Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2015-2016 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2015-2016 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

- Ôn tập các hành vi đạo đức đã học.

- Vận dụng những điều đã học để thực hành.

II. CHUẨN BỊ:

Đèn chiếu.

III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:

Hoạt động 1: (3-5’): Kể tên các bài đạo đức đã học

- GV yêu cầu HS kể tên các bài đạo đức đã học từ đầu học kì II đến tuần 24.

- HS nêu tên các bài đạo đức đã học:

+ Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

+ Tôn trọng đám tang.

- Nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 2: (12-14’): Phân biệt hành vi và cách ứng xử

* Về tính thật thà:

Đã thực hiện tốt các hành vi:

- Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

- Tôn trọng đám tang.

Ch¬ưa thực hiện tốt các hành vi

* Về cách ứng xử:

- Nêu 1 số việc cần làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.

- Nêu 1 số các hành vi tôn trọng đám tang.

* Nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 3: (13-15’): Thực hành

* GV nêu các tình huống, HS xử lý các tình huống: Em sẽ ứng xử nh¬ư thế nào trong các tình huống sau:

+ Tình huống 1:

a. Vị khách nư¬ớc ngoài mời em và các bạn chụp ảnh kỷ niệm khi đến thăm trường.

b. Em nhìn thấy một số bạn tò mò vây quanh ô tô của khách nư¬ớc ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ.

+ Tình huống 2: Em nhìn thấy bạn em đeo băng tang, đi đằng sau xe tang.

+ Tình huống 3: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ theo xem một đám tang, c¬ười nói, chỉ trỏ.

+ Tình huống 4: Bên nhà hàng xóm có tang.

- HS nêu cách ứng xử của mình.

- Nhận xét, bổ sung.

* GV chốt lại ý đúng.

Hoạt động 4: (1-3’): Hoạt động nối tiếp

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS thực hiện tốt các hành vi đã học.

 

doc 22 trang ducthuan 1920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2015-2016 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25: Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2016
Đạo đức:
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập các hành vi đạo đức đã học.
- Vận dụng những điều đã học để thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Kể tên các bài đạo đức đã học
- GV yêu cầu HS kể tên các bài đạo đức đã học từ đầu học kì II đến tuần 24.
- HS nêu tên các bài đạo đức đã học:
+ Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
+ Tôn trọng đám tang.
- Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: (12-14’): Phân biệt hành vi và cách ứng xử
* Về tính thật thà:
Đã thực hiện tốt các hành vi:
- Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
- Tôn trọng đám tang.
Chưa thực hiện tốt các hành vi 
* Về cách ứng xử:
- Nêu 1 số việc cần làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Nêu 1 số các hành vi tôn trọng đám tang.
* Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: (13-15’): Thực hành
* GV nêu các tình huống, HS xử lý các tình huống: Em sẽ ứng xử như thế nào trong các tình huống sau:
+ Tình huống 1:
a. Vị khách nước ngoài mời em và các bạn chụp ảnh kỷ niệm khi đến thăm trường.
b. Em nhìn thấy một số bạn tò mò vây quanh ô tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ.
+ Tình huống 2: Em nhìn thấy bạn em đeo băng tang, đi đằng sau xe tang.
+ Tình huống 3: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ theo xem một đám tang, cười nói, chỉ trỏ.
+ Tình huống 4: Bên nhà hàng xóm có tang.
- HS nêu cách ứng xử của mình.
- Nhận xét, bổ sung.
* GV chốt lại ý đúng.
Hoạt động 4: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS thực hiện tốt các hành vi đã học.
Toán:
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (tiếp)
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian).
- Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã).
- Biết thời điểm làm công việc hàng ngày của HS.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố cách xem đồng hồ
- GV quay kim đồng hồ, HS đọc giờ tương ứng (theo 2 cách).
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (26-28’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3 (SGK trang 125)
* Bài tập 1: Xem tranh rồi trả lời câu hỏi:
- HS làm việc theo nhóm đôi: 1 em hỏi, 1 em trả lời.
- Từng cặp HS nêu bài làm trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
- 1 HS tổng hợp lại toàn bài: Nêu thời điểm và các công việc hàng ngày của bạn An.
Củng cố biểu tượng về thời gian.
* Bài tập 2: Vào buổi chiều hoặc buổi tối, hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian?
- GV giới thiệu đồng hồ điện tử, nêu cấu tạo của đồng hồ.
- HS quan sát đồng hồ có chữ số La Mã và đồng hồ điện tử để so sánh và nối hai đồng hồ có số giờ tương ứng.
- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo vở KT bài của nhau.
- HS từng cặp báo cáo lại kết quả.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
Củng cố cách xem đồng hồ.
* Bài tập 3: Trả lời các câu hỏi sau:
- GV hướng dẫn HS cách làm bài: Dựa vào hình vẽ mặt đồng hồ để tính
khoảng thời gian.
- HS làm việc nhóm 4 em.
- Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
Củng cố kĩ năng xem đồng hồ.
Hoạt động 3: (3-5'): Hoạt động nối tiếp
- Chơi trò chơi: Ai nhanh (GV quay kim đồng hồ, HS nêu số giờ tương ứng).
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà xem lại các bài tập.
Tự nhiên và Xã hội:
ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài.
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật.
* GDBVMT:
- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.
- Có ý thức bảo vệ sự phong phú đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về chức năng của hạt và ích lợi của quả
- Quả thường được dùng để làm gì?
- Hạt có chức năng gì?
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (6-8’): Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu:
- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật.
- Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm (4 em)
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 94, 95 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật?
+ Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật.
+ Chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng?
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn, ... khác nhau. Cơ thể chúng đều gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
Hoạt động 3: (14-16’): Làm việc cá nhân
* Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con vật mà HS ưa thích.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Vẽ và tô màu
HS vẽ một con vật mà mình thích vào giấy A4.
Bước 2: Trình bày
- HS dán bài của mình trước lớp.
- 1 số HS lên giới thiệu bức tranh của mình.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 4: (4-6’): Chơi trò chơi Đố bạn con gì?
- GV hướng dẫn HS cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi theo nhóm 6 em.
* Giáo dục HS có ý thức bảo vệ các loài vật trong tự nhiên.
Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
Luyện toán :
GIẢI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ (2tiết)
I. MỤC TIÊU:
 - Củng cố kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị , tính chu vi hình chữ nhật .
II. CHUẨN BỊ:
 - Vở ôn.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: ( 25-28') Luyện tập - thực hành.
 Bài 1: * HS đọc bài toán 1: Tính số quyển vở trong 5 thùng?
- Thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày bài giải 
- Cả lớp nhận xét bổ sung 
* GVKL: B1: Tính số quyển vở trong một thùng (2135 : 7 = 305)
 B2: Tính số quyển vở trong 5 thùng (305 x 5 = 1525 )
 Bài 2: HS đọc bài toán 2 : Lập bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó 
- HS lập bài toán 
- 1 HS lên bảng giải 
- Cả lớp nhận xét bổ sung 
* GVKL: B1 : Tính số viên gạch trong một xe (8520 : 4 = 2130)
 B2 : Tính số viên gạch trong 3 xe (2130 x 3 =3760 )
 Bài 3: *HS đọc bài toán 3 : Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật ?
- Cả lớp làm vàovở ô li.
- 1 HS lên bảng tóm tắt - 1 HS giải 
 - Cả lớp nhận xét bổ sung 
 * GV chốt: Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật 
 Bài 4: * HS đọc y/ c bài tập 4 : Tính giá trị của biểu thức :
15 + 7 x 8 =........ 90 + 28 : 2 =........ 9 x (100 + 11) =..........
 = ....... =......... =.........
- HS làm việc cá nhân - 2 HS lên bảng làm - Nhận xét bổ sung 
* GV chốt: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức 
*HĐtiếp nối: (3-5’)
 - GV nhận xét tiết học . 
 - Về hoàn thiện tiếp các bài còn lại.
Luyện tiếng việt:
LUYỆN VIẾT - BÀI 25
I. MỤC TIÊU:
-HS viết đúng mẫu chữ theo quy định.
-Trình bày bài đẹp , khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (10-15’) Hướng dẫn viết
	*B1: GV hướng dẫn quy trình viết ,HS quan sát mẫu.
	- HS luyện viết vào bảng con các chữ hoa và câu ứng dụng.
	*B2: HS luyện viết trong vở luyện viết .
Hoạt động 1: (20-25’) Luyện viết
	*B1: GV nêu yêu cầu của bài viết ,yêu cầu HS thực hiện .GV chú ý đến các em viết còn chưa đẹp như: Nam, Lan.
	*B2: HS luyện viết bài . GV chú ý h/dẫn cụ thể cho các em viết chưa đẹp
	*B3: GV chấm bài,nêu nhận xét để HS rút kinh nghiệm.
*HĐtiếp nối: (3 -5’)
 - GV nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiêm
 . ..... ... ..... .
Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2016
Toán:
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng xem đồng hồ
- GV quay kim đồng hồ, HS đọc.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (4-6’): Hướng dẫn giải bài toán đơn
Bài toán 1: Có 35l mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong?
- HS phân tích bài toán (cái đã cho, cái phải tìm?).
- Lựa chọn phép tính thích hợp (phép chia).
- HS ghi bài giải: câu trả lời, phép tính và kết quả có tên đơn vị trong dấu ngoặc; đáp số ghi đầy đủ cả số và tên đơn vị.
- HS nhắc lại: Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can, phải lấy 35 chia cho 7.
Hoạt động 3: (6-8’): HD giải bài toán hợp (có hai phép tính chia và nhân)
Bài toán 2: Có 35l mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can có mấy lít mật ong?
- HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề toán tìm hướng giải:
+ Tìm số lít mật ong trong mỗi can (35 : 7 = 5(l)).
+ Tìm số lít mật ong trong 2 can (5 x 2 = 10 (l)).
- 1 HS lên bảng trình bày bài giải (như trong SGK), cả lớp làm vào nháp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
* Lưu ý: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường được giải theo 2 bước:
Bước 1: Tìm giá trị của 1 phần trong các phần bằng nhau (thực hiện phép chia)
Bước 2: Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau (thực hiện phép nhân).
- 2 HS nhắc lại nhắc lại cách giải bài toán hợp.
Hoạt động 3: (16-18’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2 (SGK trang 128)
* Bài tập 1: Tính số viên thuốc có trong 3 vỉ thuốc?
- 2 HS đọc đề bài toán.
- HS phân tích đề và nêu các bước giải theo hướng dẫn của GV.
Bước 1: Tìm số viên thuốc trong 1 vỉ : 24 : 4 = 6 (viên).
Bước 2: Tìm số viên thuốc trong 3 vỉ : 6 x 3 = 18 (viên).
- 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS lên bảng trình bày bài giải.
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- Cả lớp nhận xét, nêu các câu lời giải khác nhau, nêu lại cách giải.
- GV chốt lời giải đúng: 3 vỉ thuốc có tất cả 18 viên thuốc.
Củng cố cách giải bài toán hợp liên quan đến rút về đơn vị.
* Bài tập 2: Tính số kg gạo có trong 5 bao gạo?
- HS đọc bài toán, nêu hướng giải bài toán:
+ Bước 1: Tính số kg gạo đựng trong mỗi bao.
+ Bước 2: Tính số kg gạo đựng trong 5 bao.
- 1 HS lên bảng trình bày bài giải, cả lớp giải vào vở ô li.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng: Trong 5 bao gạo có 20 kg gạo.
Tiếp tục củng cố cách giải bài toán hợp liên quan đến rút về đơn vị.
Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- HS nêu lại 2 bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại các bài tập.
Tập đọc - Kể chuyện:
HỘI VẬT (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: khôn lường, loay hoay, Quắm Đen,
Cản Ngũ.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B. Kể chuyện:
Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
TẬP ĐỌC:
(1,5 tiết)
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng đọc hiểu
- 2 HS tiếp nối nhau đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Tiếng đàn.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (16-18’): Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài, hướng dẫn HS cách đọc:
Đoạn 1: Giọng kể, nhấn giọng: dồn dập, tứ xứ, náo nức, chen lấn nhau,
quây kín.
Đoạn 2: Giọng hơi nhanh, dồn dập, nhấn giọng các từ chỉ hoạt động.
Đoạn 3, 4: Giọng sôi nổi, hồi hộp.
Đoạn 5: Giọng nhẹ nhàng, thoải mái.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu:
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
+ GV sửa lỗi phát âm, HD đọc đúng các từ như phần mục tiêu.
- Đọc từng đoạn trước lớp:
+ HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài.
+ HS đọc chú giải sau bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: HS đọc theo nhóm 5 em.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài văn.
Hoạt động 3: (12-14’): Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, cả bài lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV chốt lại các ý đúng.
- HS rút ra nội dung của bài.
- GV chốt lại: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật (một già một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
Hoạt động 4: (14-16’): Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu đoạn 2, 5, hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu, giữa các cụm từ; cách nhấn giọng ở một số từ ngữ.
- HS thi đọc đoạn văn.
- Một HS đọc lại cả bài.
KỂ CHUYỆN:
(0,5 tiết)
Hoạt động 1: (1-2'): GV nêu nhiệm vụ
Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, kể từng đoạn câu chuyện.
Hoạt động 2: (15-17’): Hướng dẫn HS kể theo từng gợi ý
- HS đọc yêu cầu kể chuyện và 5 gợi ý.
- GV hướng dẫn HS cách kể.
- Từng cặp HS tập kể một đoạn của câu chuyện.
- 5 HS nối tiếp nhau kể 5 đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- HS nêu lại nội dung chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chính tả: 
Nghe - viết: HỘI VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm đúng, viết đúng các từ gồm 2 tiếng trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng ch / tr theo nghĩa đã cho.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết nội dung bài tập 1a.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố về phân biệt s / x
- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp: sáng kiến, xúng xính, san sát, sặc sỡ.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (20-22’): Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần đoạn văn, 2 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết: Hãy thuật lại cảnh thi vật giữa ông Cản Ngũ và Quắm Đen?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả, cách trình bày bài: HS nêu cách viết tên đầu bài, đầu mỗi đoạn viết, tìm các tên riêng có trong bài chính tả và nêu cách viết các tên riêng đó.
- HS tập viết những từ ngữ dễ viết sai chính tả: Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay, nghiêng mình.
b. GV đọc cho HS viết bài.
c. Chấm, chữa bài:
- GV đọc cho HS soát bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.
- GV chấm 5 - 7 bài, chữa lỗi và nhận xét.
Hoạt động 3: (6-8'): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 1a: Tìm và ghi vào chỗ trống các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa đã cho:
- HS đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở BT.
- Mời 3 HS làm bài bảng lớp, đọc kết quả.
- Nhận xét chốt lời giải đúng: trăng trắng, chăm chỉ, chong chóng.
- 4 HS đọc lại bài làm đúng.
Hoạt động 4: (2-3'): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài để ghi nhớ chính tả.
Luyện tiếng Việt:
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN 25 (2tiết)
I. MỤC TIÊU:
1.Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hóa: nhận ra hiện tượng nhân hóa, cảm nhận cái hay của những hình ảnh nhân hóa.
2.Ôn luyện về câu hỏi vì sao? tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi vì sao, trả lời đúng các câu hỏi vì sao?
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi BT 2.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (12-15') Ôn phép nhân hóa 
+ Có mấy cách nhân hóa ? Đó là những cách nào?
+ HS nêu ví dụ về nhân hoá.
* GV chốt lại: Có 3 cách nhân hóa đó là:
- Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi ngườ.
- Tả sự vật bằng những từ dùng để tảt người.
- Nói với sự vật như nói với người.
- Cách nhân hóa các sự vật, con vật như vậy thật hay và đẹp vì nó làm cho các sự vật, con vật sinh động hơn, đáng yêu hơn.
Hoạt động 2: (12-15') Ôn cách trả lời câu hỏi vì sao?
* HS đọc y/c bài tập 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi "vì sao"?
- 1HS khá,TB lên bảng làm
- Cả lớp làm vào phiếu
- Nhận xét bổ sung
Bài 3: * HS đọc y/c bài tập 3: Chọn từ ngữ chỉ nguyên nhân ở trong ngoặc để đền vào chỗ trống cho phù hợp :
- Cả lớp làm vào phiếu
- HS nối tiếp nhau nêu bài làm
- Nhận xét bổ sung
Hoạt động nối tiêp: (3-5') Hoạt động nối tiếp
GV nhận xét tiết học
Luyện toán :
ÔN CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ 
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cách thực hiện ở phép chia : Trường hợp chia có số 0 ở thương có 4 chữ số hoặc có 3 chữ số
- Củng cố giải toán có lời văn bằng hai phép tính .
II. CHUẨN BỊ:
-Vở ôn luyện.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5') Củng cố chia số có 4 chữ số
- HS làm bài tập 1
Hoạt động 2: (18-20') Luyện tập - thực hành trong SGK trang 119
Bài 1: * HS đọc y/ c bài tập 1 : Đặt tính rồi tính
- 4 HS TB ,yếu lên bảng làm .
- Cả lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét bổ sung
+ HS nhắc lại cách thực hiện phép chia có số 0 ở thương
Bài 2: * HS đọc bài toán 2 : Tính số m đường còn phải sửa ?
- 1 HS khá,giỏi tóm tắt - 1 HS giải
- Nhận xét bổ sung .
* GVKL: Đội công nhân còn phải sửa số mét đường là: 810 mét.
Bài 3: * HS đọc y/ c bài tập 3 : Đ - S :
- Tổ chức trò chơi : Ai nhanh
- GV nêu luật chơi .
- Các nhóm tham gia trò chơi .
- Bình chọn người nhanh nhất .
Hoạt động nối tiếp: (3-5' ) Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học. Về hoàn thành các bài tập còn lại.
Thủ công:
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách làm lọ hoa gắn tường.
- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công được dán trên tờ bìa.
- Một lọ hoa gắn tường đã hoàn chỉnh.
- Tranh quy trình.
2. Học sinh:
Giấy thủ công, hồ dán, kéo, keo, ...
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5): Kiểm tra đồ dùng HS
- GV kiểm tra đồ dùng của HS.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (6-8’): GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV cho HS quan sát mẫu gấp, tranh quy trình gấp.
- GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu.
- GV hướng dẫn HS tìm ra cách làm lọ hoa bằng cách mở dần lọ hoa
gắn tường và nêu:
+ Tờ giấy gấp lọ hoa hình chữ nhật.
+ Một phần của tờ giấy được gấp lên để làm đế và đáy lọ hoa trước khi gấp các nếp gấp cách đều.
- GV hỏi HS:
+ Hình chữ nhật có chiều dài bao nhiêu ô? Chiều rộng bao nhiêu ô?
+ Đế hoa gấp lên bao nhiêu ô?
Hoạt động 3: (20-22’): GV hướng dẫn mẫu
- GV cho HS quan sát mẫu.
- GV lần lượt mở dần lọ hoa ra, sau đó gấp lại cho HS quan sát, GV vừa thao tác, vừa giải thích:
+ Bước 1: Hình chữ nhật có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô. Gấp phần giấy để làm lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
+ Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.
- GV gọi HS nhắc lại các bước gấp làm lọ hoa gắn tường.
- GV tổ chức cho HS tập gấp lọ hoa gắn tường trên giấy nháp.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục tập gấp lọ hoa gắn tường.
Rút kinh nghiêm
 . ..... ... ..... .
Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2016
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- 1 HS giải trên bảng lớp, cả lớp giải vào giấy nháp:
Đọc 216 trang sách: 9 ngày.
12 ngày	 : ... trang sách?
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 2, 3, 4 (SGK trang 129)
* Bài tập 2: Tính số quyển vở trong 5 thùng?
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích đề: Nêu cái đã cho và cái cần tìm.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các bước giải:
+ Bước 1: Tìm số vở có trong 1 thùng.
+ Bước 2: Tìm số vở trong 5 thùng.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở ô li.
- HS nhận xét, GV chốt lời giải đúng: Trong 5 thùng có 1525 quyển vở.
Củng cố kỹ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
* Bài tập 3: Lập bài toán theo tóm tắt, rồi giải bài toán:
- 2 HS đọc tóm tắt bài toán.
- GV hướng dẫn HS lập bài toán:
+ 4 xe có tất cả bao nhiêu viên gạch? ( có 8520 viên gạch).
+ Bài toán y/c tính gì? (Tính số viên gạch của 3 xe).
+ HS dựa vào tóm tắt để đọc thành đề bài toán.
- GV hướng dẫn HS giải bài toán theo hai bước:
+ Bước 1: Tìm số gạch trong mỗi xe: 8520 : 4 = 2130 (viên).
+ Bước 2: Tìm số gạch trong 3 xe: 2130 x 3 = 6390 (viên).
- 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở ô li.
- HS nhận xét, GV chốt câu lời giải đúng.
Tiếp tục củng cố kỹ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
* Bài tập 4: Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật?
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, nêu lại cách làm:
+ Bước 1: Tính chiều rộng hình chữ nhật.
+ Bước 2: Tính chu vi hình chữ nhật.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng: Chu vi hình chữ nhật là 84m.
Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại các bài tập.
Tập đọc:
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ: man-gát, huơ vòi, điều khiển, trúng đích, ghìm đà.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc- hiều:
- Nắm được nghĩa các từ ngữ: trường đua, chiêng, man- gát, cổ vũ.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, qua đó thấy được nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng đọc hiểu
- 2 HS nối tiếp nhau đọc truyện Hội vật, TLCH về nội dung đoạn đọc.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (12-14'): Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm bài văn: Giọng vui, sôi nổi. Nhịp nhanh, dồn dập ở đoạn 2.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu:
+ HS đọc nối tiếp câu.
+ GV sửa lỗi phát âm các từ, tiếng ở phần mục tiêu.
- Đọc từng đoạn trước lớp:
+ HS đọc nối tiếp 2 đoạn trong bài.
+ HS đọc chú giải cuối bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
+ HS đọc nhóm đôi. HS sửa lỗi trong nhóm.
+ Đại diện 2 nhóm đọc 2 đoạn trước lớp.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 3: (8-10’): Tìm hiểu bài
- HS đọc cả bài, lớp đọc thầm trả lời câu hỏi SGK.
- GV chốt lại các ý đúng.
- HS nêu nội dung, ý nghĩa cảu bài.
- GV chốt lại: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, qua đó thấy được nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi..
Hoạt động 4: (7-9’): Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 2, hướng dẫn HS đọc đúng giọng, đúng nhịp.
- Chú ý hướng dẫn HS đọc đúng câu: Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà,/huơ vòi/chào những khán giả/đã nhiệt liệt cổ vũ, // khen ngợi chúng.//
- 2 HS thi đọc đoạn văn.
- 1 HS đọc lại cả bài.
Hoạt động 5: (1-2’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài tuần 26.
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TẬP LÀM VĂN: TUẦN 25
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng nói: Kể lại một cách tự nhiên, rõ ràng về một lễ hội mà em được xem.
- Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn diễn đạt rõ ràng, sáng sủa.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết sẵn các câu hỏi gợi ý.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng kể về lễ hội
- 2 HS đọc lại bài viết kể về lễ hội.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (10-12'): Rèn kĩ năng nói
- Cả lớp đọc thầm gợi ý và quan sát tranh.
- 1 HS kể mẫu.
- HS thi kể.
- Bình chọn cá nhân, nhóm kể hay.
Hoạt động 3: (15-18'): Rèn kĩ năng viết
- HS đọc yêu cầu bài tập: Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) kể về lễ hội mà em được xem.
- HS viết bài.
- 5 - 7 HS đọc bài.
- Cả lớp nhận xét, chữa lỗi.
- GV cho điểm một số bài viết tốt.
Hoạt động 3: (2-4’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm tiếp bài tập (nếu chưa xong).
- Chuẩn bị cho tiết TLV tuần 26.
Rút kinh nghiêm
 . ..... ... ..... .
Thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2016
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Viết và tính được giá trị của biểu thức.
- Củng cố gấp lên một số lần; giảm đi một số lần.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- 1 HS giải trên bảng lớp, cả lớp giải vào vở nháp:
3 xe : 5640 viên gạch
2 xe : ... viên gạch?
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 2, 3, 4a, b (SGK trang 129)
* Bài tập 2: Tính số viên gạch cần để lát nền 7 căn phòng?
- HS tự làm bài vào vở ô li.
- GV chấm nhanh một số bài.
- 1 HS chữa bài trên bảng lớp, nêu lại cách giải:
+ Bứơc 1: Tìm số viên gạch lát trong 1 phòng.
+ Bước 2: Tìm số viên gạch lát trong 7 phòng.
- Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: Lát nền 7 căn phòng cần 2975 viên gạch.
Tiếp tục củng cố kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
* Bài tập 3: Số?
- GV hướng dẫn HS thực hiện từng phép tính:
4 x 2 = 8(km); 4 x 4 = 16 (km); 4 x 3 = 12 (km); 20 : 4 = 5 (giờ).
- HS làm bài cá nhân.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả bài làm, giải thích cách làm.
- HS nhận xét, GV chốt kết quả đúng: 8km; 16km; 12km; 5 giờ.
Củng cố gấp lên một số lần; giảm đi một số lần.
* Bài tập 4a, b: Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức:
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, GV chốt kết quả: a) 12; b) 450; c) 28; d) 13.
Củng cố kĩ năng tính giá trị biểu thức.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại các bài tập.
Tập viết:
ÔN CHỮ HOA S
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa S (1 dòng), C, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Sầm Sơn (1 dòng) và câu ứng dụng Côn Sơn suối chảy rì rầm / Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. CHUẨN BỊ:
Mẫu chữ viết hoa S, Sầm Sơn.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng viết
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp: Phan Rang, Rủ.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10'): Hướng dẫn HS viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: S, C, T.
- GV viết mẫu từng chữ, kết hợp nhắc lại cách viết cho HS.
- HS tập viết bảng con chữ S.
b. Luyện viết từ ứng dụng:
- HS đọc từ ứng dụng: Sầm Sơn
- GV giới thiệu: Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá, là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng của nước ta.
- HS nhận xét chiều cao và khoảng cách của các con chữ trong từ ứng dụng.
- HS tập viết bảng con: Sầm Sơn.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu: Côn Sơn suối chảy rì rầm / Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu ứng dụng: Ca ngợi cảnh đẹp yên tĩnh, thơ mộng của Côn Sơn.
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao ntn?
- HS viết bảng con: Côn Sơn, Ta.
Hoạt động 3: (16-18'): Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
- GV nêu yêu cầu viết.
- HS viết bài vào vở Tập viết.
Hoạt động 4: (3-5’): Chấm, chữa bài
- GV chấm 5 - 7 bài.
- Nhận xét, chữa lỗi cho HS.
Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS học thuộc lòng câu ứng dụng.
Chính tả 
Nghe - viết: HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Điền đúng tiếng bắt đầu bằng ch / tr vào chỗ trống.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết 3 lần nội dung bài tập 1a (chỉ viết các tiếng cần điền).
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố về phân biệt ch / tr
- 1 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp: trong trẻo, chang chang, truyền thuyết, chân trời.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (20-22’): Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 1 lần đoạn viết.
- 2 HS đọc lại.
- HS tìm hiểu nội dung đoạn viết: Cuộc đua diễn ra như thế nào?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: HS tìm các tên riêng có trong bài chính tả và nêu cách viết các tên riêng đó.
- Hướng dẫn HS viết đúng những từ dễ mắc lỗi: chiêng trống, man-gát điều khiển, trúng đích.
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài.
b. GV đọc cho HS viết bài.
c. Chấm, chữa bài:
- GV đọc cho HS soát bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.
- GV chấm 5 - 7 bài, chữa lỗi và nhận xét.
Hoạt động 3: (8-10’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 1a: Điền vào chỗ trống ch hoặc tr:
- HS đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở BT.
- Mời 3 HS làm bài bảng lớp, sau đó đọc kết quả.
- GV- HS nhận xét chốt lời giải: chiều, trông, trời, chớp, trắng, trên.
- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng.
- 2 HS đọc lại bài làm hoàn chỉnh.
Hoạt động 4: (2-3'): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS học thuộc những câu thơ trong bài tập.
Tập làm văn:
KỂ VỀ LỄ HỘI
I. MỤC TIÊU:
Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
* GDKNS: Kĩ năng tư duy sáng tạo; Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu; Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng kể
- 2 HS kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (10-12'): Rèn kĩ năng nói
- Cả lớp đọc thầm y/c và quan sát tranh.
- HS trao đổi theo cặp nói cho nhau nghe.
- 1 HS kể mẫu.
- HS thi kể.
- Bình chọn cá nhân, nhóm kể hay.
Hoạt động 3: (15-18'): Rèn kĩ năng viết
- HS đọc yêu cầu bài tập : viết một đoạn văn ngắn kể về lễ hội mà em quan sát trong tranh.
- HS viết bài .
- 5 - 7 HS đọc bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4: (2-3'): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở những điều mình vừa kể.
Tự nhiên và Xã hội:
CÔN TRÙNG
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người.
- Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.
* Các KNSCB được giáo dục trong bài: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động (thực hành) giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; tiêu diệt các loại côn trùng gây hại.
* GDBVMT:
- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật.
- Có ý thức bảo vệ sự phong phú đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kiến thức về Động vật
- Nêu những

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_25_nam_hoc_2015_2016_ban.doc