Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 29 - Năm học 2021-2022 - Võ Thị Hiền
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Viết đúng chữ hoa và tương đối nhanh chữ hoa X
- Viết đúng tên riêng : Đồng Xuân
- Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
3. Thái độ: Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- GV: Mẫu chữ hoa Đ, X, T viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
- HS: Bảng con, vở Tập viết
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TUẦN 29: Thứ hai ngày 27 tháng 03 năm 2022 Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: - Kể được tên một vài nước mà em biết và chỉ được vị trí của các nước đó trên bản đồ hoặc quả địa cầu. - Viết được tên các nước vừa kể - Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu. 2. Kĩ năng: Ghi nhớ tên các nước và sử dụng dấu câu hợp lí 3. Thái độ: Yêu thích từ ngữ tiếng Việt, có ý thức sử dụng đúng dấu hai chấm 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Bản đồ hoặc quả địa cầu - HS: SGK. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Thời lượng/ND hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút): - Trò chơi: “ Gọi thuyền”: Đặt và TLCH Bằng gì? - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài. - HS hát bài: Trái đất này là của chúng mình - HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của TBHT - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. 2. HĐ thực hành (30 phút): *Mục tiêu : - Kể được tên một vài nước mà hs biết, chỉ được vị trí các nước trên bản đồ hoặc quả địa cầu, viết được tên các nước vừa kể. - Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu *Cách tiến hành: *HĐ 1: Mở rộng vốn từ về các nước Bài tập 1: HĐ cá nhân-> Cả lớp - GV giao nhiệm vụ + Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1. + Yêu cầu Hs cá nhân-> chia sẻ. *GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT - GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng => GV củng cố vốn từ về các nước, giới thiệu đôi nét đặc sắc về một số nước trên thế giới Bài tập 2: HĐ cá nhân -> Cả lớp - GV giao nhiệm vụ + Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài + Làm bài cá nhân + Nhận xét, đánh giá bài làm của HS - GV nhận xét, phân tích chốt lại lời giải đúng. + Tên các nước cần viết như thế nào? - GV lưu ý cách viết một số nước: Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a (Viết hoa chữ cái đầu tiên, sử dụng gạch nối giữa các tiếng) *HĐ 2: Ôn về dấu phẩy Bài tập 3: HĐ nhóm đôi -> Cả lớp - Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 3. - Trao đổi theo nhóm (theo bàn) * GV lưu ý đối tượng HS M1 nhận biết sử dụng dấu câu hợp lí - GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng. =>GV củng cố về cách dùng dấu câu hợp lí trong khi nói và viết. - 2 HS nêu YC BT, lớp đọc thầm. - HS làm bài cá nhân-> chia sẻ: HS nêu các nước và tìm vị trí các nước: Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc,... trên quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới + HS nêu YC BT, lớp đọc thầm. + HS làm bài cá nhân *Dự kiến KQ: + Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức, Bỉ, Thủy Sĩ,... + Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng - HS thảo luận -> chia sẻ bài làm *Dự kiến KQ: a) Bằng những động tác thành thạo, chỉ trong phút chốc, ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột. b) Với vẻ mặt lo lắng, các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li. c) Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen-li đã hoàn thành bài thể dục. 3. HĐ ứng dụng (2 phút): - VN tìm hiểu thêm về tên một số nước trên thế giới chưa nêu trong bài học - VN đặt câu có sử dụng dấu phẩy và viết lại câu đó Tiết 2: TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA X I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Viết đúng chữ hoa và tương đối nhanh chữ hoa X - Viết đúng tên riêng : Đồng Xuân - Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. 3. Thái độ: Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp. 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Mẫu chữ hoa Đ, X, T viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. - HS: Bảng con, vở Tập viết 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) + 2 HS lên bảng viết từ: Văn Lang ,... + Viết câu ứng dụng của bài trước Vỗ tay cần nhiều ngón Bàn kĩ cần nhiều người. - GV nhận xét, đánh giá chung - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng - Hát: Chữ càng đẹp, nết càng ngoan” - Thực hiện theo YC - Lớp viết vào bảng con. - Nhận xét, tuyên dương bạn - Lắng nghe 2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút) *Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách viết đúng chữ hoa, tên riêng, câu ứng dụng. Hiểu nghĩa câu ứng dụng. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: + Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào? - Treo bảng 3 chữ. - Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình. Việc 2: Hướng dẫn viết bảng - Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét. Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Đồng Xuân => Là tên của một chợ lớn ở phố cổ Hà Nội, cũng là tên một huyện của tỉnh Phú Yên + Gồm mấy chữ, là những chữ nào? + Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Viết bảng con Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng. => Giải thích: Đồ dùng muốn bền thì phải có gỗ tốt chứ không phải có nước sơn đẹp. Con người có tính nết tốt đẹp còn hơn có ngoại hình đẹp. Câu ca dao muốn đề cao vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của con người + Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Cho HS luyện viết bảng con + Đ, X, T - 3 Học sinh nêu lại quy trình viết - Học sinh quan sát. - HS viết bảng con: Đ, X, T - Học sinh đọc từ ứng dụng. + 2 chữ: Đồng Xuân + Chữ Đ, X, g cao 2 li rưỡi, chữ ô, n, u, â, cao 1 li. - HS viết bảng con: Đồng Xuân - HS đọc câu ứng dụng. - Lắng nghe. - HS phân tích độ cao các con chữ - Học sinh viết bảng: Tốt, Xấu 3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút) *Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở. - Giáo viên nêu yêu cầu viết: + Viết 1 dòng chữ hoa X + 1 dòng chữa Đ, T + 1 dòng tên riêng Đồng Xuân + 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ - Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết. - Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút. Việc 2: Viết bài: - Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh. - Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm. - Chấm nhận xét một số bài viết của HS - Nhận xét nhanh việc viết bài của HS - Quan sát, lắng nghe. - Lắng nghe và thực hiện. - Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên 4. HĐ ứng dụng: (1 phút) 5. HĐ sáng tạo: (1 phút) - Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn. - Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của con người Tiết 3: TOÁN: ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: - Biết so sánh các khối lượng. - Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán. - Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm các phép tính với số đo khối lượng. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận trong học toán.Yêu thích học toán. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. *Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4. II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Phiếu BT2; Một cân đồng hồ loại nhỏ 2 kg ; 5 kg. - HS: SGK. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Thời lượng/ND hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (5 phút) : - Trò chơi: Điền đúng điền nhanh: GV đưa ra các phép tính cho học sinh điền kết quả: 63g + 10 g = ? 50g x 2 =? 148g - 48g= ? 80g : 8 = ? - Tổng kết – Kết nối bài học - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - HS tham gia chơi, thi đua tính và dưa ra kết quả nhanh nhất. - Lắng nghe - Mở vở ghi bài 2. HĐ thực hành (25 phút): * Mục tiêu: - Biết so sánh các khối lượng. Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán. Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập. * Cách tiến hành: Bài 1: (Cá nhân - Cặp - Lớp) - Yêu cầu HS giải thích cách làm - GV đặt câu hỏi để HS nêu cách làm: + Xem vế nào có phép tính thì thực hiện phép tính để tìm kết quả. +So sánh 2 vế (đã quy thành hai số có cùng đơn vị đo khối lượng). Bài 2: (Cá nhân - Cặp - Lớp) - Gợi ý tóm tắt: 1 gói kẹo: 130g 1 gói bánh: 175g 4 gói kẹo và 1 gói bánh: ...g? Bài 3: (Cá nhân - Lớp - Gợi ý tóm tắt: Có: 1kg đường Đã dùng: 400g Còn lại: Chia làm 3 túi. 1 túi: ...g? - Gợi ý làm bài: + Muốn biết 1 túi có bao nhiêu gam ta cần tìm gì? + Muốn biết số đường còn lại là bao nhiêu ta cần biết gì? + Số đường đã có và số đường đã dùng có ddiemr gì khác biệt? + Vậy để giải bài toán này, trước tiên ta phải làm gì? - GV cho HS làm bài, quan sát và đánh giá – nhận xét khoảng 7- 10 em. - Nhận xét nhanh việc làm bài của HS. - Gọi 1 HS làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp. Bài 4: (Cả lớp) - Cho HS cân đồ dùng học tập (tùy thời gian còn lại của tiết học mà gọi nhiều hay ít) - Học sinh đọc và làm bài cá nhân. - Chia sẻ trong cặp - Chia sẻ kết quả trước lớp: 744g > 474g; 305g < 350g 400g + 8g < 480g; 450g < 500g - 40g 1 kg > 900g + 5g 760g + 240g = 1kg - HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp: Bài giải Cả 4 gói kẹo cân nặng là 130 x 4 = 520g Cả kẹo và bánh cân nặng là. 520 + 175 = 695 (g) Đ/S: 695 gam - Tìm số đường còn lại. - Số đường đã có và số đường đã dùng. - Khác đơn vị đo - Đưa về cùng đơn vị đo - HS làm cá nhân. - Chia sẻ kết quả trước lớp: Bài giải 1kg = 1000g số đường còn lại cân nặng là. 1000 - 400 = 600g mỗi túi đường nhỏ cân nặng là: 600 : 3 = 200(g) Đ/S: 200(g) - HS nối tiếp nhau thực hành cân đô dùng học tập của mình rồi báo các kết quả trước lớp dưới sự giám sát của ban cán sự lớp. 3. HĐ ứng dụng (5 phút) - Về nhà thực hành cân các đồ vật có trong gia đình - Ước lượng các đồ vật (nặng khoảng bao nhiêu gam), rồi cân lại xem có chính xác không. Tiết 4: ĐẠO ĐỨC CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI (T.1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu: Cây trồng, vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, vì vậy cần được chăm sóc, bảo vệ. 2. Kĩ năng: Học sinh biết cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức. * KNS: - Kĩ năng lắng nghe tích cực. - Kĩ năng trình bày . - Kĩ năng thu thập và xử kí thông tin . - Kĩ năng ra quyết định. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. * GD TKNL&HQ: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính do các chất thải gây ra, tiết kiệm năng lượng. * GD BVMT: Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và BVMT. II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Tranh MH bài tập 2 - HS: VBT 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Khởi động (3 phút): - Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng - HS hát: “Cá vàng bơi” - Lắng nghe 2. HĐ Thực hành: (30 phút) * Mục tiêu: HS biết: Cây trồng, vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, vì vậy cần được chăm sóc, bảo vệ. * Cách tiến hành: *HĐ cá nhân – Nhóm – Lớp HĐ 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. + Yêu cầu học sinh chia thành các nhóm thảo luận về các bức tranh và trả lời các câu hỏi: 1. Trong tranh, các bạn nhỏ đang làm gì? 2. Việc làm của các bạn có tác dụng gì với cây trồng và vật nuôi? + Vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi? * Giáo dục BVMT và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng =>Gv kết luận: Các tranh đều cho thấy các bạn nhỏ đang chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong gia đình. Cây trồng, vật nuôi cung cấp cho con người thức ăn, lương thực, thực phẩm cần thiết với sức khỏe. Để cây trồng, vật nuôi mau lớn, khỏe mạnh chúng ta phải chăm sóc chu đáo cây trồng, vật nuôi. HĐ 2: Cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi + Yêu cầu học sinh chia thành nhóm, mỗi thành viên trong nhóm sẽ kể tên một vật nuôi, một cây trồng trong gia đình mình rồi nêu những việc mình đã làm để chăm sóc con vật /cây trồng đó và nêu những việc nên tránh đối với cây trồng, vật nuôi. Ý kiến của các thành viên được ghi vào bản báo cáo. + Học sinh chia thành các nhóm 4, nhận các tranh vẽ, thảo luận và trả lời các câu hỏi. -> Tranh 1. Vẽ bạn nhỏ đang bắt sâu cho cây trồng. Nhờ vậy, cây sẽ xanh tươi, không bị sâu ăn lá ->Tranh 2. Bạn nhỏ đang cho đàn gà ăn. Được cho ăn đàn gà sẽ mau lớn. ->Tranh 3. Các bạn nhỏ đang tưới nước cho cây non mới trồng để giúp cây thêm khỏe mạnh, cứng cáp. ->Tranh 4. Bạn gái đang tắm cho đàn lợn. Nhờ vậy, đàn lợn sẽ sạch sẽ, mát mẻ, chóng lớn. + Cây trồng, vật nuôi là thức ăn, cung cấp rau cho chúng ta. Vì thế, chúng ta cần chăm sóc cây trồng, vật nuôi. + Chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính do các chất thải gây ra, tiết kiệm năng lượng. + Chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và BVMT. - HS lắng nghe + Học sinh chia thành nhóm thảo luận theo hướng dẫn và hoàn thành bản báo cáo của nhóm. Tên vật nuôi Những việc em làm để chăm sóc Những việc nên tránh để bảo vệ Cây trồng Những việc em làm để chăm sóc cây Những việc nên tránh để bảo vệ cây + Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình => Rút ra các kết luận: + Chúng ta có thể chăm sóc cây trồng, vật nuôi bằng cách bón phân, chăm sóc, bắt sâu bỏ lá già, cho con vật ăn, làm sạch chỗ ở, tiêm thuốc phòng bệnh. + Được chăm sóc chu đáo, cây trồng vật nuôi sẽ phát triển nhanh. Ngược lại cây sẽ khô héo, dễ chết, vật nuôi gầy gò, dễ bệnh tật. - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK + Đại diện các nhóm trình bày. + Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. - HS lắng nghe - HS đọc phần ghi nhớ SGK 3. Hoạt động ứng dụng (1 phút): 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Thực hành chăm sóc cây trồng, vật nuôi có trong gia đình - Gieo một hạt đỗ, rau,... Chăm sóc và thực hiện theo dõi quá trình lớn lên của cây đó Tiết 5: CHÀO CỜ - SHL Thứ ba ngày 29 tháng 03 năm 2022 BUỔI CHIỀU: Tiết 1: TẬP LÀM VĂN: NÓI, VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý (SGK) - Viết được một đoạn văn ngắn (7-10 câu) kể lại việc làm trên. 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng nói, viết. 3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ môi trường 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. *KNS: - Giao tiếp: lắng nghe, cảm nhận, chia sẻ, bình luận. - Đảm nhận trách nhiệm - Xác định giá trị - Tư duy sáng tạo. *GD BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung phần gợi ý, tranh ảnh về bảo vệ môi trường - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, TC học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút): - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới. - Ghi đầu bài lên bảng - Lớp hát bài “ Cái cây xanh xanh” - Nêu nội dung bài hát - Mở SGK 2. HĐ thực hành: (30 phút) *Mục tiêu: - Biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý (SGK) - Viết được một đoạn văn ngắn (7- 10 câu) kể lại việc làm trên. *Cách tiến hành: HĐ 1 : Nói về việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường Bài 1: Cá nhân -> nhóm 4-> cả lớp Bài 1: - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập + GV đưa bảng phụ có sẵn gợi ý - GV giới thiệu một số tranh, ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường . - GV cho HS nói đề tài của mình. - GV nhắc HS có thể bổ sung tên những việc làm khác có ý nghiã bảo vệ môi trường ( ngoài gợi ý trong SGK). - GV cho HS kể theo nhóm 4 - GV cho HS thi kể + TBHT điều hành cho các bạn chia sẻ nội dung bài + GV đánh giá * Giáo dục BVMT: Môi trường sống xung quanh chúng ta đang ngày càng ô nhiễm. Cần bảo vệ môi trường bằng các việc làm thiết thực. Lưu ý: Khuyến khích M1+M2 chia sẻ nội dung học tập trong nhóm HĐ 2: Viết đoạn văn kể lại việc làm trên Bài 2: Cá nhân -> cả lớp - Viết một đoạn văn ngắn kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường. - GV nhắc HS ghi lại lời kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu). - Yêu cầu HS làm bài vào VBT + TBHT điều hành cho các bạn chia sẻ nội dung bài - Gọi một số HS đọc bài viết trước lớp. - GV và lớp nhận xét về thông báo: cách dùng từ, sử dụng dấu câu,... - Giáo viên tuyên dương, khen ngợi. *Lưu ý: Khuyến khích Hs M1 tham gia vào hoạt động chia sẻ. - 1 Hs nêu yêu cầu bài tập -> lớp đọc thầm theo . +1 HS đọc các gợi ý a và b. - HS QS, lắng nghe - HS nói tên đề tài mình chọn kể. - HS nghe - HS từng nhóm kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm. + Một số HS thi kể trước lớp. - Cả lớp nhận xét. - HS lắng nghe - Hs nêu yêu cầu bài - Lắng nghe. - Hs viết bài vào vở BT + Hs nhận xét, chia sẻ, bổ sung - HS đọc lại đoạn văn trước lớp - Bình chọn viết tốt nhất - Lắng nghe 3. HĐ ứng dụng (1 phút) : 4. HĐ sáng tạo (1 phút) : - Tiếp tục hoàn thiện bài viết - VN tuyên truyền mọi người xung quanh cùng thực hiện bảo vệ môi trường bằng những việc làm thiết thực. TIẾT 2: TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA Y I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Viết đúng chữ hoa và tương đối nhanh chữ hoa Y - Viết đúng tên riêng : Phú Yên - Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ: Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà Kính già, già để tuổi cho. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. 3. Thái độ: Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp. 4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Mẫu chữ hoa Y, P, K viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. - HS: Bảng con, vở Tập viết 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) + 2 HS lên bảng viết từ: Đồng Xuân + Viết câu ứng dụng của bài trước Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người, đẹp nết còn hơn đẹp người. - GV nhận xét, đánh giá chung - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng - Hát: Chữ càng đẹp, nết càng ngoan” - Thực hiện theo YC - Lớp viết vào bảng con. - Nhận xét, tuyên dương bạn - Lắng nghe 2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút) *Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách viết đúng chữ hoa, tên riêng, câu ứng dụng. Hiểu nghĩa từ, câu ứng dụng. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: + Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào? - Treo bảng 3 chữ. - Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình. Việc 2: Hướng dẫn viết bảng - Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét. Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Phú Yên => Là tên của một tỉnh của Việt Nam, nơi có nhiều cảnh và bãi biển đẹp. + Gồm mấy chữ, là những chữ nào? + Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Viết bảng con Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng. => Giải thích: Yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến chơi. Kính trọng người già thì được trường thọ. Câu tục ngữ muốn khuyên mỗi người cần luôn yêu quý trẻ nhỏ, kính trọng người già. + Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? - Cho HS luyện viết bảng con + Y, P, K - 3 Học sinh nêu lại quy trình viết - Học sinh quan sát. - HS viết bảng con: Y, P, K - Học sinh đọc từ ứng dụng. + 2 chữ: Phú Yên + Chữ P, Y, h cao 2 li rưỡi, chữ u, e, n cao 1 li. - HS viết bảng con: Phú Yên - HS đọc câu ứng dụng. - Lắng nghe. - HS phân tích độ cao các con chữ - Học sinh viết bảng: Yêu, Kính 3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút) *Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở. - Giáo viên nêu yêu cầu viết: + Viết 1 dòng chữ hoa Y + 1 dòng chữa P, K + 1 dòng tên riêng Phú Yên + 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ - Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết. - Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút. Việc 2: Viết bài: - Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh. - Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm. - Nhận xét, đánh giá một số bài viết của HS - Nhận xét nhanh việc viết bài của HS - Quan sát, lắng nghe. - Lắng nghe và thực hiện. - Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên 4. HĐ ứng dụng: (1 phút) 5. HĐ sáng tạo: (1 phút) - Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn. - VN tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ khuyên con người cần đối xử chân thành với mọi người xung quanh TIẾT 3: TOÁN ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: - Biết cách sử dụng bảng chia. 2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng bảng chia để làm phép tính chia và giải toán. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. *Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3. II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng chia như sách giáo khoa. - Học sinh: Sách giáo khoa. Phương pháp, k ĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Thời lượng/ND hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (2 phút): - Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho học sinh tham gia chơi trò chơi “Truyền điện”, nội dung trò chơi liên quan đến bảng chia đã học. - Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. - Mở vở ghi bài. 2. HĐ hành thành kiến thức mới (15 phút): * Mục tiêu: - Củng cố các bảng chia đã học * Cách tiến hành: Việc 1: Giới thiêu bảng chia. - Treo bảng chia như trong bài lên bảng và giới thiệu cho học sinh. + Yêu cầu học sinh đếm số trong hàng đầu tiên của bảng. + Đây là các số thương của hai số. + Yêu cầu học sinh đọc các số trong cột đầu tiên của bảng và giới thiệu đây là số chia. + Các ô còn lại trong bảng chính là số bị chia của phép chia . - Yêu cầu học sinh đọc hàng thứ 3 trong bảng. + Các số trong bảng xuất hiện trong bảng chia nào đã học? - Vậy mỗi hàng ở trong bảng này không kể số đầu tiên của hàng ghi lại là một bảng chia Việc 2: Hướng dẫn sử dụng bảng nhân - Hướng dẫn học sinh tìm kết quả của phép chia 12 : 4 = ? + Tìm số 4 ở cột đầu tiên; từ số 4 theo chiều mũi tên đến số 12; từ số 12 theo chiều mũi tên gặp số 3 ở hàng đầu tiên. Số 3 là thương của12 và 4. - Yêu cầu học sinh thực hành tìm thương của một số phép tính trong bảng. - Giáo viên chốt rút ra bảng nhân (Sách giáo khoa trang 75) - Quan sát, đọc nhẩm. - Bảng có 11 hàng và 11 cột, ở góc của bảng có dấu chia. - Đọc các số : 1, 2, 3,... ,10. - Đọc số : 2, 4, 6, 8,......,20. - Các số trên chính là số bị chia của các phép tính trong bảng chia 2. - Một số học sinh thực hành sử dụng bảng chia để tìm thương. 3. HĐ thực hành (15 phút): * Mục tiêu: - Vận dụng các bảng chia vào giải các bài tập * Cách tiến hành: Bài 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi để nêu kết quả. - Giáo viên phỏng vấn hai đội chơi về cách tìm tích của 4 phép tính trong bài. - Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. Bài 2: Trò chơi “Xì điện” - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi xì điện để hoàn thành bài tập. - Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét chung. Bài 3: (Cá nhân - Cặp - Lớp) - Giáo viên gợi ý vẽ sơ đồ minh họa bài toán rồi yêu cầu học sinh tự làm bài: 132 trang Đã đọc ? trang Còn ? trang Bài 4: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm) - Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em. - Học sinh tham gia chơi. - Học sinh nối tiếp nêu lại cách tìm tích của 4 phép tính trong bài. - Học sinh tham gia chơi. Số bị chia 16 45 24 21 72 72 81 56 54 Số chia 4 5 4 7 9 9 9 7 6 Thương 4 9 6 3 8 8 9 8 9 - Học sinh quan sát. - Học sinh làm cá nhân. - Chia sẻ cặp đôi. - Chia sẻ kết quả trước lớp: Bài giải: Số trang truyện minh đã đọc được là: 132 : 4 = 33(trang) Số trang truyện Minh còn phải đọc là: 132 - 33 = 99 (trang) Đáp số: 99 trang. - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành. 3. HĐ ứng dụng (3 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng giải bài toán sau: Lớp 3C có 36 học sinh. Mỗi tổ có số học sinh bằng số học sinh cả lớp. Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh? - Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Năm nay bố Minh 36 tuổi. Tuổi Minh bằng tuổi bố. Tính tổng số tuổi của cả bố và Minh? Tiết 4: TOÁN: ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt : 1. Kiến thức: - Biết làm tính nhân, tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán qua các bài tập. 3. Thái độ: Biết vận dụng toán học vào cuộc sống. 4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. *Bài tập cần làm: Làm bài tập 1( a,c), 2( a,b.c ), 3, 4. II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ nội dung bài tập, phiếu BT3. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Thời lượng/ND hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (5 phút): - Trò chơi: Truyền điện: nêu phép tính và kết quả tương ứng của bảng nhân, bảng chia? - Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh tham gia chơi. + Học sinh 1 nêu phép tính VD: 3x4 =? + Học sinh 2 nêu kết quả của phép tính đó (3 x 4 =12) ( ) - Lắng nghe. - Mở vở ghi bài. 2. HĐ thực hành (25 phút): * Mục tiêu: - Biết làm tính nhân, tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính. * Cách tiến hành: Bài 1 (a, c): Làm việc cá nhân – Làm vệc cặp đôi – Chia sẻ trước lớp - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng. - Giáo viên nhận xét chung. - Giáo viên củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính. Bài 2 (a, b, c): (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu sau đó yêu cầu học sinh làm bài cá nhân. - Giáo viên lưu ý cho học sinh: Chia nhẩm, mỗi lần chia chỉ viết số dư không viết tích của thương và số chia. - Giáo viên nhận xét chung. Bài 3: Cặp đôi – Cả lớp - Đọc bài toán. - Quan sát sơ đồ đoạn thẳng, trao đổi cách làm. - Làm bài vào phiếu học tập lớn (2 nhóm). - Đổi chéo phiếu kiểm tra. - Đại diên nhóm trình bày. - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên củng cố giải bài toán bằng 2 phép tính. Bài 4: (Cá nhân –Lớp) - Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân. - Giáo viên đánh giá, nhận xét 7 – 10 em. - Nhận xét nhanh kết quả làm bài của học sinh. - Gọi 1 học sinh làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp. Bài 2d: (Bài tập chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm) - Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em. - Học sinh làm việc cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi và chia sẻ kết quả: a)213 c) 208 x 3 x 4 639 832 - Học sinh làm bài cá nhân. - Học sinh chia sẻ theo cặp đôi. - Chia sẻ trước lớp. 396 3 09 132 06 0 *3 chia 3 được 1, viết 1. 1 nhân 3 bằng 3; 3 trừ 3 bằng 0. *Hạ 9; 9 chia 3 được 3, viết 3. 3 nhân 3 bằng 9; 9 trừ 9 bằng 0. *Hạ 6; 6 chia 3 được 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0. - 1 học sinh đọc. - Lớp quan sát sơ đồ và xác định quãng đường AB, BC, AC. - Lớp làm vào phiếu học tập. - Đại diện nhóm lên trình bày Bài giải: Quãng đường BC dài số mét là: 172 x 4 = 688 (m) Quãng đường AC dài: 688 + 172 = 860 (m) Đáp số: 860m - Học sinh làm cá nhân. - Chia sẻ kết quả trước lớp: Bài giải: Tổ sản xuất đã làm được là: 450 : 5 = 90 ( chiếc ) Tổ đó còn phải dệt số áo là: 450 – 90 = 360 (chiếc ) Đáp số: 360 chiếc - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau k
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_29_nam_hoc_2021_2022_vo.doc