Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016 - Trường TH Đông Phú

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016 - Trường TH Đông Phú

I. MỤC TIÊU:

Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ.

II. CHUẨN BỊ:

Đèn chiếu.

III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:

Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố Thân cây

- 2 HS nêu chức năng của thân cây.

- Nhận xét.

Hoạt động 2: (13-15’): Làm việc với SGK

* Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- Quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 82 SGK và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.

- Quan sát hình 5, 6, 7 trang 83 SGK và mô tả đặc điểm của rễ phụ và rễ củ.

Bước 2: Làm việc cả lớp

HS lần lượt nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.

* Kết luận:

Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. . gọi là rễ củ.

Hoạt động 3: (13-15’): Làm việc với vật thật

* Mục tiêu: Biết phân loại các rễ cây sưu tầm được.

* Cách tiến hành:

- GV phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ nào là rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ.

- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.

Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS xem lại bài học và chuẩn bị bài sau.

 

doc 22 trang ducthuan 05/08/2022 1070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016 - Trường TH Đông Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22: Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2016 Đạo đức:
TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài.
- HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố KT và KN tôn trọng khách nước ngoài
- HS nêu một số biểu hiện tôn trọng khách nước ngoài.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10'): Liên hệ thực tế
* Mục tiêu: HS tìm hiểu các hành vi lịch sự với khách nước ngoài.
* Cách tiến hành:
- HS thảo luận theo cặp: Kể các hành vi lịch sự với khách nước ngoài.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
* GV kết luận: Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta nên học tập.
Hoạt động 3: (7-8'): Đánh giá hành vi
* Mục tiêu: HS biết nhận xét các hành vi ứng xử với khách nước ngoài.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu 3 cách ứng xử tình huống.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
* GV kết luận: ứng xử theo cách c là đúng.
Hoạt động 4: (12-15'): Xử lí tình huống và đóng vai
* Mục tiêu: HS biết cách ứng xử trong các tình huống cụ thể.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm (4 nhóm)
- Đa ra 2 tình huống.
- HS thảo luận, đóng vai.
* GV kết luận:
a. Cần chào đón khách niềm nở.
b. Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy. Đó là việc làm không đẹp.
Hoạt động 5: (3-5’): Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Thực hành tốt theo những điều đã học.
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm ).
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố về Tháng - năm
- 2 HS đọc tên các tháng trong một năm và số ngày trong từng tháng.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 (SGK trang 109)
* Bài tập 1: Xem tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004, TLCH trong SGK:
- HS làm bài cá nhân.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả bài làm.
- HS nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
Củng cố cách xem lịch.
* Bài tập 2: Xem lịch năm 2005 rồi cho biết các yêu cầu a, b trong SGK:
- HS làm bài cá nhân.
- HS nêu kết quả bài làm.
- HS nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
Tiếp tục củng cố cách xem lịch.
* Bài tập 3:
- HS đọc y/c BT 3.
- HS làm việc theo cặp: Kể cho nhau nghe những tháng có 30, 31 ngày trong năm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- HS n/xét, GV chốt kết quả đúng: a) Những tháng có 30 ngày: 4, 6, 9, 11.
b) Những tháng có 31 ngày: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
Củng cố số ngày trong từng tháng.
* Bài tập 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận.
- HS nêu lại cách thực hiện.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: Khoanh vào ý c.
Củng cố cách xem lịch.
Hoạt động 3: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Tự nhiên và Xã hội:
RỄ CÂY
I. MỤC TIÊU:
Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố Thân cây
- 2 HS nêu chức năng của thân cây.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (13-15’): Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- Quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 82 SGK và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.
- Quan sát hình 5, 6, 7 trang 83 SGK và mô tả đặc điểm của rễ phụ và rễ củ.
Bước 2: Làm việc cả lớp
HS lần lượt nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
* Kết luận:
Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. ..... gọi là rễ củ.
Hoạt động 3: (13-15’): Làm việc với vật thật
* Mục tiêu: Biết phân loại các rễ cây sưu tầm được.
* Cách tiến hành:
- GV phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới rễ nào là rễ chùm, rễ cọc, rễ phụ.
- Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại rễ của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài học và chuẩn bị bài sau.
Luyện toán:
ÔN TẬP (2t)
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
- Củng cố KN xem lịch (tờ lịch tháng, năm ).
II. CHUẨN BỊ:
Vở ô li.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng xem lịch
- HS làm BT2 (SGK Toán tiết 106).
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (26-28’): luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3 (BTTNC trang 25, 26)
*Bài 1:
- HS đọc y/c BT 1.
- Cho HS q/s tờ lịch năm 2005 trả lời các câu hỏi trong VBT.
- HS lên chỉ trên lịch.
* Củng cố tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
*Bài 2:
- HS đọc y/c BT 2: Đ, S?
- HS làm việc cá nhân.
- 1 HS viết lên bảng.
- Nhận xét - bổ sung.
* Củng cố KN xem lịch.
*Bài 3:
- HS đọc y/c BT 3.
- Tổ chức TC Ai nhanh?
- 3 nhóm chơi.
- Bình chọn nhóm thắng cuộc.
* Củng cố KN xem lịch.
Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TẬP NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. MỤC TIÊU:
- Kĩ năng đọc thành tiếng bài Nhà bác học và bà cụ.
- Kĩ năng đọc hiểu bài Nhà bác học và bà cụ.
- Kĩ năng kể câu chuyện Nhà bác học và bà cụ.
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn luyện.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (13-15'): Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng
- HS tiếp nối nhau đọc mỗi em 1 đoạn.
- 2 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: (6-8’): Củng cố kĩ năng đọc hiểu
- HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi.
- GV chốt lại các ý đúng.
- HS nêu ND bài.
- GV chốt lại: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi- xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
Hoạt động 3: (12-14'): Củng cố kĩ năng kể chuyện
- GV nêu nhiệm vụ: Phân vai, dựng lại câu chuyện Nhà bác học và bà cụ.
- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em.
- Từng tốp 3 em thi dựng lại câu chuyện theo vai.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất..
Hoạt động 4: (1-2'): Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiết học.
- HS về tập kể lại câu chuyện.
Rút kinh nghiêm
 ..... ... ..... ...
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2016 
Toán:
HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH
I. MỤC TIÊU:
- Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
- Bước đầu biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố về Tháng - năm
- GV nêu bài toán, y/c 1 HS trả lời: Ngày 29 tháng 4 là thứ bảy. Ngày 1 tháng 5 cùng năm đó là: A. Chủ nhật B. Thứ hai C. Thứ ba D. Thứ tư.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10'): Giới thiệu hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
a) Giới thiệu hình tròn:
- GV đưa ra mặt đồng hồ, giới thiệu “mặt đồng hồ có dạng hình tròn” ...
- GV giới thiệu hình tròn vẽ sẵn trên bảng, giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường kính AB.
- GV nêu nhận xét như trong SGK.
b) Giới thiệu cái compa và cách vẽ hình tròn
- GV cho HS quan sát cái compa và giới thiệu cấu tạo, công dụng của compa.
- GV giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2cm qua 2 bước:
Bước 1: Xác định độ dài bán kính trên compa.
Bước 2: Vẽ hình tròn.
- Gọi HS thực hiện lại trên bảng.
Hoạt động 3: (18-20’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3 (SGK trang 111)
* Bài tập 1: Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình:
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: a) Bán kính OP, ...
Củng cố bán kính, đường kính của hình tròn.
* Bài tập 2: Vẽ hình tròn theo yêu cầu a, b trong SGK:
- HS làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả bài làm.
- HS nhận xét, chốt kết quả đúng.
Củng cố tâm, bán kính của hình tròn.
* Bài tập 3: HS nêu yêu cầu a, b trong SGK.
- HS làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả bài làm (ý a).
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả (ý b).
- HS nhận xét, GV chốt kết quả đúng: S, S, Đ.
Củng cố cách vẽ bán kính, đường kính của hình tròn.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập
Tập đọc - Kể chuyện:
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: Ê- đi -xơn, loé lên, móm mém.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời ngừi dẫn chuyện với lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: nhà bác học, cười móm mém.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi- xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. (trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).
B. Kể chuyện:
Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
TẬP ĐỌC
(1,5 tiết)
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố đọc hiểu bài Bàn tay cô giáo.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (18-20’): Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Luyện đọc câu:
+ Luyện đọc từ khó phát âm (mục I).
+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc đoạn:
+ HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
+ Giải nghĩa từ: nhà bác học, cười móm mém.
- Luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1; 3 HS nối tiếp nhau đọc các đoạn 2, 3, 4.
Hoạt động 3: (10-12’): Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi SGK.
- GV chốt lại các câu trả lời đúng.
- HS nêu ND bài.
- GV chốt lại: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi- xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
Hoạt động 4: (13-15'): Luyện đọc lại
- GV đọc đoạn 3.
- Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn.
- HS đọc thi đoạn 3.
- 3 HS đọc toàn chuyện theo 3 vai.
KỂ CHUYỆN
(0,5 tiết)
Hoạt động 1: (2-3'): GV nêu nhiệm vụ
Phân vai, dựng lại câu chuyện Nhà bác học và bà cụ.
Hoạt động 2: (15-17'): Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai
- GV hướng dẫn HS cách kể, kết hợp với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 3 em.
- Từng tốp 3 em thi dựng lại câu chuyện theo vai.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất..
Hoạt động 3: (1-3'): Hoạt động nối tiếp
- HS nêu lại nội dung chuyện.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS tiếp tục kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau.
Chính tả:
Nghe - viết: Ê - ĐI - XƠN
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập về âm dễ lẫn: tr/ch và giải đố.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết 2 lần 3 từ ngữ cần điền (BT1).
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về phân biệt tr / ch
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con: buổi chiều, thuỷ triều, chang chang, trăng sáng.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (20-22'): Hướng dãn HS nghe - viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết.
- 2 HS đọc lại.
- HS tìm hiểu nội dung bài viết: Hãy nói những điều em biết về Ê - đi - xơn ?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả, cách trình bày: Tìm các tên riêng có trong bài chính tả và nêu cách viết các tên riêng đó . Tên riêng Ê đi - xơn viết thế nào?
- HS tự ghi những từ dễ mắc lỗi vào giấy nháp: Ê - đi - xơn, kì diệu, sáng kiến.
b. GV đọc cho HS viết bài.
c. Chấm, chữa bài:
- GV đọc cho HS soát bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.
- GV chấm 5-7 bài, chữa lỗi và nhận xét.
Hoạt động 3: (6-8'): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 1: Điền tr hoặc ch vào chỗ trống. Giải câu đố:
- HS làm bài cá nhân, quan sát 2 tranh minh hoạ để giải câu đố.
- 2 HS thi điền đúng nhanh.
- HS đọc kết quả.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng: tròn, trên, chui.(Là mặt trời).
- Gọi một số HS đọc lại câu đố hoàn chỉnh.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiết học và dặn HS học thuộc lòng câu đố.
Luyện Tiếng Việt:
Ôn Luyện từ và câu: Tuần 22
TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO, DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, CHẤM HỎI (2t)
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng vốn từ: Sáng tạo.
- Ôn luyện về dấu phẩy (Đứng sau bộ phận trạng ngữ chỉ địa điểm), dấu chấm, dấu chấm hỏi.
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn tập và kiểm tra.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (20-22’): Mở rộng vốn từ về Sáng tạo
* Bài tập 1: Điền tiếp từ chỉ những người lao động bằng trí óc vào chỗ trống:
Kĩ sư, bác sĩ, giảng viên đại học, 
- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức.
- GV nêu luật chơi.
- HS chơi trò chơi theo 3 nhóm, mỗi nhóm 6 em.
- HS đọc lại kết quả của cả nhóm.
- Cả lớp nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
Củng cố từ ngữ về người lao động trí óc.
*Bài tập 2: Khoanh tròn chữ cái trước các hoạt động lao động đòi hỏi nhiều suy nghĩ và sáng tạo:
a. khám bệnh 	b. thiết kế mẫu nhà 	c. dạy học	 d. chế tạo máy
e. lắp xe ô tô 	g. chăn nuôi gia súc 	h. may quần áo
- GV phát phiếu cho các nhóm.
- HS thảo luận theo nhóm 4 em.
- Đại diện nhóm nêu kết quả bài làm.
- Cả lớp n/xét, GV chốt kết quả đúng: Khoanh tròn các chữ a, b, c, d.
Củng cố từ chỉ công việc lao động trí óc.
Hoạt động 2: (10-12’): Ôn luyện về dấu câu
*Bài tập 3: Dùng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận chỉ địa điểm với các bộ phận khác trong mỗi câu sau:
a. Trên bến cảng tàu thuyền ra vào tấp nập.
b. Trong bản mọi người đang chuẩn bị dụng cụ để lên nương làm việc.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, GV chốt kết quả đúng:
a. Trên bến cảng, tàu thuyền ra vào tấp nập.
b. Trong bản, mọi người đang chuẩn bị dụng cụ để lên nương làm việc.
Hoạt động 3: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại các bài tập.
Luyện Toán:
ÔN: HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố biểu tượng về hình tròn, tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
- Biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố về Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
- GV yêu cầu HS vẽ 1 hình tròn vào vở nháp, xác định tâm, đường kính, bán kính của hình tròn đó.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HDHS làm bài tập 1, 2, 3 (BTTNC trang 26-27)
* Bài tập 1: Viết tên hình thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu):
- HS nêu mẫu và giải thích.
- HS làm bài	 cá nhân.
- Gọi HS nêu miệng chữa bài.
- GV: Vì sao PQ không được gọi là đường kính của hình tròn tâm I ?
- HS trả lời.
- 1 số HS nhắc lại- nhận xét - bổ sung - chốt kết quả đúng.
Củng cố về tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
* Bài tập 2: Viết tên tâm, tên và độ dài đường kính, bán kính:
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm bào cáo kết quả.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng.
Tiếp tục củng cố về tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
* Bài tập 3: Vẽ hình tròn:
a) Tâm O, bán kính 3cm; 	b) Tâm tùy ý, bán kính 2cm.
- Cho HS tự vẽ.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả vẽ.
- HS nêu các bước vẽ.
- Nhận xét - bổ sung.
Củng cố cách vẽ hình tròn, cách xác định tâm, bán kính của hình tròn.
Hoạt động 3: (1-2'): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Thủ công:
ĐAN NONG MỐT (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách đan nong mốt.
- Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.
- Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa.
- Tranh quy trình đan nong mốt.
- Các nan đan mẫu (ba màu khác nhau).
- Giấy thủ công.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố quy trình đan nong mốt
- 2 HS nêu lại quy trình đan nong mốt.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (22-24’): HS thực hành đan nong mốt
- GV treo tranh quy trình đan nong mốt.
- 2 HS nhắc lại quy trình đan nong mốt:
Bước 1: Kẻ, cắt các nan.
Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa, ...
Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- HS thực hành đan nong mốt, GV giúp đỡ HS còn lúng túng.
Hoạt động 3: (4-6’): Đánh giá sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm.
- GV đánh giá sản phẩm của HS.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS thực hành đúng, đẹp.
- Dặn HS giờ học sau mang giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, ... để học bài Đan nong đôi.
Rút kinh nghiêm
 ..... ... ..... ...
Thứ tư ngày 27 tháng 1 năm 2016 
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000.
- Giải bài toán bằng hai phép tính, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi BT 2.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (16-18’): Củng cố về cộng, trừ trong phạm vi 10 000
* Bài tập 1: Tính nhẩm:
2000 + 6000 - 5000 	7000 + 3000 - 8000
9000 - 4000 + 3000 	5000 - 1000 + 6000
- HS tự làm bài vào vở ô li.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả, nêu cách nhẩm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng: 3000; 8000; 2000; 10 000
Củng cố về cộng, trừ nhẩm các số trong phạm vi 10 000.
* Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
2679 + 386 	 8623 - 319 	2584 + 7416
3267 + 2815 7934 - 569 	10 000 - 4445
- HS tự làm bài vào vở ô li.
- GV chấm nhanh một số bài, 3 HS chữa bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, nêu lại cách thực hiện.
- GV chốt đáp án đúng: 3065; 6082; 8304; 7365; 10 000; 5555.
Củng cố cộng, trừ (viết) các số trong phạm vi 10 000.
Hoạt động 2: (6-8’): Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ
* Bài tập 3: Tìm x:
a) x + 375 = 950 	b) x - 638 = 367
- HS tự làm bài vào vở ô li, 2 HS làm trên bảng lớp.
- Nhận xét, nêu lại cách thực hiện.
- GV chốt đáp án đúng: a) 575; b) 1005.
Củng cố về cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ.
Hoạt động 3: (7-9’): Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính
* Bài tập 4: Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 2530m vải, như vậy đã bán ít hơn ngày thứ hai 470m vải. Hỏi cả hai ngày cửa hàng đó đã bán được bao nhiêu mét vải?
- HS thảo luận nhóm đôi, tìm và nêu cách giải.
- HS tự giải vào vở ô li, 1 HS giải trên bảng lớp.
- Nhận xét, nêu lại cách giải, nêu các câu lời giải khác nhau.
- GV chốt bài giải đúng:
Ngày thứ hai cửa hàng đó bán được là: 2530 + 470 = 3000 (m)
Cả hai ngày cửa hàng đó bán được là: 2530 + 3000 = 5530 (m)
Đáp số: 5530m vải.
Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Tập đọc:
CÁI CẦU
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ: xe lửa, đãi đỗ, Hàm Rồng.
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: chum, ngòi, sông Mã.
- Hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.
3. HTL khổ thơ em thích.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng kể
- 4 HS kể chuyện và trả lời câu hỏi bài Nhà bác học và bà cụ.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (10-12’): Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài: Giọng tình cảm, nhẹ nhàng, thiết tha, thể hiện sự yêu thương
trìu mến; nhấn giọng: Vừa bắc xong, yêu sao yêu ghê, yêu hơn cả, cái cầu của cha.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng dòng thơ: HS đọc nối tiếp, mỗi em 2 dòng thơ. GV chú ý sửa lỗi phát âm các từ, tiếng ở phần mục tiêu.
- Đọc nối tiếp khổ thơ (4 khổ).
- HD tìm hiểu từ mới: HS đọc trong chú giải cuối bài.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm (nhóm đôi). HS sửa lỗi trong nhóm.
- Đọc đồng thanh cả bài thơ.
Hoạt động 3: (7-9'): Tìm hiểu bài
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng khổ thơ, cả bài thơ trả lời câu hỏi SGK.
- GV chốt lại các ý đúng.
- ? Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào?
- HS trả lời và rút ra ND.
- GV chốt lại: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.
Hoạt động 4: (10-12’): Học thuộc lòng khổ thơ em thích
- GV đọc lại bài thơ.
- 1 HS đọc lại.
- HS học thuộc lòng khổ thơ em thích nhất.
- HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Nhận xét, công bố người đọc thuộc lòng tốt nhất.
Hoạt động 5: (1-2'): Hoạt động nối tiếp
- HS nêu lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố về từ chỉ đặc điểm.
- Củng cố câu: Ai (con gì, cái gì) - thế nào?
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn luyện
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Nhắc nhở trước khi làm bài.
*Hoạt động 2: (18-20'): HS làm bài
*Hoạt động3: (5-7'): Chốt kết quả đúng
Câu 1: Câu a đúng
Câu b sai, Câu c sai, câu d đúng, e sai, câu g sai, câu h đúng, câu i sai, câu k đúng.
Câu 2: GV hướng dẫn cho HS làm bài qua gợi ý.
Câu 4: GV hướng dẫn cho HS làm bài qua gợi ý.
Trăng tròn như cái đĩa.....
*Hoạt động 5: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2016 
Toán:
NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần).
- Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng Phụ Ghi BT3.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
- 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con:
Đặt tính rồi tính: 326 x 3; 205 x 4; 319 x 3.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (4-6’): Hướng dẫn trường hợp nhân không nhớ
- GV giới thiệu phép nhân 1034 x 2 = ?
- 1 HS nêu cách thực hiện phép nhân (theo 2 bước):
+ Bước 1: Đặt tính.
+ Bước 2: Tính (nhân lần lượt như trong SGK).
- Viết phép nhân và kết quả tính theo hàng ngang: 1034 x 2 = 2068.
Hoạt động 3: (4-6’): Hướng dẫn trường hợp nhân có nhớ một lần
Cách tiến hành tương tự như trên.
- GV nêu và viết lên bảng; 2125 x 3 =?
- HS tự đặt tính rồi tính (như trong SGK).
- HS tự viết phép nhân và k/quả tính theo hàng ngang: 2125 x 3 = 6375.
* Lưu ý: Lượt nhân nào có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì “phần nhớ” được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo; Nhân rồi mới cộng với “phần nhớ” ở hàng liền trước (nếu có).
Hoạt động 4: (16-18'): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, bài 2 (cột a), bài 3, bài 4 (cột a) (SGK trang 113)
HS khá giỏi làm tiếp các bài còn lại
* Bài tập 1: Tính:
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng điền kết quả.
- HS nêu lại cách tính.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: 2468; 8026; 6348; 4288.
Củng cố cách thực hiện phép nhân số có bốn c/số với số có một c/số (không nhớ).
* Bài tập 2a: Đặt tính rồi tính:
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm.
- HS nêu lại cách thực hiện.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: a) 3069; 9050; b) 4848; 8020.
Củng cố cách thực hiện phép nhân số có bốn c/số với số có 1 c/số (có nhớ một lần).
* Bài tập 3: Tính số viên gạch dùng để xây 4 bức tường?
- HS tự làm vào vở ô li.
- 1 HS lên bảng tóm tắt - 1 HS giải trên bảng.
- 2 HS đọc lại bài giải của mình trước lớp.
- Nhận xét, nêu lại cách giải, nêu các câu lời giải khác nhau.
- GV chốt câu lời giải đúng: Số viên gạch xây 4 bức tường là 4060 viên.
Củng cố giải toán bằng phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
* Bài tập 4a: Tính nhẩm:
- GV giải thích mẫu.
- HS làm bài cá nhân vào vở ô li.
- HS nêu kết quả bài làm, nêu cách nhẩm: 2000 x 2 = ?
Nhẩm: 2 nghìn x 2 = 4 nghìn; Vậy 2000 x 2 = 4000.
Chốt đáp án đúng: a) 4000; 8000; 6000; b) 100; 1000; 10 000.
Củng cố cách nhân nhẩm số tròn nghìn.
Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Tập viết:
ÔN CHỮ HOA P
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa P (1 dòng), Ph, B (1 dòng); viết đúng tên riêng Phan Bội Châu (1 dòng) và viết câu ứng dụng: Phá Tam Giang nối đường ra Bắc / Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
* GDBVMT: Giúp HS hiểu được tầm quan trọng của các điểm mút giao thông, từ đó có ý thức bảo vệ và giữ gìn đường làng ngõ xóm sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu chữ viết hoa P.
- Tên riêng và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng viết
- HS nhắc lại từ và câu ứng dụng bài Tập viết tuần 21.
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Lãn Ông, Ổi.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (10-12'): Luyện viết bảng con
a. Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ viết hoa có trong bài: P (Ph), B, C (Ch), T, G (Gi), Đ, H, V, N.
- GV viết mẫu chữ Ph, kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS viết bảng con chữ Ph và các chữ T, V.
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng):
- HS đọc từ ứng dụng.
- GV giới thiệu: Phan Bội Châu (1867 - 1940) một nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của Việt Nam. Ngoài hoạt động cách mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm văn thơ yêu nước.
- HS viết bảng con : Phan Bội Châu.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng.
- GV giới thiệu các địa danh trong câu ca dao.
- HS viết bảng con: Phá, Bắc.
* GDBVMT: HS nêu những việc cần làm để bảo vệ và giữ gìn đường làng ngõ xóm sạch đẹp.
Hoạt động 3: (13-15’): Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu:
+ Viết chữ P: 1 dòng cỡ chữ nhỏ.
+ Viết chữ Ph, B: 1 dòng cỡ chữ nhỏ.
+ Viết từ ứng dụng: 2 dòng cỡ chữ nhỏ.
+ Viết câu ứng dụng: 2 lần cỡ chữ nhỏ.
- HS viết vào vở tập viết.
Hoạt động 4: (3-5’): Chấm chữa bài
- GV chấm 5 - 7 bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Hoạt động 5: (1-2’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét giờ học.
- Họa thuộc lòng câu ứng dụng.
Chính tả:
Nghe - viết: MỘT NHÀ THÔNG THÁI
I. MỤC TIÊU:
- Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm đúng các từ (theo nghĩa đã cho) chứa tiếng bắt đầu bằng âm đầu dễ lẫn: r/d/gi. Tìm đúng các từ ngữ chỉ hoạt động có tiếng bắt đầu bằng r/d/gi.
II. CHUẨN BỊ:
 Bảng phụ ghi BT 2.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố về phân biệt tr/ch
- 1 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con: chăm chỉ, cha truyền, chẻ lạt, trẻ trung.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (18-20’): Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài, 2 HS đọc lại đoạn văn.
- Một HS đọc chú giải trong bài.
- HS tìm hiểu nội dung bài viết: Em biết gì về Trương Vĩnh Ký? (Ông là người hiểu bết rất rộng. Ông thành thạo 26 ngôn ngữ, tham gia nhiều hội nghiên cứu. Ông để lại cho chúng ta 100 bộ sách).
- HS nhận xét chính tả, cách trình bày: Đoạn văn gồm mấy câu? Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? GV hướng dẫn HS cách trình bày bài.
- HS tự viết những từ dễ mắc lỗi ra nháp: nghiên cứu, đương thời, hiểu biết
b. GV đọc cho HS viết bài.
GV nhắc nhở HS cách trình bày.
c. Chấm chữa bài.
- GV đọc cho HS soát bài, sửa lỗi.
- GV chấm 5 - 7 bài, chữa lỗi và nhận xét.
Hoạt động 4: (10-12’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 1a: Tìm tiếng bắt đầu bằng r, d, gi có nghĩa như sau:
- HS làm việc theo nhóm đôi, 1 HS đọc câu hỏi,1 HS trả lời.
- GV mời một số nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng: ra-đi-ô; dược sĩ, giây.
- 3 HS đọc lại bài làm.
* Bài tập 2a: Tìm và viết đúng các từ ngữ chỉ hoạt động chứa tiếng bắt đầu bằng r, d, gi:
- GV phát giấy và bút dạ cho các nhóm.
- Các nhóm tự làm bài (GV giúp đỡ các nhóm còn lúng túng).
- Gọi 3 nhóm đọc các từ tìm được, các nhóm khác bổ sung.
- GV ghi kết quả lên bảng, cho HS đọc lại bài hoàn chỉnh.
Hoạt động 4: (2-3'): Hoạt động nối tiếp
GV nhận xét tiết học và dặn HS xem lại các bài tập.
Tập làm văn:
NÓI, VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết (theo gợi ý trong SGK: tên, nghề nghiệp, công việc hàng ngày, cách làm việc của người đó).
- Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn (khoảng 7 câu), diễn đạt rõ ràng, sáng sủa.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kĩ năng kể
- 2 HS kể lại chuyện Nâng niu từng hạt giống.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (10-12’): Kể về người lao động trí óc
* Bài tập 1: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết:
- HS đọc y/c bài 1 và các gợi ý.
- 2 HS kể tên một số nghề lao động trí óc.
- GV hướng dẫn HS chọn kể về một người lao động trí óc, người đó có thể là một người thân trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh chị, chú bác, ...); có thể là một người hàng xóm; là người em biết qua sách, báo, ...
- 2 HS nói về một người lao động trí óc mà em chọn kể: Người đó là ai? Làm nghề gì?, ở đâu? Quan hệ thế nào với em? Công việc hàng ngày của người ấy là gì? ... Khi kể cần có trình tự, kể mạch lạc để người nghe hiểu được.
- 1HS kể mẫu.
- Từng cặp HS tập kể.
- Gọi 5-7 HS kể trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, GV chỉnh sửa bài cho HS.
Hoạt động 3: (14-16'): Viết về người lao động trí óc
* Bài tập 2: Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn (khoảng 7 câu):
- HS đọc y/c và làm bài cá nhân vào vở.
- GV: Khi viết các em chú ý diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân tách các
câu cho bài rõ ràng.
- Một số HS đọc bài viết.
- Cả lớp nhận xét và GV chữa lỗi.
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- Viết tiếp bài (nếu chưa xong).
Tự nhiên và Xã hội:
RỄ CÂY (tiếp)
I. MỤC TIÊU:
Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5): Củng cố về Rễ cây
- 2 HS nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (13-15’): Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu: Nêu được chức năng của rễ cây.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm (4 em)
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:
- Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK trang 82.
- Giải thích tại sao nếu không rễ, cây không sống được.
- Theo bạn, rễ có chức năng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
Hoạt động 3: (13-15’): Làm việc theo cặp
* Mục tiêu: Kể ra những ích lợi của một số rễ cây.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ đâu là rễ của những cây có trong hình 2, 3, 4, 5 trang 85 SGK. Những rễ đó được sử dụng để làm gì?
Bước 2: Hoạt động cả lớp
HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì?
* Kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường, ...
Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- G

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_22_nam_hoc_2015_2016_tru.doc