Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

*Năng lực đặc thù:

a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Biết chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá đối với đời sống con người.

b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội:

- Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá đối với đời sống con người.

* Năng lực chung:

- Nhận thức khoa học

- Giải quyết vấn đề- sáng tạo

2. Phẩm chất:

- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh bảo vệ môi trường sống

3. Nội dung tích hợp:

*BVMT: Biết cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống của con người; khả năng kì diệu của lá cây trong việc tạo ra ôxi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.

*GDKNS:

- KN tìm kiếm và xử lí các thông tin: Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.

- KN làm chủ bản thân: Có ý thức trách nhiệm, cam kết thực hiện những hành vi thân thiện những hành vi thân thiện với các loài cây trong cuộc sống: không bẻ cành, bứt lá, làm hại với cây.

- KN tư duy phê phán: Phê phán, lên án, ngăn chặn, ứng phó với những hành vi làm hại cây.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh

2. Học sinh: SGK

 

docx 51 trang ducthuan 04/08/2022 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2021
TOÁN
NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TIẾP)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng làm bài tập liên quan.
c. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán:
* Năng lực chung: 
- Tự chủ- tự học. 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh hứng thú trong các giờ học toán
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút) 
- Trò chơi: Tính đúng, tính nhanh: Giáo viên đưa ra các phép tính cho học sinh thực hiện:
 1502 x 4 1091 x 6 (...)
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
2. Khám phá: 
* Mục tiêu: Học sinh biết thực hiện phép nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
* Phương pháp: động não, làm mẫu 
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- GV nêu vấn đề
- HS thực hiện theo quy trình
+ Đặt tính cột dọc
+ Thực hiện lần lượt từ phải sang trái
- Nhiều HS nhắc lại cách thực hiện 
- Lần 1: Nhân ở hàng đơn vị có kết quả bằng 10, lớn hơn 10, nhớ sang lần hai
- Lần 2: nhân ở hàng chục rồi cộng thêm phần nhớ
-Lần 3: Nhân ở hàng trăm có kết quả vượt quá 10, nhớ sang lần 4
- Lần 4: Nhân ở hàng nghìn rồi cộng thêm phần nhớ
*Kết luận: Đặt tính thẳng cột, tính theo thứ tự từ phải sang trái.
1, Hướng dẫn thực hiện phép nhân: 1427 x 3 =?
 1427
 x 3 
 4281
3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2
3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8
3 nhân 4 bằng 12,viết 2 nhớ 1
3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4
3. Luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh thực hiện tính 
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: + Nhận xét Đ - S?
 - HS nêu cách thực hiện
*Kết luận: Chú ý cộng thêm “số nhớ” vào kết quả lần nhân tiếp theo
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: - Nhận xét Đ - S?
 - Nêu cách đặt tính và tính?
 - HS đổi chéo vở kiểm tra bài. 
*Kết luận: Lưu ý HS cách đặt tính sao cho các hàng thẳng cột với nhau rồi tính từ phải sang trái, lưu ý nhân có nhớ.
Bài 1: Tính
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
4. Hoạt động Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn 
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu
+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- 1HS lên giải bài toán
- Chữa bài: 
- HS đọc bài giải, nhận xét 
+ Muốn biết 2 xe chở được bao nhiêu gạch ta làm như thế nào?
*Kết luận: củng cố kỹ năng giải toán có liên quan đến phép nhân.
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc bài toán:
- HS nêu lại cách tính chu vi hình vuông
- HS làm bài cá nhân
- Chữa bài
*Kết luận: Củng cố cách tính chu vi hình vuông: cạnh x 4
Bài 3: Tóm tắt:
 Mỗi xe: 1425 kg gạo
3 xe :... kg gạo?
Bài giải
Ba xe như thế chở được số ki-lô-gam gạo là: 
1425 3 = 4275 (kg)
 Đáp số: 4275 kg gạo.
Bài 4: Tóm tắt:
 Cạnh: 1508 m
Chu vi:....... m?
 Bài giải
Chu vi khu đất hình vuông đó là:
1508 4 = 6032 (m )
 Đáp số: 6032m.
 5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
+ Muốn nhân số có 4 chữ số cho số có một chữ số ta làm thế nào?
- Gv nhận xét tiết học 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
KHẢ NĂNG KỲ DIỆU CỦA LÁ CÂY
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
- Biết chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá đối với đời sống con người.
b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội: 
- Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá đối với đời sống con người.
* Năng lực chung:
- Nhận thức khoa học
- Giải quyết vấn đề- sáng tạo
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh bảo vệ môi trường sống
3. Nội dung tích hợp: 
*BVMT: Biết cây xanh có ích lợi đối với cuộc sống của con người; khả năng kì diệu của lá cây trong việc tạo ra ôxi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.
*GDKNS:
- KN tìm kiếm và xử lí các thông tin: Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
- KN làm chủ bản thân: Có ý thức trách nhiệm, cam kết thực hiện những hành vi thân thiện những hành vi thân thiện với các loài cây trong cuộc sống: không bẻ cành, bứt lá, làm hại với cây.
- KN tư duy phê phán: Phê phán, lên án, ngăn chặn, ứng phó với những hành vi làm hại cây.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên:
+ Lá cây có những màu nào?
+ Lá cây gồm những bộ phận nào?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Dẫn vào bài
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. Khám phá: 
*Mục tiêu: - Học sinh nêu được chức năng của lá cây
 * Phương pháp: quan sát, thảo luận nhóm, động não 
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành: 
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 sách giáo khoa trả lời câu hỏi:
+ Quá trình quang hợp diễn ra trong điều kiện nào?
+ Bộ phận nào của cây thực hiện quá trình quang hợp?
+ Khi quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
+ Quá trình hô hấp diễn ra khi nào?
+ Bộ phận nào của cây thực hiện quá trình hô hấp?
+ Khi hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp lá cây còn có chức năng gì?
+ Vậy lá cây có chức năng gì?
+ Khi đứng dưới tán của cây ta thấy mát mẻ vì sao?
+ Lá cây thoát ra khí gì là khí cần thiết cho sự sống của con người?
Kết luận: Hai quá trình hô hấp và quang hợp diễn ra ở lá cây. Người ta nói lá cây có khả năng kì diệu vì lá cây quang hợp đã tạo ra các chất nuôi sống cây đồng thời từ lá cây thoát ra hơi nước giúp điều hoà không khí, cung cấp oxy giúp người và động vật hô hấp
- Quá trình quang hợp diễn ra dưới ánh sáng mặt trời.
- Lá cây là bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp.
- Khi quang hợp, lá cây hấp thụ khí các –bô-nic, thải ra khí oxy.
- Quá trình hô hấp diễn ra suốt ngày đêm.
- Lá cây là bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình hô hấp.
- Khi hô hấp, lá cây hấp thụ khí oxy, thải ra khí cac-bô-nic và hơi nước.
- Lá cây còn làm nhiệm vụ thoát hơi nước.
- Vì lá cây thoát hơi nước làm không khí mát mẻ.
- Khí oxy.
3. Luyện tập 
*Mục tiêu: - Học sinh kể được những ích lợi của lá cây.
 * Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2 - 7 sách giáo khoa và thảo luận theo cặp cho biết trong hình lá cây được dùng để làm gì?
- Học sinh quan sát hình và thảo luận. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
+ Nêu ích lợi của lá cây mà em biết?
Kết luận: Lá cây có nhiều ích lợi cho cuộc sống. Bảo vệ cây cối cũng là bảo vệ duy trì sự sống của con người và các sinh vật khác trên trái đất.
+ Hình 2: Lá cây để gói bánh.
+ Hình 3: Lá cây để lợp nhà. 
+ Hình 4: Lá cây làm thức ăn cho động vật. 
+ Hình 5: Lá cây làm nón.
+ Hình 6: Lá cây làm rau ăn.
+ Hình 7: Lá cây làm thuốc.
4. Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh củng cố bài học
* Phương pháp: trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Tiếp sức:
+ Em hãy kể các loại lá cây thường dùng ở địa phương em?
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
5. Củng cố- dặn dò: 5 phút 
- Ghi nhớ nội dung bài học. 
- Xem trước bài tiếp theo
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2021 
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực điều chỉnh hành vi: 
- Học sinh biết đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
b. Năng lực phát triển bản thân. 
- HS bày tỏ thái độ đối với các hành vi liên quan đến hành vi Tôn trọng đám tang.
c. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
- Học sinh biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất 
3. Nội dung tích hợp: 
GDKNS:
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.
- Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
 - Học sinh: SGK, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Cho học sinh chơi trò chơi yêu thích 
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng
2. Khám phá: 
*Mục tiêu: HS biết:
 - Đám tang là lễ chôn cất người chết, là 1 sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
 * Phương pháp: hoạt động nhóm, vấn đáp 
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên kể chuyện (sử dụng tranh).
- Học sinh trao đổi nội dung trong nhóm -> chia sẻ trước lớp.
+ Mẹ Hoàng và 1 số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?
+ Vì sao mẹ Hoàng lại dùng xe nhường đường cho đám tang?
+ Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi mẹ giải thích?
+ Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?
+ Vì sao phải tôn trọng đám tang?
*Giáo viên kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
+ Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã dừng lại cho đám tang đi qua.
+ Vì mẹ tôn trọng người đã khuất và cảm thông với người thân của họ.
+ Hoàng hiểu cũng không nên chạy theo xem chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang.
+ Phải dụng xe nhường đường, không chỉ trỏ cười đùa khi gặp đám tang.
+ Đám tang là nghi lễ chôn cất người chết là sự kiện đau buồn đối với người thân của họ.
3. Luyện tập 
*Mục tiêu: HS lựa chọn hành vi đúng/sai để thể hiện tôn trọng đám tang.
 * Phương pháp: hoạt động nhóm
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
- HS đọc yêu cầu và làm bài tập 2.
- HS dùng thẻ đánh giá các hành vi, giải thích lý do
- Nhận xét, bổ sung
*Kết luận: Các việc làm thể hiện sự tôn trọng đám tang (b, d)
Hành vi không nên làm (a,c,đ,e) thể hiện mất lịch sự trong đám tang
- HS nêu yêu cầu bt 3 (37)
- Thảo luận cặp đôi
- 1 bạn hỏi,1 bạn trả lời và nêu lý do đưa ra
- Nhận xét kết quả, bổ sung
*Kết luận: - Tán thành b,
 - Không tán thành a
Bài tập 2/ SGK
A, Chạy theo xem chỉ trỏ S
B, Nhường đường Đ
C, Cười đùa S
D, Ngả mũ, nón Đ
Đ, Bóp còi xe xin đường S
E, Luồn lách vượt lên trước S
Bài tập 3/ SGK
A, Chỉ cần tôn trọng đám tang của người mình quen biết là không đúng vì đám tang là sự kiện đau buồn với người thân của họ, mình không thờ ơ trước nỗi đau của mọi người
B, Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, gia đình họ và những người cùng đi đưa tang là đúng, thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với người thân của người đã khuất
4. Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh liên hệ bản thân
 * Phương pháp: trình bày 1 phút 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên nêu yêu cầu liên hệ.
- Trưởng ban Học tập mời 1 số bạn lên chia sẻ ý kiến trước lớp.
- Giáo viên nhận xét và khen những học sinh đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang.
- Khuyến khích học sinh M1+ M2 chia sẻ.
*Giáo viên kết luận chung.
5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
+ Nêu việc làm, biểu hiện của bản thân khi gặp đám tang.
- Cùng bạn bè, gia đình thực hiện những việc làm, biểu hiện đúng khi gặp đám tang.
- Nhận xét giờ học- chuẩn bị giờ sau
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT)
NHÀ ẢO THUẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ: 
- Đọc trơn, đọc lưu loát, rõ ràng, đọc đúng: nổi tiếng, lỉnh kỉnh, chứng kiến, nắp lọ, rạp xiếc 
- Đọc giọng kể từ tốn ở đoạn 1, 2, 3; giọng bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4; nhấn giọng: bất ngờ, hai cái, bắn ra, nóng mềm, chú thỏ trắng,...
- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mắt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nghĩa các từ khó: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài 
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Khen ngợi hai chị em Xô - phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em
* Năng lực chung: 
- Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh Chăm học, trách nhiệm; trung thực kỉ luật. 
3. Nội dung tích hợp: 
GDKNS 
-Thể hiện sự cảm thông 
-Tự nhận thức bản thân
-Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- TBHT tổ chức chơi trò chơi: “Hái hoa dân chủ”
+ Nội dung: đọc thuộc lòng bài “Cái cầu” và trả lời câu hỏi.
+ TBHT tổng kết trò chơi.
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
2. Khám phá: 
Hoạt động 1. 1. Luyện đọc
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nghĩa các từ mới.
 * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
- GV đọc toàn bài 
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu nối tiếp
( GV sửa lỗi phát âm sai)
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- Gv kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm
- GV câu cần luyện đọc, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt cách đọc phù hợp đối với câu 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- HS đọc chú giải SGK.
+ Đặt câu với từ thán phục.
+ Đặt câu với từ tình cờ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
- Các nhóm khác nhận xét
 - Giọng nhẹ nhàng, chú ý:
+ Đoạn 1, 2, 3: đọc với giọng kể, chậm rãi, thong thả.
+ Đoạn 3: lời chú Lý giọng hồ hởi, thân mật.
+ Đoạn 4: đọc nhanh hơn 3 đoạn đầu thể hiện sự ngạc nhiên, thú vị, bất ngờ.
- Từ khó: nổi tiếng, lỉnh kỉnh, chứng kiến, nắp lọ, rạp xiếc 
- Câu dài:
- 
- Nhưng/ hai chị em không dám xin tiền mẹ mua vé / vì bố đang nằm viện. // 
- Giải nghĩa từ: 
- Chúng em thấy thán phục trước sự tài tình của chú Lý.
- Hôm qua, em tình cờ nhìn thấy cô giáo dạy em năm lớp 1.
* Tiêu chí nhận xét:
+ Đọc đúng.
+ Đọc trôi chảy
+ Thể hiện được lời nhân vật
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: - Hiểu nội dung câu chuyện: Khen ngợi 2 chị em Xô- phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. 
* Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 17 phút
* Cách tiến hành: 
+ Vì sao chị em Xô - phi không đi xem ảo thuật?
+ Hai chị em Xô - phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
+ Vì sao hai chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp?
+ Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô - phi và Mác?
+ Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người ngồi uống trà?
- Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân: 
+ Theo em chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa?
+ Bài đọc nói về việc gì?
+ Chúng ta học được điều gì qua bài đọc?
*Kết luận: Khen ngợi 2 chị em Xô- phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em.
1. Hai chị em Xô - phi không đi xem ảo thuật.
- Vì bố đang nằm viện, mẹ rất cần tiền để chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ để mua vé.
2. Hai chị em Xô-phi giúp đỡ chú Lý
- Tình cờ hai chị em gặp chú Lý ở ga, hai chị em đã mang giúp chú đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
- Hai chị em nhớ lời mẹ dặn: Không được làm phiền người khác nên hai chị em không chờ chú Lý trả ơn.
3. Chú Lý là người tài ba, nhân hậu và quý trẻ em.
- Chú Lý muốn cảm ơn hai chị em Xô - phi rất ngoan, đã giúp đỡ chú.
- Một cái bánh bỗng biến thành các dải băng đủ màu sắc, từ lọ đường bắn ra một chú thỏ trắng hồng nằm ngay trên chân Mác.
3. Luyện tập 
Hoạt động 1 3. Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết, đọc phù hợp với diễn biến của truyện. 
* Phương pháp: 
* Thời gian: 10 phút
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- GV đọc mẫu đoạn 4 và hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 4
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 
- HS luyện đọc phân vai trong nhóm 4.
- 4 nhóm thi đọc phân vai.
- HS, GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc thể hiện các vai của câu chuyện theo tiêu chí đánh giá của GV
- 1 HS đọc lại toàn bài.
* Tiêu chí bình chọn:
- Đọc đúng 
- Đọc trôi chảy
- Thể hiện được tình cảm của từng nhân vật
 Hoạt động 2 3. Kể chuyện 
* Mục tiêu: Học sinh kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào trí nhớ và 4 bức tranh minh họa 4 đoạn câu chuyện Nhà ảo thuật, kể lại câu chuyện theo lời của Xô-phi (hoặc Mác).
- Đối với học sinh M3+ M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện 
* Phương pháp: làm mẫu, quan sát, hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành:
1. Gv nêu nhiệm vụ
- GV nêu nhiệm vụ 
- HS nhắc lại
2. Hướng dẫn kể từng đoạn của chuyện theo tranh
- HS quan sát tranh, nhận ra nội dung câu chuyện trong từng tranh.
- GV: Khi nhập vai phải tưởng tượng mình chính là người đó, dùng từ xưng hô “ tôi” hoặc “em” vai Xô - phi. 
- 1 HS kể mẫu 1 đoạn theo tranh.
- Từng cặp HS tập kể
- 4 HS nối tiếp thi kể từng đoạn.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
- Dựa vào trí nhớ và 4 bức tranh minh hoạ để kể lại câu chuyện: Nhà ảo thuật.
Tiêu chí đánh giá
+ Nội dung: Kể có đủ ý đúng trình tự không, đã biết kể bằng lời của mình chưa
+ Diễn đạt: Nói đã thành câu chưa, dùng từ đã phù hợp chưa
+ Cách thể hiện: Giọng kể, điệu bộ nét mặt
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng liên hệ bản thân
* Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên nêu vấn đề: 
+ Em nên học tập ở chị em Xô - pi những phẩm chất tốt đẹp nào?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Học sinh trình bày 1 phút 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: GD học sinh cố gắng ngoan, tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Yêu thương cha mẹ; ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài tiếp theo
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
- Biết tìm số bị chia, giải bài toán có 2 phép tính 
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng làm các bài toán liên quan.
* Giảm tải: Không làm bài tập 2
* Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh yêu thích và ham học toán, tính cẩn thận khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
2. Học sinh: Bút, nháp, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút)
- Trò chơi: “Tính đúng, tính nhanh”: TBHT tổ chức cho học sinh chơi:
1107 x 5 1218 x 4 1409 x 6
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh - Học sinh biết nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số 
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu của bài
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: Đọc phép tính. Nhận xét 
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả
*Kết luận: Đặt thừa số thứ 2 dưới thừa số thứ nhất rồi tính từ phải sang trái.
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu của bài
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: Nhận xét Đ/S.
+ Muốn tìm Số bị chia ta làm như thế nào?
*Kết luận: Số bị chia = Thương x số chia 
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
Bài 2: Giảm tải
Bài 3: Tìm x biết
x: 3 = 1527 x: 4 = 1823
 x = 1527 3 x = 18234
 x = 4581 x = 7292
3. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: - Học sinh đếm ô vuông 
* Phương pháp: thực hành, động não 
* Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cả lớp:
- HS đọc yêu cầu của bài
? BT yêu cầu gì?
- HS tự làm bài vào vở, nêu kết quả miệng.
- Chữa bài: Nhận xét Đ - S?
+ HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
*Kết luận: Đếm số ô vuông đã tô màu và làm theo yêu cầu trong bài.
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ trống
 a) b)
a) - Có 7 ô vuông đó tô màu trong hình. 
 - Tô màu thêm 2 ô vuông để thành một hình vuông có tất cả 9 ô vuông.
b) - Có 8 ô vuông đó tô màu trong hình. 
 - Tô màu thêm 4 ô vuông để thành một hình chữ nhật có tất cả 12 ô vuông.
4. Củng cố - dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét tiết học. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC 
CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC
I. MỤC TIÊU:	
1. Năng lực: 
+ Năng lực ngôn ngữ
- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai: xiếc, đặc sắc, dí dỏm, biến hóa, nhào lộn, khéo léo, tu bổ....
- Đọc chính xác các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại.
+ Năng lực văn học:
- Hiểu nội dung: tờ quảng cáo; bước đầu biết một số đặc điểm về nội dung, hình thức trình bày mục đích của một tờ quảng cáo (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
 * Năng lực chung:
- Tự phục vụ và giải quyết vấn đề. 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh hứng thú trong các giờ học 
3. Nội dung tích hợp: 
* GDKNS
- Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận 
- Ra quyết định 
- Quản lí thời gian 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
- Một số tờ quảng cáo đẹp, hấp dẫn, dễ hiểu.
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên:
+ 4 em lên tiếp nối kể lại các đoạn của bài “Nhà ảo thuật”
+ Hai chị em Xô phi là người như thế nào?
+ Chú Lý là người như thế nào?
+ Nêu nội dung câu chuyện. 
- Giáo viên kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 
2. Khám phá: 
Hoạt động 1 1. Luyện đọc 
*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài
 * Phương pháp: làm mẫu, hoạt động cả lớp – cá nhân –nhóm
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
a. GV đọc toàn bài
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc
 * Đọc từng câu( 2 lần)
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- GV sửa lỗi phát âm sai
* Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần1
- HS nêu cách ngắt và nhấn giọng
- HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từng từ ngữ mới 
* Đọc từng khổ trong nhóm bàn
*Các nhóm tiếp nối nhau đọc đoạn
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
- Các nhóm khác nhận xét
- 1 HS đọc cả bài.
 - Giọng rõ ràng, rành mạch, vui. Ngắt, nghỉ hơi dài sau mỗi nội dung thông tin (tiết mục xiếc, tiện nghi của rạp và mức giảm giá vé, giờ mở màn, cách liên hệ - lời mời)
- Từ khó: xiếc, nhào lộn, khéo léo, lứa tuổi, liên hệ,..
- 1.6: mùng một tháng 6.
- 50%: Năm mươi phần trăm.
- 5 180 360: Năm triệu một trăm tám mươi nghìn ba trăm sáu mươi.
- Câu khó: 
Nhiều tiết mục mới ra mắt lần đầu//
Xiếc thú vui nhộn,/ dí dỏm.//
Ảo thuật biến hóa bất ngờ/ thú vị.//
Xiếc nhào lộn khéo léo/ dẻo dai.// 
- Giải nghĩa từ: 
 Hoạt động 2. 2. Tìm hiểu bài 
*Mục tiêu: Hiểu nội dung tờ quảng cáo trong bài: Bước đầu có những hiểu biết về đặc điểm nội dung, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo.
 * Phương pháp: động não, trình bày 1 phút, hoạt động cá nhân – nhóm –cả lớp
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
- HS đọc thầm bài thơ, trả lời:
+ Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì?
+ Em thích những nội dung nào trong tờ quảng cáo? Cho biết vì sao em thích? 
+ Cách trình bày tờ quảng cáo có gì đặc biệt?
+ Em thường thấy quảng cáo ở những đâu? 
*Kết luận: Khi đọc tờ quảng cáo, em chú ý vào nội dung chính của quảng cáo.
1. Nội dung tờ quảng cáo.
- Để lôi cuốn mọi người đến rạp xem xiếc.
- VD: Em thích phần quảng cáo tiết mục mới vì phần này cho biết chương trình biểu diễn rất đặc sắc, nhiều tiết mục lần đầu ra mắt, có cả xiếc thú và ảo thuật là những tiết mục em thích.
2. Đặc điểm, mục đích của tờ quảng cáo.
-Thông báo những tin cần thiết được người xem quan tâm nhất.
- Chọn tin ngắn gọn, rõ ràng, các câu văn ngắn tách ra thành dòng riêng.
- Có tranh minh hoạ làm cho tờ quảng cáo đẹp hấp dẫn.
- Ở nhiều nơi: treo trên đường phố, trong các khu vui chơi giải trí, trên ti vi, đài phát thanh..
3. Luyện tập 3. Luyện đọc lại 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. 
 * Phương pháp: làm mẫu, 
* Thời gian: 7 phút 
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV chọn một đoạn trong tờ quảng cáo để luyện đọc.
- HS nêu cách đọc. Nhiều HS đọc lại.
- 4-5 HS thi đọc quảng cáo.
- HS-GV nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
Tiêu chí đánh giá:
- Đọc đúng 
- Đọc trôi chảy
- Thể hiện được nội dung, ý nghĩa của đoạn văn
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng mở rộng
* Phương pháp: hoạt động cả lớp, quan sát 
* Thời gian: 3 phút 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh giới thiệu các tờ quảng cáo mình sưu tầm được.
5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét giờ học
- Dặn học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có dư với thương có 4 chữ số và 3 chữ số).
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh tự lập khi làm bài
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
2. Học sinh: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút)
- Trò chơi “ Hái hoa dân chủ”
- TBHT điều hành.
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số chia ta làm như thế nào? ( )
+ Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Kết nối kiến thứ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_23_nam_hoc_2020_2021.docx