Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

*Năng lực đặc thù: Học sinh biết:

a. Nhận thức khoa học

- Biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 4 mùa.

b. Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh

- Thực hành vẽ, chỉ và trình bày được sơ đồ thể hiện các mùa trong năm trên Trái Đất.

* Năng lực chung:

- Giải quyết vấn đề- sáng tạo

- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh,

2. Phẩm chất:

- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh quý trọng thời gian

3. Nội dung tích hợp:

*GD BVMT: Bước đầu biết có hai loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh

2. Học sinh: SGK,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

docx 52 trang ducthuan 2290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 26 tháng 4 năm 2021
TOÁN
TIẾT 156: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Biết đặt tính và nhân (chia) số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Biết giải toán có phép nhân (chia).
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng làm bài tập liên quan.
*Giảm tải: BT4 không viết bài giải, chỉ trả lời 
* Năng lực chung: 
- Giao tiếp, hợp tác. 
- Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút) 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Hộp quà bí mật”:
- Nội dung chơi :
 10715 x 6 30 755 : 5	 
- Học sinh chơi
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh:
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân, chia
- Vận dụng giải bài toán có lời văn
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 25phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu 
- Học sinh làm bài vào vở, 2 HS lên bảng thực hiện 
- Giáo viên giúp đỡ HS chưa làm được 
- Giáo viên hướng dẫn chữa bài. 
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S
 + Nêu cách làm
+ Học sinh tự đối chiếu kết quả
*Kết luận: Nhân từ phải sang trái, lưu ý có nhớ 2 lần. Chia từ trái sang phải 
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
30755 5 48729 6
 07 6151 07 8121 
 25 12 
 05 09
 0 3
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
-Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. 
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S?
 + Giải thích cách làm bài 
+ Nêu lời giải khác
+ Giáo viên chấm bài
*Kết luận: 
Bài toán giải bằng 2 phép tính có liên quan đến rút về đơn vị
Bài 2: Tóm tắt:
Mỗi hộp: 4 cái bánh
Mỗi bạn: 2 cái bánh
150 hộp bánh: bạn?
Bài giải
Số bánh nhà trường đó mua là:
4 x 105 = 420 (cái)
Số bạn được nhận bánh là:
420 : 2 = 210 (bạn)
 Đáp số: 210 bạn.
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
-Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. 
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S?
 + Giải thích cách làm bài 
+ Nêu lời giải khác
+ Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
+ Đổi vở kiểm tra kết quả 
*Kết luận: 
Diện tích hình chữ nhật = chiều dài x chiều rộng
Bài 3: Tóm tắt
 Hình chữ nhật có:
 Chiều dài : 12cm
 Chiều rộng: chiều dài
 Diện tích : cm2 ?
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật đó là:
12 : 3 = 4(cm)
Diện tích hình chữ nhật đó là:
12 4 = 48(cm2)
Đáp số: 48cm2.
4. Hoạt động Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh củng cố tính ngày trong tháng 
- HS hòa nhập: Học sinh rèn đọc viết
* Phương pháp: trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Học sinh chơi
- Học sinh nêu cách làm
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
*Kết luận: Lưu ý cho HS cách tính ngày trong tháng.
	Bài 4: Ngày 8 tháng 3 là chủ nhật 
Ta có: 8-7=1; 
 8+7= 15; 
15+7=22; 
 22 + 7 = 29; 
Vậy các ngày chủ nhật trong tháng 3 là: ngày 1; 8; 15; 22; 29. 
5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
+ Nhắc lại thực hiện nhân số có năm chữ số với số có 1 chữ số. 
- Gv nhận xét tiết học
- Về nhà đo và tìm cách tính diện tích của mặt chiếc bàn học của em.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
NĂM, THÁNG VÀ MÙA
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: Học sinh biết: 
a. Nhận thức khoa học
- Biết thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng Mặt Trời là một năm. Một năm thường có 4 mùa.
b. Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh 
- Thực hành vẽ, chỉ và trình bày được sơ đồ thể hiện các mùa trong năm trên Trái Đất.
* Năng lực chung:
- Giải quyết vấn đề- sáng tạo
- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh quý trọng thời gian
3. Nội dung tích hợp: 
*GD BVMT: Bước đầu biết có hai loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”:
+ Khi nào trên Trái Đất là ban ngày, ban đêm? 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
 - Giới thiệu bài 
- Ghi đầu bài lên bảng.
+ Khoảng thời gian Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm
2. Khám phá: 
*Mục tiêu: Học sinh:
- Biết một năn trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa. 
* Phương pháp: quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp, trình bày 2 phút 
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành:
Hoạt động nhóm 
- GV giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm theo hai câu hỏi 
- Hs thảo luận nhóm theo gợi ý -> thống nhất ý kiến
- Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình
+ Quan sát lịch và cho biết mỗi năm gồm bao nhiêu tháng? Mỗi tháng gồm bao nhiêu ngày ? 
+ Mỗi năm gồm bao nhiêu ngày?
+ Trái Đất quay quanh Mặt Trời được một vòng thì quay quanh mình nó bao nhiêu vòng?
+ Trên Trái Đất có mấy mùa? 
* Lưu ý: Quan sát và theo dõi, trợ giúp đối tượng M1+ M2 hoàn thành YC của bài học
*Kết luận: Thời gian để Trái Đất chuyển động một vòng xung quanh mặt trời là 1 năm. Khi chuyển động trục Trái Đất bao giờ cũng nghiêng về một phía. Trong một năm, có một thời gian Bắc bán cầu nghiêng về phía Mặt Trời – Thời gian đó ở Bắc bán cầu là mùa hạ,, Nam bán cầu là mùa đông và ngược lại khi ở Nam bán cầu là mùa hạ thì Bắc bán cầu là mùa đông. Khoảng thời gian chuyển từ mùa hạ sang mùa đông gọi là mùa thu và từ mùa đồng sang mùa hạ là mùa xuân .
1. Năm, tháng và mùa
+ 12 tháng
+ Tháng 2 năm nhuận 29 ngày (tháng 2 năm không nhuận 28 ngày. Tháng có 30 ngày là các tháng: 4,6,9 11. Các tháng còn lại là 31 ngày
+ Mỗi năm có 365 ngày (năm nhuận 366 ngày)
+ 365 – 366 ngày
+ 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông
3. Thực hành 
*Mục tiêu: Học sinh có kỹ năng xem lịch, nhận biết ngày, tháng và các mùa trong năm
 * Phương pháp: thực hành 	
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu quan sát hình 2 trang 123 và tìm vị trí thể hiện Bắc bán cầu đang là mùa xuân, hạ, thu, đông?
- Giáo viên cho học sinh chỉ trên mô hình
2. Thực hành 
- Mùa xuân: vị trí A, Hạ: B, Thu: C và Đông: D
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh củng cố kiến thức
* Phương pháp: vấn đáp 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên gợi mở:
+ Những mùa nào cây cối thường phát triển nhanh?
+ Những loài vật nào ưa sống xứ nóng, loài nào ưa sống xứ lạnh?
- GDBVMT: Vậy mỗi loài cây, mỗi loài động vật thích nghi với một loại khí hậu khác nhau. Có loài ưa nóng, có loài ưa lạnh. Tuỳ theo từng cây trồng và vật nuôi mà chúng ta nuôi trồng vào các mùa thích hợp để chúng phát triển mạnh, cho năng suất cao
+ Sự phát triển của cây phụ thuộc vào khí hậu, thường cây phát triển mạnh về mùa xuân và mùa hè...Tuy nhiên, cũng có một số loại cây phát triển mạnh vào mùa đông, đó là các loại rau xứ lạnh.
+ Xứ nóng: lạc đà, thằn lằn, chuột chũi,.. Xứ lạnh: gấu bắc cực, chim cánh cụt,...
5. Củng cố, dặn dò: 3 phút 
- Học sinh xem lại bài, ghi nhớ nội dung bài học.
- Gv nhận xét tiết học.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2021 
ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: GIỮ GÌN VỆ SINH TRƯỜNG LỚP
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực điều chỉnh hành vi: 
+ Phân biệt được trường lớp đảm bảo vệ sinh và trường lớp mất vệ sinh.
+ Nêu được ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, biết thực hiện thu gom và xử lý rác hợp vệ sinh ở trường học.
b. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
+ Thực hiện thu gom và xử lý rác hợp vệ sinh.
+ Thực hiện giữ vệ sinh trường, lớp thường xuyên.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
2. Phẩm chất: 
- Quan tâm và có trách nhiệm làm cho trường, lớp sạch sẽ.
 - Tự giác, nhắc nhở các bạn cùng thực hiện giữ gìn vệ sinh trường lớp.
3. Nội dung tích hợp: 
*GDKNS:
- Kĩ năng biết lắng nghe ý kiến của các bạn
- Kĩ năng biết yêu quý bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, phiếu học tập
 - Học sinh: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”:
+ Tại sao phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi?
+ Em cần làm gì để bảo vệ cây trồng, vật nuôi?
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng
2. Thực hành 
*Mục tiêu: Học sinh hiểu liên hệ việc giữ vệ sinh trường lớp
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
Hoạt động nhóm 
- GV chia lớp thành 6 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm tự kể lại những hành vi của mình hoặc bạn có biểu hiện giữ gìn và không giữ gìn vệ sinh trường lớp.
- GV đến từng nhóm quan sát, gợi ý HS nhận xét, đánh giá hành vi đó. 
+ Theo em hành vi như thế nào là giữ gìn vệ sinh trường lớp, tại sao?
*Kết luận : Giữ gìn vệ sinh lớp học là trách nhiệm của mọi người
- Trong giờ ra chơi Nam ăn quà rồi vứt vỏ ra sân trường, bị bạn Hương phát hiện ra.
- Bạn Hoàng trực nhật lớp rồi hất rác ra trước cửa lớp. 
3. Vận dụng 
*Mục tiêu: Hs củng cố việc làm giữ vệ sinh trường lớp
 * Phương pháp: sắm vai 
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành: 
Hoạt động nhóm 
- HS chọn môt hoặc hai tình huống của nhóm và tập đóng vai.
- GV mời từng nhóm lên bảng thể hiện
+ Nhóm nào diễn tốt nhất? 
+ Cách ứng xử nào tốt nhất? tại sao? 
- Lớp và GV nhận xét. GV công nhận những tình huống phù hợp có ND đúng là biểu hiện giữ gìn VS trường lớp.
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét giờ học
- Thực hành giữ vệ sinh lớp học
- Tuyền truyền mọi trong lớp cùng thực hiện theo nội dung bài học.
- Chuẩn bị giờ sau.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT)
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
+ Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
+ Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mắt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
+ Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa theo tranh minh họa (sách giáo khoa) 
- Năng lực văn học: Hiểu nội dung, ý nghĩa: giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường 
* Năng lực chung: 
- Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ động vật.
3. Nội dung tích hợp: 
* GD KNS: 
-Xác định giá trị
-Thể hiện sự cảm thông
-Tư duy phê phán
-Ra quyết định
* GD BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con) trong môi trường thiên nhiên
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”
+ Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài hát trồng cây” 
+ Nêu nội dung bài thơ
-Gv mời hs quan sát tranh:
 -Mời hs nói về hình ảnh trong tranh minh hoạ bài đọc, 
 - Gv ghi đầu bài: 
2. Khám phá: 
Hoạt động 1. 1. Luyện đọc
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nghĩa các từ mới.
 * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
a. GV đọc toàn bài 
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu nối tiếp
( GV sửa lỗi phát âm sai)
- Học sinh chia đoạn (4 đoạn như sách giáo khoa).
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- Gv kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm
- GV đưa câu cần luyện đọc, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt cách đọc phù hợp đối với câu 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- HS đọc chú giải SGK.
+ Em hiểu tận số nghĩa là gì?
- GV cho HS quan sát tranh cái nỏ và giới thiệu về cấu tạo và tác dụng của nỏ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
- Các nhóm khác nhận xét
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- Chú ý cách đọc với giọng kể cảm động, nhẹ nhàng
+ Đoạn 1: Giọng kể khoan thai
+ Đoạn 2: Giọng hồi hộp. Nhấn giọng những từ ngữ tả thái độ của vượn mẹ khi trúng thương (giật mình, căm giận, không rời)
+ Đoạn 3: Giọng cảm xúc, xót xa
+ Đoạn 4: Giọng buồn rầu, thể hiện tâm trạng nặng nề, ân hận của bác thợ săn,...
- Từ khó: xách nỏ, lông xám, lẳng lặng, bẻ gãy nỏ, nghiến răng 
- Câu dài:
+ Một hôm,/ người đi săn xách nỏ vào rừng.// Bác thấy một con vượn lông xám/ đang ngồi ôm con trên tảng đá.// Bác nhẹ nhàng rút mũi tên/ bắn trúng vượn mẹ.//
- Giải nghĩa từ: Chú giải
- Tận số: hết đời, chết
- Vũ khí hình cái cung, có cán, lẫy, bắn tên đi bằng cách bật dây 
* Tiêu chí nhận xét:
+ Đọc đúng.
+ Đọc trôi chảy
+ Thể hiện được lời nhân vật
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: - Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là một tội ác. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường 
 * Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 17 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- 1 HS đọc đoạn 1- Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1
+ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
- HS đọc thầm đoạn 2,3, trả lời:
+ Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì? ( KNS)
+ Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm?
- HS đọc thầm đoạn 4.
+ Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?(KNS)
* GDBVMT: Trong môi trường tự nhiên, cũng có rất nhiều loài vật vừa có ích, vừa tràn đầy tình nghĩa như vượn mẹ trong câu chuyện. Vì vậy, cần phải bảo vệ chúng
+ Nêu nội dung chính của bài?
1. Tài săn bắn của bác thợ săn:
- Con thú nào không may gặp bác thì hôm ấy coi như ngày tận số.
2.Cái chết thương tâm của vượn mẹ
- Nó căm ghét người đi săn đã giết hại nó khi nó đang cần sống để nuôi con.
- Nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi ngùi gối đầu cho con, hái lá to vắt sữa vào rồi đặt vào miệng con, nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét to và ngã vật xuống.
3. Sự ân hận của bác thợ săn.
- Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ rồi lẳng lặng ra về, không bao giờ đi săn nữa.
- Câu chuyện khuyên chúng ta phải yêu thương và bảo vệ các loài vật hoang dã, bảo vệ môi trường.
* Nội dung: Giết hại thú rừng là một tội ác. Cần có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật
3. Luyện tập 
Hoạt động 1 3. Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết, đọc phù hợp với diễn biến của truyện. 
* Phương pháp: 
* Thời gian: 10 phút
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- GV đọc mẫu đoạn 1 và hướng dẫn đọc diễn cảm một đoạn 
+ Khi đọc đoạn văn này em cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
+ Giọng đọc của đoạn văn trên như thế nào?
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 
- 2- 3 HS thi đọc lại đoạn 
- 1 HS đọc lại toàn bài.
 4. Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.
 Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.
* Tiêu chí bình chọn:
- Đọc đúng 
- Đọc trôi chảy
- Thể hiện được tình cảm của từng nhân vật
 Hoạt động 2 3. Kể chuyện 
* Mục tiêu: Học sinh:
 - Kê lại được câu chuyện theo lời của người đi săn
- YC kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung câu chuyện
* Phương pháp: làm mẫu, quan sát, hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành:
1. Gv nêu nhiệm vụ
- GV nêu nhiệm vụ 
- HS nhắc lại
2. Hướng dẫn kể chuyện
- HS quan sát từng tranh nêu vắn tắt nội dung từng bức tranh.
- GV lưu ý HS: Kể theo vai người đi săn, đổi từ “người đi săn” thành “tôi”. 
- 1 HS kể mẫu.
- GV nhận xét cách nhập vai, cách kể.
- Từng cặp HS thi kể từng đoạn của chuyện theo lời của 1 nhân vật.
- Vài HS thi kể cả câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn
- Kể lại theo lời của người đi săn
Tiêu chí đánh giá
+ Nội dung: Kể có đủ ý đúng trình tự không, đã biết kể bằng lời của mình chưa
+ Diễn đạt: Nói đã thành câu chưa, dùng từ đã phù hợp chưa
+ Cách thể hiện: Giọng kể, điệu bộ nét mặt
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng liên hệ bản thân
 * Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên nêu vấn đề: 
+ Em thấy cần làm gì để có thể bảo vệ các loài động vật, bảo vệ môi trường sống?
- Học sinh trình bày 1 phút 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
+ Không chặt phá cây rừng, không săn bắn, sử dụng thịt thú rừng,..
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- VN tuyên truyền cho người thân về việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của các loài động vật hoang dã.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
TIẾT 157: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng làm bài tập liên quan.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác. Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh yêu thích và ham học toán, tính cẩn thận khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị PHTT
2. Học sinh: Bút, nháp, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”:
+ Tính: 21715 :5 12198 : 3
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
2. Hoạt động Khám phá: 
* Mục tiêu: Học sinh Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị 
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- Gv nêu bài toán
+ Bt cho biết gì, hỏi gì?
- Gv tóm tắt, 
- Học sinh dự vào tóm ttawts đọc lại đề
- Lập kế hoạch giải bt
+ Muốn biết 10 l thì đựng trong mấy can cần biết thêm điều gì? 
+ Tìm số l mật ong trong mỗi can (7 can chứa 35 lít, 1 can chứa ....l)
+ Tìm số can chưa 10l mật ong
+ Biết 7 can chưa 35l mật ong, muốn tìm mỗi can chứa mấy lít mật ong phải làm phép tính gì? (phép chia 35:7 = 5l)
+ Biết mỗi can chứa 5 l mật ong muốn tìm số can chứa 10l mật ong phải làm phép tính gì? (phép chia 10 : 5 = 2can)
- GV khái quát 2 bước giải bt rút về đơn vị
Hướng dẫn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị:
Bài toán: Tóm tắt
35l : 7 can
10l : . can?
Bài giải
Mỗi can chứa số l mật ong là:
35 : 7 = 5( l )
Số can cần cho 10l mật ong là:
10 : 5 = 2 ( can )
Đ/s: 2 can
* Khi giải bt liên quan đến rút về đơn vị thường tiến hành theo 2 bước:
+ Tìm giá trị 1 phần (thực hiện phép chia)
+ Tìm số phần (thực hiện phép chia)
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh Giải được bài toán liên quan đến rút về đơn vị 
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động nhóm đôi
- HS nêu yêu cầu bài tập
+ Bài tập cho biết gì? Bài hỏi gì?
- 1 Học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại đề
- 1 HS lên bảng làm bài
- Giáo viên giúp đỡ HS chưa làm được:
+ Muốn tìm xem 15 kg đường đựng trong mấy túi thì phải cần biết thêm điều gì? 
+ Khi biết mỗi túi đựng bao nhiêu ki-gam kẹo các em tiếp tục tìm 10kg đường trong mỗi túi.
- Chữa bài: 
+ Nhận xét Đ - S?
+Bài toán thuộc dạng toán nào?
+ Đổi vở kiểm tra kết quả
*Kết luận: Chốt cách giải bài toán rút về đơn vị trường hợp 2.
Bài 1: Tóm tắt
40kg đường : 8 túi.
15kg đường : ... túi?
Bài giải:
Số ki-lô-gam đường đựng trong mỗi túi là:
40 : 8= 5(kg)
Số túi cần có để đựng hết 15kg đường là:
15 : 5 = 3(túi)
 Đáp số: 3 túi.
*Hoạt động cá nhân
- HS nêu yêu cầu bài tập
+ Bài tập cho biết gì? Bài hỏi gì?
- 1 Học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại đề
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
- Giáo viên giúp đỡ HS chưa làm được: 
+ Muốn tìm xem 42 cúc áo dùng cho mấy cái áo thì phải cần biết thêm điều gì? 
+ Muốn tìm mỗi cái áo ta thực hiện phép tính gì?
- Chữa bài: 
+ Nhận xét Đ - S?
+Bài toán thuộc dạng toán nào?
+ Giáo viên chấm nhanh bài 
*Kết luận: 2 bước giải:
+ Tìm giá trị 1 phần (phép chia).
+ Tìm số phần (phép chia)
Bài 2: Tóm tắt
24 cúc áo : 4 cái áo.
42 cúc áo : ... cái áo?
Bài giải:
Mỗi áo như thế cần có số cúc là:
24 : 4 = 6 ( cúc)
42 cúc sẽ dùng cho số áo là:
42 : 6 = 7 (cái)
 Đáp số: 7cái áo.
3. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: - Học sinh vận dụng củng cố kiến thức
* Phương pháp: thực hành, trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cả lớp
- HS nêu yêu cầu bài tập
+ Bài tập cho biết gì? Bài hỏi gì?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
*Kết luận: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: Cách làm nào đúng, cách làm nào sai?
a) Đ b) S
c) S d) Đ
4. Củng cố - dặn dò: 2 phút 
+ Nhắc lại cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Nhận xét tiết học. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC 
CUỐN SỔ TAY 
I. MỤC TIÊU:	
1. Năng lực: 
+ Năng lực ngôn ngữ: 
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
+ Năng lực văn học: Nắm được công cụ của sổ tay; biết cách xử dụng đúng: không tự tiện xem sổ tay của người khác (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa) 
* Năng lực chung:
- Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề. 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh:
+ Chăm học, trách nhiệm.
+ Yêu thiên nhiên, có ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
- Tích cực tham gia các hoạt động và có tính kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Bắn tên”:
+ Đọc bài “Người đi săn và con vượn”
+ Nêu nội dung của bài.
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Giáo viên kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài. Ghi đầu bài lên bảng. 
2. Khám phá: 
Hoạt động 1 1. Luyện đọc 
*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài
 * Phương pháp: làm mẫu, hoạt động cả lớp – cá nhân –nhóm
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
a. GV đọc toàn bài
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc
 * Đọc từng câu (2 lần)
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- GV sửa lỗi phát âm sai
* Đọc từng đoạn trước lớp
- Học sinh hướng dẫn chia đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần 1
- HS nêu cách ngắt và nhấn giọng
- HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2 và giải nghĩa từ:
+ Đặt câu với từ trọng tài, quốc gia?
- Đọc từng đoạn trong nhóm bàn
- Các nhóm tiếp nối nhau đọc đoạn
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
- Các nhóm khác nhận xét
- 1 HS đọc cả bài.
*Kết luận: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
 - Giọng kể rành mạch chậm rải, nhẹ nhàng 
- Từ khó: Mô – na – cô, Va – ti – căng, cầm lên, lí thú, quyển sổ, toan cầm lên 
- Chia đoạn:
+ Đ1: Từ đầu.....sổ tay của bạn?
+ Đ2: Tiếp theo....trọng tài
+ Đ3: Tiếp theo....trên 50 lần
+ Đ4: Còn lại
 - Luyện đọc câu: 
Lúc đi ngang qua bàn Thanh,/ chợt thấy quyển sổ/ để trên bàn,/ Tuấn tò mò,/ toan cầm lên xem//
+ Học sinh đọc Chú giải
+ Bạn Mai thi học sinh giỏi quốc gia môn cờ vua.
 Hoạt động 2. 2. Tìm hiểu bài 
*Mục tiêu: Hiểu nội dung: Hiểu được đặc điểm một số nước được nêu trong bài. Nắm được công dụng của sổ tay. Biết cách ứng xử đúng không xem sổ tay của người khác
 * Phương pháp: động não, trình bày 1 phút, hoạt động cá nhân – nhóm –cả lớp
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- HS đọc thầm cả bài.
+ Thanh dùng sổ tay làm gì?
+ Hãy nói vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh?
+ Vì sao Lân khuyên tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn?
+ Bài văn khuyên chúng ta điều gì?
+ Nêu nội dung của bài?
*Kết luận: Mỗi chúng ta nên có thói quen ghi chép sổ tay và không nên xem trộm sổ tay của người khác.
1.Thói quen ghi sổ tay của Thanh.
- Ghi nội dung của các cuộc họp, các việc cần làm, những điều lí thú.
- Vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh : Mô-na-cô là nước rất nhỏ, diện tích chỉ gần bằng nửa Hồ Tây của Hà Nội. Nhưng Va-ti-căng là một quốc gia còn nhỏ hơn : diện tích chỉ bằng một phần năm Mô-na-cô và chỉ có 700 người trong khi Trung Quốc đông nhất thế giới có tới 1 tỉ 200 triệu người và nước Nga lớn nhất thế giới, rộng hơn Việt Nam trên 50 lần.
2. Không tự ý xem đồ của người khác.
- Sổ tay là tài sản riêng của từng người, người khác không được tự ý sử dụng. Trong sổ tay người ta chỉ ghi những điều cho riêng mình, không muốn cho ai biết. Người ngoài tự tiện đọc là tò mò, thiếu lịch sự.
+ Bài khuyên mọi người cần lịch sự, không tự ý xâm phạm tài sản riêng cua người khác/ Cần biết ghi chép lại những điều bổ ích được học
*Nội dung: Nắm được công dụng của sổ tay. Biết cách ứng xử đúng không xem sổ tay của người khác
3. Luyện tập 3. Luyện đọc lại 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. 
 * Phương pháp: làm mẫu, 
* Thời gian: 7 phút 
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV chọn một đoạn để luyện đọc.
- HS nêu cách đọc. Nhiều HS đọc lại.
- 4- 5 HS thi đọc 
- HS- GV nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
* Tiêu chí đánh giá:
- Đọc đúng 
- Đọc trôi chảy
- Thể hiện được nội dung, ý nghĩa của đoạn văn
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng mở rộng
* Phương pháp: vấn đáp 
* Thời gian: 3 phút 
*Cách tiến hành:
Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên hỏi:
+ Em có cuốn sổ nhỏ nào không?
+ Em ghi gì trong cuốn sổ ấy?
*Kết luận: Mỗi chúng ta nên có một cuốn sổ nhỏ ghi những điều lí thú hoặc những điều cần ghi nhớ.
5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét giờ học
- Về nhà tiếp tục ôn bài và chuẩn bị: 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
TIẾT 158: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết tính giá trị của biểu thức số.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng là

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_32_nam_hoc_2020_2021.docx