Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2014-2015 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2014-2015 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

- Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.

* GDKNS: Kĩ năng tự trọng; Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định.

II. CHUẨN BỊ:

Đèn chiếu.

III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:

Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kiến thức về tôn trọng đám tang

- HS nêu 1 số việc nên làm và 1số việc không nên làm khi gặp đám tang.

- Nhận xét.

Hoạt động 2: (10-12'): Xử lí tình huống qua đóng vai

a) Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

b) Cách tiến hành:

- GV nêu y/c - Các nhóm thảo luận đóng vai.

- Một số nhóm xử lí tình huống rồi đóng vai trước lớp.

- Các bạn trong lớp nhận xét.

c) GV kết luận: Không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

Hoạt động 3: (5-7'): Thảo luận nhóm

a) Mục tiêu: HS hiểu được như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

b) Cách tiến hành:

- GV phát phiếu học tập - HS đọc y/c.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

c) GV kết luận: Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng.

Hoạt động 4: (8-10'): Liên hệ thực tế

a) Mục tiêu: HS tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

b) Cách tiến hành:

- GV nêu y/c - Từng cặp HS trao đổi với nhau.

- 1 số HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét - bổ sung.

5. Hoạt động 5 (1-3’): Hoạt động nối tiếp

Dặn HS thực hiện việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

 

doc 23 trang ducthuan 05/08/2022 1460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 26 - Năm học 2014-2015 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 Thứ hai ngày 29 tháng 2 năm 2015
Đạo đức:
TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
* GDKNS: Kĩ năng tự trọng; Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định, ra quyết định.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kiến thức về tôn trọng đám tang
- HS nêu 1 số việc nên làm và 1số việc không nên làm khi gặp đám tang.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (10-12'): Xử lí tình huống qua đóng vai
a) Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
b) Cách tiến hành:
- GV nêu y/c - Các nhóm thảo luận đóng vai.
- Một số nhóm xử lí tình huống rồi đóng vai trước lớp.
- Các bạn trong lớp nhận xét.
c) GV kết luận: Không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Hoạt động 3: (5-7'): Thảo luận nhóm
a) Mục tiêu: HS hiểu được như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
b) Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập - HS đọc y/c.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
c) GV kết luận: Thư từ, tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng.
Hoạt động 4: (8-10'): Liên hệ thực tế
a) Mục tiêu: HS tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
b) Cách tiến hành:
- GV nêu y/c - Từng cặp HS trao đổi với nhau.
- 1 số HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét - bổ sung.
5. Hoạt động 5 (1-3’): Hoạt động nối tiếp
Dặn HS thực hiện việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.
- Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố tiền Việt Nam
- Chữa bài tập 1 (BTT trang 43).
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1; 2a, b; 3; 4 (SGK trang 132)
* Bài tập 1: Chiếc ví nào có nhiều tiền nhất?
- HS làm bài cá nhân.
- HS nêu bài làm, nêu cách làm:
+ Cộng giá trị các tờ bạc trong từng ví.
+ So sánh kết quả tìm được.
- HS nhận xét, GV chốt kết luận đúng: Chiếc ví c có nhiều tiền nhất.
Củng cố cộng các số với đơn vị là đồng.
* Bài tập 2a, b: Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải?
- HS thảo luận nhóm đôi tìm các cách làm.
- Đại diện các nhóm nêu các kết quả thảo luận.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt các cách làm đúng.
Củng cố cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.
* Bài tập 3: Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi:
- Thảo luận nhóm.
- HS nêu bài làm.
- Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng.
Củng cố cách sử dụng tiền Việt Nam.
* Bài tập 4: Tính số tiền cô bán hàng phải trả lại?
- Cả lớp làm vào vở ô li, 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, nêu lại cách giải.
- GV chốt câu lời giải đúng: Cô bán hàng phải trả lại số tiền là 1000 đồng
Củng cố giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại các bài tập.
Tự nhiên và Xã hội:
TÔM, CUA
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người.
- Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ (vật thật).
* GDBVMT:
- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.
- Có ý thức bảo vệ sự phong phú đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về cách diệt trừ côn trùng có hại
- Nêu một số cách diệt trừ những côn trùng có hại.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (13-15’): Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con tôm và cua.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- HS quan sát hình trong SGK trang 98, 99 và sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận:
+ Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng?
+ Bên ngoài cơ thể của những con tôm, cua có gì bảo vệ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
+ Hãy đếm xem cua có bao nhiêu chân, chân của chúng có gì đặc biệt?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm lên trình bày. (Mỗi nhóm giới thiệu về một con).
- Cả lớp bổ sung và rút ra đặc điểm chung của tôm, cua.
* Kết luận: Tôm và cua có hình dạng, kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. Cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.
Hoạt động 3: (13-15’): Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu: Nêu được ích lợi của tôm và cua.
* Cách tiến hành: GV gợi ý cho cả lớp thảo luận:
- Tôm, cua sống ở đâu?
- Nêu ích lợi của tôm và cua.
- Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến tôm, cua mà em biết.
* Kết luận:
- Tôm, cua là những thức ăn chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
- Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển là những môi trường thuận lợi để nuôi và đánh bắt tôm, cua. Hiện nay, nghề nuôi tôm khá phát triển và tôm đã
trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
* GDBVMT: Giáo dục HS ý thức bảo vệ sự phong phú đa dạng của các loài
vật trong tự nhiên bằng những việc làm, hành động cụ thể như: Không đánh
bắt các loài vật một cách bừa bãi, không làm ô nhiễm môi trường nước, ...
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS thực hiện tốt theo những điều vừa học và 
	Luyện Toán:
ÔN TẬP TẬP: TUẦN 26 (2t)
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Củng cố giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
II. CHUẨN BỊ:
Các tờ giấy bạc loại 2000đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố tiền Việt Nam
- HS nêu đặc điểm các tờ giấy bạc 2000đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3 (BTTNC trang 55; 56)
* Bài tập 1: Đánh dấu x vào ô trống dưới chiếc ví có ít tiền nhất:
- HS làm bài cá nhân.
- HS nêu bài làm, nêu cách làm:
+ Cộng giá trị các tờ bạc trong từng ví.
+ So sánh kết quả tìm được.
- HS nhận xét, GV chốt kết luận đúng: Chiếc ví b có ít tiền nhất.
Củng cố cộng các số với đơn vị là đồng.
* Bài tập 2: Tô màu các tờ giấy bạc để được số tiền tương ứng ở bên phải:
- HS thảo luận nhóm đôi tìm các cách làm.
- Đại diện các nhóm nêu các kết quả thảo luận.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt các cách làm đúng.
Tiếp tục củng cố cộng các số với đơn vị là đồng.
* Bài tập 3: Xem tranh rồi viết tên đồ thích hợp vào chỗ chấm:
- Thảo luận nhóm.
- HS nêu bài làm.
- Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng.
Củng cố cách sử dụng tiền Việt Nam.
Hoạt động 3: (1-2'): Hoạt động nối tiếp
GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà xem lại các bài tập.
Luyện Tiếng Việt:
Ôn Luyện từ và câu: Tuần 26
TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO, DẤU PHẨY, DẤU CHẤM.
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng vốn từ: Sáng tạo.
- Ôn luyện về dấu phẩy (Đứng sau bộ phận trạng ngữ chỉ địa điểm), dấu chấm, dấu chấm hỏi.
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn tập và kiểm tra.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (20-22’): Mở rộng vốn từ về Sáng tạo
* Bài tập 1: Điền tiếp từ chỉ những người lao động bằng trí óc vào chỗ trống:
Kĩ sư, bác sĩ, giảng viên đại học, 
- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức.
- GV nêu luật chơi.
- HS chơi trò chơi theo 3 nhóm, mỗi nhóm 6 em.
- HS đọc lại kết quả của cả nhóm.
- Cả lớp nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
Củng cố từ ngữ về người lao động trí óc.
*Bài tập 2: Khoanh tròn chữ cái trước các hoạt động lao động đòi hỏi nhiều suy nghĩ và sáng tạo:
a. khám bệnh 	b. thiết kế mẫu nhà 	c. dạy học	 d. chế tạo máy
e. lắp xe ô tô 	g. chăn nuôi gia súc 	h. may quần áo
- GV phát phiếu cho các nhóm.
- HS thảo luận theo nhóm 4 em.
- Đại diện nhóm nêu kết quả bài làm.
- Cả lớp n/xét, GV chốt kết quả đúng: Khoanh tròn các chữ a, b, c, d.
Củng cố từ chỉ công việc lao động trí óc.
Hoạt động 2: (10-12’): Ôn luyện về dấu câu
*Bài tập 3: Dùng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận chỉ địa điểm với các bộ phận khác trong mỗi câu sau:
a. Trên bến cảng tàu thuyền ra vào tấp nập.
b. Trong bản mọi người đang chuẩn bị dụng cụ để lên nương làm việc.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, GV chốt kết quả đúng:
a. Trên bến cảng, tàu thuyền ra vào tấp nập.
b. Trong bản, mọi người đang chuẩn bị dụng cụ để lên nương làm việc.
Hoạt động 3: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại các bài tập.
Rút kinh nghiêm
 . ..... ... ..... .
Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2016 
Toán:
LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu làm quen với dãy số liệu.
- Biết xử lí số liệu và lập được dãy số liệu (ở mức độ đơn giản).
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố giải toán về Tiền Việt Nam
- 1 HS lên bảng giải bài toán, cả lớp giải vào vở nháp:
Mẹ mua rau hết 5600 đồng. Mẹ đưa cho cô bán hàng một tờ giấy bạc loại 5000 đồng và một tờ loại 2000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền?
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (10-12'): Làm quen với dãy số liệu
a. Quan sát để hình thành dãy số liệu:
- HS quan sát bức tranh.
- HS đọc số đo chiều cao của từng bạn.
- GV giới thiệu: các số đo chiều cao trên là dãy số liệu.
b. Làm quen với thứ tự và số số hạng của dãy:
- HS nêu thứ tự các số.
- Dãy số trên có mấy số? (Dãy số trên có 4 số).
- 1 HS lên bảng ghi tên bốn bạn theo thứ tự chiều cao để được danh sách: Anh, Phong, Ngân, Minh. Sau đó gọi 2 HS đọc lại.
Hoạt động 3: (16-18’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 3 (SGK trang 135)
* Bài tập 1: Dựa vào dãy số liệu trên, hãy trả lời các câu hỏi:
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Từng cặp HS hỏi và trả lời trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
Củng cố cách thống kê số liệu.
* Bài tập 2: Trả lời các câu hỏi:
- HS tự làm bài.
- HS nêu bài làm.
- Chữa bài, chốt đáp án đúng: a) 5; b) 1; c) 4.
Củng cố về ngày, tháng, năm.
* Bài tập 3: Hãy viết dãy số ki lô gam gạo ghi trên các bao:
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, nêu lại cách làm.
- GV chốt kết quả đúng: a. Theo thứ tự từ bé đến lớn: 35, 40, 45, 50, 60.
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé: 60, 50, 45, 40, 35.
Củng cố cách xử lý số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu.
* Bài tập 4: Trả lời câu hỏi:
- Cách tiến hành như bài 2.
- Chữa bài, chốt đáp án đúng: a) 9; 5; b) 15; 10; c) 5.
Tiếp tục củng cố về thống kê số liệu.
Hoạt động 4: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
GV nhận xét tiết học và dặn HS xem lại các bài tập.
Tập đọc - Kể chuyện:
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
A. Tập đọc:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: du ngoạn, lễ hội, Chử Đồng Tử.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; Đảm nhận trách nhiệm; Xác định giá trị.
B. Kể chuyện:
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
TẬP ĐỌC
(1,5 tiết)
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng đọc hiểu
- 2 HS đọc nối tiếp bài Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên và TLCH về ND bài đọc.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (16-18'): Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Luyện đọc từng câu - Luyện đọc từ HS đọc sai.
- Luyện đọc từng đoạn, giải nghĩa từ: Chử Xá, du ngoạn, duyên trời, hiển linh
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc đồng thanh đoạn 1.
Hoạt động 3: (13-15’): Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV chốt lại các ý đúng.
- HS nêu ý chính của bài
- GVchốt lại: Câu chuyện ca ngợi Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước.
Hoạt động 4: (13-15'): Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 1, 2.
- Hướng dẫn HS đọc 1 số câu, đoạn khó đọc:
Nhà nghèo, / mẹ mất sớm, / hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. // Khi cha mất, / chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, / còn mình đành ở không.//
Chàng hoảng hốt, /chạy tới khóm lau thưa trên bãi, / nằm xuống, / bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. //
Nào ngờ, /công chúa thấy cảnh đẹp, / ra lệnh cắm thuyền, /lên bãi dạo, / rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. //
- HS thi đọc câu, đoạn văn.
- 1 HS đọc cả bài.
KỂ CHUYỆN:
(0,5 tiết)
Hoạt động 1: (1-2'): GV nêu nhiệm vụ
Dựa vào 4 tranh minh họa 4 đoạn truyện và các tình tiết, đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó, kể lại từng đoạn câu chuyện.
Hoạt động 2: (18-20'): Hướng dẫn HS kể chuyện
a. Dựa vào tranh, đặt tên cho từng đoạn:
- HS quan sát lần lượt từng tranh minh họa trong SGK, nhớ ND câu chuyện, đặt tên cho từng đoạn.
- HS nêu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại những tên đúng:
+ Tranh 1: Tình cha con / Cảnh nhà nghèo khó ...
+ Tranh 2: Duyên trời / Ở hiền gặp lành ...
+ Tranh 3: Giúp dân / Truyền nghề cho dân ...
+ Tranh 4: Uống nước nhớ nguồn / Tưởng nhớ ...
b. Kể lại từng đoạn câu chuyện:
- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Hoạt động 3: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tập kể chuyện.
Chính tả:
Nghe - viết: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết đúng các tiếng có âm dễ lẫn: r, d, gi.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết 3 lần bài tập 1a (chỉ viết các tiếng cần điền).
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về phân biệt tr / ch
- 2 HS viết bảng 4 từ bắt đầu bằng tr / ch, cả lớp viết vào giấy nháp.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (20-22'): Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần đoạn chính tả, 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết: Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả, cách trình bày bài: HS nêu cách viết tên đầu bài, đầu mỗi đoạn viết, tìm các tên riêng có trong bài chính tả và nêu cách viết các tên riêng đó.
- HS tập viết những từ dễ mắc lỗi khi viết bài: hiển linh, Chử Đồng Tử.
b. GV đọc cho HS viết bài.
c. Chấm, chữa bài:
- GV đọc cho HS soát bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.
- GV chấm 5 - 7 bài, chữa lỗi và nhận xét.
Hoạt động 3: (6-8’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 1a: Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi:
- 3 HS lên bảng thi làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
- HS đọc kết quả bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: hoa giấy, giản dị, giống hệt, rực rỡ, hoa giấy, rải kín, làn gió.
- 3 - 4 HS đọc lại bài làm hoàn chỉnh.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập.
Luyện Tiếng Việt:
TỪ NGỮ VỀ LỄ HỘI. DẤU PHẨY (2t)
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng vốn từ về chủ điểm lễ hội và hội.
- Dùng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận này với bộ phận khác trong câu.
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn tập.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (22-24’): Mở rộng vốn từ về chủ điểm lễ hội và hội
* Bài tập 1: a) Ghi tên một số lễ hội ở quê em vào chỗ chấm : ..........................
b) Nêu tên các hoạt động có trong lễ hội nói trên: dâng hương, chơi cờ, đua thuyền, thi chọi gà, thi nấu cơm, thi đấu vật, hát chèo, hát ví, hát cải lương, hát vọng cổ, rước, chơi đu.
- HS làm bài cá nhân.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, chốt đáp án đúng.
* Bài tập 2: Nối tên các hội và lễ hội với tên vùng, miền có hội và lễ hội đó:
hội đền Hùng
lễ hội đâm trâu	Bắc Bộ
hội chọi trâu
hội đua voi	Trung Bộ và Tây Nguyên
hội Lim
lễ hội chùa Hương
Lễ hội đón năm mới của dân tộc Khơ-me Nam Bộ
- HS thảo luận nhóm 4 em làm bài.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng:
Bắc Bộ: hội đền Hùng, hội chọi trâu, hội Lim, lễ hội chùa Hương.
Trung Bộ và Tây Nguyên: lễ hội đâm trâu, hội đua voi.
Nam Bộ: lễ hội đón năm mới của dân tộc Khơ-me.
Hoạt động 2: (8-10’): Ôn tập về dấu phẩy
* Bài tập 3: Dùng dấu phẩy điền vào chỗ thích hợp trong các câu sau:
a) Vì chạy chơi ngoài nắng Long đã bị cảm sốt.
b) Do mất điện cuộc liên hoan văn nghệ trong hội vui học tập phải kết thúc sớm.
c) Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo dạy thể dục đội bóng bàn lớp 3C đã giành được giải Nhất.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt đáp án đúng.
- 2 HS đọc lại bài làm sau khi đã điền đúng dấu.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
GV nhận xét tiết học và dặn HS xem lại các bài tập.
Luyện Toán:
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Tiền Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- 2 HS nêu lại các bước giải.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
* Bài tập 1: Có 30kg gạo đựng đều vào 6 túi. Hỏi 4 túi như vậy có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
- 2 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ nêu cách giải bài toán:
+ Bước 1: Tính số ki-lô-gam gạo đựng trong 1 túi (lấy 30 : 5 = 5kg).
+ Bước 2: Tính số ki-lô-gam gạo đựng trong 4 túi (lấy 5 x 4 = 20kg).
- Cả lớp tự giải vào vở, 1 em làm trên bảng.
- HS nhận xét, nêu các câu lời giải khác nhau.
- GV chốt câu lời giải đúng: 4 túi như vậy có tất cả 20kg gạo.
Củng cố giải toán dạng rút về đơn vị.
* Bài tâp 2: Có 1620 cái áo được xếp đều vào 6 thùng. Hỏi trong 6 thùng đó có bao nhiêu cái áo?
- HS tự làm bài, GV chấm nhanh một số bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, nêu lại cách giải.
- GV chốt câu lời giải đúng: Trong 6 thùng đó có 1080 cái áo.
Tiếp tục củng cố giải toán dạng rút về đơn vị.
* Bài tập 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
An có 2 tờ giấy bạc loại 2000 đồng và 3 tờ giấy bạc loại 500 đồng. Vậy An có số tiền là:
A. 2500 đồng 	B. 4000 đồng 	C. 1500 đồng 	D. 5500 đồng
- HS thảo luận nhóm 2 em làm bài.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận và giải thích.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: Khoanh vào ý D.
Củng cố về tiền Việt Nam.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập.
Thủ công:
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách làm lọ hoa gắn tường.
- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.
II. CHUẨN BỊ:
- Một lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được.
- Một lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công chưa dán vào bìa.
- Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.
- Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán 
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- GV kiểm tra đồ dùng liên quan đến tiết học.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (6-8’): Hướng dẫn HS làm lọ hoa gắn tường
- GV y/c HS nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn tường:
Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
- GV treo tranh quy trình hệ thống lại các bước.
Hoạt động 3: (16-18’): Thực hành
- GV tổ chức cho HS thực hành cá nhân (GV quan sát giúp đỡ HS yếu).
- GV gợi ý HS có thể cắt dán các bông hoa có cành, lá để cắm trang trí vào lọ hoa.
Hoạt động 4: (3-5’): Đánh giá sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm.
- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
Hoạt động 5: (1-2’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài tiết 3.
Rút kinh nghiêm
 . ..... ... ..... .
Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2016 
Toán:
LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU (Tiếp)
I. MỤC TIÊU:
- Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột.
- Biết cách đọc các số liệu của một bảng.
- Biết cách phân tích các số liệu của một bảng.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kĩ năng xử lí các số liệu của dãy
- HS chữa bài tập 2 (BTT trang 47).
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10’): Làm quen với thống kê số liệu
- Quan sát bảng thống kê.
- Nêu nội dung của bảng thống kê.
- Nêu cấu tạo của bảng.
- HD cách đọc số liệu của một bảng.
Hoạt động 3: (18-20'): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2 (SGK trang 136, 137)
* Bài tập 1: Dựa vào bảng trả lời các câu hỏi (trong SGK - 136):
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng: a) 13; 15; b) 7; c) 3C; 3B.
Củng cố cách đọc các số liệu của một bảng.
* Bài tập 2: Nhìn vào bảng, hãy trả lời các câu hỏi (SGK trang 137):
- Cả lớp làm vào vở.
- HS nêu kết quả.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng: a) 3C; 3B; b) 85; c) 12; 3
Tiếp tục củng cố cách đọc các số liệu của một bảng.
* Bài tập 3: Trả lời câu hỏi:
- HS tự làm bài.
- HS nêu bài làm.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng.
Tiếp tục củng cố cách đọc các số liệu của một bảng.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các BT.
Tập đọc:
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các TN: Nải chuối ngự, tua giấy, quả bưởi.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
Hiểu nội dung và bước đầu hiểu ý nghĩa của bài đọc: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quý, gắn bó với nhau.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kĩ năng kể
- 2 HS tiếp nối nhau kể chuyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (10-12’): Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc từng câu - Luyện đọc từ khó đọc.
- Luyện đọc từng đoạn - Giải nghĩa từ: chuối ngự.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc ĐT toàn bài.
Hoạt động 3: (8-10’): Tìm hiểu bài
- HS đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi.
- GV chốt lại các ý đúng.
- HS nêu ý chính của bài.
- GV chốt lại: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn.
Hoạt động 4: (8-10’): Luyện đọc lại
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- Hướng dẫn HS đọc một số câu, đoạn văn khó đọc.
- HS thi đọc đoạn văn.
- 2 HS thi đọc cả bài.
Hoạt động 5: (1-3'): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- HS xem lại các bài tập đọc để chuẩn bị cho các tiết ôn tập.
Luyện Tiếng Việt:
ÔN: KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. MỤC TIÊU:
- Kể về một trò chơi trong ngày hội theo các gợi ý cho trước.
- Viết đoạn văn khoảng 8 câu về một trò chơi trong ngày hội mà em đã được thấy hoặc tham gia.
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (13-15’): Kể về một trò chơi trong ngày hội
- HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý:
+ Tên trò chơi.
+ Trò chơi được tổ chức khi nào? Ở đâu?
+ Trò chơi thực hiện như thế nào?
+ Trò chơi có đông người xem và tham gia không?
- HS phát biểu, trả lời câu hỏi: Em chọn kể về trò chơi nào?
- HS nêu tên trò chơi mình định kể.
- GV nhắc nhở HS cách kể.
- 1 HS kể mẫu theo 4 gợi ý như trên.
- HS tiếp nối nhau thi kể chuyện.
- Cả lớp và GV bình chọn người kể hay.
Hoạt động 2: (18-20’): Viết về một trò chơi trong ngày hội
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS viết bài, GV giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Một số HS đọc bài viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, GV chấm điểm một số bài làm tốt.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài viết.
Rút kinh nghiêm
 . ..... ... ..... .
Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2016 
Toán:
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Biết đọc, p/tích và xử lí số liệu của một dãy số và bảng số liệu đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
Vở BT toán.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố cách đọc số liệu của một bảng
- Chữa bài tập 3 (SGK tiết 128).
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3 (SGK trang 138, 139)
* Bài tập 1: Hãy điền số liệu thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
- Cả lớp làm vào vở.
- HS nêu kết quả.
- Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng.
Củng cố cách đọc số liệu của một dãy và bảng số liệu.
* Bài tập 2: Dựa vào bảng, hãy trả lời các câu hỏi (theo mẫu):
- Cả lớp làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài tập.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, GV chốt kết quả đúng:
b) Năm 2003 bản Na trồng được tất cả 5055 cây thông và cây bạch đàn.
Củng cố cách phân tích số liệu của một dãy và bảng số liệu.
* Bài tập 3: Nhìn vào dãy số liệu, hãy khoanh vào chữ đặt trước trả lời đúng:
- Tổ chức trò chơi: Ai nhanh.
- GV nêu luật chơi.
- 3 HS tham gia trò chơi.
- Bình chọn người thắng cuộc.
- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng: a) A. 9 số; b) C. 60.
Củng cố cách xử lí số liệu của một dãy.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Tập viết:
ÔN CHỮ HOA T
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T (1 dòng), D, Nh (1 dòng); viết đúng tên riêng Tân Trào (1 dòng) và câu ứng dụng Dù ai đi ngược về xuôi / Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. CHUẨN BỊ:
Mẫu chữ viết hoa: T, Tân Trào.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng viết
- HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước.
- 1 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con: Sầm Sơn.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10’): Hướng dẫn HS viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ viết hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: T, D, N.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- HS viết bảng con chữ T.
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng):
- HS đọc từ ứng dụng : Tân Trào.
- GVgiới thiệu: Tân Trào là tên một xã thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi diễn ra những sự kiện nổi tiếng trong lịch sử cách mạng: thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam ...
- HS viết trên bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao: nói về ngày giỗ Tổ Hùng Vương mồng mười tháng ba âm lịch hàng năm. ...
- HS tập viết trên bảng con: Tân Trào , giỗ Tổ.
Hoạt động 3: (15-17’): Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
- GV nêu yêu cầu viết.
- HS viết vào vở tập viết.
Hoạt động 4: (3-5’): Chấm, chữa bài
- GV chấm 5 - 7 bài.
- Nhận xét, chữa lỗi cho HS.
Hoạt động 5: (1-3'): Hoạt động nối tiếp
- GVnhận xét giờ học.
- Dặn HS học thuộc lòng câu ứng dụng.
Chính tả:
Nghe - viết: RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập phân biệt các tiếng có các âm đầu dễ viết sai: r / d/ gi.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết 3 lần bài tập 1.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về phân biệt r / d / gi
- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp: dí dỏm, dập dềnh, giặt giũ, khóc rưng rức.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (20-22'): Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần đoạn chính tả, 2 HS đọc lại.
- HS tìm hiểu nội dung bài viết: Đoạn văn tả gì?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả, cách trình bày: Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? (Các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu; tên riêng Tết Trung thu, Tâm).
- HS tập viết những từ dễ mắc lỗi khi viết bài: Tết Trung thu, quả bưởi, nải chuối.
b. GV đọc cho HS viết bài.
c. Chấm, chữa bài:
- GV đọc cho HS soát bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.
- GV chấm 5 - 7 bài, chữa lỗi và nhận xét.
Hoạt động 3: (6-8’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 1: Tìm và viết vào chỗ trống tên các đồ vật, con vật (bắt đầu bằng r/d/gi):
- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức.
- GV nêu luật chơi: 3 nhóm tham gia trò chơi.
- Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
r : rổ, rá, rựa, rắn, rết 
d : dao, dây, dê, dế ...
gi: giường, giá sách, giáo mác, giày da 
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các BT.
Tập làm văn:
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết kể về một ngày hội theo các gợi ý cho trước.
- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu).
* GDKNS: Rèn kĩ năng tư duy sáng tạo ; Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu ; Giao tiếp : lắng nghe và phản hồi tích cực.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố Kể về lễ hội
- 2 HS kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội (1 trong 2 bức ảnh ở bài TLV tuần 25).
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (10-12’): Hướng dẫn HS kể chuyện
- HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý:
a) Đó là hội gì?
b) Hội được tổ chức khi nào, ở đâu?
c) Mọi người đi xem hội như thế nào?
d) Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì?
e) Hội có những trò chơi gì?
g) Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?
- HS phát biểu, trả lời câu hỏi: Em chọn kể về ngày hội nào?
- HS nêu ngày hội mình định kể.
- GV nhắc nhở HS cách kể.
- 1 HS giỏi kể mẫu theo 6 gợi ý. GV nhận xét.
- HS tiếp nối nhau thi kể chuyện.
- Cả lớp và GV bình chọn người kể hay.
Hoạt động 3: (15-17’): HS viết bài
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS viết bài, GV giúp đỡ những HS kém.
- Một số HS đọc bài viết.
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương một số bạn viết tốt.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc những HS viết chưa xong bài về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn.
Tự nhiên và Xã hội:
CÁ
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống con người.
- Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
* GDBVMT:
- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.
- Có ý thức bảo vệ sự phong phú đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về ích lợi của tôm, cua
- Nêu ích lợi của tôm và cua.
- GV nhận xét.
Hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_26_nam_hoc_2014_2015_ban.doc