Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Khởi động (3 phút):

- Nhận xét

- Giới thiệu bài mới – ghi bài - Cả lớp hát múa bài “Hoa thơm dâng Bác” (Nhạc và lời: Hà Hải)

- Lắng nghe

 2. HĐ Thực hành: (28 phút)

* Mục tiêu: Học sinh biết:

 - Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn với đất nước, với dân tộc.

 - Tình cảm giữa Thiếu nhi với Bác Hồ

 - Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.

* Cách tiến hành:

a. Học sinh tự liên hệ.

 - Giáo viên đưa câu hỏi:

+ Em đã thực hiện những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

+ Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Tại sao?

+ Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới ?

=> Gv chú ý nhắc nhở những HS chưa thực hiện tốt 5 điều Bác dạy

- Gv tuyên dương HS có ý thức cao trong việc thực hiện nội quy trường , lớp.

b. Học sinh trình bày, giới thiệu tư liệu (tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao.) đã sưu tầm được về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và các tấm gương cháu ngoan Bác Hồ.

 - Tổng kết khen học sinh, nhóm học sinh chuẩn bị, sưu tầm tốt.

c. Trò chơi phóng viên:

- Giáo viên yêu cầu.

Chú ý giúp đỡ HS còn nhút nhát trong

Hoạt động chia sẻ thông tin.

- GV nhận xét chung

* Kết luận - GD HS:

Bác rất yêu các cháu thiếu nhi. Bác luôn dành cho các cháu những tình cảm tốt đẹp. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy. Điều thiết thưc nhất là làm theo 5 điều Bác Hồ dạy

- Học sinh suy nghĩ, tìm câu trả lời, chia sẻ cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp.

- Lớp theo dõi, bổ sung

- Học sinh, nhóm học sinh trình bày kết quả sưu tầm được dưới các hình thức như: “hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh”.

 - Học sinh cả lớp thảo luận, nhận xét về kết quả sưu tầm của các bạn.

- 1 số học sinh trong lớp thay nhau đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi.

 - Ví dụ có thể hỏi:

+ Bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên nào nữa?

+ Quê Bác ở đâu?

+ Bác sinh vào ngày, tháng, năm nào?

+ Thiếu nhi chúng ta cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.

+ Vì sao thiếu nhi lại yêu quý Bác Hồ?

+ Bạn hãy đọc một câu ca dao nói về Bác Hồ?

+ Hát 1 bài hoặc đọc một bài thơ nói về Bác Hồ?

+ Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khi nào? ở đâu?

- 1 vài em đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy

 3. Hoạt động ứng dụng (3 phút):

 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - HS hát bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn Thiếu niên Nhi đồng

- Về nhà tiếp tục sưu tầm tranh, ảnh, thơ, bài hát về Bác.

 

doc 41 trang ducthuan 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Ngày soạn: 7/9/2020 
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: Tiết 4
CHÀO CỜ 
ĐẠO ĐỨC: Tiết 2
BÀI 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
 - HS biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn với đất nước, với dân tộc.
 - Hiểu tình cảm của Thiếu nhi Việt Nam đối với Bác Hồ.
 - Thấy được những việc cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác.
2. Kỹ năng: Học sinh ghi nhớ và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng
3. Giáo dục: Học sinh có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
* GDKNS: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.
II. CHUẨN BỊ:
 - 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Nhận xét 
- Giới thiệu bài mới – ghi bài
- Cả lớp hát múa bài “Hoa thơm dâng Bác” (Nhạc và lời: Hà Hải)
- Lắng nghe
 2. HĐ Thực hành: (28 phút)
* Mục tiêu: Học sinh biết:
 - Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn với đất nước, với dân tộc.
 - Tình cảm giữa Thiếu nhi với Bác Hồ
 - Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.
* Cách tiến hành:
a. Học sinh tự liên hệ.
 - Giáo viên đưa câu hỏi:
+ Em đã thực hiện những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
+ Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Tại sao?
+ Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới ?
=> Gv chú ý nhắc nhở những HS chưa thực hiện tốt 5 điều Bác dạy 
- Gv tuyên dương HS có ý thức cao trong việc thực hiện nội quy trường , lớp.
b. Học sinh trình bày, giới thiệu tư liệu (tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao...) đã sưu tầm được về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và các tấm gương cháu ngoan Bác Hồ.
 - Tổng kết khen học sinh, nhóm học sinh chuẩn bị, sưu tầm tốt.
c. Trò chơi phóng viên:
- Giáo viên yêu cầu.
Chú ý giúp đỡ HS còn nhút nhát trong 
Hoạt động chia sẻ thông tin.
- GV nhận xét chung
* Kết luận - GD HS: 
Bác rất yêu các cháu thiếu nhi. Bác luôn dành cho các cháu những tình cảm tốt đẹp. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy. Điều thiết thưc nhất là làm theo 5 điều Bác Hồ dạy
- Học sinh suy nghĩ, tìm câu trả lời, chia sẻ cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp.
- Lớp theo dõi, bổ sung
- Học sinh, nhóm học sinh trình bày kết quả sưu tầm được dưới các hình thức như: “hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh”.
 - Học sinh cả lớp thảo luận, nhận xét về kết quả sưu tầm của các bạn.
- 1 số học sinh trong lớp thay nhau đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi.
 - Ví dụ có thể hỏi:
+ Bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên nào nữa?
+ Quê Bác ở đâu?
+ Bác sinh vào ngày, tháng, năm nào?
+ Thiếu nhi chúng ta cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.
+ Vì sao thiếu nhi lại yêu quý Bác Hồ?
+ Bạn hãy đọc một câu ca dao nói về Bác Hồ?
+ Hát 1 bài hoặc đọc một bài thơ nói về Bác Hồ?
+ Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khi nào? ở đâu?
- 1 vài em đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy 
 3. Hoạt động ứng dụng (3 phút):
 4. HĐ sáng tạo (1 phút)
- HS hát bài: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn Thiếu niên Nhi đồng
- Về nhà tiếp tục sưu tầm tranh, ảnh, thơ, bài hát về Bác.
TOÁN:
TIẾT 6: TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). 
2. Kĩ năng: Biết vận dụng phép trừ các số có 3 chữ số vào giải bài toán có lời văn (có một phép tính trừ ). 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
II.CHUẨN BỊ:	
- Bảng phụ, Phấn màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút) :
- Trò chơi: Đoán nhanh đáp số
+ Gv đọc các phép tính của BT 4 (tiết trước), cho HS thi đua nêu nhanh kết quả.
- Tổng kết TC, tuyên dương những em đoán đúng, và đoán nhanh nhất
- HS thi đua đoán nhanh đáp số
- Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
3. HĐ hình thành kiến thức mới (13 phút):
* Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).
* Cách tiến hành: (Cả lớp)
a. Phép trừ: 432 - 215 =?
 - Giáo viên viết phép tính lên bảng
+ Đặt tính như thế nào?
+ Chúng ta bắt đầu tính ở hàng nào?
 + 2 không trừ được 5, ta làm thế nào?
- Giáo viên chốt lại bước tính trên. 
=> Nêu 2 cách nhớ sang hàng chục, thông thường nhớ xuống dưới.
 b. Phép trừ: 627 - 143 =
 - Tiến hành các bước tương tự phần a.
- Chú ý cho HS đối tượng M1 khi thực hiện phép trừ có nhớ 1 lần sang hàng trăm
=> So sánh 2 phép tính:
- GV chốt kiến thức.
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính, dưới lớp làm nháp, tự tìm ra cách tính.
- Học sinh phát biểu.
- Từ hàng đơn vị.
- Mượn 1 chục của 3 chục thành 12; 12 – 5 = 7 viết 7 nhớ 1.
 - 2 học sinh nêu lại từng bước trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Tiến hành theo HS của GV
- Phép trừ: 432 – 215 = 217 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục.
- Phép trừ: 627 - 143 = 484 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng trăm.
3. HĐ thực hành (15 phút):
* Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).
- Biết giải bài toán có lời văn (có 1 phép tính trừ)
* Cách tiến hành: 
Bài 1: (Làm cá nhân - Lớp)
- HS nêu y/cầu
- GV y/cầu HS làm bài
- Giáo viên nhận xét bài của học sinh.
 - Nêu yêu cầu của bài.
 - Học sinh nêu rõ cách làm.
 - Chia sẻ kết quả trước lớp 
Bài 2: (Làm cá nhân - Lớp)
- HS nêu y/cầu
- GV y/cầu HS làm bài
- Giáo viên nhận xét bài của học sinh.
 - Nêu yêu cầu của bài.
 - Học sinh nêu rõ cách làm.
 - Chia sẻ kết quả trước lớp
Bài 3: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp)
 - HS đọc bài toán
 - GV HD tóm tắt bài toán
 - Tổng số tem của 2 bạn là bao nhiêu?
 - Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem?
 - Bài toán yêu cầu tìm gì?
 - Muốn tìm số con tem của Hoa ta làm như thế nào?
 - NhËn xÐt, kết luận lêi gi¶i ®óng.
- Lưu ý khâu trình bày (câu lời giải)
- Học sinh đọc đề bài.
 - Tổng số tem của 2 bạn là 335 con tem.
 - Trong đó bạn Bình có 128 con tem.
 - Tìm số tem của bạn Hoa.
- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp
Giải
Bạn Hoa sưu tầm được số tem là:
 335 - 128 = 207 ( con tem )
 Đáp số: 207 con tem
Bài 4: Bài tập dành cho HS hoàn thành sớm (M3, M4) 
- Yêu cầu HS ®äc thÇm tãm t¾t.
- Đoạn dây dài bao nhiêu xăng - ti - mét?
- Đã cắt đi bao nhiêu xăng - ti - mét?
- Bài toán yêu cầu tìm gì? 
- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em
- Học sinh đọc thầm tóm tắt.
- Đoạn dây dài 243 cm.
- 27 cm.
- Đoạn dây còn lại dài bao nhiêu xăng - ti - mét?
 - Dựa vào tóm tắt đọc thành đề toán.
- HS tự làm bài và báo cáo hoàn thành 
Giải
 Đoạn dây còn lại dài là:
 243 - 27 = 216 (cm)
 Đáp số: 216 cm. 
3. HĐ ứng dụng (4 phút) 
 - Nhắc lại nội dung bài học.
- Về luyện thêm về phép tính trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần).
- Nhận xét tiết học
4. HĐ sáng tạo (1 phút) 
- VN làm lại bài tập vào vở.
- Thực hiện luyện tập trừ các số có 3 chữ số
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: TIẾT 3
BÀI 3: VỆ SINH HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết và nêu được ích lợi của việc tập thở vào buổi sáng.
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ sạch và bảo vệ cơ quan hô hấp.
2. Kĩ năng: Biết cách giữ sạch mũi và họng.
3. Thái độ: Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp. Có ý thức giữ sạch mũi và họng.
*GDKNS: KN tư duy phê phán, KN làm chủ bản thân, KN giao tiếp.
*GD BVMT:
- Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp
- Học sinh biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe.
II. CHUẨN BỊ:
- Các hình minh hoạ trang 8, 9
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút)
Trò chơi: Cá bơi – Cá nhảy
- Tổng kết TC
- Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng
Quản trò nêu cách chơi: 
- Quản trò điều khiển trò chơi
- Cho cả lớp đứng dậy
- Làm mẫu - học sinh làm theo
- Quản trò nói: "Mặt nước", tay thì đưa ngang làm mặt nước học sinh làm theo, nói to theo
- Quản trò hô: "Cá nhảy", làm động tác cá nhảy, tay đưa lên cao, học sinh làm theo và hô: "chíu"
- Quản trò hô: "Cá lặn", làm động tác đưa tay xuống học sinh làm theo và hô: "chủm
- HS tham gia chơi
- Nghe giới thiệu , ghi bài
2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)
*Mục tiêu:
- Biết và nêu được ích lợi của việc tập thở vào buổi sáng.
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ sạch và bảo vệ cơ quan hô hấp.
*Cách tiến hành: (Làm việc cả lớp)
Nội dung 1: Lợi ích của việc tập thở sâu vào buổi sáng:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Giáo viên hô từ từ: “hít- thở”.
 + Khi chúng ta thực hiên động tác hít thở sâu, cơ thể chúng ta nhận được lượng không khí như thế nào?
 + Tập thở vào buổi sáng có ích lợi gì?
Nội dung 2: Vệ sinh mũi và họng:
 - Quan sát hình minh hoạ 2, 3 (Tr8/SGK).
 + Bạn HS trong tranh đang làm gì?
 + Theo em, những việc làm đó có lợi ích gì?
 + Hằng ngày, các em đã làm những gì để giữ sạch mũi và họng?
 *Kết luận: Để mũi và họng được sạch sẽ vệ sinh, hằng ngày, ta phải lau mũi bằng khăn sạch, súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng. 
Nội dung 3: Bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp:
- Yêu cầu: Quan sát các hình minh hoạ ở Tr 9 - SGK, thảo luận nhóm bàn để trả lời các câu hỏi sau:
+ Các nhận vật trong tranh đang làm gì?
+ Theo những việc đó nên làm hay không nên làm đối với cơ quan hô hấp?
 - GV nhận xét chung.
GDBVMT: Không làm những việc gây ô nhiễm môi trường để bảo vệ cơ quan hô hấp.
*GV kết luận – chốt KT: 
- Các việc nên làm:
 + Giữ vệ sinh nhà ở, trường lớp, môi trường xung quanh.
 + Đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh, đi đường, đi nơi có bụi bẩn.
 + Tập thể dục hằng ngày và tập thở sâu vào buổi sáng.
 + Luôn giữ sạch mũi và họng
- Cả lớp đứng dậy, hai tay chống hông, chân rộng bằng vai.
 - HS làm 10 lần theo GV hô.
- Cơ thể chúng ta nhận được lượng không khí nhiều (khí ô-xi).
- Học sinh suy nghĩ, phát biểu.
+ Hít được bầu không khí trong lành.
+ Khi ngủ không hoạt động nên sáng dậy cần hoạt động để mạch máu lưu thông, thải được khí các- bô- níc ra ngoài, thu được nhiều khí ô- xi vào phổi.
- Quan sát tranh vẽ theo yêu cầu.
- Học sinh phát biểu tự do:
 + Dùng khăn lau sạch mũi.
 + Súc miệng bằng nước muối.
 + Làm cho mũi và họng được sạch sẽ vệ sinh....
- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4
 - Đại diện nhóm chioa sẻ kết quả trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS nối tiếp nhau nêu nhưng việc nên làm và không nên làm:
- Các việc không nên làm:
 + Để nhà ở, trường lớp, môi trường xung quanh bẩn thỉu.
 + Đổ rác và khạc nhổ bừa bãi.
 + Hút thuốc lá.
 + Thường xuyên ở những nơi nhiều khói bụi.
 + Lười vận động.
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Về nhà thực hiện nội dung bài học.
- Tuyên truyền, vận động gia đình cùng bà con hàng xóm thực hiện những việc làm góp phần BVMT
BUỔI CHIỀU
THỦ CÔNG: Tiết 2
GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.
 - Gấp được tàu thuỷ hai ống khói đúng quy trình kĩ thuật .
*Với HS khéo tay:
- Gấp được tàu thủy hai ống khói . Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thủy cân đối 
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh khả năng khéo léo, cẩn thận.
3. Thái độ: yêu thích các sản phảm thủ công, thích đồ chơi thủ công do mình làm ra.
*GD SDTKNL&HQ: Tàu thủy chạy trên sông, biển, can xăng, dầu. Khi tàu chạy khói của nhiên liệu chạy tàu được thảy qua hai ống khói. Cần sử dụng tàu thủy tiết kiệm xăng, dầu.
II. CHUẨN BỊ:	
	- GV: Mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn để HS cả lớp quan sát được.
- HS: Giấy nháp, giấy thủ công, kéo, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (4phút):
- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và nhận xét.
- Giới thiệu bài mới:
- HS kiểm tra chéo trong cặp đôi, báo cáo GV
2. HĐ thực hành (25 phút)
*Mục tiêu: HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói 
*Cách tiến hành: 
 a.HS ôn lại quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói: 
+Làm tàu thuỷ hai ống khói gồm có mấy bước?
+ Nêu cách thực hiện bước 1? 
+ Khi thực hiện bước 1 cần chú ý điều gì?
+ Nêu cách thực hiện bước 2 ? 
Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.
Gấp tờ giấy hình vuông làm bốn phần bằng nhau để lấy điểm O và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. Mở tờ giấy ra được H2
+ Nêu cách thực hiện bước 3 ? 
Bước 3: Gấp thành tàu thủ hai ống 
khói
à Đặt tờ giấy hình vuông lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên.Gấp lần lượt bốn đỉnh của hình vuông vào sao cho bốn đỉnh tiếp giáp nhau ở điểm O và các cạnh gấp nằm đúng đường dấu gấp giữa hình ta được H3
à Lật H3 ra mặt sau và tiếp tục gấp lần lượt bốn đỉnh của hình vuông vào điểm O, được H4
à Lật ra mặt sau và tiếp tục gấp lần lượt bốn đỉnh của H4 vào điểm O được H5.
à Lật H5 ra mặt sau, được H6.
à Trên H6 có bốn ô vuông. Mỗi ô vuông có hai tam giác. Cho ngón tay trỏ vào khe giữa của một ô vuông và dùng ngón cái đẩy ô vuông đó lên. Cũng làm như vậy với ô vuông đối diện được hai ống khói của tàu thuỷ như H7.
à Lồng hai ngón tay trỏ vào phía dưới ô vuông còn lại để kéo sang hai phía. Đồng thời dùng ngón cái và ngón giữa của hai tay ép vào sẽ được tàu thuỷ hai ống khói như H8.
- Gọi học sinh thực hiện các thao tác gấp tàu thuỷ hai ống khói , sau đó dùng bút màu trang trí tàu và xung quanh cho đẹp.
- GV gọi 3 HS lên bảng thao tác lại các bước gấp tàu thuỷ hai ống khói.
b. HS thực hành gấp tàu thuỷ hai ống khói: 
GV cho HS gấp tàu thuỷ hai ống khói bằng giấy, GV quan sát, uốn nắn những em gấp chưa đúng , giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Làm tàu thuỷ hai ống khói gồm có 3 bước.
Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông 
- Chú ý: Trong bước 1 cần gấp và cắt sao cho bốn cạnh hình vuông thẳng và bằng nhau thì hình gấp mới đẹp. Sau mỗi lần gấp, cần miết kĩ các đường gấp cho thẳng.
Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.
Bước 3: Gấp thành tàu thủ hai ống khói
.
- 3HS thực hiện các thao tác gấp tàu thuỷ hai ống khói , cả lớp theo dõi
- HS cả lớp gấp tàu thuỷ hai ống khói bằng giấy Gấp xong , dùng bút màu trang trí tàu và xung quanh cho đẹp.
4. HĐ ứng dụng (5 phút):
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- GV và HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng.
- GV đánh giá kết quả thực hành của HS.
*GDSDTKNL&HQ: Tàu thủy chạy trên sông, biển, can xăng, dầu. Khi tàu chạy khói của nhiên liệu chạy tàu được thảy qua hai ống khói. Cần sử dụng tàu thủy tiết kiệm xăng, dầu
5. HĐ sáng tạo (1 phút): 
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng. Bình chọn sản phẩm đẹp
- Học sinh lắng nghe hoạt động của giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Về nhà trang trí sản phẩm của mình cho đẹp hơn.
CỦNG CỐ NĂNG LỰC TOÁN:
LUYỆN TẬP CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
I. Môc tiªu: 
- Củng cố cho HS về cộng, trừ số có 3 chữ số, cách tìm số trừ, số hạng chưa biết, giải toán.
- Rèn kĩ năng về cộng trừ số có 3 chữ số, cách tìm số trừ, số hạng chưa biết, giải toán.
- Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
- Nội dung luyện tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 a. 126 + 205 34 + 154 360 + 348
 b. 968 - 527 751 - 307 639 - 83
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
+ Bài tập yêu cầu gì? 	
- Gọi HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét, kết luận ý đúng.
- Yêu cầu một số HS nêu lại cách tính của mình.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nêu: Đặt tính rồi tính.
- HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Một số HS nêu lại cách tính của mình.
Bài 2: Tim y.
 a. 746 - y = 415 b. y + 295 = 817
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm số trừ, cánh tìm số hạng.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở bài tập. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nêu.
- 2 học sinh lên bảng làm. Ở dưới lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài bạn.
Bài 3: Thùng thứ nhất đựng 524 l dầu, thùng thứ hai đựng ít hơn thùng thứ nhất 92 l dầu. Hỏi thùng thứ hai đựng được bao nhiêu lít dầu ?
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết thùng thứ hai đựng được bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS tự giải vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1HS đọc bài toán.
- HS nêu.
- Khối lớp Hai có bao nhiêu học sinh?
- HS nêu.
- HS tự giải vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
Bài giải
Số lít dầu thùng thứ hai đựng được là:
524 - 92 =432 (l)
 Đáp số: 432 l dầu.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- HS lắng nghe.
Ngày soạn : 7/ 9/ 2020
Ngày dạy: Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020
TOÁN:
TIẾT 7: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ hoặc có nhớ 1 lần).
- Củng cố về tìm số bị trừ, số trừ , hiệu.
 - Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có 1 phép cộng hoặc một phép trừ)
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
II. CHUẨN BỊ:
- Phấn màu, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (3 phút):
- TC: Làm đúng - làm nhanh
Cho HS thi làm nhanh 3 phép tính cuối của BT 2 (tiết trước)
- Nhận xét, tuyên dương những em làm đúng và nhanh nhất.
- Giới thiệu bài mới, ghi đầu bài lên bảng.
- HS thi làm nhanh ra bảng con, ai xong trước sẽ giơ bảng trước.
- Lắng nghe
2. HĐ thực hành (27 phút):
* Mục tiêu: Củng cố về phép cộng, phép trừ các số có 3 chữ số; tìm số bị trừ, số trừ, hiệu.
* Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân - Lớp)
Nêu yêu cầu của bài, hướng dẫn học sinh làm bài.
Chú ý rèn kĩ năng cộng có nhớ (sang hàng chục) cho đối tượng M1 
Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
- Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính.
- Nx, chữa bài.
- Chữa bài.
Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
- Bài toán yêu cầu gì?
- Câu hỏi gợi ý tìm hiểu bài:
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Dòng 1 ghi gì?
+ Dòng 2 ghi gì?	
+ Dòng 3 ghi gì?
 => Tính và điền số thích hợp vào chỗ trống.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm hiệu, cách tìm số bị trừ, cách tìm số trừ ?
- Lưu ý: Bài này Y/C HS trình bày thẳng hàng, thẳng cột, không cần kẻ bảng.
- Nhận xét, chốt KT 
Bài 4: (Cá nhân - Lớp)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm phần tóm tắt.
- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS.
Bài 5: (Dành cho HS hoàn thành sớm - M4)
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
GV nx bài làm của HS
- Học sinh làm bài cá nhân ra vở.
- Chia sẻ kết quả trước lớp (nối tiếp)
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
- Chia sẻ kết quả trước lớp
 - Đặt tính rồi tính.
 - 1HS nêu trước lớp.
- Sau khi nghe Gv hướng dẫn, học sinh tự làm bài cá nhân.
 - Lớp làm vở phần a. HS lên
bảng.
-
-
 542 660 
 318 251
 224 409
- Bài toán yêu cầu điền số thích hợp
vào ô trống.
 - Dòng 1 ghi các số bị trừ.
 - Dòng 2 ghi các số trừ.
 - Dòng 3 ghi hiệu.
- Học sinh nêu lại cách tìm các số nêu
sè trên.
- Lớp làm vở.
- Nêu miệng kết quả.
- 1 HS chia sẻ kết quả đúng trước lớp
- Học sinh đọc.
- Dựa vào tóm tắt nêu đề bài. 
- HS tự tìm hiểu nội dung và làm bài cá nhân.
- 1 HS có kết quả đúng chia sẻ kết quả trước lớp.
Giải
 Cả hai ngày bán được:
 415 + 325 =740 ( kg )
 Đáp số: 740 kg gạo
- Học sinh đọc.
- Học sinh trả lời.
- HS tự làm bài và báo cáo khi hoàn thành
Giải:
Số học sinh nam của khối 3 là:
165 – 84 = 81 (học sinh)
Đáp số: 81 học sinh
3. HĐ ứng dụng (4 phút)
- Về nhà làm nốt bài 2b, bài 3 (cột 4) vào vở.
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
* Nhắc lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau. 
- Tự viết các số bất kỳ có 3 chữ sỗ, thực hành cộng và trừ các số có 3 chữ số đó ra vở nháp.
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN: Tiết 9 
AI CÓ LỖI ?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây...
2. Kỹ năng: 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó: khuỷu, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô, làm cho, nắn nót, nổi giận, nên, lát sau, đến nỗi, lát nữa, xin lỗi, nói, vui lòng.
 	 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 	 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
3. Thái độ: Biết cư xử đúng mực và chân tình với bè bạn. Biết chịu trách nhiệm trước hành động của mình.
*GD KNS:Giao tiếp ứng xử văn hóa; Thể hiện sự cảm thông; Kiểm soát cảm xúc
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa bài học. Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- HS hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết”
- Bài hát nói về nội dung gì?
- GV KL chung, kết nối vào bài học
- GV ghi tên bài.
- HS trả lời
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. HĐ Luyện đọc (20 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
* Cách tiến hành :
 a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý giọng đọc cho HS. 
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
Tôi đang ....thì/ Cô - rét - ti ...tôi,/ làm cho cây bút ... rất xấu. //
- GV kết hợp giảng giải thêm một số từ khó khác.
+Tìm từ trái nghĩa với: kiêu căng
* Nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (khuỷu, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô, nắn nót, nổi giận, lát sau, lát nữa, xin lỗi,...)
- HS chia đoạn (5 đoạn như SGK)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- Từ trái nghĩa với: “kiêu căng” là: “khiêm tốn”
- 1 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.
- 2 HS (M4) nối tiếp nhau đọc toàn bài.
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN: Tiết 10 
AI CÓ LỖI ?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn (Trả lời được các câu hỏi SGK )
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo lời kể của mình. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến, nội dung câu chuyện.
2. Kỹ năng: 
- Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
3. Thái độ: Biết cư xử đúng mực và chân tình với bè bạn. Biết chịu trách nhiệm trước hành động của mình.
*GD KNS:Giao tiếp ứng xử văn hóa; Thể hiện sự cảm thông; Kiểm soát cảm xúc
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa bài học. Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ tìm hiểu bài:
a. Mục tiêu: Hiểu nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn 
b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp 
+ Vì sao En- ri- cô hối hận, muốn xin lỗi Cô- rét- ti?
 + En- ri- cô có đủ can đảm để xin lỗi Cô- rét- ti không?
=> En- ri- cô thấy hối hận về việc làm của mình nhưng không đủ can đảm để xin lỗi Cô- rét- ti. 
+ 2 bạn đã làm lành với nhau ra sao?
 + Bố đã trách En- ri- cô như thế nào?
 + Có bạn nói mặc dù có lỗi nhưng En- ri- cô vẫn có điểm đáng khen. Em hãy tìm điểm đáng khen của En- ri- cô?
+ Còn Cô- rét- ti có gì đáng khen? 
=> GV chốt nội dung, chuyển HĐ
- 1 HS đọc 5 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi.
- Vì En- ri- cô hiểu lầm Cô- rét- ti.
- Không đủ can đảm
- Học sinh trả lời.
- Bố đã trách En- ri- cô là người có lỗi đã không xin lỗi bạn trước lại còn giơ thước doạ đánh bạn.
- Biết thương bạn khi bạn vất vả, biết hối hận khi có lỗi và biết cảm động trước tình cảm của bạn dành cho mình.
- Cô- rét- ti là người bạn tốt, biết quý trọng tình bạn, biết tha thứ cho bạn khi bạn mắc lỗi, biết chủ động làm lành với bạn.
2. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. HS đọc diễn cảm đoạn 3,4,5 trong bài (trọng tâm diễn cảm đoạn 3)
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu lại giọng đọc của các nhân vật.
- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ
- 1 HS M4 đọc lại đoạn 3, 4, 5.
- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét.
3. HĐ kể chuyện 
* Mục tiêu : 
- Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ (kể bằng lời của mình).
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Câu hỏi gợi ý: 
+ Câu chuyện trong sách giáo khoa được kể bằng lời của ai?
+ Vậy yêu cầu của tiết kể chuyện này là gì? 
=> Giải thích: Em phải đóng vai là người dẫn chuyện. Vì vậy, em cần chuyển lời của En- ri- cô thành lời của mình.
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu, biết phối hợp nét mặt, cử chỉ khi kể.
* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Qua đọc và tìm hiểu câu chuyện, em rút ra được điều gì?
+ Trong câu chuyện em thích ai ? Vì sao?
- Lắng nghe
- Học sinh quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
- Kể bằng lời của En - ri - cô
- Kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của em.
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Luyện kể cá nhân (M1, M2: đoạn 1 và 2; M3, m4: đoạn 3, 4, 5)
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp (Đoạn 4 &5).
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời theo ý đã hiểu
- Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau, yêu thương, nghĩ tốt về nhau....
- HS trả lời
4. HĐ ứng dụng ( 1phút):
5. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài: Cô giáo tí hon
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI : TIẾT 4
BÀI 4: PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Kể được tên các bệnh đường hô hấp thường gặp là: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
 - Nêu được nguyên nhân, cách phòng bệnh đường hô hấp. 
2. Kĩ năng: Biết phòng bệnh đường hô hấp.
3. Thái độ: Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp. 
*GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng làm chủ bản thân.Kĩ năng giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
- Các hình trong SGK. Bảng phụ ghi kết luận về cơ quan hô hấp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút)
Thảo luận nhanh:
+ Tập thở vào buổi sáng có lợi gì?
+ Hằng ngày chúng ta cần làm gì để giữ sạch mũi và họng?
- Giáo viên nhận xét – kết nối bài học
- Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng
+ Hít thở được không khí trong lành.
+ Dùng khăn lau, xúc miệng hằng ngày.
2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)
*Mục tiêu: Kể được tên các bệnh đường hô hấp thường gặp là: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Nêu được nguyên nhân, cách phòng bệnh đường hô hấp. 
*Cách tiến hành: (Cá nhân – Nhóm 4 – Cả lớp)
 Nội dung 1: Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp:
 + Nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp?
 + Nêu các bệnh đường hô hấp thường gặp?
 Lưu ý: Nếu học sinh nêu: ho, sốt, đau họng, sổ mũi... Giáo viên giúp các em hiểu đây là biểu hiện của bệnh.
 Nội dung 2: Nguyên nhân chính và cách đề phòng các bệnh đường hô hấp:
 - Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau:
 + Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của 2 bạn trong tranh?
- HS thảo luận nhóm 4 để tìm ra câu trả lời sau đó chia sẻ kết quả trước lớp.
- Mũi, khí quản, phế quản, phổi.
- Viêm họng, viên phế quản, viêm phổi,...
- HS suy nghĩ, tìm ra câu trả lời sau đó chia sẻ với nhóm, thống nhất đáp án rồi chia sẻ trước lớp.
+ Rất khác nhau: một người mặc áo sơ mi, một người mặc áo ấm.
 + Bạn nào mặc phù hợp với thời tiết, vì sao em biết?
+ Chuyện gì xảy ra với bạn nam mặc áo trắng?
+ Theo em, vì sao bạn lại bị ho và đau họng?
+ Vậy bạn ấy cần làm gì?
- Quan sát tranh 5 và thực hiện tương tự.
Nội dung 3: Trò chơi “Bác sĩ”
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh xuất sắc.
 + Bạn mặc áo ấm phù hợp vì có gió mạnh.
 + Bị ho rất đau họng khi nuốt nước bọt.
 + Vì bạn bị lạnh(cảm lạnh)
 + Đi khám, nghe lời khuyên của bác sĩ.
- 1 học sinh làm bác sĩ.
- Các học sinh khác làm bệnh nhân, kể triệu chứng của bệnh.
- Bác sĩ đưa ra kết luận và lời khuyên.
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Ghi nhớ tên, nguyên nhân chính, cách đề phòng bệnh đường hô hấp.
- Tuyền truyền cho gia đình và những người sống quanh em cách phòng chống bệnh đường hô hấp.
Ngày soạn: 7/ 9/ 2020
Ngày dạy: Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2020
GIÁO DỤC THỂ CHẤT: Tiết 3
ÔN ĐI ĐỀU - TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Ôn tập đi thường theo nhịp 1- 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức cơ bản đúng và theo đúng nhịp hô của GV.
- Chơi trò chơi “Kết bạn”. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động, bền bỉ, khéo léo, dẻo dai.
3. Giáo dục: Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực, biết tuân thủ kỷ luật.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
 	 - Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	 - Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi tr

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2020_2021_chua.doc