Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kĩ năng)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kĩ năng)

1. Kiểm tra bài cũ

- GV cho HS hỏi đáp nhau về các phép tính nhân, chia trong bảng.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Nội dung

HĐ1: Ôn cách tính độ dài đường gấp khúc, chu vi tam giác, tứ giác.

Bài 1:

a. GV yêu cầu HS quan sát hình SGK.

- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?

- Đường gấp khúc ABCD do những đoạn thẳng nào tạo thành, nêu độ dài của từng đoạn thẳng?

- GV và HS chữa bài trên bảng lớp.

- Chốt: độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng tạo thành.

b.

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu bài tập

- GV cho HS nhận biết độ dài các cạnh

- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác

- Yêu cầu HS làm bài

- Nhận xét, chữa bài

- Em có nhận xét gì về chu vi hình tam giác MNP và độ dài đường gấp khúc ABCD

GV: Tam giác MNP chính là đường gấp khúc khép kín nên chu vi tạm giác cũng chính là độ dài đường gấp khúc

- Chốt: Chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài 3 cạnh

Bài 2:

- GV gọi HS xác định yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS dùng thước đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD

- Yêu cầu HS làm bài

- GV chữa bài.

- Nhận xét về độ dài của các cặp cạnh AB và DC, AD và BC

- GV: Hình chữ nhật có hai cặp cạnh bằng nhau

- Chu vi hình chữ nhật = tổng độ dài 4 cạnh.

HĐ2: Nhận dạng hình vuông, tam giác.

Bài 3: (bảng phụ)

- Yêu cầu HS đọc đề

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi

- Nhận xét, chữa bài

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài “ Ôn tập về giải toán”

- HS thực hiện

- HS nêu yêu cầu bài tập

* Ta tính tổng các độ dài của các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc đó

- .AB = 34cm, BC = 12cm, CD = 40cm

- 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở

Đáp án: 86cm

- HS xác định cầu bài tập

- HS quan sát hình trong SGK, đọc độ dài từng đoạn.

- Muốn tính chu vi hình tam giác ta chỉ cần tính tổng độ dài các cạnh (Cùng đơn vị đo).

- Làm nháp, nêu đáp án trước lớp, một HS chữa bài trên bảng lớp.

Đáp án: 86cm

*Chu vi hình tam giác MNP chính là độ dài đường gấp khúc ABCD

- HS xđ yêu cầu BT: Gồm có 2 yêu cầu:

+ Đo độ dài mỗi cạnh của hình chữ nhật.

+ Tính chu vi hình chữ nhật đó.

- HS quan sát hình vẽ sau đó dùng thước thẳng để đo độ dài các cạnh.

- Tự làm bài vào vở.

Đáp án: 10 cm

 

docx 33 trang ducthuan 06/08/2022 1820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2020
TOÁN
Ôn tập về hình học
I. MỤC TIÊU: 
- Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình chữ nhật. Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tam giác. HS làm bài 1,2,3
- Rèn cho HS kĩ năng tính chu vi các hình, tính độ dài đường gấp khúc
- Giáo dục HS yêu môn học.
II. ĐỒ DÙNG 
- Bảng phụ (BT3)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- GV cho HS hỏi đáp nhau về các phép tính nhân, chia trong bảng.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
HĐ1: Ôn cách tính độ dài đường gấp khúc, chu vi tam giác, tứ giác.
Bài 1: 
a. GV yêu cầu HS quan sát hình SGK. 
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?
- Đường gấp khúc ABCD do những đoạn thẳng nào tạo thành, nêu độ dài của từng đoạn thẳng?
- GV và HS chữa bài trên bảng lớp.
- Chốt: độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng tạo thành.
b. 
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu bài tập
- GV cho HS nhận biết độ dài các cạnh
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác
- Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét, chữa bài
- Em có nhận xét gì về chu vi hình tam giác MNP và độ dài đường gấp khúc ABCD
GV: Tam giác MNP chính là đường gấp khúc khép kín nên chu vi tạm giác cũng chính là độ dài đường gấp khúc
- Chốt: Chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài 3 cạnh
Bài 2: 
- GV gọi HS xác định yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS dùng thước đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD
- Yêu cầu HS làm bài
- GV chữa bài.
- Nhận xét về độ dài của các cặp cạnh AB và DC, AD và BC 
- GV: Hình chữ nhật có hai cặp cạnh bằng nhau
- Chu vi hình chữ nhật = tổng độ dài 4 cạnh.
HĐ2: Nhận dạng hình vuông, tam giác.
Bài 3: (bảng phụ)
- Yêu cầu HS đọc đề
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- Nhận xét, chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài “ Ôn tập về giải toán”
- HS thực hiện
- HS nêu yêu cầu bài tập 
* Ta tính tổng các độ dài của các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc đó
- .AB = 34cm, BC = 12cm, CD = 40cm
- 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở 
Đáp án: 86cm
- HS xác định cầu bài tập
- HS quan sát hình trong SGK, đọc độ dài từng đoạn.
- Muốn tính chu vi hình tam giác ta chỉ cần tính tổng độ dài các cạnh (Cùng đơn vị đo).
- Làm nháp, nêu đáp án trước lớp, một HS chữa bài trên bảng lớp.
Đáp án: 86cm
*Chu vi hình tam giác MNP chính là độ dài đường gấp khúc ABCD
- HS xđ yêu cầu BT: Gồm có 2 yêu cầu:
+ Đo độ dài mỗi cạnh của hình chữ nhật.
+ Tính chu vi hình chữ nhật đó.
- HS quan sát hình vẽ sau đó dùng thước thẳng để đo độ dài các cạnh.
- Tự làm bài vào vở.
Đáp án: 10 cm
*AB = DC = 3cm, AD = BC = 2cm
- HS nêu yêu cầu BT
- HS quan sát vào hình vẽ, thảo luận theo cặp rồi nêu kết quả trước lớp:
+ Có 5 hình vuông 
+ Có 6 hình tam giác.
* HS trình bày bài làm của mình trên bảng lớp theo nhiều cách.
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Chiếc áo len
I. MỤC TIÊU:
1. Tập đọc
- HS đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Đọc đúng các từ: lạnh buốt, lất phất, phụng phịu... 
- Hiểu nghĩa các từ: bối rối, thì thào, lất phất.,..Hiểu: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 )
 2. Kể chuyện
- Dựa vào gợi ý trong SGK, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện. KKHS kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của Lan.
- GD học sinh có lòng yêu thương, nhường nhịn anh, chị, em trong gia đình .
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ (HĐ 1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài: Quạt cho bà ngủ.
+ Cô bé hiếu thảo với bà của mình thế nào?
+ Đặt một câu nói về bạn nhỏ trong bài thơ?
2. Bài mới: 
Tập đọc
HĐ1: Luyện đọc
 - GV đọc mẫu bài: giọng nhẹ nhàng, tình cảm, phân biệt giọng các nhân vật: giọng mẹ: bối rối khi nói với Lan, cảm động khi nói với Tuấn; giọng Lan: phụng phịu, làm nũng; giọng Tuấn: nhỏ thì thào nhưng dứt khoát.
- Đọc từng câu
- GV yêu cầu đọc từng câu.
- HS đọc
 + Chăm sóc bà khi bà bị ốm: quà cho bà, ....
 +HS đặt câu theo yêu cầu.
 - HS nghe
- HS đọc nối tiếp từng câu. Phát hiện từ khó đọc: lạnh buốt, lất phất, phụng phịu v.v 
- Đọc từng đoạn trước lớp (BP)
- Hướng dẫn đọc đoạn, ngắt câu văn dài: áo có dây kéo ở giữa, /lại gió lạnh/
hoặc phất//
- GV nhận xét
+ Giải nghĩa: thì thào, bối rối (SGK)
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Các nhóm thi đọc
- Đọc cả bài.
- Tuyên dương những em đọc hay
- HS nối tiếp đọc đoạn và luyện đọc câu văn dài. 
- HS nghe, HS đặt câu với từ: thì thào, bối rối.
- HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn trong nhóm.
 * KKHS đọc theo lời của từng nhân vật. 
- Các nhóm thi đọc trước lớp
- HS đọc cá nhân. Cả lớp đọc thầm
HĐ 2. Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi trong bài
Đoạn 1: Chiếc áo đẹp.
+ Mùa đông năm nay có gì đặc biệt?
+ Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào ?
Đoạn 2: Dỗi mẹ.
+ Vì sao Lan dỗi mẹ ? 
Đoạn 3: Nhường nhịn.
+ Anh Tuấn nói với mẹ những gì ?
+ Tuấn là người như thế nào?
Đoạn 4: Hối hận.
+Vì sao Lan ân hận?
- Thảo luận nhóm 4, sau đó hỏi đáp trước lớp
+ Mùa đông đến sớm.
+ Áo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ, ...
- HS đọc to đoạn 2
+ Vì mẹ nói chiếc áo của Hòa đắt mẹ không đủ tiền mua cho Lan ...
- HS đọc đoạn 3.
+ Mẹ hãy dành hết tiền mua áo cho em Lan con không cần thêm áo.
+ Tuấn là người anh biết nhường nhịn em.
- HS đọc thầm đoạn 4
+ Vì Lan nhận ra mình ích kỉ, không biết quan tâm tới anh, không biết thông cảm với mẹ.
+ Tìm một tên khác cho truyện ? 
+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
+ Các em có bao giờ đòi mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm bố mẹ phải lo lắng không?
- GVKL: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.
- Anh trai và em gái. ( Cô em gái...)
- Anh chị em phải biết quan tâm, thông cảm với nhau, nhường nhịn nhau,yêu thương nhau.
+ Anh chị, em trong gia đình cần phải biết thương yêu, nhường nhịn nhau.
- HS nêu
HĐ3. Luyện đọc lại 
- Treo bảng phụ, hướng dẫn đọc phân vai đoạn 3 
- Tổ chức luyện đọc theo nhóm 
Kể chuyện
1. Nêu nhiệm vụ
2.Hướng dẫn kể
- HS đọc phân vai.
- HS đọc theo nhóm 4
- Thi đọc giữa các nhóm.
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện theo gợi ý và kể theo lời của Lan.
+ Khi kể câu chuyện bằng lời của Lan em cần chú ý điều gì khi xưng hô?
- Kể mẫu đoạn 1.
- GV gọi HS nhận xét về: Nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện.
-Yêu cầu HS tập kể lại từng đoạn truyện theo gợi ý
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp
3. Củng cố, dặn dò:
+ Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì ?
- GV nhận xét tiết.
- 2 HS đọc to gợi ý.
- Xưng hô là tôi (mình, em)
* 1 HS kể mẫu đoạn 1
- Lớp nghe, nhận xét
- HS kể theo nhóm 4
- HS tiếp nối nhau thi kể đoạn 1,2,3,4.
- Dưới lớp nghe bạn kể bình chọn bạn kể hay, sáng tạo
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bệnh lao phổi
I. MỤC TIÊU:
+ Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi
+ Nêu được nguyên nhần từ đó nêu được những việc nên làm và không nên làm để đề phòng bệnh lao phổi
+ Biết nói với bố mẹ khi bản thân có dấu hiệu bị mắc bệnh về đường hô hấp để được đi khám và chữa bệnh kịp thời
+ Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi bị bệnh
- Rèn kĩ năng phòng tránh bệnh
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn sức khoẻ
 II. ĐỒ DÙNG:
- Các bức tranh in trong SGK được phóng to (HĐ2, HĐ1)
- Bảng phụ (HĐ3)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các bệnh đường hô hấp thường gặp?
- Nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
HĐ1: Nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi
- Yêu cầu HS quan sát hình 1,2 3, 4, 5 vầ tìm hiểu nội dung từng hình 
+ Các hình trên có mấy nhân vật? 
- Gọi HS đọc lời thoại giữa bác sĩ và bệnh nhân
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
+ Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là gì?
GV: vi khuẩn có tên là vi khuẩn Cốc - Tên bác sĩ Rô-be- Cốc - người phát hiện ra vi khuẩn này. Những người ăn uống thiếu thốn, làm việc quá sức thường dễ bị vi khuẩn lao tấn công và nhiễm bệnh
+ Bệnh lao phổi có biểu hiện như thế nào?
+ Bệnh lao phổi lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào?
+ Bệnh lao phổi có tác hại gì?
HĐ2: Những việc không nên làm và nên làm
- GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7, 8, 9, 10, 11 và kết hợp với liên hệ thực tế thảo luận nhóm các câu hỏi:
+ Kể ra những việc làm và hoàn cảnh khiến ta dễ mắc bệnh lao phổi?
+ Kể ra những việc làm và hoàn cảnh giúp ta tránh bệnh lao phổi?
- GV chốt và nói thêm: Vi khuẩn lao có khả năng sống rất lâu ở nơi tối tăm. Chỉ sống 15 phút dưới ánh sáng mặt trời. Vì vậy phải mở cửa để ánh sáng mặt trời chiếu vào
- Yêu cầu HS liên hệ:
+ Em và gia đình cần làm gì để đề phòng bệnh lao phổi
- GV HD HS rút ra KL sgk
HĐ3: Tổ chức trò chơi: Đóng vai
- GV HD cách chơi: Nhận tình huống và đóng vai xử lý tình huống
- GV treo bảng phụ có ghi 2 tình huống lên bảng, gọi HS đọc
- Giao 2 nhóm 1 tình huống:
1. Nếu bị bệnh em sẽ nói gì với mẹ để bố mẹ đưa đi khám bệnh?
2. Khi đưa đi khám bệnh em sẽ nói gì với bác sĩ?
- Gọi các nhóm lên trình diễn
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:	
- Nguyễn nhân gây ra bệnh lao phổi là gì?
- Về nhà thực hiện phòng bệnh lao phổi
- Học bài, chuẩn bị bài: “Máu và cơ quan tuần hoàn”
- 2 HS nêu: Bệnh viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản.
- HS quan sát các hình và tìm hiểu nội dung của từng hình
- Có 2 nhân vật: Bác sĩ &bệnh nhân
- 2 HS đọc lời thoại trên các hình: 1 vai bác sĩ; 1 vai bệnh nhân
- Bệnh lao phổi do vi khuẩn gây ra
- Ăn không thấy ngon miệng, người gầy đi và hay sốt nhẹ vào buổi chiều. Nặng thì ho ra máu, có thể bị chết nếu không chữa trị kịp thời
- Qua đường hô hấp
* Làm cho sức khoẻ con người bị giảm sút, tốn kém tiền của để chữa bệnh và còn dễ làm lây cho những người trong gia đình và những người xung quanh nếu không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc có thói quen khạc nhổ bừa bãi...
- HS chia làm nhóm 4 để thảo luận
*Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Người hút thuốc lá và người thường xuyên hít phải khói thuốc lá do người khác hút, lao động quá sức, ăn uống không đủ chất, nhà cửa chật chội, ẩm thấp tối tăm, không gọn gàng VS....
- Tiêm phòng, làm việc nghỉ ngơi điều độ, nhà ở sạch sẽ, thoáng mát luôn được chiếu ánh sáng, không khạc nhổ bừa bãi
- Nghe GV giảng
- 4- 5 HS trả lời câu hỏi
+ Tiêm phòng, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi làm việc điều độ, VS nhà cửa gọn gàng, thoáng mát, luôn có ánh sáng mặt trời chiếu vào,...
- HS nhắc lại nội dung phần Bạn cần biết.
- Lắng nghe.
- HS đọc 2 tình huống, nhận 1 trong 2 tình huống trên và trả lời, phân vai, bàn xem mỗi vai sẽ nói gì. Tập thử trong nhóm.
- VD: Mẹ ơi! Dạo này con hay hô mệt, ăn không ngon, bố mẹ đưa con đi khám bệnh...
- Các nhóm giới thiệu vai và trình diễn
- Nhận xét nhóm bạn. Bình bầu nhóm diễn hay, khéo, xử lý đúng 
- Là do một loại vi khuẩn gây ra.
CHÍNH TẢ
Nghe - viết: Chiếc áo len
I. MỤC TIÊU:
- Nghe và viết lại chính xác đoạn: “Nằm cuộn tròn hai anh em” trong bài Chiếc áo len. Phân biệt tr/ch. Điền đúng và học thuộc tên 9 chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái
- Rèn cho HS kĩ năng nghe, viết. Phân biệt tr/ch.
- Giáo dục HS ý thức viết nhanh, viết đẹp, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ (BT3) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng, GV đọc cho HS viết: xào xạc, củ sả, xinh xắn, sinh đẻ
- Nhận xét.
2. Bài mới
HĐ1: Hướng dẫn HS viết chính tả
- GV đọc mẫu đoạn văn Chiếc áo len
- Yêu cầu 1 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn viết:
+ Vì sao Lan ân hận?
+ Lan mong trời mau sáng để làm gì? 
- HD HS trình bày 
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
+ Lời Lan muốn nói với mẹ được viết như thế nào?
 - HD HS viết từ khó 
+ GV đọc các từ khó cho HS viết vào giấy nháp: cuộn tròn, xin lỗi, xấu hổ,vờ ngủ.
- GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS.
- Yêu cầu HS đọc từ vừa đã tìm được 
- HS viết chính tả 
+ GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu
+ GV đọc HS soát lỗi
- GV thu 7-10 bài nhận xét.
HĐ2: HD HS làm bài tập chính tả 
Bài 2a:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.
- GV kết luận và nhận xét HS.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh.
Bài 3 (bảng phụ)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV chữa bài sau đó HS đọc lại.
- Xóa cột chữ, yêu cầu 1 HS đọc lại, 1 HS lên bảng viết lại.
- Xóa cột tên chữ, yêu cầu 1 HS đọc lại, 1 HS lên bảng viết lại.
- Xóa hết bảng, yêu cầu 1 HS đọc lại, 1 HS lên bảng viết lại.
- Cả lớp viết vào vở 9 chữ và tên chữ theo đúng thứ tự 
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau viết bài: Chị em.
- 3 HS lên bảng, cả lớp viết vào vở nháp.
- HS theo dõi.
- 1HS đọc lại.
* Vì em đã làm cho mẹ phải lo lắng, thấy mình quá ích kỉ....
- Để nói với mẹ rằng hãy mua áo cho cả hai anh em 
- 5 câu.
* HS nêu và giải thích.
- Viết sau dấu hai chấm 
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào giáy nháp.
- HS đọc các từ trên.
- HS nghe đọc viết lại đoạn văn.
- HS đổi vở cho nhau và dùng viết chì để soát lỗi cho nhau.
- 1HS đọc.
- 2HS lên bảng làm bài HS làm vào VBT.
Đáp án: cuộn tròn, chân thật, chậm trễ
*HS đặt câu với các từ trên.
Ví dụ: Hoa luôn là người chậm trễ.
- HS đọc
- 1HS đọc 
- 1HS đọc, 1 HS lên bảng viết
*1HS đọc, 1 HS lên bảng viết
*1HS đọc, 1 HS lên bảng viết
- HS lắng nghe.
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020
TIẾNG ANH
Đ/c Hòa dạy
_____________________________
TIN HỌC
Đ/c Phạm Thảo dạy
_____________________________
TOÁN
Ôn tập về giải toán
I. MỤC TIÊU
- Củng cố cho HS kĩ năng giải toán về nhiều hơn, ít hơn. Giới thiệu bài toán tìm phần hơn (phần kém). HS làm bài 1, 2, 3.
- Rèn cho HS kĩ năng giải toán.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ.
II. ĐỒ DÙNG: 
Bảng phụ (BT3a)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra các bài tập của tiết 11.
- Nhận xét, chữa bài cho HS.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài 
b. Bài mới. 
HĐ1: Hướng dẫn ôn tập bài toàn về nhiều hơn, ít hơn. 
Bài 1 : - Gọi HS đọc về bài. 
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán rồi giải. 
- Yêu cầu HS nêu cách giải.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và nhận xét bài cho HS. 
- Chốt: Số lớn= số nhỏ + phần nhiều hơn
Bài 2 : - Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hỏi : 
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
+ Số xăng cửa hàng bán được ở buổi chiều là số lớn hay số bé?
- Hướng dẫn HS về sơ đồ bài toán. 
- Yêu cầu HS nêu hướng giải.
- Yêu cầu HS giải.
- Chữa bài và nhận xét cho HS. 
- Chốt: Số bé= số lớn – phần ít hơn
HĐ2: Giới thiệu bài toán tìm phần hơn (phần kém)
Bài 3a (Bảng phụ)
- Gọi 1 HS đọc đề bài bài 3, phần a.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và phân tích đề bài?
+ Hàng trên có mấy quả cam?
+ Hàng dưới có mấy quả cam?
+ Vậy hàng trên có nhiều hơn hàng dưới bao nhiêu quả cam?
+ Em làm như thế nào để biết hàng trên có nhiều hơn hàng dưới 2 quả cam?
+ Bạn nào có thể đọc câu lời giải của bài toán này?
- Gọi HS lên bảng trình bày lời giải
- Kết luận: Đây là dạng toán tìm phần hơn của số lớn so với số bé. 
+ Để tìm phần hơn của số lớn hơn so với số bé ta lấy số lớn trừ đi số bé. 
- Nêu bài toán: Hàng trên có 7 quả cam, hàngdưới có 5 quả cam. Hỏi hàng trên có ít hơn hàng dưới bao nhiêu quả cam?
+ Vì sao em biết hàng dưới có ít hơn hàng trên 2 quả cam. 
- Hãy đọc câu lời giải của bài toán này.
- Trình bày lời giải sau đó rút ra kết luận. Đây là bài toán tìm phần kém của số bé so với số lớn. Để giải bài toán này chúng ta cũng thực hiện phép trừ số lớn cho số bé.
Bài 3b: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài 
- Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ cho HS và yêu cầu HS viết lời giải.
- Gọi 1 HS nhận xét, bổ sung
- GV chữa bài, nhận xét.
=>Chốt: Đây là dạng toán"hơn kém nhau một số đơn vị"; Để tìm phần hơn của số lớn so với số bé, ta lấy số lớn trừ đi số bé
3. Củng cố, dặn dò :
- Để tìm phần hơn của số lớn so với số bé, ta làm gì?
- Chuẩn bị bài “ Xem đồng hồ” 
- HS làm bài trên bảng. 
- HS đọc : 
- Tóm tắt : 
230 cây
90 cây
? cây
Đội Một : 	 	
Đội Hai : 
*HS nêu cách giải
- 1HS lên bảng, cả lớp làm vào vở Đáp số : 320 cây
- HS đọc 
- HS trả lời :
+ Bài toán thuộc dạng toán về ít hơn
+ Là số bé.
HS tóm tắt bằng sơ đồ
128 l
? l
635 l
Sáng :
Chiều:
*HS nêu hướng giải
- 1HS lên bảng, cả lớp làm vào vở Đáp số : 507 l xăng.
- HS đọc.
+ Hàng trên có 7 quả cam.
+ Hàng dưới có 5 quả cam.
+ Hàng trên có nhiều hơn hàng dưới
2 quả cam. 
*Em thực hiện phép tính : 7 – 5 =2
- HS đọc : Số cam hàng trên nhiều
hơn số cam hàng dưới là (hoặc: hàng trên có nhiều hơn hàng dưới số cam là):
 Bài giải 
 Số cam ở hàng trên nhiều hơn số cam ở hàng dưới là :
 7-5=2 (quả)
 Đáp số : 2 quả cam.
HS trả lời:
+ Vì : 7 – 5 = 2
+ Vì đã biết hàng trên nhiều hơn hàng dưới 2 quả cam nên có thể thấy ngay là hàng dưới ít hơn hàng trên 2 quả cam. 
- Hàng dưới có ít hơn hàng trên số cam là (hoặc: số cam hàng dưới ít hơn hàng trên là) 
- 1HS đọc
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 
19 bạn
? bạn
16 bạn
Tóm tắt : 
Nữ :
Nam: 
Bài giải
 Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là:
19 – 16 = 3 (bạn)
 Đáp số : 3 bạn.
- Ta lấy số lớn trừ đi số bé
ĐẠO ĐỨC
Giữ lời hứa (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. 
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
II. ĐỒ DÙNG :
- Tranh minh hoạ (HĐ1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài cũ:
- Kể những việc em đã làm được để thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
- HS kể
- Nhận xét
2. Bài mới:
HĐ1: Thảo luận câu chuyện “Chiếc vòng bạc”
- Gv kể chuyện (vừa kể vừa minh hoạ bằng tranh )
- Y/c HS thảo luận,trả lời các câu hỏi:
+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa?
+ Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?
- Việc làm của Bác thể hiện điều gì?
- Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì? 
- Thế nào là giữ lời hứa? 
- Người biết giữ lời hứa được mọi người đánh giá như thế nào?
- GVKL:
+ Tuy bận rất nhiều công việc nhưng Bác Hồ không quên lời hứa với một em bé, dù đã qua một thời gian dài. Việc làm của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục.
+ Qua câu chuyện trên, ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác, người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo.
HĐ2: Xử lý tình huống.
- Gv chia lớp thành các nhóm giao cho mỗi nhóm 1 tình huống của bài tập 2.
- GV hỏi thêm:
 + Em có đồng tình với cách giải quyết của các nhóm không? Vì sao?
+ Theo em, Tiến sẽ nghĩ gì khi không thấy Tâm sang nhà mình học như đã hứa. Hằng sẽ nghĩ gì khi Thanh không dán trả lại truyện và xin lỗi.
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm đôi trả lời.
 - Bác vẫn giữ lời hứa mua cho em bé chiếc vòng bạc
- Mọi người cảm động rơi nước mắt
- Bác là người luôn giữ chữ tín
- ta cần phải giữ lời hứa
*HS trả lời theo ý hiểu
- Được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo.
- HS thảo luận theo nhóm. 
*Đại diện các nhóm trình bày
- Hs lần lượt nêu ý kiến.
 + Tiến, Hằng sẽ không cảm thấy không vui, không hài lòng, không thích. Có thể mất lòng tin khi bạn không giữ lời hứa với người khác
+ Cần làm gì khi không thể thực hiện lời hứa với ngưới khác
- GV kết luận
HĐ3: Tự liên hệ
 - Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân: 
+ Vừa qua em có hứa với ai điều gì không? Có thực hiện được điều đã hứa chưa? vì sao?
 + Em cảm thấy như thế nào khi đã thực hiện được lời hứa?
 - Gv nhận xét khen ngợi đồng thời nhắc nhở những HS chưa biết giữ lời hứa với người khác.
3. Củng cố dặn dò: 
- Thế nào là giữ lời hứa?
- Hướng dẫn thực hành: Thực hiện giữ lời hứa với mọi người, sưu tầm các tấm gương giữ lời hứa.
 - Chuẩn bị bài “Giữ lời hứa (tiết 2)”
 + Khi vì một lý do nào đó em không thể thực hiện được lời hứa với người khác, em cần phải xin lỗi họ và giải thích rõ lý do để họ hiểu và thông cảm cho ta. 
 - HS tự liên hệ bản thân, lần lượt nói trước lớp.
 - HS cả lớp theo dõi và nhận xét việc làm của bạn.
- HS nêu
- Trải nghiệm: HS thực hiện giữ lời hứa với bạn, với bố mẹ, với thầy cô... trong học tập và sinh hoạt hàng ngày 
TẬP VIẾT
Ôn chữ hoa B
I. MỤC TIÊU
- Củng cố cho HS cách viết chữ hoa B
- Rèn cho HS kĩ năng: 
+ Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa B, T, H
+ Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Bố Hạ và câu ứng dụng :
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
+ Viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
- Giáo dục HS ý thức viết đẹp, rèn vở sạch chữ đẹp
II. ĐỒ DÙNG
- Mẫu chữ viết hoa B, T, H (HĐ1)
- Tên riêng và cụm từ ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp (HĐ1)
III. CÁC HOẠT ĐỌNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS viết các từ: Âu Lạc, Ăn quả
- Nhận xét.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn HS viết vào giấy nháp 
Hướng dẫn viết chữ hoa
- Yêu cầu HS đọc tên riêng và câu ứng dụng trong bài và hỏi: Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Cho HS quan sát lại chữ hoa mẫu B, T, H và yêu cầu HS nhắc lại quy trình viết các chữ này (đã học ở lớp 2).
- Viết lại mẫu cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
Hướng dẫn viết từ ứng dụng
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
- Bố Hạ là một xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, ở đây có giống cam ngon nổi tiếng.
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Bố Hạ. 
GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Gọi HS nêu ý nghĩa câu tục ngữ.
- Giải thích: Câu tục ngữ mượn hình ảnh cây bầu và bí là những cây khác nhau nhưng leo trên cùng một giàn để khuyên chúng ta phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
- Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
- Yêu cầu HS viết các chữ Bầu, Tuy vào bảng con. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS. 
HĐ2 : Hướng dẫn viết vào vở Tập viết 
- GV yêu cầu HS tự viết vào vở tập viết
- GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Thu và nhận xét 5 đến 7 bài.
3. Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS nêu lại quy trình viết chữ B
 - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 
- Dặn HS học thuộc câu ứng dụng, chuẩn bị bài sau: Ôn chữ hoa C.
- 3HS lên bảng, cả lớp viết vào giấy nháp.
- Có các chữ viết hoa B, T, H 
* 3 HS trả lời, mỗi HS nêu quy trình viết của 1 chữ. Cả lớp theo dõi.
- Theo dõi, quan sát.
- 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào giấy nháp
- 2 HS đọc: Bố Hạ.
- Các chữ B, H có chiều cao 2 li rưỡi, các chữ ô, a cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- 3 HS đọc 
*HS nêu.
- Các chữ B, T, h, g, b, k, y cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- HS viết theo yêu cầu : 
+ 1 dòng chữ B cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ H, T cỡ nhỏ.
+ 1 dòng Bố Hạ, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
*HS viết nhanh và đẹp
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2020
TẬP ĐỌC
Quạt cho bà ngủ
I. MỤC TIÊU
- Biết ngắt đúng nhíp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. 
- Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà( trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc cả bài thơ) 
- Giáo dục HS yêu quý những người thân.
II. ĐỒ DÙNG
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (GTB)
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn học thuộc lòng (HĐ3)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS đọc bài:“Ai có lỗi?” và hỏi về nội dung trong bài.
- Nhận xét 
2. Bài mới
 GV giới thiệu chủ điểm và bài học (HS quan sát tranh)
a. Giới thiệu bài
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Em thấy gì trong tranh?
- Bà yêu quý và chăm sóc các em như thế nào ?
- Bà là người rất yêu thương, quý mến
- HS đọc và trả lời
- HS trả lời: Em bé đang quạt cho bà ngủ
- 2 đến 3 HS phát biểu ý kiến.
các cháu, luôn hết lòng chăm sóc cho các cháu, và chúng ta cũng rất yêu quý bà của mình. Bài tập đọc hôm nay sẽ gúp các em hiểu về tình cảm của một bạn nhỏ đối với bà.
- Ghi tên bài lên bảng.
b. Nội dung
HĐ1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
+ Luyện đọc dòng thơ
- Hướng dẫn đọc từng dòng thơ và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ trong bài.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi.
+ Luyện đọc khổ thơ
- Hướng dẫn đọc từng khổ thơ và giải nghĩa các từ khó.
+ Yêu cầu HS đọc khổ 1 của bài thơ.
+ Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng cho đúng nhịp, ý thơ.
- Hướng dẫn HS đọc các khổ còn lại tương tự như ý 1.
- Khi HS đọc xong đoạn 2, GV cho cả lớp dừng lại để tìm hiểu từ thiu thiu.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một khổ thơ.
+ Luyện đọc bài theo nhóm.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu các em nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trong bài.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
- Tìm câu thơ cho thấy bạn nhỏ rất quan tâm đến giấc ngủ của bà.
- Cảnh vật trong nhà và ngoài vườn như thế nào? 
- GV giảng thêm về hình ảnh ngấn nắng thiu thiu. Đậu trên tường trắng: Ngấn nắng đậu trên tường cũng đang mơ màng, sắp ngủ.
- Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi: Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?
- Bài thơ cho ta thấy tình cảm của bạn nhỏ đối với bà như thế nào ?
Kết luận : Bài thơ cho ta thấy tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn đối với bà. 
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung
HĐ3: Học thuộc lòng bài thơ 
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh cả bài, sau đó yêu cầu HS tự học thuộc lòng bài thơ. 
- Treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, sau đó xoá dần nội dung bài thơ cho HS đọc thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
- Tuyên dương HS đọc tốt HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Em thích nhất khổ thơ nào trong bài thơ ? Vì sao ?
- Tổng kết giờ học
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc: lặng, lim dim, chích chòe, ngắn nắng.
- HS tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi HS đọc hai dòng thơ. Đọc từ đầu cho đến hết. Đọc khoảng 3 lượt.
- Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV. 
- Đọc từng khổ trong bài theo hướng dẫn của GV. 
- HS cả lớp đọc thầm, 1 HS đọc thành tiếng.
* Tập ngắt giọng đúng khi đọc khổ 1.
Ơi/ chích choè ơi!//
Chim đừng hót nữa,/
 Bà em ốm rồi,/
Lặng/ cho bà ngủ.//
- Lần lượt tập đọc các đoạn 2, 3, 4. Chú ý ngắt nhịp khi đọc khổ 4 :
Hoa cam, hoa khế/
 Chín lặng trong vườn,/
 Bà mơ tay cháu/
 Quạt đầy hương thơm.//
- HS đọc chú giải trong SGK
*HS đặt câu với từ thiu thiu.
VD: Lan đang thiu thiu ngủ thì có tiếng động lớn.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Đọc bài theo nhóm, HS cùng nhóm theo dõi và chỉnh sửa cách đọc cho nhau.
- HS luyện đọc theo nhóm 4
- Cả lớp đọc đồng thanh
*1HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Bạn nhỏ đang quạt cho bà ngủ.
- Bạn nhỏ nhắc chích choè chim đừng hót nữa. Lặng cho bà ngủ. Bạn vẫy quạt thật đều và mong bà ngủ ngon bà nhé.
*Trong nhà và ngoài vườn rất yên tĩnh, ngấn nắng ngủ thiu thiu trên tường, cốc chén nằm im, hoa cam, hoa khế chín lặng chỉ có một chú chích chòe đang hót.
- HS thảo luận theo cặp
*Đại diện trả lời:
Bà mơ thấy tay cháu quạt đầy hương thơm vì :
+ Trước khi bà ngủ, cháu đã quạt cho bà, khi bà thiếp đi cháu vẫn quạt cho bà thật đều tay.
+ Vì hoa cam, hoa khế đưa hương vào nhà nên trong giấc ngủ bà vẫn thấy mùi thơm của chúng.
+ Vì cháu vẫn luôn đều tay quạt cho bà, hương hoa cam, hoa khế theo tay của cháu đến với bà nên trong giấc ngủ, bà thấy tay cháu quạt đầy hương thơm.
+ Vì cháu rất yêu quý bà và bà cũng rất yêu cháu...
*Bạn nhỏ rất yêu quý bà của mình.
- HS nhắc lại
- Tự nhẩm và học thuộc lòng bài thơ.
- Đọc thuộc bài thơ theo yêu cầu của GV.
- Từ 3 đến 5 HS thi đọc thuộc lòng theo tinh thần xung phong.
- HS tự do phát biểu ý kiến.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
So sánh. Dấu chấm
I.MỤC TIÊU
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn (BT1). Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó (BT2) .
- Ôn luyện về dấu chấm : Điền đúng dấu chấm vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm (BT3).
- GD ý thức viết câu đủ ý.Yêu Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG: 
Bảng phụ viết BT3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KTBC :- Đặt một câu theo mẫu Ai là gì ?; Chỉ rõ bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?, bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì ? trong câu vừa nêu.
 - HS nêu câu có hình ảnh so sánh.
 - GV nhận xét.
B. Bài mới : 
1.GT bài.
2. HD làm bài tập :
Bài 1 :
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS 
- GV và HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
- Thảo luận theo cặp, điền kết quả vào VBT, nêu đáp án trước lớp.
a. Mắt Bác Hồ được so sánh với vì sao.
b. Hoa xoan nở từng chùm mây.
c. Trời mùa đông - tủ ướp lạnh ; 
Trời mùa hè – bếp lò nung.
d. Dòng sông - đường trăng lung linh dát vàng.
-Em có nhận xét gì về các sự vật đựơc so sánh với nhau ?
- Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
=> KL : Các sự vật đem so sánh với nhau phải có nét tương đối giống nhau. Mục đích so sánh là phải làm cho sự vật đó đẹp thêm lên và câu thơ, câu văn giàu hình ảnh hơn
- Các sự vật đó phải có nét tương đối giống nhau.
- Một số HS nêu.
Bài 2 : Ghi lại những từ chỉ sự so sánh trong những câu trên.
- 1HS đọc yêu cầu BT + lớp đọc thầm
- HS tự tìm rồi ghi vào VBT
- GV: Yêu cầu gạch dưới những từ chỉ sự so sánh trong câu văn, thơ.
+ Mở rộng : Một số từ hay dùng để so sánh : giống như, tựa như, như là, y hệt ...
=> KL : Khi so sánh các sự vật với nhau, ta có thể sử dụng các từ so sánh : như; là; tựa...
4 HS lên bảng làm.
HS chữa bài
- GV yêu cầu HS có thể nêu một câu văn có hình ảnh so sánh trong đó có thể sử dụng các từ so sánh : như, là, tựa, 
Lưu ý: Có trường hợp trong văn, thơ, người ta không sử dụng từ so sánh hoặc thay bằng dấu gạch ngang nhưng chúng ta vẫn hiểu đó là hình ảnh so sánh vì chúng có sự tương đồng với nhau. VD: Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh. (Cây dừa- Trần Đăng Khoa)
- KKHS tự nêu.
Bài 3 : GV treo bảng phụ chép BT

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_3_nam_hoc_2020_2021_chua.docx