Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 35 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 35 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

*Năng lực đặc thù:

a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Khắc sâu những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên

- Kể tên một số cây, con vật ở địa phương.

b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội :

- Kể về các loài cây có một trong các dặc điểm : thân đứng, thân leo, thân bò, rễ cọc, rễ phụ, rễ chùm, rễ củ.

* Năng lực chung:

- Tự chủ- tự học

- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học .

2. Phẩm chất:

- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh có ý thức yêu quý, bảo vệ môi trường sống. Biết chống lại các hành vi phá hại môi trường sống

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh

2. Học sinh: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 37 trang ducthuan 2110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 35 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 17 tháng 5 năm 2020
TOÁN
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: Học sinh củng cố:
- Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Tính giá trị của biểu thức.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
c. Năng lực giải quyết vấn đề toán học
- Vận dụng làm bài tập liên quan.
* Năng lực chung: 
- Giao tiếp, hợp tác. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học
2. Phẩm chất: 
- Yêu thích học toán. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh
2. Học sinh: SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút) 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”:
+ Nêu các bước giải bài toán rút về đơn vị
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện tập
* Mục tiêu: Học sinh củng cố:
- Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Tính giá trị của biểu thức.
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS đọc bài toán 
+ Bài cho biết gì? Bài yêu cầu gì?
+ Nêu dạng toán.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài 
- Chữa bài: 
+ Đọc bài giải
+ Nhận xét Đ - S?
+ Muốn tìm một phần mấy của một số, ta làm như thế nào? 
+ Đổi vở kiểm tra kết quả 
*Kết luận: cách giải bài toán liên quan đến tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
Bài 1. 
Sợi dây dài : 9135cm : 2 đoạn.
Đoạn 1 bằng: 1/7 sợi dây.
Mỗi đoạn dài : ..cm?
Bài giải
 Độ dài đoạn dây thứ nhất là:
 9135 : 7 = 1305 (cm)
 Độ dài đoạn dây thứ hai là:
 9135 – 1305 = 7830 (cm)
 Đáp số: 7835 cm 
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS đọc bài toán 
+ Bài cho biết gì? Bài yêu cầu gì?
+ Nêu dạng toán.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài 
- Chữa bài: 
+ Đọc bài giải
+ Nhận xét Đ - S?
+ Bước nào là bước rút về đơn vị?
+ Bước rút về đơn vị ta thực hiện phép tính gì?
+ 1 học sinh đọc bài, cả lớp kiểm tra kết quả 
*Kết luận: Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị dạng 1.
Bài tập 2: Tóm tắt:
5 xe chở: 15700 kg
2 xe chở: .......... kg?
Bài giải:
Mỗi xe tải chở được số muối là:
15700 : 5 = 3140 (kg)
Đợt đầu đó chuyển được số muối là:
3140 x 2 = 6280 (kg)
 Đáp số: 6280 kg muối
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS đọc bài toán 
+ Bài cho biết gì? Bài yêu cầu gì?
+ Nêu dạng toán.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài 
- Chữa bài: 
+ Đọc bài giải
+ Nhận xét Đ - S?
Bài toán rút về đơn vị dạng 2 khác dạng 1 như thế nào? 
+ Giáo viên chấm nhanh bài cho học sinh 
*Kết luận: cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị dạng 2.
Bài tập 3: Tóm tắt:
42 cốc : 7 hộp
4572 cốc: ..... hộp?
Bài giải
Số cốc đựng trong mỗi hộp là:
 42 : 7 = 6 (cốc)
Số hộp cần có để đựng hết 4572 cốc là:
4572 : 6 = 762 (hộp)
 Đáp số: 762 hộp
3. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh củng cố bài học
* Phương pháp: thực hành , Trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Giáo viên cho bảng thông minh hiện nội dung bài 4, học sinh tính nhanh
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
*Kết luận: chốt thứ tự thực hiện tính giá trị của biểu thức.
Bài tập 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Đáp án:
a) Khoanh vào C
( 4 + 16 x 5= 4 + 80 = 84 )
b) Khoanh vào B
( 24 : 4 x 2 = 6 x 2 = 12 )
 4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
 - Gv nhận xét tiết học 
- Tự ôn tập các kiến thức về giải toán chuẩn bị cho KTĐK 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II: TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
- Khắc sâu những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên
- Kể tên một số cây, con vật ở địa phương.
b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội : 
- Kể về các loài cây có một trong các dặc điểm : thân đứng, thân leo, thân bò, rễ cọc, rễ phụ, rễ chùm, rễ củ.
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học
- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học . 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh có ý thức yêu quý, bảo vệ môi trường sống. Biết chống lại các hành vi phá hại môi trường sống 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Hộp quà bí mật”:
+ Núi và đồi khác nhau như thế nào?
+ Đồng bằng và cao nguyên có gì giống và khác nhau?
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.
- Ghi đầu bài lên bảng.
+ Núi cao hơn đồi, đỉnh nhọn, sườn dốc; đồi có đỉnh tròn, sườn thoải
+ Đồng bằng và cao nguyên tương đối bằng phẳng nhưng cao nguyên cao hơn và có sườn dốc
2. Ôn tập
*Mục tiêu: Học sinh:
 - Khắc sâu những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên
- Kể tên một số cây, con vật ở địa phương.
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 25 phút 
*Cách tiến hành:
Hoạt động nhóm 
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo phiếu bài tập:
+ Chúng ta đã học các nhóm động vật nào? Kể tên 1 số con vật thuộc mỗi nhóm đó? 
+ Nêu đặc điểm của từng nhóm động vật đó?
- Đại diện các nhóm lên trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Kết luận: chốt lại đặc điểm chính của các nhóm động vật
Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên hỏi để học sinh nhớ lại các kiến thức đã học
+ Cây được chia thành những nhóm nào?
+ Lấy ví dụ về từng loại cây
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
1. Ôn tập về phần động vật
- Côn trùng: không có xương sống, có cánh, có 6 chân và phân thành các đốt.
- Tôm, cua: không có xương sống, cơ thể được bao phủ bằng lớp vỏ cứng, có nhiều chân.
- Cá: Có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang, có vảy và vây.
- Chim: có xương sống, có lông vũ, mỏ, 2 cánh và 2 chân.
- Thú: có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
2. Ôn tập về phần thực vật 
+ thân đứng, thân leo, thân bò, rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ 
+ Thân đứng: bàng, phượng,...
+ Thân leo: bầu, bí, dưa,..
+ Thân bò: rau má, cỏ bợ,...
+ Rễ cọc: bưởi, nhãn,..
+ Rễ chùm: lúa, ngô, hành,...
+ Rễ phụ: đa, si,...
+ Rễ củ: su hào, cà rốt, khoai
3. Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh nhận biết một số loại cây 
 * Phương pháp: trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành:
Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Truyền điện”
+ Giáo viên đưa hình ảnh một số loại cây, học sinh nhận biết
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
4. Củng cố- dặn dò: 5 phút 
- Ghi nhớ nội dung bài học. 
- Xem trước bài tiếp theo
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 18 tháng 5 năm 2021 
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ II VÀ CUỐI NĂM HỌC
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực điều chỉnh hành vi: 
- Học sinh ôn tập củng cố lại các chuẩn mực đạo đức đã học ở kì II.
- Kiểm tra việc nắm những kiến thức và các hành vi đã học trong học kì II.
b. Năng lực phát triển bản thân: 
- Học sinh hiểu vì sao phải thực hiện đầy đủ các chuẩn đạo đức đó.
- Vận dụng vào làm bài nhanh, chính xác với những hành vi đúng.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác. Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực điều chỉnh hành vi. Năng lực phát triển bản thân. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh có ý thức, thái độvà các hành vi đúng đắn qua các bài học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 - Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Trò chơi: “Bắn tên”
+ Kể tên các bài đã học trong học kì 2.
- Nhận xét – kết nối bài học
- Giới thiệu bài mới – ghi bài
+ Tôn trọng khách nước ngoài
+ Tôn trọng đám tang
+ Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
+ Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
+ Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
2. Luyện tập 
Hoạt động 1.
*Mục tiêu: - Học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học về các nội dung: Tôn trọng khách nước ngoài, tôn trọng đám tang, tôn trọng thư từ và tài sản của người khác, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, chăm sóc cây trồng và vật nuôi 
 * Phương pháp: hoạt động nhóm, thực hành, 
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành:
Hoạt động nhóm đôi
- Giáo viên phát phiếu học tập có hệ thống câu hỏi
- Học sinh nói cho nhau nghe theo nhóm đôi
- Một vài nhóm hỏi đáp trường lớp
- Nhận xét 
+ Khi gặp khách nước ngoài, chúng ta nên làm gì và không nên làm gì?
+ Tại sao cần phải tôn trọng đám tang?
+ Tại sao cần tôn trọng thư từ và tài sản của người khác?
+ Tại sao cần sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn nước?
+ Tại sao cần bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
*Kết luận: Chúng ta cần thực hiện tốt các chuẩn mực hành vi trên.
3. Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh thực hiện hành vi cư xử đúng theo các chuẩn mực đạo đức đã học
 * Phương pháp: sắm vai 
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành: 
Hoạt động nhóm 
- Y/c các nhóm hs thực hiện trò chơi đóng vai theo 2 tình huống.
- Hs thảo luận, phân công đóng vai
- HS thực hiện nhiệm vụ được phân công
- Theo từng tình huống, 1 số nhóm trình bày trò chơi đóng vai của nhóm mình. 
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, chia sẻ bổ sung.
- GV NX chung, khen ngợi các nhóm đã thực hiện tốt trò chơi đóng vai và khuyến khích Hs thực hiện việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
2. Đóng vai:
TH1: Có một vị khách nước Anh đến thăm trường em và yêu cầu các em giới thiệu cho nghe về trường mình.
TH2: Tuấn và Hải đang trên đường đi học thì gặp một đám tang.
TH3: Áo khoác của Nam tren trên móc tự nhiên rơi xuống. Mấy bạn nam đi qua giẫm chân lên. Nếu có mặt ở đó, em sẽ làm gì?
TH4: Lần nào rót nước uống Hải cũng rót một cốc thật đầy. Uống không hết, Hải lại đổ ra ngoài hành lang....
TH5: Vườn trường mới trồng thêm những chậu hoa hồng rất đẹp. Giờ ra chơi, mấy bạn nữ rủ nhau ra hái hoa.....
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: + Thực hiện theo các hành vi đạo đức đã học
+ Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện như mình.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
+ Năng lực ngôn ngữ
- Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
- Biết viết một bản thông báo ngắn về một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội (BT2).
+ Năng lực văn học
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp với thể loại văn bản. 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất: 
- Chăm học, trách nhiệm 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”:
+ Đọc bài “Mưa”
+ Nêu nội dung của bài
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Kết nối nội dung với bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài
2. Thực hành 
Hoạt động 1. 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng / phút ); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn ,bài.
 * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành :
- GV đưa phiếu đã viết sẵn tên các bài tập đọc.
- HS lên bốc thăm, chọn bài và chuẩn bị khoảng 1’.
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi nội dung của bài.
- HS – GV nhận xét, tuyên dương HS.
1. Kiểm tra đọc :
Hoạt động 2 
* Mục tiêu: Học sinh viết một bản thông báo ngắn về một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội (BT2).
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cặp đôi:
- 2 HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS đọc thầm lại bài tập đọc Chương trình xiếc đặc sắc.
+ Khi viết thông báo cần lưu ý những gì?
+ Một bảng thông báo cần những nội dung nào?
- HS trao đổi theo cặp làm bài.
- 1-2 cặp làm phiếu lớn.
- HS tiếp nối nhau trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét - Bình chọn bảng thông báo hấp dẫn nhất 
Bài tập 2: Viết 1 thông báo ngắn về buổi liên hoan văn nghệ của liên đội để mời các bạn đến xem.
- Lời văn ngắn gọn, trang trí đẹp.
- Tiêu đề
- Tên liên đội
- Chào mừng
- Các tiết mục đặc sắc
- Địa điểm
- Thời gian
- Lời mời
3. Vận dụng 
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng đọc thông báo
 * Phương pháp: Trò chơi 
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi sắm “Lớp trưởng” 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Nội dung: Học sinh sắm vai Lớp trưởng đọc thông báo
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về luyện đọc nhiều hơn
- Giáo viên nhận xét giờ học
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ: 
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kỳ I.
 - Tìm được một số từ ngữ về các chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật (BT2).
* Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Năng lực văn học.
2. Phẩm chất: 
- Tích cực, hứng thú trong nhận thức tri thức mới.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, phiếu đọc 
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi yêu thích
- Kết nối nội dung với bài học.
- Giới thiệu bài 
- GV ghi tên bài.
2. Thực hành 
Hoạt động 1. 1. Kiểm tra đọc
*Mục tiêu:
Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng / phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn ,bài.
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành :
- GV đưa phiếu đã viết sẵn tên các bài tập đọc.
- HS lên bốc thăm, chọn bài và chuẩn bị khoảng 2’.
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi nội dung của bài.
- HS – GV nhận xét, tuyên dương HS.
Hoạt động 2 2. Bài tập 
* Mục tiêu: - Học sinh tìm được một số từ ngữ về các chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật (BT2).
* Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc y/c bài tập
- HS thảo luận nhóm, làm phiếu bài tập
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng. 
- HS viết bài vào vở.
Bài 2:Tìm từ ngữ về các chủ điểm sau:
a. Bảo vệ Tổ quốc:
- Từ cùng nghĩa với Tổ quốc: đất nước, non sông, giang sơn 
- Từ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc: canh gác, chiến đấu, tuần tra 
b, Sáng tạo:
- Từ chỉ trí thức: kĩ sư, bác sĩ, giáo viên 
- Hoạt động của trí thức: nghiên cứu khoa học, khám bệnh, giảng dạy 
c, Nghệ thuật: 
- Những người hoạt động nghệ thuật: nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, diễn viên 
- Hoạt động nghệ thuật: ca hát, sáng tác, biểu diễn 
- các môn nghệ thuật: âm nhạc, văn học, điêu khắc 
3. Vận dụng 
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng đặt câu với từ ở bài 2
* Phương pháp: Trò chơi 
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Truyền điện. 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Nội dung: Học sinh đặt câu với từ ở bài 2
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về luyện đọc nhiều hơn
- Giáo viên nhận xét giờ học
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: học sinh củng cố 
- Đọc, viết các số có đến năm chữ số.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; tính giá trị của biểu thức. 
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Xem đồng hồ (chính xác đến từng phút).
b. - Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng làm bài tập liên quan.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác. 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học,
2. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
2. Học sinh: Bút, nháp, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (2 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Gọi thuyền”: 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
*Kết luận: đọc viết các số có năm chữ số: đọc, viết từ trái sang phải.
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
Bài 1: Viết các số:
a, Bảy mươi sáu nghìn hai trăm bốn mươi lăm: 76 245
b, Năm mươi mốt nghìn tám trăm linh bảy: 51 807
c, Chín mươi nghìn chín trăm: 90 900
d, Hai mươi hai nghìn không trăm linh hai: 22 002
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh:
 - Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia tính giá trị của biểu thức.
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Xem đồng hồ chính xác từng phút.
* Phương pháp: hoạt động cá nhân – cả lớp
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu bài
- Cả lớp làm bài, 2 học sinh làm bài trên bảng
- Chữa bài: 
+ Học sinh đọc bài
+ Nhận xét 
+ Đổi vở kiểm tra kết quả 
*Kết luận: Đặt tính thẳng hàng, thẳng cột, tính theo thứ tự từ phải sang trái, phép chia thực hiện từ trái sang phải.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
a) b)
 34625 5 
 46 6925
 12 
 25
 0
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- HD: Quan sát kĩ từng đồng hồ và ghi lại cách đọc của mỗi đồng hồ. 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Tổ chức nhận xét, chữa bài (nếu có).
*Kết luận: Củng cố cách xem giờ trên đồng hồ.
Bài 3: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Đồng hồ A chỉ: 10 giờ 18 phút hoặc 22 giờ 18 phút.
Đồng hồ B chỉ: 1 giờ 50 phút hoặc 
2 giờ kém 10 phút.
Đồng hồ C chỉ: 6 giờ 34 phút hoặc 
7 giờ kém 26 phút.
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng, HS làm bài vào vở
- Chữa bài: 
+ Học sinh đọc bài
+ Nhận xét 
+ Giáo viên chấm bài nhanh chô học sinh và nhận xét chung 
*Kết luận: Thực hiện trong ngoặc trước, nhân chia trước, cộng trừ sau.
Bài 4: Tính:
a) (9 + 6) 4 = 15 4 
 = 60
 9 + 6 4 = 9 + 24
 = 33 
b) 28 + 21 : 7 = 28 + 3 
 = 31 
 (28 + 21) : 7 = 49 : 7 
 = 7
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu bài.
+ BT cho biết gì? BT hỏi gì?
- Học sinh làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: 
+ Nhận xét Đ / S
+ BT thuộc dạng toán nào?
+ 1 học sinh đọc bài, cả lớp kiểm tra kết quả 
*Kết luận: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị:
 +B1:Tìm 1 phần (phép chia)
 +B2: Tìm nhiều phần (phép nhân)
Bài 5: Tóm tắt:
 5 đôi dép: 92500 đồng
 3 đôi dép: .... đồng?
Bài giải:
Giá tiền mỗi đôi dép cùng loại là:
92500 : 5 = 18500 (đồng)
Số tiền mua 3 đôi dép như thế là:
18500 3 = 55500 (đồng)
 Đáp số: 55500đồng 
4. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: Học sinh thực hiện cắt ghép hình
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 5phút 
* Cách tiến hành:
Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Giáo viên quay đồng hồ
- Học sinh đọc giờ chính xác đến từng phút
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
5. Củng cố - dặn dò: 2 phút 
- Về nhà luyện tập thêm về xem giờ.
- Nhận xét tiết học. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT 
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
+ Năng lực ngôn ngữ
- Đọc đúng rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút) trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
+ Nghe - viết đúng bài Nghệ nhân Bát Tràng (tốc độ viết khoảng 70chữ / 15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài; biết trình bày bài thơ theo thể lục bát. 
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất: 
- Góp phần bồi dưỡng học sinh yêu thiên nhiên; có ý thức giữ gìn và bảo vệ vẻ đẹp thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, Phiếu ghi tên các bài tập đọc 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Cả lớp hát bài: Mái trường mến yêu
- Kết nối nội dung với bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.- GV ghi tên bài.
2. Thực hành 
Hoạt động 1. 1. Kiểm tra đọc
*Mục tiêu:
Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng / phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn ,bài.
 * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành :
- GV đưa phiếu đã viết sẵn tên các bài tập đọc 
- HS lên bốc thăm, chọn bài và chuẩn bị khoảng 1’.
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi nội dung của bài.
- HS – GV nhận xét, tuyên dương HS.
Hoạt động 2 2. Bài tập 
* Mục tiêu: Học sinh rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe - viết bài “Nghệ nhân Bát Tràng”.
 * Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 17 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV đọc mẫu bài viết, 1-2 HS đọc lại bài
- HS đọc chú giải.
+ Dưới ngòi bút của các nghệ nhân Bát Tràng, những cảnh đẹp nào đã hiện ra?
+ Bài thơ được viết theo thể thơ nào , cách trình bày? 
+ Những chữ nào phải viết hoa?
- HS luyện viết các từ khó.
- GV đọc bài cho HS viết, lưu ý HS cách trình bày bài, cách để vở, cầm bút, tư thế ngồi viết.
- GV đọc HS soát lại bài
- GV chấm, nhận xét 1 số bài.
Bài tập 2: Hướng dẫn viết chính tả:
- Sắc hoa, cánh cò bay rập rờn, lũy tre, cây đa, con đò, lá trúc, trái mơ, quả bòng, mưa rơi, hồ tây.
+ Thể thơ lục bát.
- Tên riêng: Hồ Tây, Bát Tràng, chữ đầu mỗi dòng thơ.
- cao lanh, bay lả bay la, tròn trĩnh, nghiêng
3. Vận dụng 
* Mục tiêu: Học sinh soát lại vở từ đầu kì 2
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
Hoạt động nhóm đôi
- Giáo viên hướng dẫn học sinh soát lại vở từ đầu học kì 2, kẻ chân chữ, ...
- Học sinh báo cáo
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về luyện đọc nhiều hơn
- Giáo viên nhận xét giờ học
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: học sinh củng cố 
- Tìm số liền trước của một số; số lớn nhất (số bé nhất) trong một nhóm 4 số.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải bài toán bằng hai phép tính.
- Đọc và biết phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng kiến thức làm bài tập liên quan.
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh yêu thích và ham học toán, tính cẩn thận khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút):
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”: 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
Bài 1: 
a) Viết số liền trước của mỗi số sau: 8270; 35 461; 10 000.
 b) Khoanh vào chữ đặt trước số lớn nhất trong các số 42 936; 
44 158; 43 669; 44 202.
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh củng cố:
 - Tìm được số lớn nhất (số bé nhất) trong một nhóm 4 số.
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải bài toán bằng hai phép tính.
- Đọc và phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản.
* Phương pháp: hoạt động cá nhân – cả lớp
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu bài
- Cả lớp làm bài, 2 học sinh làm bài trên bảng
- Chữa bài: 
+ Học sinh đọc bài
+ Nhận xét 
+ Đổi vở kiểm tra kết quả 
*Kết luận: Đặt tính thẳng hàng, thẳng cột, tính theo thứ tự từ phải sang trái, phép chia thực hiện từ trái sang phải.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
a) 
b)
2918 9
 21 324
 38
 2
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu bài.
+ BT cho biết gì? BT hỏi gì?
- Học sinh làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: 
+ Nhận xét Đ / S
+ BT thuộc dạng toán nào?
+ 1 học sinh đọc bài, cả lớp kiểm tra kết quả 
*Kết luận: Muốn tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số ta làm phép chia.
Bài 3: Tóm tắt:
Có: 9840 cái bút
 Đã bán: 1/8 số bút
Còn lại: .... cái bút?
Bài giải:
Số bút đã bán là :
840 : 8 = 105 (cái)
Số bút còn lại là
840 - 105 = 635 (cái)
Đáp số: 653 cái bút
*Hoạt động cả lớp
- HS nêu yêu cầu.
- Giáo viên hỏi, học sinh trả lời
*Kết luận: Dựa vào bảng thống kê để điền các số liệu thích hợp.
Bài 4: Xem bảng rồi trả lời các câu hỏi:
+ Mỗi cột của bảng trên cho biết: Tên người mua, giá tiền mặt hàng, số tiền phải trả.
+ Mẫu: Bạn Nga mua 1 búp bê và 4 ô tô.
+ Bạn Mỹ mua 1 búp bê, 1 ô tô và 1 máy bay.
+ Bạn Đức mua 1 ôtô và 3 máy bay.
+ Bạn Nga phải trả 20 000 đồng.
+ Bạn Mỹ phải trả 20 000 đồng.
+ Bạn Đức phải trả 20 000 đồng.
3. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng tính nhẩm 
* Phương pháp: trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành:
Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
+ Em có thể mua những loại đồ chơi nào với số lượng mỗi loại là bao nhiêu để phải trả 40000 đồng.
4. Củng cố - dặn dò: 2 phút 
+ Nêu lại cách đọc và viết số có 5 chữ số
- Nhận xét tiết học. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_35_nam_hoc_2020_2021.doc