Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2021-2022 - Võ Thị Hiền

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2021-2022 - Võ Thị Hiền

 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Viết đúng chữ hoa và tương đối nhanh chữ hoa V

- Viết đúng tên riêng : Văn Lang

- Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:

 Vỗ tay cần nhiều ngón

 Bàn kĩ cần nhiều người

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

3. Thái độ: Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.

4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- GV: Mẫu chữ hoa V, L, B viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

- HS: Bảng con, vở Tập viết

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 43 trang ducthuan 08/08/2022 990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2021-2022 - Võ Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28:
Thứ hai ngày 21 tháng 03 năm 2022
Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ CÁC NƯỚC. DẤU PHẨY.
. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Kể được tên một vài nước mà em biết và chỉ được vị trí của các nước đó trên bản đồ hoặc quả địa cầu.
- Viết được tên các nước vừa kể
- Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
2. Kĩ năng: Ghi nhớ tên các nước và sử dụng dấu câu hợp lí 
3. Thái độ: Yêu thích từ ngữ tiếng Việt, có ý thức sử dụng đúng dấu hai chấm
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Bản đồ hoặc quả địa cầu
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động (3 phút):
- Trò chơi: “ Gọi thuyền”: Đặt và TLCH Bằng gì? 
- Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.
- HS hát bài: Trái đất này là của chúng mình
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của TBHT
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành (30 phút):
*Mục tiêu : 
- Kể được tên một vài nước mà hs biết, chỉ được vị trí các nước trên bản đồ hoặc quả địa cầu, viết được tên các nước vừa kể.
- Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu 
*Cách tiến hành: 
*HĐ 1: Mở rộng vốn từ về các nước
Bài tập 1: HĐ cá nhân-> Cả lớp
- GV giao nhiệm vụ
+ Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1.
+ Yêu cầu Hs cá nhân-> chia sẻ.
*GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng
=> GV củng cố vốn từ về các nước, giới thiệu đôi nét đặc sắc về một số nước trên thế giới
Bài tập 2: HĐ cá nhân -> Cả lớp
- GV giao nhiệm vụ
+ Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài
+ Làm bài cá nhân
+ Nhận xét, đánh giá bài làm của HS
- GV nhận xét, phân tích chốt lại lời giải đúng.
+ Tên các nước cần viết như thế nào?
- GV lưu ý cách viết một số nước: Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a (Viết hoa chữ cái đầu tiên, sử dụng gạch nối giữa các tiếng)
*HĐ 2: Ôn về dấu phẩy
Bài tập 3: HĐ nhóm đôi -> Cả lớp
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 3.
- Trao đổi theo nhóm (theo bàn) 
* GV lưu ý đối tượng HS M1 nhận biết sử dụng dấu câu hợp lí
- GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
=>GV củng cố về cách dùng dấu câu hợp lí trong khi nói và viết.
- 2 HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân-> chia sẻ: HS nêu các nước và tìm vị trí các nước: Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc,... trên quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới
+ HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.
+ HS làm bài cá nhân
*Dự kiến KQ:
+ Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức, Bỉ, Thủy Sĩ,...
+ Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng
- HS thảo luận -> chia sẻ bài làm
*Dự kiến KQ:
a) Bằng những động tác thành thạo, chỉ trong phút chốc, ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột.
b) Với vẻ mặt lo lắng, các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li.
c) Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen-li đã hoàn thành bài thể dục.
3. HĐ ứng dụng (1 phút): 
- VN tìm hiểu thêm về tên một số nước trên thế giới chưa nêu trong bài học
 4. HĐ sáng tạo (1 phút):
- VN đặt câu có sử dụng dấu phẩy và viết lại câu đó
Tiết 2: TẬP VIẾT:
ÔN CHỮ HOA V
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng chữ hoa và tương đối nhanh chữ hoa V
- Viết đúng tên riêng : Văn Lang 
- Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:
 Vỗ tay cần nhiều ngón 
 Bàn kĩ cần nhiều người 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
3. Thái độ: Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Mẫu chữ hoa V, L, B viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
- HS: Bảng con, vở Tập viết
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút)
+ 2 HS lên bảng viết từ: Uông Bí ,... 
+ Viết câu ứng dụng của bài trước 
 Uốn cây từ thuở còn non
 Dạy con từ thuở con còn bi bô
- GV nhận xét, đánh giá chung
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng
- Hát: Chữ càng đẹp, nết càng ngoan”
- Thực hiện theo YC
- Lớp viết vào bảng con. 
- Nhận xét, tuyên dương bạn
- Lắng nghe
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS nắm được cách viết đúng chữ hoa, tên riêng, câu ứng dụng. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
 Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?
- Treo bảng 3 chữ.
- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.
Việc 2: Hướng dẫn viết bảng
- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.
Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng 
- Giới thiệu từ ứng dụng: Văn Lang
=> Là nhà nước đầu tiên của nước ta, dưới sự trị vì của vua Hùng
+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?
+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Viết bảng con
Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Giới thiệu câu ứng dụng.
=> Giải thích: Khi vỗ tay nhiều ngón mới phát ra âm thanh, khi muốn bàn bạc một vấn đề gì có nhiều người sẽ bàn luận được kĩ càng hơn. Câu tục ngữ muốn đề cao tinh thần đoàn kết. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh
+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Cho HS luyện viết bảng con
+ V, B, L 
- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết
- Học sinh quan sát.
- HS viết bảng con: V, B, L 
- Học sinh đọc từ ứng dụng.
+ 2 chữ: Văn Lang
+ Chữ V, L, g cao 2 li rưỡi, chữ ă, a, n, cao 1 li.
- HS viết bảng con: Văn Lang
- HS đọc câu ứng dụng.
- Lắng nghe.
- HS phân tích độ cao các con chữ
- Học sinh viết bảng: Vỗ, Bàn
3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)
*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
 Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết:
+ Viết 1 dòng chữ hoa V
+ 1 dòng chữa L, B 
+ 1 dòng tên riêng Văn Lang
+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ 
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.
- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.
- Chấm nhận xét một số bài viết của HS
- Nhận xét nhanh việc viết bài của HS
- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên
4. HĐ ứng dụng: (1 phút)
5. HĐ sáng tạo: (1 phút) 
- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.
- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần đoàn kết
Tiết 3: TOÁN:
 ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN (TT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết tính giá trị biểu thức.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy – lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3, 4a.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
	- Giáo viên: Bảng phụ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (3 phút) 
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
 - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ 
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ thực hành (30 phút):
* Mục tiêu: 
- Biết giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết tính giá trị biểu thức.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Làm việc cá nhân – Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Yêu cầu HS quan sát bài mẫu.
*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT
* GV củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính, cách tìm phân số của một số.
Bài 2: Làm việc cá nhân– cặp đôi
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS thực hiện theo YC
-> GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng M1, M2 hoàn thành BT
* GV củng cố dạng toán rút về đơn vị đơn vị 
Bài 3 Làm việc cá nhân – Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS
*GV chốt kiến thức
Bài 4a Làm việc cá nhân – Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
Bài 4b: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)
- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào vở ghi
- HS lên chia sẻ KQ trước lớp 
-Thống nhất cách làm và đáp án đúng:
Bài giải
 Độ dài đoạn dây thứ nhất là:
 9135 : 7 = 1305 (cm)
 Độ dài đoạn dây thứ hai là:
 9135 – 1305 = 7830 (cm)
 Đ/S: 7835 cm 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm cá nhân- trao đổi vở (N2) KT kết quả:
- HS thống nhất KQ chung
- Đại diện HS chia sẻ trước lớp
* Dự kiến KQ 
Bài giải
 Mỗi xe tải chở là:
 15700 : 5 = 3140(kg) 
 Số muối chuyển đợt đầu là: 
 3140 x 2 = 6280 ( kg) 
 Đ/S: 6280 kg 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS tự làm bài 
- Chia sẻ kết quả trước lớp
* Dự kiến KQ:
 Bài giải 
 Số cốc trong mỗi hộp là:
 42 : 7 = 6 (cốc)
 Số hộp để đựng 4572 cốc là:
 4572 : 6 = 762 (hộp )
 Đ/S: 762 hộp
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Cả lớp tự làm bài 
a) 4 + 16 ´ 5 
 A. 100 B. 320 
 C. 84 D. 94 
=> Đáp án đúng là: C. 84
- HS nêu thứ tự thực hiện phép tính
- HS tự làm bài vào vở.
- HS báo cáo KQ với GV
b. 24 : 4 ´ 2
A. 3 B. 12
C. 4 D. 48
=> Đáp án đúng: B. 12
3. HĐ ứng dụng (1 phút) 
4. HĐ sáng tạo (1 phút) 
- Thực hành giải các bài toán liên quan rút về đơn vị
- Tự ôn tập các kiến thức về giải toán chuẩn bị cho KTĐK
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI (T.1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh hiểu: Cây trồng, vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, vì vậy cần được chăm sóc, bảo vệ.
2. Kĩ năng: Học sinh biết cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.
* KNS: - Kĩ năng lắng nghe tích cực.
 - Kĩ năng trình bày .
 - Kĩ năng thu thập và xử kí thông tin .
 - Kĩ năng ra quyết định.
 - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
* GD TKNL&HQ: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính do các chất thải gây ra, tiết kiệm năng lượng.
* GD BVMT: Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và BVMT.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Tranh MH bài tập 2
- HS: VBT
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng
- HS hát: “Cá vàng bơi”
- Lắng nghe
2. HĐ Thực hành: (30 phút)
* Mục tiêu: HS biết: Cây trồng, vật nuôi cung cấp lương thực, thực phẩm và tạo niềm vui cho con người, vì vậy cần được chăm sóc, bảo vệ. 
* Cách tiến hành: *HĐ cá nhân – Nhóm – Lớp
HĐ 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ Yêu cầu học sinh chia thành các nhóm thảo luận về các bức tranh và trả lời các câu hỏi:
1. Trong tranh, các bạn nhỏ đang làm gì?
2. Việc làm của các bạn có tác dụng gì với cây trồng và vật nuôi?
+ Vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi?
* Giáo dục BVMT và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng
=>Gv kết luận: Các tranh đều cho thấy các bạn nhỏ đang chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong gia đình. Cây trồng, vật nuôi cung cấp cho con người thức ăn, lương thực, thực phẩm cần thiết với sức khỏe. Để cây trồng, vật nuôi mau lớn, khỏe mạnh chúng ta phải chăm sóc chu đáo cây trồng, vật nuôi.
HĐ 2: Cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi
+ Yêu cầu học sinh chia thành nhóm, mỗi thành viên trong nhóm sẽ kể tên một vật nuôi, một cây trồng trong gia đình mình rồi nêu những việc mình đã làm để chăm sóc con vật /cây trồng đó và nêu những việc nên tránh đối với cây trồng, vật nuôi. Ý kiến của các thành viên được ghi vào bản báo cáo.
+ Học sinh chia thành các nhóm 4, nhận các tranh vẽ, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
-> Tranh 1. Vẽ bạn nhỏ đang bắt sâu cho cây trồng. Nhờ vậy, cây sẽ xanh tươi, không bị sâu ăn lá
->Tranh 2. Bạn nhỏ đang cho đàn gà ăn. Được cho ăn đàn gà sẽ mau lớn. 
->Tranh 3. Các bạn nhỏ đang tưới nước cho cây non mới trồng để giúp cây thêm khỏe mạnh, cứng cáp. 
->Tranh 4. Bạn gái đang tắm cho đàn lợn. Nhờ vậy, đàn lợn sẽ sạch sẽ, mát mẻ, chóng lớn.
+ Cây trồng, vật nuôi là thức ăn, cung cấp rau cho chúng ta. Vì thế, chúng ta cần chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
+ Chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, góp phần làm trong sạch môi trường, giảm độ ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính do các chất thải gây ra, tiết kiệm năng lượng.
+ Chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và BVMT.
- HS lắng nghe
+ Học sinh chia thành nhóm thảo luận theo hướng dẫn và hoàn thành bản báo cáo của nhóm.
Tên vật nuôi
Những việc em làm để chăm sóc
Những việc nên tránh để bảo vệ
Cây trồng
Những việc em làm để chăm sóc cây
Những việc nên tránh để bảo vệ cây
+ Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình
=> Rút ra các kết luận:
+ Chúng ta có thể chăm sóc cây trồng, vật nuôi bằng cách bón phân, chăm sóc, bắt sâu bỏ lá già, cho con vật ăn, làm sạch chỗ ở, tiêm thuốc phòng bệnh.
+ Được chăm sóc chu đáo, cây trồng vật nuôi sẽ phát triển nhanh. Ngược lại cây sẽ khô héo, dễ chết, vật nuôi gầy gò, dễ bệnh tật.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
+ Đại diện các nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS đọc phần ghi nhớ SGK
3. Hoạt động ứng dụng (1 phút):
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Thực hành chăm sóc cây trồng, vật nuôi có trong gia đình
- Gieo một hạt đỗ, rau,... Chăm sóc và thực hiện theo dõi quá trình lớn lên của cây đó
Tiết 5: CHÀO CỜ - SHL 
Thứ ba ngày 22 tháng 03 năm 2022
BUỔI CHIỀU:
TIẾT 1+2: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
 NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: tận số, nỏ, bùi nhùi,...
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là một tội ác. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường (TL được các câu hỏi cuối bài)
- Bước đầu biết kể lại câu chuyện theo lời của người đi săn
2. Kỹ năng: 
- Đọc đúng: xách nỏ, lông xám, lẳng lặng, bẻ gãy nỏ, nghiến răng, 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng đọc phù hợp
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường, biết yêu thương loài vật 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* KNS: - Xác định giá trị 
 - Thể hiện sự cảm thông 
 - Tư duy phê phán 
 - Ra quyết định 
* GD BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con) trong môi trường thiên nhiên
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: 
- GV: Tranh minh họa bài học. 
- HS: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
+ Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài hát trồng cây"
+ Nêu nội dung bài thơ
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- TBHT điều hành trả lời, nhận xét
- HS thực hiện
- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK
2. HĐ Luyện đọc (25 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng: xách nỏ, lông xám, lẳng lặng, bẻ gãy nỏ, nghiến răng, 
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
* Cách tiến hành: 
 a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý giọng đọc từng đoạn:
+ Đoạn 1: Giọng kể khoan thai
+ Đoạn 2: Giọng hồi hộp. Nhấn giọng những từ ngữ tả thái độ của vượn mẹ khi trúng thương (giật mình, căm giận, không rời)
+ Đoạn 3: Giọng cảm xúc, xót xa
+ Đoạn 4: Giọng buồn rầu, thể hiện tâm trạng nặng nề, ân hận của bác thợ săn,...
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
+ Một hôm,/ người đi săn xách nỏ vào rừng.// Bác thấy một con vượn lông xám/ đang ngồi ôm con trên tảng đá.// Bác nhẹ nhàng rút mũi tên/ bắn trúng vượn mẹ.// (...)
- GV kết hợp giảng giải thêm từ khó.
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (xách nỏ, lông xám, lẳng lặng, bẻ gãy nỏ, nghiến răng ,... )
- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):
a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giết hại thú rừng là một tội ác. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường (TL được các câu hỏi cuối bài)
b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp 
+ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ?
+ Cái nhìn căm giận của con vượn mẹ đã nói lên điều gì ?
+ Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ?
+ Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn đã làm gì ?
+ Câu chuyện muốn nói lên điều gì với chúng ta ? 
* GDBVMT: Trong môi trường tự nhiên, cũng có rất nhiều loài vật vừa có ích, vừa tràn đầy tình nghĩa như vượn mẹ trong câu chuyện. Vì vậy, cần phải bảo vệ chúng
+ Nêu nội dung chính của bài?
- GV nhận xét, tổng kết bài 
- 1 HS đọc câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
+ Con thú nào không may gặp bác thì coi như hôm ấy là ngày tận số .
+ Nó căm ghét người đi săn độc ác./ Nó tức giận kẻ bắn chết nó khi con nó còn rất nhỏ cần được nuôi nấng ,..
+ Nó vơ vội nắm bùi nhùi, lót đầu cho con, hái chiếc lá vắt ít sữa vào đưa lên miệng con rồi nghiến răng giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng rồi ngã ra chết.
+ Bác đứng lặng, cắn môi, chảy nước mắt và bẻ gãy nỏ rồi lẳng lặng ra về. Từ đó bác bỏ hẳn nghề thợ săn .
+ Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân: Phải bảo vệ động vật hoang dã, Không săn bắn động vật/ Không giết hại các con thú, đặc biệt các con thú đang làm mẹ,....
- HS lắng nghe
* Nội dung: Giết hại thú rừng là một tội ác. Cần có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật
- HS lắng nghe 
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (10 phút)
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
- Đọc diễn cảm được đoạn 2 của bài với giọng cảm xúc, xót xa, thể hiện được sự bi thương khi vượn mẹ bị trúng mũi tên
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu lại giọng đọc của các đoạn văn
- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm đoạn 2
-
 GV nhận xét chung - Chuyển HĐ
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện đọc diễn cảm
- Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
5. HĐ kể chuyện (15 phút)
* Mục tiêu : 
- Kê lại được câu chuyện theo lời của người đi săn
- YC kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung câu chuyện
* Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
a. GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập
+ Bài tập yêu cầu kể chuyện theo lời của ai?
b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
+ Cho HS quan sát tranh trang 114
+ Gv lưu ý HS: Cần nhớ nội dung từng đoạn truyện và kể nội dung đó theo 4 tranh
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu 
* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Nêu lại nội dung câu chuyện?
+ Em thấy cần làm gì để có thể bảo vệ các loài động vật, bảo vệ môi trường sống?
* GV chốt bài.
+ Theo lời của người đi săn
+ HS quan sát tranh
- Nhóm trưởng điều khiển: kể từng đoạn truyện – Kể toàn bộ câu chuyện
+ Luyện kể cá nhân
+ Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- HS trả lời theo ý hiểu (không chặt phá cây rừng, không săn bắn, sử dụng thịt thú rừng,...) 
6. HĐ ứng dụng ( 1phút):
7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tuyên truyền cho người thân về việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của các loài động vật hoang dã. 
TIẾT 3: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết:
- Đọc viết các số có năm chữ số.
+ Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia tính giá trị của biểu thức.
+ Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
+ Xem đồng hồ chính xác từng phút.
2. Kĩ năng: Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia tính giá trị của biểu thức 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: 1 (a,b,c), 2, 3, 4, 5.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (5 phút)
- Trò chơi: “Gọi thuyền”: 
+ TBHT điều hành
+ Nội dung: Bài tập 1 (SGK)
- GV tổng kết trò chơi, củng cố cách viết các số có 5 chữ số
- Giới thiệu bài – Ghi bài lên bảng. 
- Học sinh tham gia chơi.
+ Các số viết được:
a) 76 245
b) 51 807
c) 90 900
b) 22 002
- Lắng nghe – Ghi bài vào vở
2. HĐ thực hành (28 phút).
* Mục tiêu: 
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia tính giá trị của biểu thức.
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Xem đồng hồ chính xác từng phút.
* Cách tiến hành:
Bài 2: Làm việc cá nhân – Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS thực hiện theo YC của bài 
a)54287 + 29508	b) 4508 x 3
 78362 – 24935 4625 : 5
-> GV gợi ý cho HS đối tượng M1 hoàn thành BT
* GV củng cố cho HS cách tính cộng, trừ, nhân, chia.
Bài 3: 
Trò chơi “Điền đúng, điền nhanh”
- GV nêu yêu cầu và giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát sgk/177
-TBHT điều hành chơi: Nhóm nào viết nhanh và chính xác số chỉ giờ sẽ là nhóm thắng cuộc 
- GV tổng kết trò chơi
*GV củng cố cách xem đồng hồ
Bài 4: Làm việc cá nhân ->cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS thực hiện theo YC của bài 
*GV chốt cách tính giá trị biểu thức
Bài 5: Làm việc cá nhân – Lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS thực hiện theo YC của bài 
* GV củng cố giải toán rút về đơn vị
- HS nêu yêu cầu bài tập 
+ HS làm bài cá nhân-> chia sẻ kết quả
+ HS thống nhất KQ chung
*Dự kiến KQ: 
83 795; 53 427
13 524; 6 925 
- HS đọc nhẩm YC bài 
- 2 đội tham gia chơi (mỗi đội 3 HS)
*Dự kiến KQ:
a) Đồng hồ A chỉ 10 giờ 18 phút
b) Đồng hồ B chỉ 2 giờ kém 10 phút hoặc 1 giờ 55 phút
c) Đồng hồ C chỉ 6 giờ 34 phúthoặc 7 giờ kém 26 phút.
- Bình chọn đội thắng cuộc
- HS đọc nhẩm YC bài 
- Học sinh thực hiện YC - Chia sẻ KQ
* Dự kiến kết quả:
a)( 9 + 6 ) x 4 = 15 x 4
 = 60 ( ) 
b) 9 + 6 x 4 = 9 +24
 = 33 ( ) 
- HS nêu thứ tự thực hiện phép tính
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS thực hiện theo YC của bài 
* Dự kiến kết quả:
 Tóm tắt:
5 đôi dép: 92500 đồng
3 đôi dép: .. đồng ?
Bài giải
Giá tiền mỗi đôi dép là:
92500 :5 = 18500 (đồng)
Mua 3 đôi dép phải trả số tiền là:
18500 x3 = 55500 9đồng)
 Đ/S: 55500 đồng
3. HĐ ứng dụng (1 phút)
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Thực hành xem đồng hồ
- Tự ôn tập kiến thức tổng hợp chuẩn bị cho KTĐK
Tiết 4: TOÁN:
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết tìm số liền trước của một số; số lớn nhất (số bé nhất) trong một nhóm 4 số.
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải bài toán bằng hai phép tính.
- Đọc và phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc tính toán, giải toán, kĩ năng phân tích số liệu của bảng thống kê 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích học toán. Trình bày sạch sẽ, rõ ràng
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4 (a, b, c). 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: 
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Trò chơi “ Hái hoa dân chủ”
+ TBHT điều hành.
+ Nội dung: BT 1a
- GV tổng kết trò chơi, củng cố cách tìm số liền trước, liền sau
- Kết nối bài học.
- Học sinh tham gia chơi.
+ Đáp án đúng: 
Số liền trước 8270: 8269
Số liền trước 35461: 35460
Số liền trước 10000: 9999 
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 
2. HĐ thực hành (30 phút)
* Mục tiêu: 
- Tìm được số lớn nhất (số bé nhất) trong một nhóm 4 số.
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải bài toán bằng hai phép tính.
- Đọc và phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản.
* Cách tiến hành:
Bài 1b: Làm việc cá nhân – Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
+ Muốn tìm số lớn nhất, ta phải làm gì? 
* GV chốt cách nhận biết giá trị số lớn nhất trong các số tự nhiên đã cho
Bài 2 : Làm việc cá nhân – cặp đôi
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài 
* GV củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính
Bài 3 : Làm việc cá nhân – N2 - Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân – trao đổi N2
- GV củng cố giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 4 (a,b,c) : Làm việc N2 – Cả lớp
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- GV giao nhiệm vụ
+ Yêu cầu HS quan sát bảng ở SGK.
+ TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Xem bảng và trả lời câu hỏi.
? Mỗi cột của bảng trên cho biết điều gì.
? Mỗi bạn Nga, Mĩ, Đức mua những loại đồ chơi nào và số lượng của mỗi loại là bao nhiêu tiền.
? Mỗi bạn phải trả bao nhiêu tiền
*GV chốt đáp án đúng, lưu ý khi đọc bảng thống kê
Bài 4d (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
? Em có thể mua những loại đồ chơi nào với số lượng mỗi loại là bao nhiêu để phải trả 20000 đồng.
- 1 HS nêu yêu cầu
+ Phải so sánh các số với nhau
- HS làm cá nhân – Chia sẻ
* Dự kiến đáp án:
b/Số lớn nhất trong dãy số đã cho là:
 D. 44 202
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài cá nhân vào vở -> Trao đổi vở.
- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả 
-Thống nhất cách làm và đáp án đúng
*Dự kiến KQ:
8129 + 5936 = 14 065 
49154 – 3728 = 45 426
 4605 x 4= 18 420
2918 : 9= 324 dư 2
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS trao đổi nhóm.
- Đại diện HS lên chia sẻ KQ trước lớp 
Bài giải
 Số bút chì đã bán được là: 
 840 : 8 = 105 (cái)
 Số bút chì cửa hàng còn lại là:
 840 – 105 = 735 (cái)
 Đ/S: 735 cái bút chì 
-1 HS đọc nội dung bài tập.
- HS quan sát ở SGK.
- Thực hiện theo YC -> chia sẻ trước lớp
* Cột 1: tên người mua hàng.
+ Cột 2 : giá tiền 1 búp bê và số lượng búp bê mỗi người mua
+ Cột 3 : Giá tiền 1 ô tô đồ chơi và số ô tô đã mua của một người.
+ Cột 4 : Giá tiền 1 tàu bay đồ chơi và số tàu bay đã mua của một người.
+ Cột 5 : Tổng số tiền đã mua đồ chơi của mỗi người.
* Nga mua : 1 búp bê, 4 ôtô
+ Mỹ mua : 1 búp bê, 1 ôtô , 1 tàu bay
+ Đức mua : 1 ôtô, 3 tàu bay
* Mỗi bạn đều phải trả 20000 đồng.
* Có thể mua :
1 tàu bay, 7 ôtô ; 2 tàu bay, 4 ôtô ; 10 ôtô
4. HĐ ứng dụng (1 phút)
5. HĐ sáng tạo (1 phút)
- Tiếp tục thực hành cộng, trừ, nhân, chia
- Tiếp tục ôn tập kiến thức chung chuẩn bị cho KTĐK
Tiết 5: 
 TỰ NHIÊN XÃ HỘI:
NĂM, THÁNG VÀ MÙA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng xem lịch, nhận biết ngày, tháng và các mùa trong năm
3. Thái độ: Yêu thích tìm hiểu, khám phá khoa học. Ứng dụng mùa vụ trong trồng trọt.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_28_nam_hoc_2021_2022_vo.doc