Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (hớt hải, khẩn khoản, ). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người mẹ rất yêu con.Vì con, người mẹ có thể làm tất cả (Trả lời được các câu hỏi SGK).

- Cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

 - Thấy được tình cảm của những người mẹ dành cho con cái, từ đó biết trân trọng, yêu thương và kính trọng mẹ.

 - Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,.

II.CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK, bảng phụ viết sẵn câu văn dài.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. 1. Hoạt động khởi động

- Cả lớp hát bài: Mẹ yêu

- Kết nối nội dung với bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- HS hát bài: Mẹ yêu.

- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK

2.Khám phá

2.1 HĐ Luyện đọc

*Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

* Cách tiến hành:

 

docx 30 trang ducthuan 06/08/2022 1120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai ngày 04 tháng 10 năm 2018
Tiết 1: 	SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Tiết 3+4: 	 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT)
NGƯỜI MẸ
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (hớt hải, khẩn khoản, ). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: mấy đêm ròng, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã.
 	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người mẹ rất yêu con.Vì con, người mẹ có thể làm tất cả (Trả lời được các câu hỏi SGK).
- Cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
	- Thấy được tình cảm của những người mẹ dành cho con cái, từ đó biết trân trọng, yêu thương và kính trọng mẹ.
	- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK, bảng phụ viết sẵn câu văn dài. 
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động 
- Cả lớp hát bài: Mẹ yêu
- Kết nối nội dung với bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- HS hát bài: Mẹ yêu.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK
2.Khám phá
2.1 HĐ Luyện đọc 
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
* Cách tiến hành: 
a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lưu ý giọng đọc cho HS. 
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
+ Thần Chết chạy nhanh hơn gió / và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi đâu.//
+ Tôi sẽ chỉ đường cho bà,/ nếu bà ủ ấm tôi.//
+ Tôi sẽ giúp bà, nhưng bà phải cho tôi đôi mắt.// Hãy khóc đi,/ cho đến khi đôi mắt rơi xuống!//
+ Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây ?//
+ Vì tôi là mẹ.// Hãy trả con cho tôi.//
- GV kết hợp giảng giải thêm
d. Đọc toàn bài:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (hớt hải, khẩn khoản, )
- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- 2 HS (M4) nối tiếp nhau đọc toàn bài.
2.2: HĐ tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người mẹ rất yêu con.Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài.
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. 
+ Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
+ Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà?
+ Thái độ của thần chết như thế nào khi nhìn thấy bà mẹ?
+ Người mẹ trả lời như thế nào? 
+ Chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện? 
*GV chốt ND: Câu chuyện ca ngợi người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
- ...Ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm cho nó...
- Bà mẹ khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hóa thành 2 viên ngọc
- Ngạc nhiên không thể hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở
- ...Người mẹ có thể làm được tất cả vì con.... 
- Ý C: Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con.
3. Luyện tập
3.1 HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.
- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.
- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét.
3.2: HĐ kể chuyện 
* Mục tiêu: 
- HS dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai nhân vật: Người dẫn chuyện, Thần Đêm Tối, bụi gai, hồ nước, Thần Chết.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Câu hỏi gợi ý:
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu 
* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Câu chuyện nói về ai?
+ Qua truyện đọc này, em hiểu gì về tấm lòng người mẹ? 
+ Em học được gì từ câu chuyện này?
- Lắng nghe
- Học sinh đọc thầm các câu hỏi trong từng đoạn để tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Luyện kể cá nhân
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời theo ý đã hiểu.
- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- Nhiều Hs trả lời.
4. HĐ vận dụng 
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài: Ông ngoại. 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 5 TOÁN
XEM ĐỒNG HỒ
I. MỤC TIÊU:
	- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.
	- Rèn kỹ năng xem đồng hồ (chủ yếu là xem thời điểm)
	- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, chỉ phút.
- HS: SGK, bộ đồ dùng Toán 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
- Hát bài “Đồng hồ quả lắc”. 
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 
2. Khám phá
* Mục tiêu: Làm quen với đồng hồ và biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 6 (giờ hơn) .
* Cách tiến hành: 
Việc 1: Ôn về thời gian:
 + 1 ngày có bao nhiêu giờ, bắt đầu từ bao giờ và kết thúc vào lúc nào?
+ 1 giờ có bao nhiêu phút?
 Việc 2: Hướng dẫn xem đồng hồ:
 - Quay kim đồng hồ chỉ 8 giờ và hỏi: 
=> GV KLvề cách thức xem thời giờ
(Giờ hơn)
- 1 ngày có 24 giờ, bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau
 - 1 giờ có 60 phút.
3. HĐ Luyện tập
* Mục tiêu: Thực hành xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 6 (giờ hơn). Biết xem đồng hồ điện tử.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Cá nhân - Cả lớp.
+ Đồng hồ a chỉ mấy giờ?
+ Vì sao em biết?
Bài 2: Cá nhân - Cặp đôi – Lớp
- Cho HS làm bài, cặp kiểm tra và báo cáo kết quả.
Bài 3: Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp
+ Các đồng hồ được minh hoạ trong bài tập này là đồng hồ gì?
Bài 4: Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ kết quả trước lớp
+ Đồng hồ a chỉ 4 giờ 5 phút.
+ HS nêu: Kim ngắn chỉ số 4, kim dài chỉ số 1 
- HS thực hành cá nhân trên mô hình đồng hồ trong bộ đồ dùng của mình
- Chia sẻ kết quả trong cặp
- Báo cáo kết quả trước lớp
- Đồng hồ điện tử
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ cặp đôi
- Chia sẻ trước lớp
- HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để thống nhất kết quả, sau đó chia kết kết quả trước lớp 
 2. HĐ vận dụng 
- Về tập xem đồng hồ ở các thời điểm khác nhau. 
- Tìm hiểu cách xem đồng hồ khi kim phút nằm ở vị trí qua số 6 và chưa đến số 12 
Tiết 7 TIN HỌC
Bài 3. Phần mềm và hệ điều hành
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2021
Tiết1 	TOÁN
XEM ĐỒNG HỒ ( TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
	- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 ® 12 và đọc được theo hai cách. Chẳng hạn 8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút .
	- Rèn kỹ năng xem đồng hồ (chủ yếu là xem thời điểm)
	- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề ,NL quan sát,...
* BT cần làm: 1, 2, 4.
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Phấn màu, mô hình đồng hồ
- HS: SGK, bộ đồ dùng toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động 
- Trò chơi: Ai quay đúng?
GV đưa ra các thời điểm: 9h, 9h15, 9h30, 10h5,... 
- Nhận xét, đánh giá kết quả, tuyên dương nhưng em làm đúng và nhanh nhất
- Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng.
- Hát bài: Đồng hồ quả lắc
- HS thi đua quay mô hình đồng hồ chỉ đúng vị trí
- Ghi vở tên bài
2. Khám phá
2.1.HĐ hình thành kiến thức mới 
*Mục tiêu: Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 ® 12 và đọc được theo hai cách (giờ hơn và giờ kém) 
*Cách tiến hành: (Cá nhân - Cả lớp)
- Yêu cầu HS quan sát từng đồng hồ.
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
+ Hướng dẫn đọc cách khác. Em thử nghĩ xem còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9 giờ ?
- Tương tự với đồng hồ 2 và 3
- HS quan sát đồng hồ 1 trong khung.
-	8 giờ 35 phút.
-	25 phút nữa nên đồng hồ chỉ 9 giờ kém 25 phút. Vì vậy có thể nói :
	8 giờ 35 phút hay 9 giờ kém 25 phút
- Đồng hồ thứ hai chỉ 8 giờ 45 phút hoặc 9 giờ kém 15 phút.
- Đồng hồ thứ ba chỉ 8 giờ 55 phút hoặc 9 giờ kém 5 phút.
 3. HĐ Luyện tập 
*Mục tiêu: Rèn kỹ năng xem đồng hồ (chủ yếu là xem thời điểm)
*Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân - Cặp - Cả lớp)
- Cho 1 cặp nói mẫu, Gv sửa cách hỏi và trả lời.
- Các cặp khác làm tương tự với các câu còn lại.
Bài 2: (Cá nhân - Cả lớp)
- Làm trực tiếp trên mô hình đồng hồ
Bài 4: (Cá nhân - Cả lớp)
Bài 3: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em
- HS làm bài cá nhân
- Thực hành nói trong cặp, thay phiên nhau, 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời: VD: Đồng hồ A chỉ mấy giờ?
- Chia sẻ kết quả trước lớp
- HS làm bài cá nhân
- 3 HS chia sẻ kết quả trước lớp (3 ý)
- HS quan sát tranh để tìm ra câu trả lời
- HS tự làm bài và báo cáo hoàn thành
 4. HĐ vận dụng 
- Trò chơi: Mấy giờ rồi? 
- Ghi lịch: Buổi tối em làm gì?
- TBHT lên quay mô hình đồng hồ, cho các bạn bên dưới thi đua nói thời điểm. Ai giơ tay sớm sẽ được nói, ai nói sai sẽ bị phạt hát 1 bài.
- Về nhà thực hành xem đồng hồ ở các thời điểm. 
- Ghi lại các việc làm của mình vào buổi tối (có thời gian cụ thể)
Tiết 2:	 TẬP ĐỌC
ÔNG NGOẠI
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: cơn nóng, luồng khí, lặng lẽ, vắng lặng, loang lổ,...
 	- Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt được lời người dẫn chuyện và lời nhân vật. 
- Hiểu nghĩa các từ trong bài: loang lổ.
 	- Hiểu nội dung bài, hiểu được tình cảm của ông cháu rất sâu nặng. Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông - Người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa của trường tiểu học. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc cả bài thơ).
	- Góp phần phát triển năng lực NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK, bảng phụ viết đoạn 1 và đoạn 4.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- Trò chơi: Con thỏ (Con thỏ - ăn cỏ - chui vào hang thực hiện bằng thao tác )
- GV kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe. 
- Mở SGK.
2.Khám phá
 2.1.HĐ Luyện đọc 
*Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn bài.
* Cách tiến hành :
a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý HS đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng thể hiện tình cảm kính yêu và biết ơn của cháu đối với ông.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó:
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
- Hướng dẫn đọc câu khó: 
+ Trời xanh ngắt trên cao,/ xanh như dòng sông trong,/ trôi lặng lẽ/ giữa những ngọn cây hè phố.//
+ Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy/ là tiếng trống trường đầu tiên,/ âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.//
+ Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học,/ tôi đã may mắn có ông ngoại .// thầy giáo đầu tiên của tôi.//
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (xanh ngắt, vắng lặng, loang lổ, trong trẻo. )
- HS chia đoạn (4 đoạn:
+ Đoạn 1: Thành phố... hè phố.
+ Đoạn 2: Năm nay...thế nào.
+ Đoạn 3: Ông chậm rãi...sau này.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài tập đọc.
2.2. HĐ Tìm hiểu bài 
*Mục tiêu: Hiểu được tình cảm của ông cháu rất sâu nặng. Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông - Người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa của trường tiểu học.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài
*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Thành phố sắp vào thu có gì đẹp?
+ Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào?
+ Tìm một hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn ông dẫn cháu đến thăm trường?
+ Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên? 
*GVKL: Bài đọc nói về tình cảm của ông cháu rất sâu nặng. Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông - Người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa của trường tiểu học.
- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.
- Không khí mát dịu: Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
- Dẫn bạn đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn bạn bọc vở, pha mực, dạy bạn những chữ cái đầu tiên.
- Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo bạn nhỏ tới trường.
- Ông dạy bạn chữ cái đầu tiên, ông là người đầu tiên dẫn bạn đến trường học, nhấc bổng bạn trên tay, cho bạn gõ thử vào chiếc trống trường, nghe tiếng trống trường đầu tiên. 
 - Bạn nhỏ rất yêu quý ông của mình.
3. Luyện tập
3.1: HĐ Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: HS đọc diễn cảm đoạn 1 và 4 trong bài. 
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- Gv đọc đoạn 1 và 4 trong bài.
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn các em ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng đúng ở đoạn 1và 4.
- Gọi 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên.
- Gọi 2 HS thi đọc cả bài.
- Gv cùng cả lớp bình chọn người đọc hay nhất. 
- Nhận xét, tuyên dương học sinh. 
- HS lắng nghe.
- 3 HS thi đọc, cả lớp theo dõi.
- 2 HS thi đọc cả bài
- Nhận xét.
5. HĐ ứng dụng 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm.
- Sưu tầm các bài thơ, bài văn có chủ đề tương tự.
=>Đọc trước bài: Người lính dũng cảm.
Buổi chiều 
Tiết 1	CHÍNH TẢ:
	 CHỊ EM
 I. MỤC TIÊU:
- Chép đúng, không mắc lỗi bài thơ: Chị em
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ăc/oăc; ch/tr.
	- Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu l/n.
	- Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ :	
- GV: Bảng phụ chép nội dung đoạn văn.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
- Hát: “Chị thương em lắm”
- Nêu nội dung bài hát
- Lắng nghe
- Mở SGK
 2. Khám phá
2.1 HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, luyện viết những từ ngữ khó, dễ lẫn, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép
 - GV đọc bài thơ một lượt.
- Người chị trong bài thơ làm những việc gì?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Bài thơ có mấy dòng?
- Bài thơ viết theo thể thơ gì?
- Cách trình bày bài thơ viết theo thể thơ lục bát như thế nào cho đẹp.
- Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?
- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho Hs viết.
- 1 Học sinh đọc lại.
- Chị trải chiếu, buông màn, ru em ngủ, quét thềm, trông gà và ngủ cùng em.
.
- Học sinh nêu các từ: Trải chiếu, lim dim, luống rau, chung lời, hát ru 
- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.
 2.2. HĐ viết chính tả 
*Mục tiêu: 
- Học sinh chép lại chính xác đoạn chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe
- HS viết bài.
 2.3. HĐ chấm, nhận xét bài 
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- Giáo viên chấm nhận xét 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
 3. Luyện tập
3.1 HĐ làm bài tập 
*Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ăc/oăc; ch/tr.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
Bài 2: Điền vào chỗ trống ăc hay oăc
Bài 3a: 
Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch
- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp – Lớp
=>Đáp án: Đọc ngắc ngứ, ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn.
 - Học sinh làm cá nhân
 - Chia sẻ cặp đôi (1 học sinh hỏi, 1 học sinh đáp).
- Chia sẻ kết quả trước lớp
=>Đáp án: chung, trèo, chậu
4. HĐ ứng dụng 
- Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.
- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr
- Sưu tầm các bài thơ hoặc bài hát nói về tình cảm anh chị em, chép lại cho đẹp.
------------------------------------------------------------------------------------------------Tiết 6 ĐỌC THƯ VIỆN
Đọc cá nhân
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 6 tháng 10 năm 2021
Tiết 1: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	- Biết xem giờ ( chính xác đến 5 phút )
 - Biết xác định 1/2, 1/3 của một nhóm đồ vật
 - Giải toán bằng một phép tính nhân.	
 - So sánh giá trị của biểu thức đơn giản.
 - Rèn kĩ năng tính và giải toán.
	- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
* Làm BT 1, 2, 3. 
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Mô hình đồng hồ
- HS: SGK
đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động 
+ Em thức dậy lúc mấy giờ?
+ Em đi học lúc mấy giờ?
+ Em học về lúc mấy giờ?
- Kết nối - Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng.
- Hs đọc lịch buổi tối của mình (đã làm sẵn ở nhà)
- Trả lời 
- Lắng nghe
- Ghi vở tên bài
 2. HĐ Luyện tập 
*Mục tiêu: Biết xem giờ ( chính xác đến 5 phút ). Biết xác định 1/2, 1/3 của một nhóm đồ vật, giải toán bằng một phép tính nhân, so sánh giá trị của biểu thức đơn giản.
*Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân - Cả lớp)
- Làm trên mô hình đồng hồ
Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp)
Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp)
- Câu hỏi gợi mở:
+ Hình nào đã khoanh vào 1/3 số cam? Vì sao?
+ Hình 2 đã khoanh vào một phần mấy số cam? Vì sao?
- Ý b) làm tương tự
Bài 4: Bài tập chờ (dành cho HS hoàn thành sớm)
- GV kiểm tra khi HS báo cáo kết quả, yêu cầu HS giải thích
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ kết quả trước lớp
- HS làm cá nhân
- Chia sẻ kết quả trong nhóm đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
Giải:
Tất cả có số người là:
5 x 4 = 20 ( người )
 Đáp số: 20 người
- HS làm cá nhân
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Hình 1 đã khoanh vào 1/3 số cam vì có tất cả 12 quả cam, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần có 4 quả cam. Hình 1 đã khoanh vào 4 quả cam. 
+ Hình 2 đã khoanh vào ¼ số cam, vì có tất cả 12 quả cam, chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần có 3 quả cam. Hình 2 đã khoanh vào 3 quả cam.
=> Đáp án: Hình 3, hình 4 đã khoanh vào 1/2 số bông hoa.
- HS tự hoàn thành kẻ theo mẫu và báo cáo với GV khi đã hoàn thành.
=> VD: Phép tính 1: Điền dấu lớn hơn, vì 4 x 7 = 28; 4 x 6 = 24, mà 28 > 24.
3. HĐ ứng dụng 
- Về tiếp tục thực hành xem đồng hồ
- Thực hành tìm 1/4 , 1/3 và 1/2 của các số.
Tiết 2	 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
SO SÁNH - DẤU CHÂM
MỤC TIÊU:
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ,văn. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó .
	- Ôn luyện về dấu chấm: điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm 
	- Rèn kỹ năng sử dụng câu và sử dụng dấu câu.
	- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Bảng phụ ghi nội dung BT3, bảng ghi TC Nối đúng – nối nhanh
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động (3 phút):
- Trò chơi: Nối đúng – Nối nhanh
Nối cột A với cột B – Giải thích vì sao?
A
B
Cây cau
Thẳng tắp
Cây bàng
Rực rỡ trong hè
Cây phượng
Nàng công chúa
Cây hoa hồng
Cái ô xanh
- Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.
- HS thi đua nhau nêu kết quả
- Giải thích lý do nối: Vì liên tưởng tới đặc điểm của chúng.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành (28 phút):
*Mục tiêu : Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ,văn. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó. Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm. 
*Cách tiến hành: 
Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
- Đặt câu hỏi chốt từng ý, VD:
+ Ở câu a) có sự vật nào được so sánh với nhau?
+ Vì sao tác giải lại so sánh chúng với nhau?
+ 2 sự vật đó được so sánh với nhau qua từ so sánh nào?
- Các câu khác làm tương tự
Bài 2: (Cá nhân - Lớp)
- Gọi HS nêu là các từ đã từ được.
- Cho HS nêu thêm 1 số từ khác có thể thay thế, ví dụ: tựa như, giống như, giống,...
Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
- Treo bảng phụ ghi nội dung
- 1 HS chia sẻ kết quả trên bảng lớp
- GV chốt kết quả
- HS tự tìm hiểu bài, làm bài cá nhân.
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
-> Mắt – vì sao
-> Đều sáng
- Tựa
- HS tự ghi ra những từ chỉ sự so sánh đã phát hiện ở bài tập 1:
Tựa, như, là,
- HS làm bài cá nhân bằng chì (ra SGK).
- Chia sẻ kết quả trong cặp
- Chia sẻ kết quả trước lớp (1 bạn làm bảng lớp.
- HS đọc lại bài
3. HĐ vận dụng 
- Tìm các hình ảnh so sánh mà em biết (làm miệng)
- Chép lại đoạn văn BT3 theo yêu cầu.
Tiết 3
TIN HỌC
Bài 3. Phần mềm và hệ điều hành(T2)
------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 7 tháng 10 năm 2021
Tiết 1	TOÁN
BẢNG NHÂN 6
I. MỤC TIÊU:
	Bước đầu học thuộc bảng nhân 6. Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân.
	Nắm được quy luật của phép nhân (có một thừa số là 6).
	Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL quan sát,...
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Các tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn.
- HS: SGK, bộ mô hình toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- TC: Truyền điện
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
- HS nối tiếp nhau nêu các phép tính và kết quả của các bảng nhân đã học
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 
2. Khám phá
* Mục tiêu: Bước đầu lập được bảng nhân 6 và học thuộc bảng nhân 6.
* Cách tiến hành: Cá nhân – Cả lớp
- GV lấy và yêu cầu HS lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn.
+ Như vậy 6 chấm tròn được lấy mấy lần? Ta có mấy chấm tròn? Ta viết như thế nào?
- GV ghi bảng.
- Yêu cầu HS lấy 2 tấm bìa - GV lấy gắn bảng.
+ 6 được lấy mấy lần? Ta viết thành phép nhân nào? 
 Thực hiện tương tự với phép nhân:6 x3.
+ Em tính kết quả 6 x 3 như thế nào?
- GV HD HS tính 6 x 3 = 6 x 2 + 6 =18:
+ Hai tích liền nhau của bảng nhân 6 hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
+ Tìm tích liền sau như thế nào?
- Có 2 cách tính trong bảng nhân:
+ Dựa vào phép cộng. 
+ Dựa vào tích liền trước.
- GV cùng HS hoàn thành bảng nhân 6.
- Yêu cầu HS học thuộc bảng nhân 6.
- Yêu cầu học sinh đọc xuôi, đọc ngược -che kết quả - học thuộc tại lớp. 
- GVKL về cách tìm KQ của bảng nhân 6.
- HS lấy một tấm bìa 6 chấm tròn. 
- 6 chấm tròn được lấy 1 lần. 
- Ta viết 6 x1 =6.
- HS thực hiện. 
- 6 được lấy 2 lần. 
6 x 2 = 6 + 6 = 12.
- HS thực hiện theo yêu cầu. 
- HS nêu cách tính:
 6 x 3 = 6 + 6 + 6 = 18
- Học sinh nghe.
- HS lần lượt nêu kết quả từng phép nhân. 
-Thực hiện đọc. 
3. HĐ thực hành 
* Mục tiêu: Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân.
* Cách tiến hành: Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp
Bài 1: 
- Chữa bài, đánh giá.
Bài 2: 
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 3: 
- GV Củng cố 2 tích liền nhau trong bảng nhân.
- HS làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trong cặp.
- Báo cáo kết quả trước lớp:
6 x 4 = 24 6 x 1 = 6
6 x 6 = 36 6 x 3 = 18
6 x 8 = 48 6 x 5 = 30 9 
- HS làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trong cặp.
- Báo cáo kết quả trước lớp:
Số lít dầu trong 5 thùng có là:
5 x 6 = 30 (l)
Đáp số: 30 l dầu
- HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để thống nhất kết quả, sau đó chia kết kết quả trước lớp.
4 HĐ vận
- Học thuộc bảng nhân 6.
- Tìm hiểu bảng chia 6 qua bảng nhân 6.
Tiết 2:	 TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA B
 I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa B, H, T .
- Viết đúng, đẹp tên riêng Bố Hạ và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ:
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
	-Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
	-Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.
	-Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Mẫu chữ hoa B, H, T viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
- HS: Bảng con, vở Tập viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Nhận xét kết quả luyện chữ của HS trong tuần qua. Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng
- Hát: Ở trường cô dạy em thế
- Lắng nghe
- Lắng nghe 
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)
*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
 Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?
- Treo bảng 3 chữ.
- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.
Việc 2: Hướng dẫn viết bảng
- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.
Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng 
- Giới thiệu từ ứng dụng: Bố Hạ
=> Là một xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, ở đây có giống cam ngon nổi tiếng.
+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?
+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
-Viết bảng con
Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Giới thiệu câu ứng dụng.
=> Giải thích: Bầu và bí là những cây khác nhau mọc trên cùng một giàn.Câu tục ngữ mượn hình ảnh cây bầu và bí là khuyên người trong một nước yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Cho HS luyện viết bảng con
- B, H, T 
- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết
- Học sinh quan sát.
- HS viết bảng con: B, H, T 
- Học sinh đọc từ ứng dụng.
- 2 chữ: Bố Hạ
- Chữ B, H cao 2 li rưỡi, chữ ô, a cao 1 li.
- HS viết bảng con: Bố Hạ
- HS đọc câu ứng dụng.
- Lắng nghe.
- HS phân tích độ cao các con chữ
- Học sinh viết bảng: Bầu, Tuy.
3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)
*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
 Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết:
+ Viết 1 dòng chữ hoa B 
+ 1 dòng chữa H, T 
+ 1 dòng tên riêng Bố Hạ
+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ 
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.
- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.
- Chấm nhận xét một số bài viết của HS
- Nhận xét bài viết của HS
- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên
4. HĐ vận dụng
- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.
- Thực hiện quan tâm tới mọi người trong cộng đồng
- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm chia sẻ đùm bọc trong cộng đồng.
Buổi chiều
Tiết 5	TIẾNG VIỆT TĂNG CƯỜNG
Ôn Tiếng Việt:Ôn chính tả 
I- Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả một đoạn trong bài Ai có lỗi? 
- Làm bài tập chính tả trong vở bài tập trắc nghiệm và tự luận
II- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Luyện viết:
- GV chọn đoạn viết, đọc
- Yêu cầu HS đọc bài Ai có lỗi?
- GV yêu cầu HS đọc và tự tìm từ khó, rèn viết ở vở nháp
- GV đọc bài 
- GV đọc bài cho HS viết vào vở
- Chấm và nhận xét
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 5: Điền vào chỗ trống s hay x:
Gọi HS đọc yêu cầu 
b) HS cả lớp làm
Bài 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_3_nam_hoc_2018_2019.docx