ý cách viết
Gò Công
- Yêu cầu HS viết bảng từ ứng dụng vào bảng con
a. Giới thiệu câu ứng dụng
- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ: Câu tục ngữ khuyên ta anh em trong nhà phải đoàn kết thương yêu nhau.
b.Quan sát và nhận xét
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- Yêu cầu HS tập viết chữ Khôn, Gà vào bảng con. GV theo dõi chỉnh sửa cho HS.
*Hướng dẫn HS viết bài vào vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu.
+ Viết chữ G: 1 dòng
+ Viết chữ C, K: 1 dòng 
+ Viết chữ Gò Công: 2 dòng
+ Viết câu tục ngữ: 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
- Yêu cầu HS viết vào vở. *GV chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Nhận xét.
- GV chấm nhanh từ 5 đến 7 bài.
- Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe.
- Chữ hoa G, C, K.
- HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- HS viết bảng.
- HS đọc
Gò Công
- HS lắng nghe.
- Các chữ G , C, g cao 2,5 li các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ o.
- HS viết bảng con.
- HS đọc.
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đánh nhau
- HS lắng nghe.
- Các chữ Kh, G, h, g, cao 2,5 li , Con chữ đ cao 2 ô li. chữ t cao 1,5 li, các chữ còn lại cao 1li.
- Bằng 1 con chữ o.
- HS viết bảng.
- HS viết bài.
 4. Củng cố: (4P)
- Cho HS nhắc lại từ và câu ứng dụng.
- Cho HS nêu lại cách viết hoa chữ G.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1P)
- Yêu cầu HS luyện viết thêm ở nhà. Học thuộc lòng từ và câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau Ôn chữ hoa G (Tiếp theo).
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 5:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
§15: VỆ SINH THẦN KINH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
- Biết tránh những việc làm có hại đối thần kinh. 
2. Kỹ năng: Kể được tên một số thức ăn, đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho CQ thần kinh.
3.Thái độ: Học sinh biết giữ gìn và bảo vệ cơ quan thần kinh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các hình trong sách trang 32-33. 
2. Học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1P) - Lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (4P)
- Nêu một vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống hàng ngày.
- GV nhận xét.
3. Bài mới: (30P)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ 2: Quan sát và thảo luận.
HĐ 3: Đóng vai.
HĐ 4 : Làm việc với SGK.
- Các em đã biết cơ quan thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể vậy chúng ta phải làm cách gì để giữ cơ quan thần kinh.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận nhóm, trả lời:
+ Tranh vẽ gì?
+ Việc làm trong tranh có lợi cho cơ quan thần kinh hay không? Vì sao?
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm để thư ký ghi kết quả thảo luận của nhóm vào phiếu.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
Kết luận: Chúng ta làm việc nhưng cũng phải thư giãn, nghỉ ngơi, tránh làm việc mệt mỏi quá sức.
Bước 1: Tổ chức, GV phát phiếu cho 4 nhóm, mỗi phiếu ghi một trạng thái tâm lý:
Tức giận, vui vẻ, lo lắng, sợ hãi. Yêu cầu .
- HS tập diễn đạt vẻ mặt của người có trạng thái tâm lý được ghi trong phiếu.
Bước 2: Thực hiện.
Bước 3: Trình diễn 
- Nhận xét.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi một số HS lên trình bày trước lớp
- HS nghe
H1:Một bạn đang ngủ.
- Khi ngủ cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi.
H2: Các bạn đang chơi trên bãi biển. Cơ thể được nghỉ ngơi, thần kinh được thư giãn.
H3: Một bạn thức đến 11 giờ đêm để đọc sách. Không có lợi vì đọc sách quá khuya khiến đầu óc mệt mỏi.
H4: Bạn đó chơi trò chơi trên vi tính. Có lợi nếu bạn chơi một lúc
- Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận. Các HS khác góp ý bổ sung.
- HS nghe
- Thực hiện 
- 2 HS cùng quan sát hình 9 SGK. Chỉ và nói tên các thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh.
- Thực hiện.
4. Củng cố: (4P)
- GV: Nêu một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan thần kinh.
- GV nhận xét.
5. Dặn dò: (1P)
- Cần luyện tập sống vui vẻ, ăn uống đủ chất, cần tránh xa ma túy để bảo vệ sức khỏe và cơ quan thần kinh và chuẩn bị bài sau Vệ sinh thần kinh.
Rút kinh nghiệm:
 . 
. .. . ..@&? . . 
Ngày soạn : Ngày 25 tháng 10 năm 2020
Ngày giảng: Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2020
TIẾT 1:
TOÁN
§38: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Củng cố về giảm đi một số lần và gấp 1 số lên nhiều lần ứng dụng để giải toán.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia
3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ chép sẵn bài tập 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức: (1P)
- Lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (4P)
- Muốn giảm đi một số lần ta làm như thế nào? 
- GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện giảm đi 7 lần các số sau: 28; 70; 56; 42. - HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào nháp 
- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét.
3. Bài mới: (30P)
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Hướng dẫn HS luyện tập
- Trong giờ học toán này, các em sẽ học bài : Luyện tập
- GV ghi đầu bài lên bảng
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV viết lên bảng bài mẫu. 
+ 6 gấp 5 lần bằng bao nhiêu?
- Vậy viết 30 vào ô trống thứ 2
+ 30 giảm đi 6 lần được mấy?
- Vậy điền 5 vào ô trống thứ 3.
- Yêu cầu HS làm bài vào SGK
- Gọi HS nêu kết quả
- GV nhận xét
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tính được số lít dầu bán được trong buổi chiều ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ. 
- Yêu cầu HS làm phần b vào vở.
- GV thu vở nhận xét.
- GV cùng HS nhận xét bài trên bảng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đo độ dài đoạn thẳng AB.
- Yêu cầu HS nêu kết quả đo.
+ Vậy giảm độ dài đoạn thẳng AB đi 5 lần thì được bao nhiêu xăng – ti – mét?
- Yêu cầu HS vẽ độ dài đoạn MN là 2cm.
- GV nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc : Viết ( theo mẫu)
+ 6 gấp 5 lần bằng 30
+ 30 giảm đi 6 lần được 5
- HS làm bài tập
+ 4 gấp lên 6 lần bằng 24; 24 giảm 3 lần bằng 8.
+ 7 gấp lên 6 lần bằng 42, 42 giảm 2 lần bằng 21.
+ 25 giảm 5 lần bằng 5, 5 gấp lên 4 lần bằng 20.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Một cửa hàng buổi sáng bán được 60l dầu, số lít dầu bán được buổi chiều giảm đi 3 lần so với buổi sáng.
+ Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít dầu? .
+ Ta lấy số lít dầu bán được trong buổi sáng chia cho 3.
- HS vẽ sơ đồ
- 1 HS làm bảng phụ, dưới lớp làm vào vở:
 Bài giải:
a) Buổi chiều cửa hàng đó bán được là:
 60 : 3 = 20 (lít)	Đáp số: 20 lít.
- HS làm phần b vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ.
 Bài giải
b) Số cam trong rổ còn lại là:
 60 : 3 = 20 (quả)	Đáp số: 20 quả.
- Nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS đo độ dài đoạn thẳng AB
- Đoạn thẳng AB dài 10cm.
+ Giảm độ dài AB đi 5 lần là:
10 : 5 = 2 (cm)
- HS vẽ độ dài đoạn thẳng MN là 2cm.
- HS làm bài vào sách. 
4. Củng cố: (4P)
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm ntn ? (Muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần)
- Muốn giảm 50cm đi 5 lần ta làm thế nào? (50 : 5 = 10)
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò. (1P)
- Về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau Tìm số chia.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 2:
TẬP ĐỌC
§24: TIẾNG RU
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
* Đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các từ, tiếng khó 
* Đọc hiểu: 
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài
- Nội dung: Con người sống giữa cộng đồng phải biết yêu thương: anh em, bạn bè, đồng chí. 
- Học thuộc lòng bài thơ.	
2. Kĩ năng
- Đọc đúng: làm mật, lửa tàn, núi cao,..
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ,và giữa các khổ thơ.
- HS đọc đúng các từ ngữ, đoạn khó.
3. Thái độ: HS hiểu bài, biết sửa lỗi khi mắc lỗi
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài thơ.
2. Học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1P) - Lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ: (4P)
- Gọi HS kể lại câu chuyện: Các em nhỏ và cụ già và trả lời câu hỏi :
+ Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ?
- HS: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau.
- Nhận xét.
3. Bài mới: (30P)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2: Luyện đọc
HĐ 3: Tìm hiểu bài
HĐ4: Luyện đọc lại.
 - Treo tranh minh họa và hỏi: 
 + Tranh vẽ gì? 
- Qua các bài TĐ từ tuần 5 đến nay, chúng ta đã biết, mọi người sống trong cộng đồng phải yêu thương lẫn nhau, bài TĐ Tiếng ru của nhà thơ Tô Hữu sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về điều đó.
- Giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng. 
a) GV đọc mẫu toàn bài và nêu giọng đọc: giọng chậm rãi, tha thiết, tình cảm. 
b) Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- GV cho HS đọc nối tiếp câu.
 - GV nhận xét	
- GV ghi từ khó lên bảng: làm mật, lửa tàn, biển sâu.
+ Bài này được chia làm mấy đoạn?
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn. 
- GV nhận xét.
+ Khi đọc bài thơ cần ngắt nghỉ hơi như thế nào? 
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1
+ Người cùng đứng trong tổ chức cách mạng hoặc cùng chí hướng được gọi là gì ?
- Gọi HS đọc đoạn 2
+ Nhân gian ở đây chỉ ai?
- Gọi HS đọc đoạn 3
+ Em hiểu thế nào là bồi?
+ GV ghi đoạn khó lên bảng: 
 “ Núi cao/ bởi có đất bồi
Núi che đất thấp,/ núi ngồi ở đâu?//
 Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ,/ biển đâu nước còn.//
c) Luyện đọc theo nhóm
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi trong 3 phút.
- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
+ Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao?
+ Hãy nói lại 2 câu thơ cuối bằng lời của em?
+ Ý đoạn 1 là gì?
GV: Vì sao con người muốn sống phải biết yêu thương đồng chí, anh em của mình. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp hai khổ cuối bài.
 - Gọi HS đọc câu hỏi 2.
+ Câu thơ “ một ngôi .sáng đêm” cho ta thấy 1 ngôi sao không thể làm nên bầu trời sáng mà cần phải nhiều ngôi sao.
+ Em hiểu các câu thơ còn lại như thế nào?
+ Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ ?
+ Ý đoạn 2,3 là gì?
+ Câu thơ nào trong bài nói lên ý chính cả bài thơ ?
- GV: Đó chính là điều mà bài thơ muốn nói với chúng ta. Con người sống trong cộng đồng phải biết yêu thương, đùm bọc đồng chí, anh em, bạn bè.
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
- GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn văn mà em thích trong 3 phút .
- GV nêu lại giọng đọc : Giọng đọc chậm rãi, tha thiết, tình cảm.
- GV gọi HS thuộc lòng cả bài
+ Tổ chức HS thi đọc 
- GV nhậ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_8_nam_hoc_2020_2021_hoan.docx