Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang

I. MỤC TIÊU

1. Tập đọc

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẩn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi)

- Hiểu nội dung: Câu chuyện ca ngợi tinh thần yêu nước không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- HSNK: Bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm 1 đoạn trong bài.

- THQPAN: Giới thiệu vị trí và vai trò của chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến.

 2. Kể chuyện

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý.

- HSNK: Kể lại được toàn bộ câu chuyện

- GDHS có tinh thần vượt khó.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ chép sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc

 Em xin được ở lại.//Em thà chết trên chiến khu/còn hơn về ở chung,/ở lộn/với tụi Tây,/ tụi Việt gian.//

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 43 trang ducthuan 06/08/2022 1830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021 - Tô Thị Vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2021
Ngày soạn: 16/01/2021
Ngày giảng: 18/01/2021
SÁNG
Tiết 1. Chào cờ
Tiết 2. Toán
 ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU
- Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước; trung diểm của một đoạn thẳng.
- Bài tập cần làm: 1, 2
- HSNK: Làm được toàn bộ bài tập
- THTV: Rèn kĩ năng trình bày diễn đạt câu đủ ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ vẽ sẵn hình ở bài tập 1, 2, 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Viết các số tròn trăm từ 9100 đến 9900.
- Nhận xét
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Giới thiệu điểm ở giữa: 
- Vẽ hình lên bảng như SGK: 
 A O B
- Giới thiệu: A, B, C là 3 điểm thẳng hàng, điểm O ở trong đoạn thẳng AB. Ta gọi O là điểm ở giữa của 2 điểm A và B.
- Y/c HS nêu vài VD, lớp nhận xét bổ sung.
3. Giới thiệu trung điểm của đọan thẳng: 
- Vẽ hình lên bảng: 
A 3cm M 3cm B
+ Gọi M là gì của đoạn thẳng AB?
- HS lên bảng đo và nhận xét về độ dài của hai đoạn thẳng MA và MB?
- Giới thiệu: Độ dài đoạn thẳng MA bằng độ dài đoạn thẳng MB viết là: MA = MB.
- M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Y/c HS lấy VD. 
3. Luyện tập: 
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Y/c HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi nêu kết quả
- Nhận xét, đánh giá.
a) Ba điểm thẳng hàng là: A, M, B; M, O, N; C, N, D. 
b) M là điểm giữa của 2 điểm A và B 
 N là điểm giữa của 2 điểm C và D 
 O là điểm giữa của 2 điểm M và N. 
Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Y/c HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở kiểm tra.
- Gọi HS nêu kết quả. 
- Nhận xét, chốt: Câu đúng là a; e; Các câu sai là b, c, d
Bài 3: 
- Treo hình đã vẽ sẵn, yêu cầu HS quan sát kĩ và đọc yêu cầu bài rồi tự làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
+ I là trung điểm của đoạn thẳng BC vì B, I, C thẳng hàng và BI = IC 
+ O là trung điểm của đoạn AD vì ...
+ O là trung điểm của đoạn IK vì ...
+ K là trung điểm của đoạn GE ..
5. Củng cố - Dặn dò: 
- Vẽ lên bảng 1 đoạn thẳng MN, yêu cầu HS lấy trung điểm P của MN. 
- Dặn HS về nhà học bài và CB bài sau.
- Viết vào bảng con
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Cả lớp quan sát, theo dõi GV giới thiệu về điểm ở giữa của 2 điểm.
+ M là điểm ở giữa của 2 điểm A và B.
+ Độ dài của 2 đoạn thẳng đó bằng nhau và cùng bằng 3cm.
- Lắng nghe, nhắc lại
- Lấy VD.
- Nêu yêu cầu 
- Làm bài vào vở
- Nêu kết quả
- Nhận xét, bổ sung
- Đọc yêu cầu bài tập
- Thực hiện yêu cầu
- Nêu kết quả, giải thích
- Nhận xét, bổ sung
- Thực hiện yêu cầu
- Nhắc lại lời giải đúng
- Lấy trung điểm P của MN.
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3 + 4. Tập đọc – Kể chuyện
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. MỤC TIÊU
1. Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẩn chuyện với lời các nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi)
- Hiểu nội dung: Câu chuyện ca ngợi tinh thần yêu nước không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- HSNK: Bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm 1 đoạn trong bài.
- THQPAN: Giới thiệu vị trí và vai trò của chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến.
 2. Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý. 
- HSNK: Kể lại được toàn bộ câu chuyện
- GDHS có tinh thần vượt khó. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ chép sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc
	Em xin được ở lại.//Em thà chết trên chiến khu/còn hơn về ở chung,/ở lộn/với tụi Tây,/ tụi Việt gian...//
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- HS đọc bài “Báo cáo kết quả tháng thi đua ‘Noi gương chú bộ đội” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Luyện đọc: 
- Đọc diễn cảm toàn bài. 
- Y/c HS nối tiếp đọc từng câu, giáo viên theo dõi sửa lỗi phát âm.
- Y/c HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Gọi các nhóm thi đọc 
- Y/c HS đọc đồng thanh đoạn 2
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:
+ Trước đề nghị đột ngột của người chỉ huy tại sao cổ họng các chiến sĩ nhỏ lại thấy nghẹn lại?
+ Thái độ của các bạn sau đó thế nào?
+ Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà
+ Lời nói của Mừng có gì cảm động?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 3. 
+ Thái độ của trung đội trưởng như thế nào khi nghe lời van xin của các bạn?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4. 
+ Qua câu chuyện em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi?
- KL: Các chiến sĩ nhỏ tuổi quyết tâm ở lại với chiến khu tham gia cuộc chiến đấu chống Pháp đến cùng dù gian khổ, khó khăn, dù có sự hi sinh, mất mát.
- Nội dung bài nói lên điều gì?
- ND: Câu chuyện ca ngợi tinh thần yêu nước không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
- THQPAN: Giới thiệu vị trí và vai trò của chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến: Chiến khu Việt Bắc gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn Thái Nguyên. Chiến khu VB là nơi trú đóng của đầu não Đảng CSVN thời kì trước năm 1945 và là nơi trú đóng của chính phủ Việt Minh trong thời kì K/c chống Pháp ( 1945 – 1954), 
4. Luyện đọc lại:
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2 của chuyện.
- Y/c HS thi đọc đọc văn.
- Nhận xét, tuyên dương.
KỂ CHUYỆN 
5. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa theo các câu hỏi gợi ý, kể lại câu chuyện Ở lại với chiến khu. 
6.Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Gọi HS đọc các câu hỏi gợi ý.
- Y/c HSNK kể mẫu đoạn 2
- HS tập kể theo nhóm. GV theo dõi.
- Gọi các nhóm thi kể chuyện
- Nhận xét, tuyên dương
7. Củng cố, dặn dò
- Qua câu chuyện em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS tập kể lại câu chuyện và xem trước bài mới.
- Đọc bài và trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu. 
- Đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó và câu văn dài.
- Đọc đoạn nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc trong nhóm 4 
- Thi đọc
- Nhận xét 
- Đọc đồng thanh
- Đọc đoạn 1
+ Đến để thông báo ý kiến của trung đoàn: cho ....
- Đọc đoạn 2
+ Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động, bất ngờ khi nghĩ rằng ... 
+ Lượm, Mừng và tất cả các bạn tha thiết xin ở lại. 
+ Vì các bạn không muốn bỏ chiến ...
+ Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn ...
- Đọc đoạn 3
+ Trung đội trưởng cảm động rơi nước mắt 
- Đọc đoạn 4
+ Phát biểu
- Lớp lắng nghe.
- HS phát biểu
- Nghe, nhắc lại nội dung
- Nghe
- Thi đọc 
- Lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe 
- Đọc
- HS NK kể
- Tập kể theo nhóm.
- Thi kể chuyện
- Nhận xét
- Trả lời, liên hệ thực tế
- Lắng nghe
- Nghe, ghi nhớ
CHIỀU
Tiết 5. Tiếng Anh ( GVBM)
Tiết 6. Tự nhiên và Xã hội
ÔN TẬP: XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
- Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội. 
- Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, diễn đạt câu đủ ý.
- THKNS: Yêu quý những người thân trong gia đình, họ hàng; Biết chấp hành tốt khi tham gia giao thông; Biết giữ gìn bảo vệ môi trường...
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Phiếu ghi các câu hỏi ôn tập và để vào trong hộp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- Nhận xét, tuyên dương.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Chuyền hộp" 
- GV nêu tên trò chơi yêu cầu HS vừa hát vừa chuyền tay hộp giấy. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy ở trong tay ai thì người đó phải bốc một câu hỏi bất kì trong hộp và trả lời câu hỏi đó. Lần lượt như vậy cho đến hết câu hỏi.
+ Thế nào là gia đình 2 thế hệ?
+ Thế nào là gia đình 3 thế hệ?
+ Kể tên các hoạt động nông nghiệp mà em biết?
+ Hoạt động CN là gì? HĐ thương mại là gì?
+ Các cơ sở TTLL có nhiệm vụ gì?
+ Theo em người đi xe đạp phải đi như thế nào cho đúng luật giao thông?
...
- Nhận xét, tuyên dương những em trả lời tốt.
+ Gia đình 2 thế hệ là gđ chỉ có bố mẹ và các con cùng chung sống.
+ Gia đình 3 thế hệ là gđ gồm có ông bà, bố mẹ và các con cùng chung sống.
+ Các HĐ nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản,....
+ Các HĐ công nghiệp như luyện thép, khai thác than, dầu khí, lắp ráp ô tô, xe máy,...
+ HĐ thương mại là các hoạt động trao đổi mua bán.
+ Các cơ sở TTLL có nhiệm vụ truyền thông đưa tin, chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm, ... giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hóa, giáo dục, kinh tế,... trong nước và nước ngoài,...
+ Đi xe đạp an toàn là luôn đi đúng phần đường của mình, không lạng lách đánh võng, không thả tay khi đi xe, không vượt đèn đỏ,... Chấp hành nghiêm túc luật GT,...
3. Củng cố, dặn dò 
- Liên hệ tình cảm với những người thân trong gia đinh, họ hàng; Về việc thực hiện an toàn giao thông; Về BVMT...
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài sau
- Trả lời
- Nhận xét
- Lắng nghe, theo dõi GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cả lớp tham gia chơi trò chơi.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- HS phát biểu liên hệ
- Nghe, ghi nhớ, thực hiện
Tiết 7. Đạo đức
ĐOÀN KẾT THIẾU NHI QUỐC TẾ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức 
- Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè, quyền được mặc trang phục, sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, diễn đạt câu đủ ý
- Giáo dục HS tình đoàn kết với thiếu nhi các nước.. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Các bài hát, câu chuyện nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi VN với thiếu nhi thế giới. Các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi thế giới và thiếu nhi Việt Nam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC
- Em có thể tham gia vào các hoạt động nào để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi QT? 
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết TN Quốc tế.
- Yêu cầu học sinh trưng bày những tranh ảnh và tư liệu sưu tầm được theo nhóm.
- Yêu cầu đại diện từng nhóm giới thiệu tranh, ảnh, tư liệu. Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Khen những cá nhân hoặc nhóm sưu tầm được nhiều tư liệu hay. 
3. Hoạt động 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi các nước.
- Hướng dẫn, gợi ý HS viết thư cho các nước đang gặp khó khăn, đói nghèo, thiên tai.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để đi đến thống nhất xem gửi thư cho thiếu nhi nước nào, xác định nội dung bức thư sẽ viết.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành viết thư.
- Yêu cầu học sinh thông qua nội dung bức thư và cùng kí tên tập thể .
VD: Tiểu Yến thân mến!
 Qua chương trình ti vi chúng tớ biết bạn là một học sinh hát hay và học giỏi. Bạn còn là người dẫn chương trình rất hay. Vì vậy, tớ viết thư này mong được làm quen với bạn nhé.
 Chúng tớ xin tự giới thiệu, chúng tớ tên là Lương Nguyễn Bảo Quyên, Hoàng Bích Huyền, Nguyễn Thành Đạt, Vi Khánh Duy, đều đang học lớp 3A1, trường TH xã Yên Trạch. Qua chương trình truyền hình, chúng tớ biết thiếu nhi nước bạn cũng có những ước mơ giống thiếu nhi VN là luôn mong ước một thế giới hòa bình và cùng thi đua học tập thật giỏi để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Chúng tớ còn biết nước bạn có công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới là Vạn Lí Trường Thành đúng không? Khi nào chúng tớ lớn có điều kiện sang nước bạn, bạn dẫn chúng tớ đi tham quan nhé. Còn VN đất nước của chúng tớ có rất nhiều cảnh đẹp nổi tiếng như Vịnh Hạ Long, Đảo Cát Bà, Động Phong Nha – Kẻ Bàng... Khi nào lớn bạn sang VN, chúng tớ sẽ dẫn bạn đi tham quan những cảnh đẹp này nhé. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau thi đua học tập thật tốt bạn nhé.
 Cuối thư, chúng tớ chúc bạn mạnh khỏe, học tập thật giỏi.
 Chào bạn
 Bạn mới của Yến
 Quyên, Huyền, Đạt, Duy
4. Hoạt động 3: Bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị đối với thiếu nhi thế giới.
- Tổ chức cho HS múa, hát, đọc thơ, kể chuyện về các hoạt động về tình hữu nghị với thiếu nhi các nước. 
- Nhận xét, đánh giá
5. Củng cố, dặn dò 
- Em cần làm gì khi gặp các bạn thiếu nhi nước ngoài đến tham quan nước ta?
( Chào hỏi, nở nụ cười thân thiện,...)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài "Tôn trọng khách nước ngoài".
- HS trả lời câu hỏi.
- Cả lớp cùng hát tập thể.
- Nghe
- Các nhóm trưng bày các bức tranh do nhóm mình sưu tầm nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế sau đó các nhóm cử các bạn lên giới thiệu từng bức tranh trước lớp.
- Giới thiệu tranh, ảnh, tư liệu
- Nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Các nhóm tiến hành viết chung một lá thư với sự tham gia ý kiến của nhiều bạn. 
- Một em đọc lại nội dung bức thư .
- Nghe
- Các nhóm thi đua biểu diễn các tiết mục văn nghệ mang nội dung về chủ đề bài học 
- Nhận xét, bình chọn nhóm biểu diễn hay nhất
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhớ
Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2021
Ngày soạn: 16/01/2021
Ngày giảng: 19/01/2021
SÁNG
Tiết 1. Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết khái niệm và xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước
- Bài tập cần làm: 1, 2
- HSNK: Làm được toàn bộ BT, vận dụng làm thành thạo.
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, diễn đạt trình bày câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Thước kẻ, bút chì, giấy để làm bài tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Hãy nêu tên trung điểm của đoạn thẳng AB, AD, EG, HK?
- Điểm nào là điểm ở giữa của đoạn thẳng ON, MI? 
- Nhận xét, tuyên dương
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 
2. Hướng dẫn HS luyện tập - thực hành: 
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
a) Hướng dẫn HS cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng cho trước.
- Vẽ đoạn thẳng AB.
 A 4cm B
- Y/c HS lên đo độ dài của đoạn thẳng đó rồi nêu kết quả.
- Yêu cầu cả lớp xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB.
- Y/c HS lên bảng xác định.
- Nhận xét chữa bài.
+ Muốn xác định trung điểm của đoạn thẳng AB em làm thế nào?
+ Em có nhận xét gì về độ dài đoạn thẳng AM và độ dài đoạn thẳng AB?
- Giới thiệu: Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng AB viết là AM= AB (AM = 2cm).
- Y/c HS nhắc lại.
- Y/c HS vận dụng các bước trên để làm câu b.
- Y/c HS chữa bài.
- Nhận xét, kết luận
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Y/c HS lấy 1 tờ giấy hình chữ nhật rồi gấp tờ giấy như hình vẽ trong SGK, đánh dấu trung điểm của 2 đường gấp.
- Chọn 1 bài cho cả lớp xem, nhận xét. 
- Nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Đưa ra 1 đoạn dây, yêu cầu HS nêu cách tìm trung điểm của đoạn dây đó
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập, chuẩn bị bài sau.
- Quan sát hình, trả lời
- Trả lời, nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc yêu cầu BT
- Xác định trung điểm của đoạn thẳng
- 1 học sinh thực hiện trên bảng đo và nêu kết quả: AB = cm.
- Xác định trung điểm M.
- 1HS trình bày trên bảng lớp.
- Nhận xét, bổ sung. 
+ Chia độ dài đoạn AB thành hai phần bằng nhau 
- Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng AB.
- Lắng nghe
- Nhắc lại
- Lớp tự làm câu b.
- 2HS nêu các bước cần thực hiện, lớp bổ sung.
+ Đo độ dài đoạn thẳng CD = 6cm, chia CD thành 2 phần bằng nhau: 6 : 2 = 3cm. Đặt thước vạch 0cm trùng với điểm C rồi đánh điểm M trên CD ứng với 3cm của thước. 
 C M D 
- Nêu yêu cầu
- Thực hiện gấp và xác định trung điểm.
(Có thể gấp đoạn CD trùng với đoạn AB để đánh dấu trung điểm của đoạn AD và đoạn BC).
- Nhận xét, bổ sung
- Nêu cách tìm trung điểm
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2. Chính tả (Nghe-viết)
Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I. MỤC TIÊU
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng bài tập 2 a/b 
- HSNK: Viết đúng, trình bày sạch đẹp bài chính tả.
- Giáo dục HS rèn chữ viết đúng mẫu đẹp, biết giữ vở sạch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Bảng phụ viết 2 lần nội dung của bài tập 2b. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Đọc cho HS viết: liên lạc, biết tin, dự tiệc, thương tiếc, chiếc cặp 
- Nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn nghe viết: 
- Đọc đoạn viết chính tả (đoạn 4). 
- Gọi HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm theo. 
+ Lời hát trong đoạn văn nói lên điều gì?
+ Lời hát trong đoạn văn viết như thế nào? 
- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con luyện viết các tiếng khó.
- Y/c HS nhắc lại tư thế viết bài
* Đọc cho học sinh viết vào vở.
- Đọc cho HS soát lại bài
* Chấm, chữa bài.
- Chấm 8 bài của HS
- Nhận xét bài viết của HS
3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Y/c HS tự làm bài vào vở
- Nhận xét, tuyên dương:
+ sấm, chớp
+ sông
Bài 2b:
- Điền vào chỗ trống uôt/uôc?
- Y/c HS làm bài vào vở
- Gọi 1 HS lên làm bài
- Nhận xét, chốt lại: 
Cơm tẻ là mẹ ruột.
Cả gió thì tắt đuốc
Thẳng như ruột ngựa.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS học bài và xem trước bài mới.
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- Nhận xét
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài. 
- Lắng nghe
- Đọc lại bài. 
+ Nói lên tinh thần quyết tâm chiến đấu đến cùng của các chiến sĩ nhỏ tuổi.
+ Được đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, viết trong dấu ngoặc kép. Chữ đầu dòng thơ viết hoa, cách lề 2 ô ly.
- Luyện viết tiếng khó: Vệ quốc quân, rực rỡ, giữa.
- Nhắc laị tư thế viết bài
- Nghe và viết bài vào vở.
- HS đổi chéo vở soát lại bài
- Nghe, rút kinh nghiệm
- Đọc yêu cầu
- HS làm bài tập, nêu lời giải câu đố
- HS khác nhận xét
- Điền vào chỗ trống uôt/uôc
- Làm bài
- 1 em lên bảng làm bài. 
- Nhận xét
- Đọc lại bài làm đúng
- Lắng nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3. Tập viết
ÔN CHỮ HOA N (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (Ng) 1 dòng, V, T (1 dòng), tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1 dòng) và câu ứng dụng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- HSNK: Viết đúng mẫu chữ, sạch đẹp bài viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Mẫu chữ viết hoa N (Ng). 
- Mẫu chữ tên riêng Nguyễn Văn Trỗi và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- Nhận xét, tuyên dương
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn viết trên bảng con 
* Luyện viết chữ hoa :
- Trong bài có những chữ hoa nào?
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ 
- Y/c HS viết bảng con các chữ hoa vừa nêu
* Học sinh viết từ ứng dụng:
- Y/c HS đọc từ ứng dụng. 
- Giới thiệu : Nguyễn Văn Trỗi là liệt sĩ hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Y/c HS tập viết trên bảng con. 
- Nhận xét
* Luyện viết câu ứng dụng:
- Y/c HS đọc câu ứng dụng
+ Nội dung câu tục ngữ khuyên ta điều gì? 
- Y/c HS tập viết trên bảng con các chữ viết hoa có trong câu ứng dụng..
3. Hướng dẫn viết vào vở: 
- Nêu yêu cầu viết bài
- Y/c HS nhắc lại tư thế viết bài
- Y/c HS viết vào vở
4. Chấm, chữa bài 
- Chấm 8 bài của HS
- Nhận xét bài viết của HS
5. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS học bài và xem trước bài mới 
- Kiểm tra theo cặp
- Báo cáo kết quả với cô giáo
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu. 
- N,V và T.
- Quan sát, lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu
- Đọc: Nguyễn Văn Trỗi.
- Lắng nghe.
- Cả lớp tập viết từ ứng dụng trên bảng con.
- Đọc 
- Khuyên con người trong 1 nước cần phải biết gắn bó, thương yêu, đoàn kết với nhau.
- Luyện viết bảng con: Nhiễu, Người. 
- Nghe, ghi nhớ
- Nhắc lại tư thế viết bài
- Viết bài vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Lắng nghe
- Nghe, ghi nhớ 
Tiết 4. Tự nhiên và xã hội
THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
- Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật 
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được rể, thân, lá, hoa, quả của một số cây.
- Biết ích lợi của thực vật.
- GDTH BVMT: HS có ý thức chăm sóc cây xanh bảo vệ môi trường
- THTV: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi, trình bày diễn đạt câu đủ ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Các hình trang 76 và 77 trong SGK. Trải nghiệm tìm hiểu các cây có ở sân trường, vườn trường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hoạt động 1: Quan sát cây cối . 
- HS quan sát từng loại cây ở từng khu vực được phân công theo gợi ý:
+ Chỉ vào từng cây và nêu tên các cây đó.
+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây.
+ Nêu những đặc điểm giống và khác nhau về hình dạng, kích thước của những cây đó.
- Yêu cầu cả lớp tập hợp, lần lượt đi đến khu vực từng nhóm để nghe đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- Kết luận: Các cây có kích thước, hình dạng khác nhau nhưng mỗi cây thường có rễ, thân, cành, lá, hoa và quả. 
3. Hoạt động 2: Quan sát tranh trong SGK
- Gọi HS nêu tên một số cây có trong SGK trang 76, 77..
- Từng loại cây trên có lợi ích gì?
- Cây xanh mang lại nhiều lợi ích. Vậy chúng ta cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây xanh?
4. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân 
- Y/c HS vẽ một loại cây mà em vừa quan sát được. Vẽ xong tô màu và trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá.
- Cây em vừa vẽ có ích lợi gì?
4. Củng cố - Dặn dò: 
- THBVMT: Ở trường, ở nhà em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây xanh?
- Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh là góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe chính chúng ta.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
- HS tự kiểm tra theo cặp, báo cáo GV
- Hoạt động theo nhóm tổ
- Lần lượt đại diện các nhóm lên chỉ vào từng cây và trình bày trước lớp về tên gọi, tên từng bộ phận trong cây, sự giống nhau và khác nhau của các loại cây.
- Trao đổi cặp đôi
- Nêu tên các cây có trong SGK.
- HS phát biểu lợi ích của mỗi loài cây.
- HS liên hệ việc chăm sóc và bảo vệ.
- Thực hiện yêu cầu
- Nhận xét, bình chọn tổ có sản phẩm đẹp nhất.
- HS phát biểu
- Liên hệ những việc đã làm và sẽ làm để chăm sóc và bảo vệ cây ở trường, ở nhà.
- Nghe
- Nghe, ghi nhớ
CHIÈU
Tiết 5. Âm nhạc ( GVBM)
Tiết 6. Thể dục ( GVBM)
Tiết 7. Tiếng Anh ( GVBM)
 Thứ tư ngày 20 tháng 1 năm 2021
Ngày soạn: 17/01/2021
Ngày giảng: 20/01/2021
SÁNG
Tiết 1. Toán
SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. MỤC TIÊU
- Biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
- Biết so sánh các đại lượng cùng loại
- Bài tập cần làm: 1(a), 2
- HSNK: Làm được toàn bộ bài tập. Vận dụng làm thành thạo các bài tập.
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu bài toán, diễn đạt, trình bày câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Băng giấy ghi sẵn các kết luận ở phần bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- Gọi 2HS lên bảng xác định trung điểm của đoạn dây đã chuẩn bị trước.
- Nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi 10000. 
+ So sánh 2 số có số chữ số khác nhau:
- Giáo viên ghi bảng: 
 999 10 000 
- Y/c HS điền dấu ( ) thích hợp rồi giải thích.
- Muốn so sánh 2 số có số chữ số khác nhau ta làm thế nào?
- Yêu cầu học sinh so sánh 2 số 9999 và 
10 000 
- Nhận xét, kết luận
+ So sánh hai số có số chữ số bằng nhau.
- Y/c HS so sánh 2 số 9000 và 8999.
- Gọi HS nêu kết quả và giải thích cách so sánh.
- Nhận xét, kết luận
- Y/c HS so sánh hai số: 6579 và 6580, nêu cách so sánh 
+ So sánh hai số có cùng số chữ số, từng cặp chữ số ở cùng một hàng giống nhau
- Y/c HS so sánh 2 số: 7628 và 7628 rồi rút ra nhận xét
- Y/c HS nhắc lại các kết luận ở bài học
3. Luyện tập: 
Bài 1: > < = ?
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1
- Y/c HS nêu lại các cách so sánh hai số
- Y/c HS tự làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét.
a) 1942 > 998 b) 9650 < 9651
 1999 6951
 6742 > 6722 1965 > 1956
 900 + 9 < 9009 6591 = 6591 
Bài 2 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Y/c HS tự làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài 
- Nhận xét, chốt lại
 1km > 985m 60 phút = 1 giờ
 600cm = 6m 50 phút < 1 giờ
 797mm 1 giờ
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Y/c HS làm vào vở
- Nhận xét, đánh giá
a) Số lớn nhất là 4753
b) Số bé nhất là 6019
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
- 2 HS lên bảng thực hiện, nêu cách thực hiện.
- Nhận xét, bổ sung
- Lớp theo dõi lắng nghe. 
- 1HS lên bảng điền dấu, lớp bổ sung.
 999 < 1000, vì số 999có ít chữ số hơn 1000 (3 chữ số ít hơn 4 chữ số ).
- Nêu cách so sánh
- HS tự so sánh, nêu cách so sánh.
- Nhận xét, bổ sung
- Thực hiện yêu cầu
- Nêu kết quả, giải thích
- Lắng nghe, nhắc lại
- Thực hiện yêu cầu
- Thực hiện yêu cầu, nêu cách so sánh
- So sánh, rút ra kết luận
- Nhắc lại kết luận, ghi nhớ
- Nêu yêu cầu bài tập
- Nhắc lại cách so sánh hai số
- Làm bài vào vở
- 1HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài vào vở
- 1HS lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo bài kiểm tra
- Nhận xét
- Đọc
- Làm vào vở
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 2. Tập đọc
CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
I. MỤC TIÊU
- Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu ND: Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ Quốc (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc cả bài thơ)
- HSNK: Nêu được nội dung bài và học thuộc lòng bài thơ tại lớp.
- THQPAN: Giáo dục học sinh lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ quân đội, công an đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh trật tự
- GDKNS: HS biết làm các việc vừa sức để thể hiện lòng biết ơn của mình với các thương binh, liệt sĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh minh họa bài thơ, tranh ảnh về các anh bộ đội, bản đồ để chỉ Trường Sơn đảo Trường Sa, Kon Tum, Đắc Lắc. (nếu có) 
- Bảng phụ ghi sẵn các nội dung hướng dẫn luyện đọc: 
Chú Nga đi bộ đội/
Sao lâu quá là lâu!//
Nhớ chú,/ Nga thường nhắc/
- Chú bây giờ ở đâu?//
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KTBC 
- HS nối tiếp kể lại 4 đoạn câu chuyện “Ở lại chiến khu” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài: Chú ở bên Bác Hồ
2. Luyện đọc: 
- Đọc diễn cảm bài thơ. 
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu thơ.
- Y/c HS đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Yêu cầu đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Y/c HS đọc thầm khổ thơ 1, 2
+ Những câu thơ nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú? 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ 3. 
+ Khi Nga nhắc đến chú thái độ của ba và mẹ ra sao?
+ Em hiểu câu nói ba của bạn Nga như thế nào ?
+ Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì tổ quốc được nhớ mãi?
- Những chiến sĩ đã chiến đấu hi sinh xương máu bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy đời đời được nhân dân ghi nhớ công ơn.
- Qua bài thơ, em có suy nghĩ gì?
=> Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ Quốc.
- Kể cho HS nghe những tấm gương chiến đấu hi sinh để bảo vệ Tổ quốc như Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Cù Chính Lan,...
4. Học thuộc lòng bài thơ: 
- Hướng dẫn đọc diễn cảm từng câu với giọng nhẹ nhàng tha thiết.
- Yêu cầu 3 em thi đọc thuộc lòng bài thơ. 
- Nhận xét, đánh giá
5. Củng cố - Dặn dò: 
- Y/c HS nhắc lại nội dung bài học 
- Để tỏ lòng biết ơn với những liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc mỗi chúng ta cần làm gì?
- GDHS lòng biết ơn đối với các liệt sĩ.
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà học thuộc bài thơ và xem trước bài mới.
- Kể chuyện và trả lời câu hỏi
- Nhận xét, bổ sung 
- Lắng nghe
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- Nối tiếp nhau đọc mỗi em 2 dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó và ngắt nhịp
- Nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ của bài kết hợp giải nghĩa từ. 
- Luyện đọc trong nhóm
- Đọc đồng thanh bài thơ
+ Chú Nga đi bộ đội/ Sao lâu quá là lâu! / Nhớ chú Nga hường nhắc: Chú bây giờ ở đâu.
- Học sinh đọc thầm lại khổ thơ 3.
+ Mẹ đỏ hoe đôi mắt. Ba ngước lên bàn thờ và giải thích: Chú ở bên Bác Hồ .
- Phát biểu
- Phát biểu
- Ghi nhớ
- Phát biểu ý kiến
- Đọc từng câu rồi cả bài theo hướng dẫn của giáo viên .
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất
- Nhắc lại nội dung bài 
- HS phát biểu liên hệ
- Lắng nghe
- Nghe, ghi nhớ
Tiết 3. Thể dục ( GVBM)
Tiết 4. Tin học ( GVBM)
CHIỀU
Tiết 5. Luyện Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Củng cố, nâng cao kĩ năng tính giá trị của biểu thức và giải bài toán bằng hai phép tính.
- HSNK: Làm được thêm bài tập5 và vận dụng thành thạo các dạng toán đã học.
- THTV: Rèn kĩ năng đọc hiểu, trả lời câu hỏi, trình bày câu lời giải trong vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Nội dung bài tập chép sẵn trên bảng lớp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1: Tính giá trị biểu thức
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
a) 25 x 4 + 54 = 100 + 54 
 = 154
b) 123 – 284 : 4 = 123 – 71
 = 52 
- HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức
Bài 2: 
- Gọi HS đọc bài toán
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Mẹ đã bán số quả trứng là:
57 : 3 = 19 ( quả)
Mẹ còn lại số quả trứng là:
57 – 19 = 38 ( quả)
 Đáp số: 38 quả trứng
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài toán
- HD HS làm bài
- Y/c HS tự làm vào vở
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Chiều dài mảnh vườn là:
18 + 7 = 25 ( m)
Chu vi mảnh vườn là:
( 25 + 18) x 2 = 86 ( m)
 Đáp sô: 86 mét
Bài 4: Một cái sân hình vuông có chu vi 40 m. Tính cạnh cái sân đó 
- Y/c HS tự tóm tắt bài toán
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
Cái sân có cạnh là:
40 : 4 = 10 ( m)
 Đáp số: 10 mét
Bài 5. Một hình chữ nhật có chu vi 48 cm, chiều dài 18 cm. Tính chiều rộng hình chữ nhật đó.
- Nhận xét, chốt lại
Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật đó là:
48 : 2 = 24 ( cm)
Chiều rộng hình chữ nhật đó là:
24 – 18 = 6 ( cm)
Đáp số: 6 cm
3. Củng cố, dặn dò 
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta làm t

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_20_nam_hoc_2020_2021_to.doc