Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Lìm Anh Tuyến

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Lìm Anh Tuyến

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm trọng, quả quyết.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.

- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. HS năng khiếu kể được toàn bộ câu chuyện.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép,.). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

3. Thái độ: Giáo dục HS khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,.

*GDKNS:

- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.

- Ra quyết định.

- Đảm nhận trách nhiệm.

*GDBVMT:

- Chi tiết: Việc leo rào của các bạn làm giập cả những cây hoa trong vườn. GD: có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- GV: Tranh minh họa bài học, bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

docx 44 trang ducthuan 1960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Lìm Anh Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5:
 Buổi sáng: Thứ hai ngày 05 tháng 10 năm 2020
GDTT
CHÀO CỜ - GIAO LƯU SAO NHI ĐỒNG CHĂM NGOAN
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:
NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm trọng, quả quyết.
 	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.
- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. HS năng khiếu kể được toàn bộ câu chuyện.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
3. Thái độ: Giáo dục HS khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
*GDKNS:
- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.
- Ra quyết định.
- Đảm nhận trách nhiệm.
*GDBVMT:
- Chi tiết: Việc leo rào của các bạn làm giập cả những cây hoa trong vườn. GD: có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tránh những việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: 
- GV: Tranh minh họa bài học, bảng phụ.
- HS: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động 
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- HS hát bài: Chú bộ đội
- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK.
2. HĐ Luyện đọc
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
* Cách tiến hành: 
 a. GV đọc mẫu toàn bài:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng:
+ Giọng người dẫn chuyện: gọn, rõ, nhanh.
+ Giọng viên tướng: tự tin, ra lệnh.
+ Giọng chú lính nhỏ: rụt rè, bối rối ở phần đầu truyện chuyển thành quả quyết (trong lời đáp) ở cuối truyện.
+ Giọng thầy giáo: lúc nghiêm khắc, lúc dịu dàng, lúc buồn bã.
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó:
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
 Lời viên tướng: 
+ Vượt rào,/ bắt sống lấy nó!//
+ Chỉ những thằng hèn mới chui.//
+ Về thôi! // (mệnh lệnh, dứt khoát)
 Lời chú lính nhỏ:
+ Chui vào à?// (rụt rè, ngập ngừng)
+ Ra vườn đi!// (khẽ, rụt rè)
+ Nhưng như vậy là hèn.// (quả quyết) 
- GV yêu cầu đặt câu với từ “Thủ lĩnh”, tìm từ trái nghĩa với từ “Quả quyết”
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép,...).
- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK).
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (đọc cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 4.
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):
a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.
b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài.
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Các bạn nhỏ trong chuyện chơi trò chơi gì? Ở đâu?
+ Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hỏng dưới chân hàng rào?
+ Việc leo rào của các bạn khác gây hậu quả gì? 
+ Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp? 
+ Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi?
+ Phản ứng của chú lính như thế nào? khi nghe lệnh “Về thôi” của viên tướng?
+ Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ?
+ Ai là người lính dũng cảm trong chuyện này? Vì sao?
+ Các em có khi nào dũng cảm nhận và sửa lỗi như bạn nhỏ trong chuyện không? 
*GV chốt ND: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. 
- 1 HS đọc 5 câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
+ Chơi trò đánh trận giả trong vườn trường. 
+ Chú lính sợ làm đổ hàng rào của vườn trường.
+ Hàng rào đổ tướng sĩ đè lên hoa mười giờ.
+ Thầy mong học sinh dũng cảm nhận khuyết điểm.
- Có thể trả lời theo ý của mình.
+ Chú nói: Như vậy là hèn, rồi quả quyết bước về phía vườn trường. 
+ Mọi người sững nhìn chú rồi bước theo như bước theo một người chỉ huy dũng cảm 
+ Chú lính đã chui qua lỗ hổng dưới hàng rào lại là người dũng cảm.Vì đã dám nhận và sửa lỗi.
- Trả lời theo suy nghĩ của bản thân.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.
*Chú ý giọng đọc của chú lính nhỏ 
- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ.
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.
- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm.
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét.
5. HĐ kể chuyện 
* Mục tiêu: 
- Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Câu hỏi gợi ý: 
+ Tranh 1: Viên tướng ra lệnh như thế nào? Chú lính nhỏ có thái độ ra sao?
+ Tranh 2: Cả tốp vượt rào bằng cách nào? Chú lính nhỏ vượt rào bằng cách nào? Kết quả ra sao?
+ Tranh 3: Thầy giáo nói gì với học sinh? Thầy mong điều gì ở các bạn?
+ Tranh 4: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ phản ứng ra sao? Câu chuyện kết thúc thế nào?
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu 
*GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Câu chuyện nói về ai?
+ Em học được gì từ câu chuyện này?
- Lắng nghe.
- Học sinh đọc thầm các câu hỏi trong từng đoạn để tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Vượt rào, bắt sống nó. ... ngập ngừng.
- Cả tốp: leo lên hàng rào. Chú lính nhỏ: chui qua lỗ hổng.
- Thầy nghiêm giọng hỏi..., thầy chờ đợi sự can đảm nhận lỗi từ học sinh.
-....
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Luyện kể cá nhân.
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời theo ý đã hiểu.
- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- Nhiều Hs trả lời.
6. HĐ ứng dụng 
7. Hoạt động sáng tạo 
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. 
- Luyện đọc trước bài: Cuộc họp của chữ viết.
TOÁN:
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
(CÓ NHỚ)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm BT 1 (cột 1, 2, 4), 2, 3.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Phấn màu, bảng phụ.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- Trò chơi: Xì điện thi đua đọc thuộc bảng nhân 6.
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- HS tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ hình thành kiến thức mới :
* Mục tiêu: HS biết lµm tÝnh nh©n sè cã hai ch÷ sè víi sè cã mét ch÷ sè (cã nhí).
* Cách tiến hành: 
* Phép nhân: 26 x 3
- Viết lên bảng: 26 x 3 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
+ Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đầu?
- Yêu cầu lớp suy nghĩ để thực hiện phép tính.
- GV nhắc lại cách thực hiện.
* Phép nhân: 54 x 6.
- HS tiến hành tương tự như phần a.
+ Em có nhận xét 2 tích của 2 phép nhân vừa thực hiện.
*GVKL: Đây là 2 phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang chục nên cần lưu ý 
Và: khi nhân với số chục có kết quả lớn hơn 10 nên tích có 3 chữ số. 
- Đọc phép tính nhân.
- Quan sát.
- 1 HS lên bảng đặt tính, lớp đặt ra giấy nháp.
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị sau đó mới tính đến hàng chục.
- 1 HS đứng tại chỗ nêu cách tính của mình à giáo viên viết bảng.
26 
X 3
78
+ 6 x 3 = 18 viết 8 nhớ 1.
+ 3 x 2 = 6 thêm 1 bằng 7, viết 7.
+ Vậy 26 nhân 3 bằng 78.
- Học sinh nghe.
 54
 X 6
 324
+ 6 x 4 = 24, viết 4 nhớ 2.
+ 6 x 5 = 30, thêm 2 bằng 32 viết 32.
+ Kết quả của phép nhân 26 x 3 = 78 (vì kết quả của số chục nhỏ hơn 10 nên tích có 2 chữ số).
+ Phép nhân 54 x 6 = 324. (Khi nhân với số chục có kết quả lớn hơn 10. Nên tích có 3 chữ số).
- Học sinh nghe.
2. HĐ thực hành 
* Mục tiêu: Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
* Cách tiến hành: (Cá nhân - Cặp - Lớp)
Bài 1 (cột 1, 2, 4):
- Giáo viên nhận xét, chốt bài.
Bài 2: 
- Gv quan sát, giúp đỡ những đối tượng M1
- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.
- Chia sẻ trong cặp.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
 47
X 2
 94
 25
X 3
 75
 18
X 4
 72
 28
X 6
168
36
X 4
144
99
X 3
 297
- HS làm cá nhân. 
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
Tóm tắt.
1 tấm: 35 m.
2 tấm: ? m.
Bài giải.
Cả hai tấm vải dài số mét là:
35 x 2 = 70 (m)
 Đáp số: 70 m.
Bài 3: 
+ Vì sao tìm X trong phép tính này em lại làm tính nhân?
+ Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào?
- HS làm cá nhân.
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
x : 6 = 12 x : 4 = 23
 x = 12 x 6 x = 23 x 4
 x = 72 x = 92
- Vì X là số bị chia nên muốn tìm X ta lấy thương nhân với số chia.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy số thương nhân với số chia.
3. HĐ ứng dụng 
4. HĐ sáng tạo 
- Giáo viên đưa ra bài tập có sử dụng phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trình bày lại bài giải của bài 2
- Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Buổi chiều: 
TOÁN:
TIẾT 22: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.
2. Kĩ năng: Rèn tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). Và kĩ năng xem đồng hồ.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2 (a, b), 3, 4.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, kim chỉ phút.
- HS: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động :
- Trò chơi: Đố bạn biết: Giáo viên đưa ra bài tập để học sinh tìm kết quả: 37 x 2; x : 7 = 15.
+ Nêu cách thực hiện phép nhân 37 x 2?
+ Nêu cách tìm Số bị chia chưa biết?
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 
- HS tham gia chơi.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
2. HĐ thực hành :
* Mục tiêu: Củng cố phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.
* Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
- Yêu cầu 2 HS vừa lên bảng nêu cách thực hiện phép tính của mình.
*GV củng cố về cách thực hiện phép nhân có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
Bài 2 (a, b): (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
+ Khi đặt tính cần chú ý điều gì?
+ Thực hiện tính từ đâu?
Bài 3a: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 4: (Làm miệng) 
- GVđọc từng giờ, gọi học sinh lên bảng sử dụng mặt đồng hồ để quay kim đến đúng giờ đó.
- Gv nhận xét.
Bài 5: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em
- Học sinh làm bài cá nhân ra vở.
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
 49
X 2
98
 27
X 4
108
 57
X 6
 342
 18
X 5
 90
 64
 X 3
 192
- HS nêu cách thực hiện phép tính của mình.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
 38
X 2
 76
 27
X 6
 162
 53
X 4
 212
 45
X 5
225
- Cần chú ý đặt tính sao cho đơn vị thẳng hàng đơn vị, chục thẳng hàng chục.
- Thực hiện tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
Tóm tắt:
1 ngày: 24 giờ.
6 ngày: ? giờ.
Bài giải:
Cả 6 ngày có số giờ là.
24 x 6 = 144 (giờ)
Đáp số: 144 giờ.
- HS lên bảng thực hành quay kim đồng hồ để chỉ đúng số giờ. 
- HS tự làm rồi báo cáo sau khi hoàn thành.
3. HĐ ứng dụng 
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trình bày lại bài giải của bài 3.
- Tìm các bài toán có dạng tương tự trong sách Toán 3 để giải.
4. HĐ sáng tạo 
THỂ DỤC:
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, QUAY PHẢI, QUAY TRÁI, QUAY ĐẰNG SAU
TRÒ CHƠI: “MÈO ĐUỔI CHUỘT”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số, quay phải quay trái đúng cách.
- Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Học trò chơi “Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu biết cách chơi tham gia được các trò chơi.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật, chủ động, sáng tạo.
3. Giáo dục: Tham gia tập luyện nghiêm túc, tích cực, tự giác.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: Còi, kẻ sân vòng tròn chơi trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. PHẦN MỞ ĐẦU:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm trên sân trường 100 -120m.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp. 
- Trò chơi “Qua đường lội”.
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
2-3’ - 2 lần
2. PHẦN CƠ BẢN:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
+ Cán sự điều khiển cả ôn luyện. GV theo dõi, nhận xét và sửa chữa.
+ Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, GV theo dõi, nhận xét
- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp:
+ GV điều khiển, cả tập luyện kết hợp sửa sai cho HS.
+ Tổ chức thi đua từng tổ, GV nhận xét, tuyên dương tổ có thành tích cao. 
- Trò chơi “Mèo đuổi chuột”:
+ GV nêu trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi. Cho học sinh học thuộc vần điệu trước khi chơi trò chơi.
+ Tổ chức cho cả lớp cùng chơi, GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương.
5 - 6’
3 - 4 lần
8 - 10’ 
4 - 5 lần
6-8’ 
3 - 4 lần
3. PHẦN KẾT THÚC:
- Đi theo vòng tròn vừa đi vừa hít thở sâu.
- GV cùng học sinh hệ thống bài và nhận xét kết quả giờ học.
- Về nhà ôn đi vượt chướng ngại vật.
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần 
Buổi sáng: Thứ ba ngày 06 tháng 10 năm 2020
CHÍNH TẢ (Nghe – viết):
NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nghe - viết đúng bài CT; làm đúng BT 2a.
- Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3).
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu l/n.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng:	
- GV: Bài tập 2 viết 3 lần trên bảng. Bài tập 3 viết vào giấy khổ to (8 bản) + bút dạ.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động:
- Kết nối nội dung bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Hát: “Chú bộ đội”
- Viết bảng con: loay hoay, gió xoáy, nhẫn nại, nâng niu, hàng rào,...
 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả:
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép
- GV đọc đoạn văn một lượt.
+ Đoạn văn kể chuyện gì?
 b. Hướng dẫn trình bày:
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Trong đoạn văn có những từ nào phải viết hoa? Vì sao?
+ Lời của các nhân vật được viết như thế nào?
+ Trong đoạn văn có những dấu câu nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Luyện viết từ khó, dễ lẫn.
 - Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh.
- 1 Học sinh đọc lại.
- Lớp tan học, chú lính nhỏ rủ viên tướng ra sửa lại hàng rào, viên tướng không nghe và chú quả quyết bước về vườn trường, mọi người ngạc nhiên và bước nhanh theo chú.
- Đoạn văn có 5 câu.
- Các từ đầu câu: Khi, Ra, Viên, Về, Nhưng, Nói, Những, Rồi phải viết hoa.
- Lời của nhân vật viết sau dấu hai chấm, xuống dòng và dấu gạch ngang.
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm than.
- Quả quyết, viên tướng, sững lại, vườn trường, dũng cảm,... 
 3. HĐ viết chính tả:
*Mục tiêu: 
- Học sinh nghe viết chính xác đoạn chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe
- HS nhìn bảng chép bài.
 4. HĐ chấm, nhận xét bài 
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV đánh giá, nhận xét 7 - 10 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.
- Lắng nghe.
 5. HĐ làm bài tập 
*Mục tiêu: Làm đúng các bài tập phân biệt l/n, en/eng. 
*Cách tiến hành: 
Bài 2a: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.
 - Giáo viên chỉnh sửa, chốt lời giải đúng.
- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp
- Lời giải: 
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
Bài 3: Làm việc theo nhóm - Chia sẻ trước lớp
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy chép sẵn đề và bút dạ cho các nhóm.
- Gọi 2 nhóm dán bài lên bảng.
- Xoá từng cột chữ và cột tên chữ, yêu cầu HS học thuộc và viết lại.
- Yêu cầu HS viết lại vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Nhận đồ dùng học tập.
- HS tự làm bài trong nhóm.
- 2 nhóm dán bài lên bảng.
- HS đọc.
- HS viết.
 6. HĐ ứng dụng 
7. HĐ sáng tạo
- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.
- Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả. 
- Về nhà tự luyện chữ cho đẹp hơn.
TẬP ĐỌC: 
CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 	- Hiểu nội dung: Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung.
 	(Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.)
2. Kĩ năng: 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: lấm tấm, lắc đầu, dõng dạc...
 	- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu câu, đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục HS sử dụng dấu câu hợp lí trong khi viết, 
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mí.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Tranh minh họa bài đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn đọc.
- HS: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, hoạt động nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động :
+ Theo em các chữ viết có biết họp không? Nếu có thì khi họp chúng sẽ bàn về nội dung gì?
- GV kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 
- Hát bài: Lớp chúng mình rất vui.
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe 
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc
*Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn bài.
* Cách tiến hành :
a. GV đọc mẫu toàn bài:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý HS đọc với giọng:
+ Giọng bác chữ A: Dõng dạc
+ Giọng Dấu Chấm: Rõ ràng, rành mạch
+ Giọng các dấu khác: Ngạc nhiên, phàn nàn.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó:
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
+ Thưa các bạn!// Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng.// Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu.// Có đoạn văn/ em viết thế này:// “ Chú lính bước vào đầu chú.// Đội chiếc mũ sắt dưới chân.// Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.”// 
* 
d. Đọc toàn bài:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (lấm tấm, lắc đầu, dõng dạc...)
- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK).
+ Đoạn 1: Vừa tan học lấm tấm mồ hôi.
+ Đoạn 2:Có tiếng xì xào lấm tấm mồ hôi.
+ Đoạn 3: Tiếng cười rộ lên Ẩu thế nhỉ!
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài
3. HĐ Tìm hiểu bài
*Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài thông qua việc trả lời các câu hỏi.
*Cách tiến hành: 
- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.
*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.
+ Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
- Yêu cầu HS đọc tiếp các đoạn còn lại.
+ Cuộc họp đã đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?
*GV lưu ý HS: Đây là một chuyện vui nhưng được viết theo đúng trình tự của một cuộc họp thông thường trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta cùng tìm hiểu trình tự của một cuộc họp.
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ lớn.
- Yêu cầu thảo luận trả lời câu hỏi 3.
- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.
- Đọc lại đoạn 1.
- Các chữ cái và dấu câu họp để bàn cách giúp đỡ bạn Hoàng, Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu nên đã viết những câu rất buồn cười.
- Đọc các đoạn còn lại.
- Cuộc họp đề nghị anh Dấu Chấm mỗi khi Hoàng định chấm câu thì nhắc Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa.
- Chia nhóm theo yêu cầu.
- Thảo luận, sau đó 4 nhóm dán bài lên bảng.
DIỄN BIẾN CUỘC HỌP
Nêu mục đích cuộc họp
Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng.
Nêu tình hình của lớp
Em Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn em viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.”
Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó
Tất cả là do Hoàng chẳng bao giờ để ý đến dấu chấm câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Nêu cách giải quyết
Từ nay, mỗi khi Hoàng định đặt dấu chấm câu, Hoàng phải đọc lại câu văn một lần nữa.
Giao việc cho mọi người
Anh dấu chấm câu yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa trước khi Hoàng đặt dấu chấm câu.
*Nội dung: Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung.
4. HĐ Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: HS đọc diễn cảm theo vai.
*Cách tiến hành: Hoạt động theo nhóm - cả lớp
- GV gọi 1 vài nhóm HS, mỗi nhóm 4 em tự phân vai (Người dẫn chuyện, bác chữ A, đám đông, Dấu Chấm) đọc lại truyện.
- GVHD các em đọc đúng, đọc hay theo gợi ý mục a.
- GV cùng cả lớp bình chọn bạn và nhóm đọc hay nhất.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn.
- 2 3 nhóm HS thi đọc, cả lớp theo dõi.
- Bình chon nhóm đọc hay nhất.
5. HĐ ứng dụng 
- VN tiếp tục luyện đọc diễn cảm.
6. HĐ sáng tạo
- Sưu tầm các bài đọc có chủ đề tương tự.
TOÁN:
TIẾT 23: BẢNG CHIA 6
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Bước đầu thuộc bảng chia 6. Biết vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6). 
2. Kĩ năng: Củng cố bảng chia 6, củng cố mối quan hệ của phép nhân và phép chia.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh đam mê Toán học.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: 
- GV: Các tấm bìa, mỗi tấm có gắn 6 chấm tròn.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động:
- Trò chơi: Truyền điện: Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc thuộc bảng nhân 6.
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
- HS tham gia chơi.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 
2. HĐ hình thành kiến thức mới 
* Mục tiêu: Dựa vào bảng nhân 6 để lập bảng chia 6 và thuộc bảng chia 6.
* Cách tiến hành: 
Việc 1: Lập bảng chia 6:
- Gắn 1 tấm bìa có 6 chấm tròn lên bảng và hỏi.
+ Lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn. Vậy 6 lấy 1 lần được mấy?
+ Hãy viết phép tính tương ứng với 6 được lấy 1 lần bằng 6?
+ Trên tất cả các tấm bìa có 6 chấm tròn, biết mỗi tấm có 6 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
+ Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa?
+ Vậy 6 chia 6 được mấy?
- Viết lên bảng 6 : 6 = 1 và yêu cầu HS đọc phép nhân, phép chia vừa lập được.
- Gắn lên bảng 2 tấm bìa và nêu bài tập: 
Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. 
+ Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
+ Hãy lập phép tính để tìm số chấm tròn có trong cả hai bìa?
+ Tại sao em lại lập được phép tính này?
+ Trên tất cả các tấm bìa có 12 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa?
+ Hãy lập phép tính để tìm số tấm bìa mà bài toán yêu cầu.
+ Vậy 12 chia 6 bằng mấy?
- Viết lên bảng phép tính 12 : 6 = 2, sau đó cho cả lớp đọc 2 phép tính nhân, chia vừa lập được.
+ Em có nhận xét gì về phép tính nhân và phép tính chia vừa lập?
- Tương tự như vậy dựa vào bảng nhân 6 các em lập tiếp bảng chia 6.
Việc 2: Học thuộc bảng chia 6:
- GV cho HS đọc bảng chia 6
+ Yêu cầu HS tìm điểm chung của các phép tính chia trong bảng chia 6.
+ Có nhận xét gì về các số bị chia trong bảng chia 6.
+ Có nhận xét gì về kết quả của các phép chia trong bảng chia 6?
- GV nhận xét, đánh giá , chuyển HĐ
- Quan sát.
- 6 lấy 1 lần bằng 6.
- Viết phép tính: 6 x 1 = 6.
- Có 1 tấm bìa.
- Phép tính 6 : 6 = 1 (tấm bìa).
- 6 chia 6 bằng 1.
- Đọc.
6 nhân 1 bằng 6.
6 chia 6 bằng 1.
- Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Vậy 2 tấm bìa như thế có 12 chấm tròn.
- Phép tính 6 x 2 = 12.
- Vì mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn lấy 2 tấm bìa tất cả. Vậy 6 được lấy 2 lần, nghĩa là 6 x 2.
- Có tất cả 2 tấm bìa.
- Phép tính 12 : 6 = 2 (tấm bìa).
- 12 chia 6 bằng 2.
- Đọc phép tính:
6 nhân 2 bằng 12.
12 chia 6 bằng 2.
- Phép nhân và phép chia có mối quan hệ ngược nhau: Ta lấy tích chia cho thừa số 6 thì được thừa số kia.
- HS làm vào vở, vài HS nêu tiếp các phép tính trong bảng chia 6.
- Cả lớp đọc đồng thanh bảng chia 6.
- Các phép chia trong bảng chia 6 đều có dạng một trong số chia cho 6.
- Đọc dãy các số bị chia 6, 12, 18, và rút ra kết luận đây là dãy số đếm thêm 6, bắt đầu từ 6.
- Các kết qủa lần lượt là: 1, 2, 3, , 10.
- HS tự đọc nhẩm để học thuộc lòng bảng chia 6
- Thi đọc thuộc lòng trong cặp, nhóm.
- Đại diện các nhóm thi đọc thuộc lòng trước lớp. 
3. HĐ thực hành
* Mục tiêu: Củng cố bảng chia 6, củng cố mối quan hệ của phép nhân và phép chia.
* Cách tiến hành: Cá nhân - Cặp đôi – Lớp
Bài 1: 
Bài 2: 
+ Khi đã biết 6 x 4 = 24 có thể ghi kết quả của 24 : 6 và 24 : 4 được không vì sao?
- Các trường hợp khác tương tự.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3: 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 4: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em
- HS làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trong cặp.
- Báo cáo kết quả trước lớp:
42 : 6 = 7 24 : 6 = 4 30 : 6 = 5 .
- HS làm bài cá nhân.
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ trước lớp:
6 x 4 = 24
24 : 6 = 4
24 : 4 = 6
6 x 2 = 12
12 : 6 = 2
12 : 2 = 6
6 x 5 = 30
30 : 6 = 5
30 : 5 = 6
- Khi đã biết 6 x 4 = 24

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_5_nam_hoc_2020_2021_lim.docx