Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

*Năng lực đặc thù:

a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Biết được hoạt động của phản xạ.

- Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.

b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội :

- Thực hành thành thạo một số phản xạ.

* Năng lực chung:

- Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo.

- Nhận thức khoa học, Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học .

2. Phẩm chất:

- Có ý thức bảo vệ cơ quan thần kinh.

3. Nội dung tích hợp:

GDKNS:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.

- Kĩ năng làm chủ bản thân.

- Kĩ năng ra quyết định .

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh

2. Học sinh: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 51 trang ducthuan 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2020
TOÁN
BẢNG NHÂN 7
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
b. - Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.
 * Năng lực chung: 
- Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, 
2. Phẩm chất: 
- Yêu thích học toán. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động (3 phút) :
- Trò chơi: “Bẫy số bẩy”
- Tổng kết TC, tuyên dương những em đoán đúng, và đoán nhanh nhất
- Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng
 2. Khám phá: 
* Mục tiêu: 
- Học sinh thành lập và nhớ được bảng nhân 7. Bước đầu học thuộc bảng nhân 7.
* Phương pháp: động não, vấn đáp 
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
- GV lấy 1 tấm bìa 7 chấm tròn.
? Tấm bìa có mấy chấm tròn?
? 7 chấm tròn được lấy mấy lần?
? 1 lần lấy 7 chấm tròn được mấy chấm tròn?
? 7 lấy 1 lần ta có thể lập được phép tính như thế nào? 
- 1 HS đọc lại phép tính.
- GV lấy 2 tấm bìa 7 chấm tròn.
? 7 chấm tròn được lấy mấy lần?
? 7 chấm tròn lấy 2 lần thì được bao nhiêu chấm tròn?
? Làm như thế nào để biết được có 14 chấm tròn?
? Vậy 7 lấy 2 lần ta có thể lập được phép tính nào?
- 2 HS đọc lại phép tính.
- Yêu cầu HS dựa vào cách lập 2 phép tính trên, tìm kết quả của các phép tính còn lại của bảng nhân 7.
- Đại diện các nhóm nêu 
kết quả làm việc của nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét.
- 1 HS đọc lại toàn bộ bảng nhân 7
? Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép tính liền kề?
? Kết quả của các phép nhân được đếm thêm mấy?
- 4 HS đọc lại 1 lần.
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần.
- GV yêu cầu HS nhẩm thuộc trong thời gian 5 phút .
- GV xoá dần bảng, HS đọc thuộc 
1. Thành lập bảng nhân 7.
- ...có 7 chấm tròn
- 7 chấm tròn được lấy 1 lần
- ...được7 chấm tròn
 -... 7 x 1 = 7
- 7 chấm tròn được lấy 2 lần
- 7 chấm tròn lấy 2 lần được 14 chấm tròn
- Lấy 7 + 7 hoặc 7 x 2 được 14 chấm tròn
- 7 + 7 = 14 hoặc 7 x 2 = 14
 Bảng nhân 7:
 7 x 1 = 7 7 x 6 = 42
 7 x 2 = 14 7 x 7 = 49
 7 x 3 = 21 7 x 8 = 56
 7 x 4 = 28 7 x 9 = 63
 7 x 5 = 35 7 x 10 = 70
- Kết quả của phép nhân sau hơn kết quả của phép nhân trước 7 đơn vị.
- ... đếm thêm 7.
 3. Luyện tập
* Mục tiêu: 
- Củng cố, áp dụng bảng nhân 7 để giải toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu của bài
? BT yêu cầu gì?
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: Nhận xét Đ/S?
 ? Dựa vào đâu để em nhẩm kết quả của các phép tính?
*Kết luận: Dựa vào bảng nhân để tính nhẩm.
*Hoạt động cả lớp:
- HS đọc bài toán.
? BT cho biết gì? BT hỏi gì?
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài:
+Đọc bài giải, nhận xét Đ/S?
 ? Giải thích cách làm?
 - HS đổi chéo bài kiểm tra kết quả
*Kết luận: Biết số HS của 1 tổ, tìm số HS của nhiều tổ làm phép nhân
Bài 1: Tính nhẩm:
7 x 3 = 7 x 8 = 7 x 2 = 7 x 1 =
7 x 5 = 7 x 6 = 7 x 10 = 0 x 7 =
7 x 7 = 7 x 4 = 7 x 9 = 7 x 0 =
Bài 2: Tóm tắt
1 tuần: 7 ngày
4 tuần: ... ngày?
Bài giải
4 tuần lễ có số ngày là:
7 x 4 = 28 (ngày)
Đáp số: 28 ngày
4. Hoạt động Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng hoàn thành dãy số cách đều
* Phương pháp: Trò chơi 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động nhóm đôi:
- HS đọc yêu cầu của bài.
? BT yêu cầu gì?
- Tổ chức trò chơi:“Ai nhanh, ai đúng”
+ Cử 2 đội chơi: Thi làm tiếp sức trong vòng 1 phút đội nào làm nhanh, đúng đội đó thắng.
- Chữa bài: Nhận xét Đ/S?
 ? Giải thích cách làm?
- Bình chọn, tuyên dương đội thắng.
*Kết luận: Các số trong các ô trống là kết quả của các phép nhân trong bảng nhân 7
Bài 3: Đếm thêm 7 rồi viết số thích hợp vào ô trống:
7
14
21
42
63
 5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
 - Học sinh đọc thuộc bảng nhân 7
- Gv nhận xét tiết học 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
HOẠT ĐỘNG THẦN KINH
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
- Biết được hoạt động của phản xạ. 
- Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.
b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội : 
- Thực hành thành thạo một số phản xạ. 
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Nhận thức khoa học, Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học . 
2. Phẩm chất: 
- Có ý thức bảo vệ cơ quan thần kinh. 
3. Nội dung tích hợp: 
GDKNS:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.
- Kĩ năng làm chủ bản thân..
- Kĩ năng ra quyết định . 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
- Tổ chức cho HS vận động nhẹ nhàng ( xoay các khớp cổ, khớp cổ tay, ...)
- Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng
2. HĐ khám phá 
*Mục tiêu: Phân tích được hoạt động phản xạ. Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống
* Phương pháp: thảo luận nhóm, động não, làm việc với SGK
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành
- HS quan sát H1a,b (28), đọc mục bạn cần biết và trả lời câu hỏi: (KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại.)
KN làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ.)
? Em sẽ làm gì trong các trường hợp:
a, Chạm tay vào vật nóng như cốc nước nóng?
b, Em vô tình ngồi phải vật nhọn?
c, Em nhìn thấy viên phấn ném về phía mình?
d, Em nhìn thấy người khác ăn chanh chua?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét
+ Vậy cơ quan nào điều khiển các phản ứng đó?
+ Các phản ứng trên gọi là gì?
+ Vậy phản xạ là gì? Nêu 1 vài VD về hoạt động phản xạ?
GV: Cơ quan điều khiển các phản xạ đó là cơ quan thần kinh, Khi có 1 động tác bất ngờ nào đó tác động đến cơ thể, cơ thể sẽ phản ứng trở lại gọi là phản xạ
1. Những phản xạ thường gặp trong cuộc sống
- Em sẽ rụt tay lại ngay.
- Em sẽ đứng bật dậy
- Em sẽ tránh sang một bên hoặc ôm đầu
- Em thấy nước bọt ứa ra.
- Tuỷ sống điều khiển các phản ứng đó.
- Người ta gọi là hoạt động phản xạ.
- Khi có một động tác bất ngờ nào đó đến cơ thể, cơ thể sẽ phản ứng trở lại gọi là phản xạ.
VD: + Khi ngửi thấy mùi hạt tiêu ngay lập tức ta sẽ bị hắt hơi.
+ Giật mình khi bất ngờ nghe thấy tiếng động mạnh 
3. Luyện tập 
*Mục tiêu: Giải thích được 1 số phản xạ, thực hành thử phản xạ đầu gối.
* Phương pháp: thảo luận nhóm, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
(KN ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp.) 
- GV hướng dẫn cách chơi
- HS vừa thực hành vừa trao đổi trả lời câu hỏi:
+ Em có tác động như thế nào vào cơ thể?
+ Phản ứng của chân như thế nào? 
.+ Do đâu chân có phản ứng như thế?
+ Nếu tuỷ sống bị tổn thương sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhờ có tuỷ sống điều khiển đã kích thích cẳng chân phản xạ, các em cần có ý thức bảo vệ thân thể của mình khi hoạt động,tránh để ngã,va đập mạnh 
- 1 HS đọc phần bóng đèn toả sáng
2. Thực hành 1 số phản xạ
- 1 em sẽ ngồi vào ghế, 1 em dùng búa cao su hoặc dùng tay đánh nhẹ vào đầu gối, phía dưới xương bánh chè.
- Em dùng tay gõ nhẹ vào đầu gối bạn
- Chân bạn bật ra phía trước.
- Do có sự kích thích vào chân truyền qua dây thần kinh tới tuỷ sống, tuỷ sống điều khiển chân phản xạ.
- Nếu tuỷ sống bị tổn thương, cẳng chân sẽ không có phản xạ.
4. Vận dụng 
*Mục tiêu: Nêu việc nên làm và không nên làm để bảo vệ, giữ gìn cơ quan thần kinh
 * Phương pháp: trình bày 1 phút 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu vấn đề
- Nêu việc nên làm và không nên làm để bảo vệ, giữ gìn cơ quan thần kinh? 
- Học sinh trao đổi
- Học sinh trình bày 1 phút 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: Nhắc học sinh thực hiện giữ gìn và bảo vệ cơ quan thần kinh và các cơ quan khác trên cơ thể. Phổ biến kinh nghiệm của bản thân cho mọi người trong gia đình.
- 
5. Củng cố- dặn dò: 5 phút 
- Ghi nhớ nội dung bài học. 
- Xem trước bài tiếp theo
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2020 
ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực điều chỉnh hành vi: 
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. 
b. Năng lực phát triển bản thân: 
- Mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. 
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác. Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực điều chỉnh hành vi. 
2. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh biết yêu quí, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. 
3. Nội dung tích hợp:
* Các kĩ năng sống cơ bản:
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của ngưới thân.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của ngưới thân.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc ngưới thân trong những việc vừa sức
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 	- Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Hát bài: Cả nhà thương nhau.
+ Bài hát nói lên điều gì?
- Nhận xét – kết nối bài học
- Giới thiệu bài mới – ghi bài
2. Khám phá: 
Hoạt động 1.
*Mục tiêu: học sinh kể về sự quan tâm, chăm sóc ông bà dành cho mình
* Phương pháp: hoạt động nhóm, thực hành, 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành:
? Hãy nhớ và kể lại cho các bạn nghe về việc mình được bố mẹ, ông bà yêu thương, quan tâm, chăm sóc? (KN lắng nghe ý kiến của người thân.)
- Em nghĩ gì về tình cảm chăm sóc mọi người trong gia đình dành cho em?
- Em nghĩ gì về bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ?
- HS làm việc nhóm đôi
-Hs trình bày ý kiến
- GV kết luận: Mỗi người chúng ta đều có gia đình và được ông bà, cha mẹ, anh chị em yêu thương quan tâm chăm sóc. Đó là quyền mà mọi trẻ em được hưởng. Song cũng còn những bạn nhỏ thiệt thòi, sống không có tình thương và sự chăm sóc của gia đình Vì vậy chúng ta cần thông cảm, chia sẻ với các bạn đó. Các bạn đó cần được xã hội và mọi người xung quanh cảm thông, hỗ trợ và giúp đỡ. (KN được cảm thông trước suy nghĩ,cảm xúc của người thân.)
1. Tự liên hệ
Hoạt động 2.
*Mục tiêu: HS kể được câu chuyện Bó hoa đẹp nhất. Hiểu được nội dung câu chuyện.
* Phương pháp: hoạt động nhóm, thực hành, 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên kể chuyện Bó hoa đẹp nhất
? Chị em Ly đã làm gì nhân ngày sinh nhật mẹ?
? Vì sao mẹ Ly lại nói bó hoa của chị em Ly là bó hoa đẹp nhất?
- GV: Con cái có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình Sự quan tâm chăm sóc của các em mang lại niềm vui, hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình (KN đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân)
2. Kể chuyện: Bó hoa đẹp nhất 
- Tặng mẹ 
- Con cái biết quan tâm đến mẹ
3. Luyện tập
*Mục tiêu: HS biết đánh giá việc làm của người khác là đúng hay sai? Và biết cách xử lý các tình huống đó.
* Phương pháp: hoạt động nhóm, thực hành, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành:
- Nội dung hành vi VBT đạo đức.
- Hs nhóm trình bày
- Lớp nhận xét 
+ Các em có làm được việc như Hương, Lan, Hồng ? 
+ Ngoài ra các bạn còn làm được việc gì?
*Kết luận: Chúng ta làm những việc thiết thực để thể hình sự quan tâm đến người thân
3. Đánh giá hành vi
- Việc làm của các bạn thể hiện sự yêu thương và quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- Việc làm của bạn Linh, Sâm là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ.
4. Vận dụng 
*Mục tiêu: Vận dụng thể hiện sự quan tâm đến người thân
 * Phương pháp: hoạt động cá nhân, 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS viết ra giấy những việc thể hiện quan tâm đến người thân
- HS phát biểu, 
- Khen ngợi – nhắc nhở.
- Thực hiện nội dung bài học: quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. 
- Tuyền truyền mọi người cùng nhau quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- Nêu món quà mà em muốn tặng ông, bà, cha mẹ, nhân ngày sinh nhật.
5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà sưu tầm tranh, ảnh, bài thơ, bài hát... về tình cảm gia đình, về sự quan tâm, chăm sóc giữa người thân trong gia đình.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ: 
+ Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
+ Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
+ Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mắt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
+ Kể lại được một đoạn văn của câu chuyện.
b. Năng lực văn học: 
+ Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, qui tắc chung của cộng đồng.
+ Hiểu nội dung câu chuyện.
* Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Năng lực văn học.
2. Phẩm chất: 
- Tích cực, hứng thú trong nhận thức tri thức mới.
3. Nội dung tích hợp: 
*GDKNS:
-Kiểm soát cảm xúc
-Ra quyết định 
-Đảm nhận trách nhiệm 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Cả lớp hát bài: Bài ca đi học
- Kết nối nội dung với bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.- GV ghi tên bài.
2. Khám phá: 
Hoạt động 1. 1. Luyện đọc
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành :
 a. GV đọc toàn bài 
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu nối tiếp
( GV sửa lỗi phát âm sai)
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- Gv kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm
- GV câu cần luyện đọc, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt cách đọc phù hợp đối với câu 
- 2 HS đọc lại câu
- 1 HS đọc Chú giải
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- 1 HS đọc Chú giải
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
- Các nhóm khác nhận xét
- Giọng người dẫn chuyện: gọn rõ, nhanh, nhận giọng cướp, nhẹ, dẫn bóng, lao đến, ngần ngừ, dốc bóng, chúi,...
- Đọc đúng câu cảm, câu gọi:
 + Thật là quá quắt. (giọng bực bội)
 + Ông ơi //cụ ơi !// Cháu xin lỗi cụ. (lời gọi ngắt quãng, cảm động)
-Từ khó: nổi nóng, lảo đảo, khuỵu xuống, xuýt xoa
- Câu dài:
 Quả bóng vút lên nhưng lại đi chệch lên vỉa hè / và đập vào đầu một cụ già.// 
Hoạt động 2 2.Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người mẹ rất yêu con.Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
* Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 17 phút
* Cách tiến hành: 
- 1 HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm
+ Các bạn nhỏ chơi bóng đá ở đâu? 
+ Vì sao trận bóng lại phải tạm dừng lần đầu ? (KNS Làm chủ bản thân,tôn trọng luật lệ giao thông. Kiểm soỏt cảm xỳc ) 
*GV:Lòng đường không phải là nơi vui chơi ,thế nhưng các bạn nhỏ lại chơi đá bóng dưới lòng đường đã gây cản trở giao thông. May mà bác đi xe dừng kịp..
- 1 HS đọc đoạn 2 - Lớp đọc thầm
+ Chuyện gì xảy ra khiến trận bóng phải dừng hẳn ?
+ Thái độ của các bạn nhỏ như thế nào khi tai nạn xảy ra ?
- 1 HS đọc đoạn 3- Lớp đọc thầm
+ Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra? (KNS: Đảm nhận trách nhiệm.)
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? 
GV: Không được chơi bóng , chơi đùa dưới lòng đường vì sẽ gây tai nạn cho mình và cho những người khác. Người lớn cũng như trẻ em đều phải tuân theo luật lệ giao thông. Bản thân các em cần biết khuyên ngăn các bạn không được chơi bóng, nô đùa dưới lòng đường 
(KNS:Đảm nhận trách nhiệm. Ra quyết định )
+ Nêu nội dung của bài?
1. Nguyên nhân khiến trận bóng phải tạm dừng.
- Các bạn chơi bóng đá dưới lòng đường 
- Vì Long mải đá bóng suýt tông phải xe máy. May mà bác đi xe dừng kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn.
2. Hậu quả đáng tiếc của việc chơi bóng dưới lòng đường.
- Quang sút bóng chệch lên vỉa hè va phải vào cụ già làm cụ lảo đảo, ôm đầu , khuỵu xuống
- Các bạn hoảng loạn bỏ chạy
3.Sự ân hận của Quang.
- Quang nấp sau gốc cây lén nhìn sang, Quang sợ tái cả người, 
- Không được đá bóng, nô đùa dưới lòng đường. Vì đó không phải là chỗ để đá bóng, nô đùa, điều đó rất dễ gây ra tai nạn cho bản thân và cho mọi người.
- Chơi bóng dưới lòng đường là vi phạm luật ATGT,gây tai nạn cho bản thân và người khác. Mọi người cần phải tôn trọng luật giao thông và có trách nhiệm gữ gìn trật tự nơi công cộng.
3. Luyện tập 
Hoạt động 1 3. Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Đọc phân vai.
 * Phương pháp: 
* Thời gian: 10 phút
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- HS đọc truyện theo cách phân vai trong các nhóm
- 3 nhóm thi đọc phân vai 
- Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất
 Hoạt động 2 3. Kể chuyện 
* Mục tiêu : - Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
* Phương pháp: làm mẫu, quan sát, hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành:
1. Gv nêu nhiệm vụ
- GV nêu nhiệm vụ 
- HS nhắc lại
2. Hướng dẫn kể từng đoạn của chuyện theo tranh
? Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai ?
+ Có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật nào ?
- GV nhắc nhở HS thực hiện đúng yêu cầu của bài kể chuyện theo cách nhập vai
+ Nhất quán từ đầu đến cuối nhân vật mình định chọn để nhập vai
+ Nhất quán cách xưng hô
- HS kể truyện trước lớp
- HS,GV nhận xét
- HS tập kể theo nhóm đôi
- Bốn HS thi kể 
- Bình chọn bạn kể hay nhất 
- Mỗi em sẽ nhập một vai trong câu chuyện kể lại một đoạn của câu chuyện
 Nhận xét theo các tiêu chí:
+ Nội dung : Kể có đủ ý đúng trình tự không ,đã biết kể bằng lời của mình chưa
 + Diễn đạt: Nói đã thành câu chưa, dùng từ đã phù hợp chưa
+ Cách thể hiện: Giọng kể, điệu bộ nét mặt
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng trình bày ý kiến của bản thân
* Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên nêu vấn đề: 
+ Em học được gì từ câu chuyện này?
+ Em có nhận xét gì về nhân vật Quang?
- Học sinh trả lời theo ý hiểu. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài tiếp theo
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Thuộc bảng nhân 7
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Nhận xét được về tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể.
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, 
2. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: Bút, nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động (3 phút):
- Chơi trò chơi học sinh yêu thích.
- Giới thiệu bài mới, ghi đầu bài lên bảng.
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Củng cố việc học thuộc bảng nhân 7 và sử dụng bảng nhân khác để làm tính,
* Phương pháp: hoạt động cá nhân – cả lớp
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc và nêu yêu cầu bài 
- 4 HS lên bảng làm bài
- Chữa bài: Nhận xét Đ - S?
+ Dựa vào đâu để em tính nhẩm?
+ Dựa vào bảng nhân 7 để tính nhẩm
+ Mỗi cột tính phần b có gì đặc biệt?
- GV: Khi đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu của bài
- 4 HS lên bảng làm bài
- Chữa bài: Nhận xét Đ - S?
 ? Nêu cách thực hiện các dãy tính?
- HS đổi chéo bài kiểm tra.
- GV: Thực hiện các dãy tính này từ trái sang phải.
Bài 1: Tính nhẩm:
a,
7 x 1 = 7 x 8 = 7 x 6 = 7 x 5 =
7 x 2 = 7 x 9 = 7 x 4 = 0 x 7 =
7 x 3 = 7 x 7 = 7 x 0 = 7 x 10 =
b,7 x 2= 4x7= 7x6= 3x7=
 2x7 = 7x4= 6x7= 7x3=
Bài 2: Tính 
a, 7 x 5 + 15 b, 7 x 7 + 21
= 35 + 15 = 49 + 21
= 50 = 70
 7 x 9 + 17 7 x 4 + 32
= 63 + 17 = 28 + 32
= 80 = 60
3. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn 
* Phương pháp: trò chơi, hoạt động cá nhân 
* Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cả lớp:
- HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: Đọc bài giải, nhận xét Đ/S?
 ? Nêu cách giải?
- HS tự kiểm tra bài của mình
- GV:Biết giá trị của 1 đơn vị, tìm giá trị của nhiều đơn vị ta làm phép nhân.
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu của bài
? Bài tập yêu cầu gì?
- 2 HS lên bảng làm.
- Chữa bài: Nhận xét Đ - S?
 ? Giải thích cách làm?
 ? Em có nhận xét gì về 2 phép tính trên?
- GV: Đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi 7.
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêucầu của bài
? Bài tập yêu cầu gì?
- 2 HS lên bảng thi làm.
- Chữa bài: Nhận xét Đ - S?
 ? Giải thích cách làm?
 ? 2 dãy số trên có điểm gì đặc biệt?
- GV: a, Dãy số đếm thêm 7.
 b, Dãy số bớt đi 7.
Bài 3: Tóm tắt
 1 lọ : 7 bông
 5 lọ : ... bông?
Bài giải
5 lọ có số bông hoa là:
7 x 5 = 35 (bông)
 Đáp số: 35 bông
Bài 4: Viết phép nhân thích hợp vào chỗ trống:
a, 7 x 4 = 28 (ô vuông)
b, 4 x 7 = 28 (ô vuông)
Nhận xét: 7 x 4 = 4 x 7 
Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a, 14; 21; 28; ; 
b, 56; 49; 42; .; 
4. Củng cố - dặn dò: 2 phút 
- Về nhà luyện tập thêm về xem giờ.
- Nhận xét tiết học. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC 
BẬN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Học sinh đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ dễ phát âm sai.
- Hiểu các từ: sông Hồng, vào mùa, đánh thù. 
- Học thuộc lòng bài thơ.
b. Năng lực văn học:
- Hiểu nội dung: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
2. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học. Nghiêm túc, lắng nghe, tập trung trong giờ học
3. Nội dung tích hợp: 
GDKNS
-Tự nhận thức 
-Lắng nghe tích cực 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động khởi động (3 phút):
- 2 HS đọc lại câu chuyện: Trận bóng dưới lòng đường, nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
- Giới thiệu bài. Ghi đầu bài lên bảng. 
2. Khám phá: 
Hoạt động 1 1. Luyện đọc 
*Mục tiêu: - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn
 - Đọc đúng các kiểu câu, đoạn, bài.
* Phương pháp: làm mẫu, hoạt động cả lớp – cá nhân –nhóm
* Thời gian: 17 phút 
* Cách tiến hành : 
*Hoạt động cả lớp:
a. GV đọc toàn bài
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc
 * Đọc từng câu( 2 lần)
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- GV sửa lỗi phát âm sai
* Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ lần1
- HS nêu cách ngắt nhịp thơ và nhấn giọng
- HS đọc nối tiếp từng khổ lần 2 và giải nghĩa từ
- 1 HS đọc Chú giải
* Đọc từng khổ trong nhóm bàn
*Các nhóm tiếp nối nhau đọc đoạn
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
-Các nhóm khác nhận xét theo tiêu chí:
+ Đọc ngắt nhịp thơ đúng
+ Đọc với giọng khẩn trương, vui nhộn.
1. Luyện đọc
- Giọng vui, khẩn trương
- Từ khó:
lịch, làm lửa, thổi nấu
Câu dài
Trời thu / bận xanh/ 
Sông Hồng/ bận chảy/
Cái xe/ bận chạy/
Lịch bận tính ngày.//
 Hoạt động 2. 2. Tìm hiểu bài 
*Mục tiêu: Hiểu nội dung: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
* Phương pháp: động não, trình bày 1 phút, hoạt động cá nhân – nhóm –cả lớp
* Thời gian: 8 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
-1 HS đọc khổ thơ 1, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1.
?Mọi người, mọi vật xung quanh bé bận làm những việc gì? 
(KNS:Tự nhận thức)
 -1 HS đọc khổ thơ 2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 2: 
?Mọi người, mọi vật xung quanh bé bận làm những việc gì? 
+ Bé bận những việc gì?
(KNS:Tự nhận thức)
GV: Mọi vật, mọi người đều làm việc không ngừng, đây là những công việc có ích cho cuộc sống.
- 1 HS đọc khổ thơ 3
- Lớp đọc thầm trả lời câu hỏi 3.
? Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui? (KNS:Tự nhận thức)
- GV liên hệ:
? Em có bận rộn không? Em thường bận những công việc gì?
+ Em thấy bận mà có vui không? (KNS: Tự nhận thức.)
-Nêu nội dung bài?
*Kết luận: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bạn rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời.
1.Mọi vật trong tự nhiên đều bận làm việc:
- Trời thu bận xanh, sông Hồng bận chảy, xe bận chạy,lịch bận tính ngày,chim bận bay,hoa bận đỏ,cờ bận vẫy gió...
 2. Mọi người đều bận làm việc:
- Cô bận cấy lúa, chú bận đánh thù,mẹ bận hát ru, bà bận thổi nấu. 
- Bé bận ngủ, bận chơi, bận bú, tập khóc cười.
3. Niềm vui của mọi người khi làm việc.
- Vì đó là những công việc có ích, đem lại niềm vui, vì bận rộn làm con người khoẻ hơn, thêm sáng tạo..
-VD:Học bài, vui chơi, giúp đỡ gia đình 
- Mọi người, mọi vật và cả em bé đèu bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui như góp vào niềm vui chung của cuộc đời.
3. Luyện tập 3. Luyện đọc lại – Học thuộc lòng
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Bước đầu biết đọc diễn cảm và thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ.
* Phương pháp: làm mẫu, hoạt động cá nhân – nhóm –lớp
* Thời gian: 7 phút 
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
- 1 HS đọc lại
- GV hướng dẫn HS học thuộc bài thơ.
- HS nhẩm thuộc bài thơ trong vòng 3’.
- Gọi nhiều HS đọc thuộc từng khổ, cả bài
- HS - GV nhận xét đánh giá.
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng phát biểu ý kiến
* Phương pháp: hoạt động cả lớp, phát vấn 
* Thời gian: 3 phút 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi mở:
+ Trong bài em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
 + Bài thơ khuyên chúng ta điều gì?
- Giáo viên động viên , khen ngợi
5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét giờ học
- Dặn học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_7_nam_hoc_2020_2021_ban.doc