Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Bông Sao

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Bông Sao

Hoạt động của giáo viên

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ ( mê say, rung, lay lay , bóng mát )của tiết trước.

- Nhận xét, đánh giá chung.

- Giới thiệu bài mới: Giờ chính tả hôm nay các em nghe và viết đoạn Ngôi nhà chung và làm bài tập chính tả phân biệt l/n, v/d

2. Các họat động chính :

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe – viết bài chính tả (20 phút) ( Tích hợp KNS )

* Mục tiêu: Giúp học sinh nghe – viết đúng bài chính tả vào vở.

* Cách tiến hành:

  Chuẩn bị:

- Đọc toàn bài viết chính tả.

- Yêu cầu 2 – 3 HS đọc lại bài viết.

- Hướng dẫn HS nhận xét. Hỏi:

+ Ngôi nhà chung của dân tộc là gì

+ Những việc chung mà tất cả các dân tộc là phải làm gì?

- Cho HS tìm từ khó

- Hướng dẫn viết bảng con những chữ dễ viết sai

 Viết chính tả:

- Đọc cho HS viết bài vào vở.

- Theo dõi, uốn nắn.

- Chấm 7 bài và nhận xét bài viết của HS.

- Yêu cầu HS tự chữa lỗi bằng bút chì.

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập (10 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết thực hiện tốt các bài tập theo yêu cầu.

* Cách tiến hành:

Bài tập 2: Phần b: Điền vào chỗ trống v hay d

- Cho HS nêu yêu cầu của đề bài.

- Cho 2 đội thi tiếp sức

- Nhận xét, chốt lại

- Cho HS đọc lại

Bài 3: Đọc và chép lại câu văn (dành cho học sinh khá, giỏi làm thêm)

- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Mời vài HS đứng lên đọc câu văn.

- Nhận xét, chốt lại

 

docx 115 trang ducthuan 06/08/2022 1810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 32 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Bông Sao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 15 tháng 6 năm 2020
 Tập đọc - Kể chuyện tuần 32 
Tiết 63:Người Đi Săn Và Con Vượn
(Tích hợp KNS + MT)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Hiểu nội dung, ý nghĩa: giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường. 
	2. Kĩ năng : Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3; 4; 5 trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa theo tranh minh họa trong sách giáo khoa.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Lưu ý: Riêng học sinh khá, giỏi biết kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Xác định giá trị; Thể hiện sự cảm thông; Tư duy phê phán; Ra quyết định.
- Phương pháp: Thảo luận. Trình bày 1 phút.
* MT: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con) trong môi trường thiên nhiên (trực tiếp).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:	
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc TL bài Hát trồng cây và trả lời câu hỏi?
- Cây xanh mang lại lợi ích gì cho con người?
-Hạnh phúc trồng cây là gì?
-Những từ ngữ nào được lập đi lập lại trong bài thơ? Cách lập ấy có tác dụng gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta học về cái chết thương tâm của vượn mẹ , tình yêu con trước khi vượn mẹ chết, sự ăn năn của người thợ săn qua bài: Người đi săn và con vượn.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc (22 phút).
* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới.
* Cách tiến hành:
- Hát đầu tiết.
- 3 em thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Nêu lại tên bài học.
- Đọc mẫu bài văn.
- Cho HS xem tranh minh họa.
- Cho HS luyện đọc từng câu.
- Cho HS chia đoạn.
- Mời HS đọc từng đoạn trước lớp và hướng dẫn đọc câu dài.
- Giúp HS giải thích các từ mới: tận số, nỏ, bùi ngùi.
- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm đôi.
- Gọi một số HS thi đọc.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (18 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
* Cách tiến hành:
+ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
+ Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì?
+ Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm?
+ Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì?
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm theo yêu cầu thể hiện của bài đọc.
* Cách tiến hành:
- Đọc diễn cảm đoạn 2.
- Mời 1 HS đọc lại.
- Cho 4 HS thi đọc đoạn 2. 
- Gọi HS đọc cả bài.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
d. Hoạt động 4: Kể chuyện (15 phút)
* Mục tiêu: Nhìn tranh kể lại nội dung câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh. Và tóm tắt nội dung bức tranh.
- Gọi 1 HS kể mẫu đoạn 1.
- Yêu cầu từng cặp HS kể.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS kể hay, tốt. 
- Đọc thầm theo
- Xem tranh minh họa.
- Đọc tiếp nối từng câu.
- Chia đoạn
- Đọc tiếp nối đoạn theo hướng dẫn của GV 
- 3 HS giải thích từ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS thi đọc.
HS đọc thầm và TLCH
- Lắng nghe.
- 1HS đọc.
- 4HS thi đọc diễn cảm đoạn 2.
- 1 HS đọc cả bài.
- Nhận xét.
- Quan sát tranh 
- 1HS kể đoạn 1.
- Từng cặp HS kể chuyện.
- 2 HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học.
* MT: Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa trong môi trường thiên nhiên.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau: “Cuốn sổ tay ”
-GV nhận xét tiết học
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
.....................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai ngày 15 tháng 6 năm 2020
 Toán tuần 32 
Tiết 155:Luyện Tập Chung
	(Tích hợp KNS )	
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết đặt tính và nhân (chia) số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số. 
	2. Kĩ năng: Biết giải bài toán có phép nhân (chia). Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập 
- Đặt tính rồi tính 43760: 3
- Sửa bài 2/ 164
 Giải 
Ta có: 10 250 : 3 = 3416 (dư 2 )
Vậy 10 250m vải may được nhiều nhất 3416 bộ quần áo và còn thừa 2 m vải.
Đáp số: 3416 bộ quần áo và thừa 2m.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tiếp tục rèn kĩ năng toán 
2. Các hoạt động chính:
- Học sinh hát đầu tiết.
- 3 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Ôn tập phép nhân, chia (8 phút) (Tích hợp KNS + MT)
* Mục tiêu: Giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính 
* Cách tiến hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở 
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- Chốt lại. 
b. Hoạt động 2: Ôn toán giải (17 phút)
* Mục tiêu: Củng cố về giải toán có lời văn. 
* Cách tiến hành: 
Bài 2: Toán giải
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở 1 HS lên bảng sửa bài.
Tóm tắt:
	Nhà trường mua	: 105 hộp bánh
	1 hộp	: 4 cái bánh
	1 em được	: 2 cái bánh
	Hỏi	: có bạn nhận bánh?
- Nhận xét, chốt lại 
Bài 3: Toán giải
- Mời HS đọc yêu cầu bài toán.
- Yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích hình CN?
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài.
Tóm tắt:
	Chiều dài	: 12 cm
	Chiều rộng	: 1 phần 3 chiều dài
	Diện tích	: cm2?
- Nhận xét, chốt lại
Bài 4: Toán giải (dành cho HS khá giỏi làm thêm)
- Mời HS đọc yêu cầu bài 
- Cho HS học nhóm đôi.
- Gọi các nhóm trình bày
- Nhận xét, chốt lại
- Hướng dẫn thêm bằng sơ đồ để HS dễ hiểu
- Kết quả: Các ngày chủ nhật là: 1; 8; 15; 22; 29
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm vào vở 
- 4 HS lên bảng làm bài và nêu cách thực hiện phép tính.
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở, 1 HS lên sửa bài 
Bài giải
Số bánh mì trường đã mua là:
4 x 105 = 420 (cái)
Số bạn được nhận bánh mì là:
420: 2 = 210 (bạn)
Đáp số: 210 bạn.
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu bài toán.
- 2 HS nêu
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
12: 3 = 4 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
12 x 4 = 48 (cm2)
Đáp số: 48cm2.
- Cả lớp nhận xét
- Đọc yêu cầu bài toán.
- Học nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhóm khác bổ sung
CN CN CN CN CN
 1 8 15 22 29
HS đọc lại kết quả
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.Bài toán liên qua đến việc rút về đơn vị ( tiếp theo) 
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
 Thực hiện CV 1125 ( không làm bài tập 4 trang 165, không làm bài tập 1 dòng 3
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
................................................................................................................................................
 ..............................................................
Thứ ba ngày 16 tháng 6 năm 2020
 Chính tả tuần 32 
Tiết 63: Nghe - Viết Ngôi Nhà Chung
Phân biệt l/n; v/d
( Tích hợp KNS )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
2. Kĩ năng : Làm đúng Bài tập (2) a/b hoặc Bài tập (3) a/b hoặc Bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; yêu thích sự trong sáng, đa dạng của tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ ( mê say, rung, lay lay , bóng mát )của tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá chung.
- Giới thiệu bài mới: Giờ chính tả hôm nay các em nghe và viết đoạn Ngôi nhà chung và làm bài tập chính tả phân biệt l/n, v/d
2. Các họat động chính :
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe – viết bài chính tả (20 phút) ( Tích hợp KNS )
* Mục tiêu: Giúp học sinh nghe – viết đúng bài chính tả vào vở.
* Cách tiến hành:
- Hát đầu tiết.
- Học sinh viết bảng con.
- Nhắc lại tên bài học.
 F Chuẩn bị:
- Đọc toàn bài viết chính tả.
- Yêu cầu 2 – 3 HS đọc lại bài viết.
- Hướng dẫn HS nhận xét. Hỏi:
+ Ngôi nhà chung của dân tộc là gì
+ Những việc chung mà tất cả các dân tộc là phải làm gì?
- Cho HS tìm từ khó
- Hướng dẫn viết bảng con những chữ dễ viết sai
F Viết chính tả:
- Đọc cho HS viết bài vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn.
- Chấm 7 bài và nhận xét bài viết của HS.
- Yêu cầu HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết thực hiện tốt các bài tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài tập 2: Phần b: Điền vào chỗ trống v hay d
- Cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Cho 2 đội thi tiếp sức
- Nhận xét, chốt lại
- Cho HS đọc lại
Bài 3: Đọc và chép lại câu văn (dành cho học sinh khá, giỏi làm thêm)
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Mời vài HS đứng lên đọc câu văn.
- Nhận xét, chốt lại
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc lại bài viết.
- Phát biểu
- HS tìm
- Viết bảng con
- Viết vào vở.
- Soát lại bài.
- Tự chữa lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Hai đội thi tiếp sức: về, dừng, dừng, vẫn, vừa, vỗ, về, vội vàng, dậy, vụt
- Nhận xét
- HS đọc
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Làm bài cá nhân.
- 3 HS đứng lên đọc.
- Nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau: “ Nghe viết: Qùa của đồng nội “
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thực hiện CV 1125 ( Hai bài dạy 1 bài Nghe viết: Ngôi nhà chung , không dạy bài Hạt mưa )
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 16 tháng 6 năm 2020
 Đạo đức tuần 32
Đạo đức Địa phương - tiết 1
TIẾT 32:Vấn Đề Bảo Vệ Môi Trường
( Tích hợp KNS )
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học sinh biết môi trường trong sạch sẽ mang lại cho con người sức khỏe.
	2. Kĩ năng: Học sinh biết bảo vệ môi trường để môi trường không bị ô nhiễm.
3. Thái độ: Học sinh có thái độ phản đối những hành vi phá hoại môi trường sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên trả lời các câu hỏi tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- 3 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra (10phút) ( Tích hợp KNS )
* Mục tiêu: Giúp học sinh trình bày những kết quả đã điểu tra thực tiễn thông qua tranh vẽ.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu lớp vẽ tranh mô tả môi trường nơi em đang sống.
- Mời lần lượt từng em mô tả lại bức tranh môi trường em vẽ.
 + Theo em nơi mình đang sống có phải là môi trường trong sạch không?
 + Em đã tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường sạch đẹp như thế nào? 
- Giáo viên lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có .
b. Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh bày tỏ thái độ đúng đắn trước các hành vi, chuẩn mực đạo đức.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm trao đổi bày tỏ thái độ đối với các ý kiến do giáo viên đưa ra và giải thích.
- Lần lượt nêu các ý kiến thông qua phiếu như trong sách giáo viên.
- Mời đại diện từng nhóm lên trả lời trước lớp trước lớp. 
- Nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm.
* Giáo viên kết luận.
c. Hoạt động 3: Xử lí tình huống (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh xử lí tình huống đúng đắn trước các hành vi, chuẩn mực đạo đức.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận tìm cách xử lí tình huống và sắm vai thể hiện.
+ Tình huống 1: Em và Nam cùng nhau đi dọc bờ suối. Bổng Nam dừng lại, nhặt một vỏ hộp thuốc sâu quẳng xuống sông cho nó trôi bập bềnh. Nam còn nói: ”Nước sạch ở đây chẳng bao giờ bị bẩn đâu, chỗ này bị bẩn rồi sẽ trôi đi chỗ khác, chẳng việc gì phải lo”- Trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?(hoặc nói gì?).
+ Tình huống 2: Mai và An đang đi trên đường phố thì phát hiện 1 chỗ ống nước sạch bị rò rỉ. Nước chảy ra khá nhiều và nhanh. Mai định dừng lại xem xét thì An cau lại: ”Oâi dào, nước này chẳng cạn được đâu. Cậu lo làm gì cho mệt”. Nếu em là Mai em sẽ làm gì?
- Yêu cầu HS trình bày cách xử lí.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút): 
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau: “Vấn Đề Bảo Vệ Môi Trường”
- Lớp làm việc cá nhân, nhớ hình dung lại môi trường nơi mình đang ở để vẽ tranh.
- Lần lượt từng em lên giới thiệu bức tranh của mình trước lớp.
- Tự nêu lên nhận xét về môi trường nơi đang ở
- Giữ vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, tiêu tiểu đúng nơi quy định, 
- Các em khác lắng nghe nhận xét và và bổ sung.
- Bình chọn em vẽ và có những việc làm tốt. 
- Lớp chia ra từng nhóm và thảo luận theo yêu cầu của giáo viên.
- Lần lượt các nhóm cử đại diện lên giải quyết và nêu thái độcủa nhóm mình cho cả lớp cùng nghe.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét ý kiến nhóm bạn.
- Lớp bình chọn nhóm có cách giải quyết hay và đúng nhất.
- Các nhóm thảo luận tìm giải đáp cho từng trường hợp. Chẳng hạn:
+ Trường hợp 1: Giải thích cho Nam rằng làm như thế sẽ làm cho những người ở phía dưới nguồn phải dùng nước ô nhiễm. Như thế là không tốt. Em sẽ cùng Nam vớt hộp lên vứt vào đống rác (nếu không em có thể làm một mình và nhờ cô giáo nhắc nhở bạn Nam).
+ Trương hợp2: Xem chỗ rò rỉ to hay nhỏ. Nếu nhỏ nhờ người bịt lại rồi đi báo cho thợ sữa chữa. Giải thích cho An nghe về sự cần thiết phải tiết kiệm nước.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 16 tháng 6 năm 2020
 . Toán tuần 32 
Tiết 157: Bài Toán Liên Quan Đến Rút Về Đơn Vị (tiếp theo)
(Tích hợp KNS )
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
	2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập 3/165
Chiều rộng hình chữ nhật là:
12 : 3 = 4(cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
12 x 4 = 48 (cm2)
Đáp số: 48 cm2
Bài 4/165
- Nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài mới: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ học dạng toán có liên quann đến việc rút về đơn vị.
2. Các hoạt động chính:
- Học sinh hát đầu tiết.
- 3 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn giải bài toán (8 phút) (Tích hợp KNS )
* Mục tiêu: Giúp HS biết các bước để giải đúng bài toán liên quan đến rút về đơn vị (dạng 2).
* Cách tiến hành:
- Tóm tắt bài toán:
 35l: 7 can
 10l: can
- Hướng dẫn HS lập kế hoạch giải toán.
- Hướng dẫn HS tìm:
+ Số l mật ong trong mỗi can.
+ Tìm số can chứa 10 lít mật ong.
- Hỏi:
+ Muốn tìm mỗi can chứa mấy l mật ong phải làm phép tính gì?
+ Muốn tìm số can chứa 10 lít mật ong phải làm phép tính gì? 
- Nêu cụ thể các bước giải 
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS biết cách vận dụng để giải toán 
* Cách tiến hành:
Bài 1: Toán giải
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Hướng dẫn HS giải toán theo hai bước 
- Yêu cầu HS tự làm, 1 HS làm trên bảng
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét, chốt lại
Bài 2: Toán giải
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán và tự làm.
- Mời 1HS lên bảng sửa bài.
- Nhận xét, chốt lại
Bài 3: Cách nào làm đúng cách nào làm sai
- Mời 1 HS yêu cầu đề bài.
- Chia HS thành 2 nhóm nhỏ. Cho các em chơi trò chơi “Ai nhanh”:
- Yêu cầu: Các nhóm sẽ lên thi làm bài tiếp sức. Trong thời gian 3 phút, nhóm nào làm xong, đúng sẽ chiến thắng.
 - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
- Phát biểu cá nhân
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Thảo luận câu hỏi
- Cả lớp làm bài vào vở, 1HS lên bảng sửa bài.
Bài giải
Số ki-lô-gam đường đựng trong mỗi túi là:
40: 8 = 5 (kg)
Số túi cần để đựng hết 15kg đường là:
15: 5 = 3 (túi)
Đáp số: 3 túi.
- Nhận xét.
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng sửa bài.
- Nhận xét bài của bạn.
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Các nhóm thi làm bài với nhau
- Nhận xét.
	3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau: “ Luyện tập ”
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: 
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
 Thực hiện Công Văn 1125 (không dạy bài 3 trang 166 )
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 16 tháng 6 năm 2020
 Tự nhiên Xã hội tuần 32 
Tiết 64: Ngày Và Đêm Trên Trái Đất
( Tích hợp KNS )
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất. Biết một ngày có 24 giờ.
	2. Kĩ năng: Biết được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (12 phút)
- Hát đầu tiết.
- 2 em lên kiểm tra bài cũ.
- Nhắc lại tên bài học.
* Mục tiêu : Giải thích được tại sao có ngày và đêm. 
* Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 120, 121 và trả lời với bạn các câu hỏi sau : 
- HS nghe.
+ Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được bề mặt của quả địa cầu ?
+ Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
+ Ban ngày.
+ Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
+ Ban đêm.
- (Đối với HS khá giỏi) Tìm vị trí của Hà Nội và La - ha - ba - na trên quả địa cầu (hoặc GV đánh đấu trước hai vị trí đó). 
- Khi Hà Nội là ban ngày thì La - ha - ba – na là ngày hay đêm ? 
- Là đêm, vì La - ha - ba - na cách Hà Nội đúng nửa vòng Trái Đất.
Bước 2 :
- GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
- HS trả lời trước lớp.
- GV hoặc HS bổ sung hoàn thiện câu trả lời.
b. Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm (10 phút)
* Mục tiêu : Biết khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV chia nhóm (số nhóm tuỳ thuộc vào số lượng quả địa cầu chuẩn bị được).
- HS trong nhóm lần lượt làm thực hành như hướng dẫnở phần thực hành trong SGK .
Bước 2 :
- GV gọi một vài HS lên thực hành trước lớp. 
- HS khác nhận xét phần làm thực hành của bạn.
c. Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp (7 phút)
* Mục tiêu: Biết thời gian để Trái đất quay quanh mình nó là một ngày. Biết một ngày có 24 giờ.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : 
- GV đánh dấu một điểm trên quả địa cầu
- GV quay quả địa cầu đúng một vòng theo chiều quay ngược chiều kim đồng hồ (nhìn từ cực Bắc xuống) có nghĩa là điểm đánh dấu trở về vị trí cũ.
- HS theo dõi thao tác của GV.
- GV nói : Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó được qui ước là một ngày. 
Bước 2 : 
- GV hỏi : 
+ Đố các em biết một ngày có bao nhiêu giờ ?
+ Hãy tưởng tượng Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào ? 
- Thì một phần Trái Đất luôn luôn được chiếu sáng, ban ngày sẽ kéo dài mãi mãi ; còn phần kia sẽ là ban đêm vĩnh viễn).
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau: “Năm tháng và mùa ”
@ RÚT KINH NGHIỆM:
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 17 tháng 6 năm 2020
 Tập đọc tuần 32 
Tiết 64: Cuốn Sổ Tay
(Tích hợp KNS )
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức : Nắm được công dụng của sổ tay; biết cách sử dụng đúng: không tự tiện xem sổ tay của người khác. 
	2. Kĩ năng : Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời cac nhân vật. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi
-Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
-Những chi tiết nào nói lên cái chết của vượn mẹ rất thương tâm?
-Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn làm gì?
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: GV treo tranh hỏi Các bạn nhỏ đang tranh luận điều gì?Cuốn sổ tay có tác dụng như thế nào? Chúng ta cùng học bài cuốn sổ tay để biết điều đó.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc (8 phút). (Tích hợp KNS )
* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới
* Cách tiến hành:
- Hát đầu tiết.
- 3 em thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Nêu lại tên bài học.
- Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, có nhịp điệu.
- Cho HS xem tranh minh họa trong SGK.
- Cho luyện đọc từng câu của bài.
- Chi HS chia đoạn
- Yêu cầu HS phát hiện từ khó và hướng dẫn HS đọc
- Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp.
- Cho HS giải thích các từ: trọng tài, Mô-na-cô, diện tích, Va-ti-căng, quốc gia.
- Luyện đọc nhóm đôi
- Yêu cầu vài HS đọc toàn bài.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài bài đọc.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc thầm bài trao đổi và trả lời các câu hỏi
+ Thanh dùng sổ tay để làm gì?
+ Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh?
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm. Câu hỏi:
+ Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn?
- Hãy nói công dụng của cuốn sổ tay
@ Kết luận: Sổ tay là tài sản riêng của từng người, người khác không được tự ý sử dụng. Trong sổ tay, người ta có thể ghi những điều chỉ cho riêng mình, không muốn cho ai biết. Người ngoài tự tiện đọc là tò mò, thiếu lịch sự.
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (7 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm theo cách thể hiện của bài đọc.
* Cách tiến hành:
- Cho các em hình thành các nhóm. Mỗi nhóm 4 HS tự phân thành các vai.
- Yêu cầu các nhóm đọc truyện theo vai.
- Yêu cầu các nhóm thi đọc truyện theo vai
- Nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay.
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh.
- Đọc tiếp nối từng câu.
- HS chia đoạn
- Đọc theo hướng dẫn của GV 
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải thích từ khó.
- HS đọc nhóm đôi
- Vài HS đọc.
- Đọc thầm bài. Thảo luận theo nhóm đôi. 
- Thảo luận nhóm đôi.
- Cá nhân phát biểu. HS khác nhận xét bổ sung
- Phân vai đọc truyện.
- Đọc truyện theo vai
- Các nhóm thi đọc truyện theo vai.
- Nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
-GV nhận xét tiết học 
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau: “Cóc kiện Trời ”
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 17 tháng 6 năm 2020
 Thủ công tuần 32
Tiết 32: Làm Quạt Giấy Tròn (tiết 2)
(Tích hợp KNS )
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết cách làm quạt giấy tròn. 
	2. Kĩ năng: Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* Riêng với học sinh khéo tay, làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Ho

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_32_nam_hoc_2019_2020_tru.docx