Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)

I. MỤC TIÊU:

 - Rèn kĩ năng đọc cho HS

 - Giúp HS kể lại được nội dung câu chuyện Ai có lỗi?

 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A. MỞ BÀI

1 1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

-Y/c HS đọc bài và nêu ND bài tập đọc

3. Giới thiệu bài:

B. BÀI MỚI

* Hoạt đông 1: Luyện đọc

-Y/c HS luyện đọc bài cá nhân.

-Luyện đọc bài theo nhóm.

+ Hai bạn nhỏ trong chuyện tên là gì?

+ Vì sao hai bạn nhỏ lại giận nhau?

+Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti?

+En-ri-cô có đủ can đảm để xin lỗi Cô-rét-ti không?

-+Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào?

+Lời trách của bố có đúng không?

+ Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen?

- GV tổ chức thi đọc, nhận xét tuyên dương.

- Y/c 2-3 HS đọc diễn cảm toàn bài

-GV nhận xét

* Hoạt động 2: Kể chuyện

- Hướng dẫn HS kể lại theo tranh minh họa, chú ý giọng kể của từng nhân vật

- Các nhóm thi kể từng đoạn theo tranh.

- GV nhận xét.

- 2-3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện.

-Nhận xét, tuyên dương

C. KẾT LUẬN

- GV nhận xét giờ học.

-HS hát

HS đọc bài và nêu ND.

- HS luyện đọc theo yêu cầu.

- Luyện đọc bài theo nhóm.

- HS trả lời các câu hỏi khi đọc bài

- HS đọc diễn cảm

-HS thi kể

-HS kể lại câu chuyện theo yc.

 

docx 32 trang ducthuan 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai ngày 02 tháng 09 năm 2019
Buổi sáng: 
TIÕT 1: 
Chào cờ tuần 2
===========================–––{———===============================
TIẾT 2+ 3: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
TIẾT 4+ 5: AI CÓ LỖI ?
I. MỤC TIÊU:
-Tập đọc:
+ Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật.
+ Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. 
-Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- KNS: - Giao tiếp ứng xử văn hoá, thể hiện sự cảm thông, kiểm soát cảm xúc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. MỞ BÀI
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tập đọc: 2 HS đọc bài: Hai bàn tay em Giáo viên nhận xét đánh giá. 
3.Giới thiệu bài
Cho HS quan sát tranh minh họa bài tập đọc, giới thiệu, ghi tên bài.
B. BÀI MỚI
1. Luyện đọc
a) Đọc mẫu 
- Giáo viên đọc toàn bài.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó:
- Đọc từng câu trước lớp (lần 1)
- Viết từ khó lên bảng:
 Cô- rét- ti, En- ri –cô, nổi giận. Yêu cầu HS đọc.
- Đọc tiếp nối nhau từng câu (lần 2)
- GV lắng nghe uốn nắn cho HS.
* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ:
- Yêu cầu đọc đoạn 1
-Theo dõi HS đọc, hướng dẫn đọc câu khó:
Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì / Cô -rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi,/ làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu.//
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp 5 đoạn trong bài. Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ khó.
-Yêu cầu đọc nối tiếp đoạn lần 2.
* Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
-Yêu cầu HS luyện đọc lại bài theo nhóm đôi.
- Theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc 
đúng.
-Tổ chức cho HS thi đọc cá nhân, đồng thanh theo nhóm.
-Nhận xét, đánh giá
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
 -Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2
+ Hai bạn nhỏ trong chuyện tên là gì?
+ Vì sao hai bạn nhỏ lại giận nhau?
-Chốt: Vì hiểu lầm nhau mà En-ri-cô và Cô-rét-ti đã giận nhau.
-Yêu cầu đọc đoạn 3.
+Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti?
+En-ri-cô có đủ can đảm để xin lỗi Cô-rét-ti không?
- Chốt: En-ri-cô thấy hối hận về việc làm của mình nhưng không đủ can đảm xin lỗi Cô-rét-ti.
-Yêu cầu đọc đoạn 4, 5.
+Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao? Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn?
-+Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào?
+Lời trách của bố có đúng không?
+ Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
-Nhận xét
 KỂ CHUYỆN
3. Luyện đọc lại bài
( KNS: Giao tiếp)
- Chọn để đọc mẫu đoạn 4&5.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu các nhóm luyện đọc theo vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.
- GV lắng nghe và sửa sai.
- GV và HS bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
4. Kể chuyện:
a) Nêu nhiệm vụ. 
+ Câu chuyện trong SGK được kể bằng lời của ai?
+ Phần kể chuyện yêu cầu chúng ta kể lại bằng lời của ai?
-Chốt: Vậy nghĩa là khi kể chuyện, em phải đóng vai trò người dẫn chuyện. Muốn vậy, các em cần chuyển lời của En-ri-cô thành lời của mình.
-Yêu cầu HS đọc phần kể mẫu.
b) Thực hành kể từng đoạn theo tranh. 
- Chia nhóm, mỗi nhóm 5 HS yêu cầu HS tập kể trong nhóm.
- Yêu cầu HS thi kể từng đoạn trước lớp.
- Theo dõi gợi ý HS kể còn lúng túng. 
-Nhận xét, tuyên dương các HS kể tốt.
C. KẾT LUẬN:
KNS: Kiểm soát cảm xúc, thể hiện sự cảm thông.
+ Qua phần đọc và tìm hiểu câu chuyện, em học được điều gì?
-Chốt, ghi nội dung bài: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dùng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
- Nhắc lại yêu cầu của tiết kể chuyện.
- GV nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và xem trước bài mới. 
-Lớp hát
- 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời yêu cầu của giáo viên.
- HS lắng nghe.
- Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
- Đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài thể hiện đúng lời của từng nhân vật.
-Đọc từ khó: cá nhân, đồng thanh. 
- Đọc từng câu cho đến hết bài.
-1HS đọc, lớp đọc thầm.
-2HS đọc câu khó theo hướng dẫn của GV.
- Đọc nối tiếp nhau 5 đoạn trong bài 
- HS dựa vào chú giải trong SGK để giải nghĩa từ.
Kiêu căng: cho rằng mình hơn người khác, coi thường người khác
Hối hận: buồn, tiếc vì lỗi lầm của mình
Can đảm: không sợ đau, không sợ xấu hổ nguy hiểm
Ngây: đờ người ra, không biết nói gì, làm gì.
-5 HS đọc nối tiếp đoạn.
 -Từng cặp HS tập đọc trong nhóm.
- 2HS mỗi em đọc một đoạn của bài tập đọc
 -3 nhóm nối tiếp đọc đồng thanh các đoạn.
- HS đọc thầm, thảo luận và TLCH.
+Hai bạn nhỏ trong chuyện tên là En-ri-cô và Cô-rét-ti.
+Vì Cô-rét-ti vô tình chạm vào khuỷu tay En-ri-cô, làm cho cây bút của En-ri-cô nguệch ra một đường rất xấu. Hiểu lầm bạn cố ý làm hỏng bài viết của mình, En-ri-cô tức giận và trả thù Cô-rét-ti bằng cách đẩy vào khuỷu tay bạn.
-Đọc thầm đoạn 3, trả lời:
+En-ri-cô hối hận vì cơn giận, khi bình tĩnh lại En-ri-cô thấy Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. En-ri-cô nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, thấy thương bạn và càng hối hận.
+En-ri-cô đã không đủ can đảm để xin lỗi Cô-rét-ti.
-Đọc thầm đoạn 4,5.
+Đúng lời hẹn, sau giờ tan học En-ri-cô đợi Cô-rét-ti ở cổng trường, tay lăm lăm cây thước. Khi Cô-rét-ti tới, En-ri-cô giơ thước lên dọa nhưng Cô-rét-ti đã cười hiền hậu làm lành. En-ri-cô ngây người ra một lúc rồi ôm chầm lấy bạn. Hai bạn nói với nhau sẽ không bao giờ giận nhau nữa.
+Bố trách En-ri-cô là người có lỗi đã không xin lỗi bạn trước lại còn giơ thước dọa đánh bạn.
+ Bố trách En-ri-cô như vậy là đúng vì bạn là người có lỗi đáng lẽ phải xin lỗi Cô-rét-ti nhưng không đủ can đảm. Sau đó, En-ri-cô còn hiểu lầm Cô-rét-ti nên đã giơ thước dọa đánh bạn.
+ En-ri-cô có lỗi nhưng vẫn có điểm đáng khen, đó là cậu biết thương bạn khi thấy bạn vất vả, biết hối hận khi có lỗi và biết cảm động trước tình cảm của bạn dành cho mình.
+Cô-rét-ti là người bạn tốt, biết quý trọng tình bạn, biết tha thứ cho bạn khi bạn mắc lỗi, chủ động làm lành với bạn.
- Lắng nghe GV. 
- Các nhóm tự phân vai (En-ri-cô, Cô- rét -ti bố của En-ri-cô).
- 3 nhóm thi đọc theo vai. Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay.
+ Câu chuyện được kể bằng lời của En-ri-cô.
+ Kể lại câu chuyện bằng lời của em.
- Lắng nghe GV nêu nhiệm vụ của tiết học.
-1HS đọc, cả lớp theo dõi. Sau đó 1 HS tập kể lại nội dung bức tranh 1.
-Mỗi HS kể 1 đoạn trong nhóm, các HS trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 5 HS nối tiếp nhau kể theo 5 đoạn của câu chuyện.. 
 Lớp nhận xét lời kể của bạn.
-Vài HS phát biểu ý kiến.
- Về nhà học và xem trước bài mới. 
===============================–––{———================================
Buổi chiều:
TIẾT 1: TOÁN
TIẾT 6: TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (nhớ một lần)
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết cách thực hiện về phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần ở hàng chục hoặc hàng trăm). 
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép trừ).
 BT: - Bài 1 (cột 1, 2, 3), - Bài 2 (cột 1, 2, 3 ), - Bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. MỞ BÀI:
1.Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2 và 3.
- Yêu cầu mỗi HS làm một cột bài 2.
- Nhận xét vở tổ 1.
- Nhận xét đánh giá phần bài cũ.
3. Giới thiệu bài: 
Nêu mục tiêu tiết học, ghi tên bài.
B. BÀI MỚI:
1. Hướng dẫn thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
a) Phép trừ: 432 - 215
 + Ghi bảng phép tính: 432 - 215 = ? 
- Yêu cầu HS đặt tính.
- Hướng dẫn hs cách đặt tính và cách tính như SGK.
- Ghi nhận xét về cách tính như sgk.
- Phép trừ này có gì khác so với các phép trừ đã học?
b) Phép trừ: 627 – 143 = ? 
- Y/c HS thực hiện tương tự như đối phép tính trên.
- Vậy phép trừ này có gì khác so với phép trừ ở ví dụ 1 chúng ta vừa thực hiện? 
2. Luyện tập:
Bài 1: Tính(cột 1, 2, 3)
-Cho lớp làm bảng con
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: Tính (cột 1, 2, 3)
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào bảng con. 
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 3: (Giải toán có lời văn)
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Tổng số tem của hai bạn là bao nhiêu ?
+Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem?
+Bài toán yêu cầu ta tìm gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét một số vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng, chữa bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
C. KẾT LUẬN:
+ Nêu cách đặt tính về các phép tính trừ số có 3 chữ số có nhớ một lần?
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS 1: Lên bảng làm bài tập số 2. 
- HS 2: Làm bài 3.
- 2 HS khác nhận xét.
- HS nhắc lại.
- 1HS đứng tại chỗ nêu cách đặt tính.
- Lớp theo dõi hướng dẫn về cách trừ có nhớ một lần.
- Rút ra nhận xét: phép trừ này khác với phép trừ đã học là phép trừ có nhớ ở hàng chục.
- Dựa vào ví dụ 1 đặt tính và tính khi đến hàng trăm thì dừng lại nghe GV hướng dẫn về cách tính tiếp.
- Ở phép tính này khác với phép tính trên là trừ có nhớ sang hàng trăm. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1. 
-Cả lớp thực hiện trên bảng con
 -541127 414 -422114 308 -564215 349 
-Nêu yêu cầu
-3 HS lên bảng làm bài
 -627443 184 -746251 495 
516342174
- HS nhận xét bài bạn. 
- Đọc bài tập trong sgk.
-Tổng số tem của hai bạn là 335 con tem.
- Bạn Bình có 128 con tem.
+Bài toán yêu cầu ta tìm số tem của bạn Hoa.
- 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải bài vào vở.
Bài giải:
Số tem của bạn Hoa là:
 335 – 128 = 207 (con tem)
 Đáp số: 207 con tem
- HS nhận xét bài bạn, chữa bài.
- 2 HS nêu cách tính.
- HS về nhà học và làm bài tập.
===========================–––{———===============================
TIẾT 2: TẬP VIẾT
TIÕT 2: ÔN CHỮ HOA Ă, Â, L.
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng chữ hoa Ă (1 dòng), Â L (1 dòng). Viết đúng tên riêng Âu Lạc (1 dòng) và câu ứng dụng Ăn quả mà trồng theo cỡ chữ nhỏ (1lần).
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- HS khá giỏi viết cả bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa Ă, Â, L. Tên riêng và câu ứng dụng trên bảng lớp. 
- Học sinh: Vở tập viết 3, tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. MỞ BÀI:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc: Vừ A Dính, Anh em.
- Nhận xét và đánh giá.
3.Giới thiệu bài: 
Nêu mục tiêu yêu cầu giờ học, ghi tên bài. 
B. BÀI MỚI:
1. Hướng dẫn viết chữ hoa. 
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ: 
 Ă, Â, L hoa.
 - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
 - Nêu cấu tạo của chữ Ă, Â 
- Viết mẫu các chữ Ă, Â, L, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
b)Viết bảng: 
-Yêu cầu HS viết vào bảng con.
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS. 
 2. Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
a) Giới thiệu từ ứng dụng:
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
+ Các em có biết tại sao từ Âu Lạc lại phải viết hoa không?
- Giới thiệu: Âu Lạc là tên của nước ta dưới thời vua An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa, nay thuộc huyện Đông Anh – Hà Nội.
b) Quan sát và nhận xét.
+ Từ ứng dụng gồm có mấy chữ? Là những chữ nào?
+ Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
Viết mẫu:	
 Âu Lạc
c) Viết bảng:
-Yêu cầu HS viết bảng con từ Âu Lạc.
-Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
a) Giới thiệu câu ứng dụng: 
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Giải thích: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã giúp mình, những người đã làm ra những thứ cho mình hưởng. 
+ Câu ứng dụng có các chữ có chiều cao như thế nào?
- Viết mẫu:
 An quả nhớ kẻ trồng cây 
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
- Viết bảng:
Yêu cầu HS viết bảng.
Theo dõi, sửa lỗi cho học sinh.
5. Hướng dẫn viết vào vở trình bày câu tục ngữ vào vở tập viết.
-Cho HS xem bài mẫu trong vở Tập viết 3, tập một sau đó nêu yêu cầu của bài viết cho HS viết
-Theo dõi HS viết bài và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Nhận xét nhanh 3-5 bài 
- Nhận xét rút kinh nghiệm. 
C. KẾT LUẬN:
- Các em vừa ôn viết chữ hoa nào?
- Nhắc nhở cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
- Dặn dò: Về nhà luyện viết.
- Cả lớp hát đầu giờ.
- 2 HS lên bảng, lớp viết vào bảng con 
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- Đọc tên riêng và câu ứng dụng.
- Có các chữ hoa Ă, Â, L.
- Giống chữ A, Ă thêm dấu phụ cong dưới, Â thêm dấu phụ: Hai nét thẳng xiên nối nhau.
-Theo dõi, quan sát GV viết mẫu.
-1HS lên bảng viết chữ hoa Ă, Â, L. Cả lớp viết trên bảng con.
- 1 HS đọc: Âu Lạc. 
+ Vài HS phát biểu ý kiến theo hiểu biết của mình.
-Lớp nghe giới thiệu.
+ Từ gồm hai chữ Âu, Lạc.
+ Chữ hoa: Â, L cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con chữ o.
-1 HS lên bảng viết từ ứng dụng Âu Lạc, dưới lớp viết trên bảng con.
- 3 HS đọc câu ứng dụng: 
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
- Lắng nghe giới thiệu.
- Các chữ Ă, q, h, k, g, y cao 2 li rưỡi; chữ d cao 2 li; chữ t cao 1 li rưỡi; các chữ còn lại cao 1 li.
-Quan sát, theo dõi GV viết mẫu.
- 1 HS lên bảng viết, dưới lớp viết bảng con: Ăn khoai, Ăn quả..
-Cả lớp viết vào vở:
 + 1 dòng chữ Ă - cỡ chữ nhỏ.
 + 1 dòng chữ Â, L - cỡ chữ nhỏ.
 + 1 dòng Âu Lạc - cỡ nhỏ.
 + 1 lần câu ứng dụng – cỡ nhỏ. 
- Theo dõi rút kinh nghiệm 
-1HS nêu.
===========================–––{———=============================
TIẾT 3: LUYỆN TIẾNG VIỆT:
TIẾT 3: LUYỆN ĐỌC: AI CÓ LỖI?
 I. MỤC TIÊU:
 - Rèn kĩ năng đọc cho HS
 - Giúp HS kể lại được nội dung câu chuyện Ai có lỗi?
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. MỞ BÀI
1 1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Y/c HS đọc bài và nêu ND bài tập đọc
3. Giới thiệu bài:
B. BÀI MỚI
* Hoạt đông 1: Luyện đọc
-Y/c HS luyện đọc bài cá nhân.
-Luyện đọc bài theo nhóm.
+ Hai bạn nhỏ trong chuyện tên là gì?
+ Vì sao hai bạn nhỏ lại giận nhau?
+Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti?
+En-ri-cô có đủ can đảm để xin lỗi Cô-rét-ti không?
-+Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào?
+Lời trách của bố có đúng không?
+ Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
- GV tổ chức thi đọc, nhận xét tuyên dương.
- Y/c 2-3 HS đọc diễn cảm toàn bài
-GV nhận xét
* Hoạt động 2: Kể chuyện
- Hướng dẫn HS kể lại theo tranh minh họa, chú ý giọng kể của từng nhân vật
- Các nhóm thi kể từng đoạn theo tranh.
- GV nhận xét.
- 2-3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét, tuyên dương
C. KẾT LUẬN
- GV nhận xét giờ học.
-HS hát
HS đọc bài và nêu ND.
- HS luyện đọc theo yêu cầu.
- Luyện đọc bài theo nhóm.
- HS trả lời các câu hỏi khi đọc bài
- HS đọc diễn cảm
-HS thi kể
-HS kể lại câu chuyện theo yc.
===========================–––{———===============================
Thứ ba ngày 03 tháng 09 năm 2019
Buổi sáng:
TIẾT 2: TOÁN:
TIẾT 7: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần hoặc không nhớ). 
- Vận dụng vào để giải toán có lời văn (có một phép cộng hoặc một phép trừ).
BT cần làm: bài 1, bài 2a, bài 3 (cột 1, 2, 3), bài 4.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 3 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. MỞ BÀI
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng sửa bài tập số 1 cột 1, 2, 3 và bài 3.
- Nhận xét vở 1 số em 
- Nhận xét đánh giá.
3. Giới thiệu bài: 
Nêu mục tiêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài.
B. BÀI MỚI
 Luyện tập:
Bài 1: Tính
- Yêu cầu HS tự tính kết quả. 
- Yêu cầu lớp thực hiện vào bảng. 
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
- Nhận xét đánh giá.
- Lưu ý HS về phép trừ có nhớ. 
Bài 2: Đặt tính rồi tính
-Y/c cả lớp thực hiện đặt tính và tính.
- Gọi 2 HS đại diện 2 nhóm lên bảng làm mỗi HS làm một cột.
- Gọi HS khác nhận xét.
- Nhận xét chung về bài làm của HS. 
Bài 3 : Số ?
- Treo bảng phụ đã kẻ sẵn như bài tập 3. 
- Yêu cầu nhìn vào bảng để nêu cách tìm ra số cần điền. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện tự làm 
- Gọi 1 HS lên bảng tính. 
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 4: Giaỉ toán theo tóm tắt 
- Yêu cầu lớp nêu tóm tắt đặt đề bài toán rồi giải vào vở.
+Bài toán cho biết gì ?
+Bài toán hỏi gì ?
Tóm tắt:
Ngày thứ nhất bán	: 415 kg gạo
Ngày thứ hai bán	: 325 kg gạo
Cả hai ngày bán	: .. kg gạo ?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng giải. 
-Nh.x vở 1 số hs. nhận xét chữa bài.
 C.KẾT LUẬN
+ Nêu cách đặt tính về các phép tính cộng, trừ. 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn dò học và làm bài tập.
- 3 HS lên bảng sửa bài.
- HS 1: Lên bảng làm bài tập 1,
- HS 2: Làm bài 2 - HS 3: Làm bài 3.
- Lớp theo dõi GV giới thiệu bài.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp thực hiện làm vào bảng con: 
-567325 242 -868528 340 -387 58 329 -100 75 25
-1 HS khác nhận xét bài bạn.
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở. 
- 2 HS lên bảng thực hiện. 
a) -542318 224 -660251 409 b) -727 272 455 -404184 220
- 1HS nhận xét bài bạn.
- Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
-Nêu yêu cầu
-1 HS nêu cách tìm.
- Cả lớp làm vào phiếu bài tập.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Số bị trừ
752
371
621
950
Số trừ
426
246
390
215
Hiệu
326
125
231
735
- Nhận xét, chữa bài.
-Nêu tóm tắt
-2 HS trả lời
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở.
- Một em lên bảng làm bài. 
Bài giải:
Cả hai ngày bán được số kilôgam gạo là:
415 + 325 = 740 (kg)
Đáp số : 740 kg gạo
- Vài HS nhắc lại nội dung bài học.
 ==============================–––{———===============================
Buổi chiều:
TIẾT 1: CHÍNH TẢ: (Nghe - viết)
TIẾT 3: AI CÓ LỖI ?
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết dúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần : uếch, uyu (BT2).
- Làm đúng (BT3a).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Nội dung 2 hoặc 3 lần bài tập 3 chép sẵn vào bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. MỞ BÀI
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng con các từ ngữ HS hay viết sai.
- Nhận xét đánh giá. 
3. Giới thiệu bài:
Giới thiệu bài, ghi tên bài.
B. BÀI MỚI
1. Hướng dẫn nghe viết : 
a) Tìm hiểu nội dung đoạn viết
- Đọc mẫu bài lần 1 đoạn văn cần viết.
- Yêu cầu HS đọc lại. 
+ Đoạn văn nói tâm trạng của En-ri-cô thế nào?
b)Hướng dẫn cách trình bày
+Đoạn văn có mấy câu?
+Các chữ đầu câu ta phải viết như thế nào?
+ Khi viết tên riêng người nước ngoài ta viết như thế nào?
c)Hướng dẫn viết từ khó
- Hướng dẫn học sinh viết tên riêng. 
- Yêu cầu HS lấy bảng con và viết các tiếng khó: Cô- rét- ti, khuỷu tay, sứt chỉ, xin lỗi.
- Yêu cầu HS xét. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
d)Viết chính tả
- Đọc cho HS viết vào vở. 
e) Soát lỗi
- Đọc lại để HS tự bắt lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề. 
g) Nhận xét vở
-Thu và nhận xét 4 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
2. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2: - Nêu yêu cầu của bài tập.
- Chia bảng thành cột.
- Chia lớp thành 2 nhóm chơi tiếp sức: mỗi nhóm tiếp nối nhau viết bảng các từ chứa tiếng có vần uếch, uyu.
- GV nhận xét đánh giá, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Cho lớp làm lại vào vở bài tập.
Bài 3a:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài 3 a.
- Treo bảng phụ đã chép sẵn.
- Gọi 2 HS lên làm trên bảng. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào VBT.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
C. KẾT LUẬN:
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con các từ: Ngọt ngào, ngao ngán, đàng hoàng.
- Lớp lắng nghe GV giới thiệu bài.
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- 2 HS đọc lại bài. 
+Đoạn văn nói tâm tâm trạng của hối hận của En-ri-cô.
En-ri-cô ân hận, rất uốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
+ Đoạn văn có 5 câu.
+Các chữ đầu câu ta phải viết hoa là: Cơm, Chắc, Bỗng và tê riêng Cô-rét-ti.
+ Ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên rồi đặt gạch nối giữa các chữ.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con.
-1 HS nhận xét
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở. 
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
-Nêu yêu cầu
- Lớp chia thành nhóm.
- Các nhóm thi đua tìm nhanh các từ có vần:
+ uêch: nguyệch ngoạc, rỗng tuyếch, bộc tuệch, khuếch trương, trống huếch.
+uyu: khuỷu tay, ngã khuỵu, khúc khuỷu 
- Đại diện nhóm đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét.
- Lớp thực hiện làm vào vở bài tập.
- HS đọc yêu cầu bài. 
- 2 HS làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm vào VBT.
a) - cây sấu, chữ xấu
 - san se, xẻ gỗ
 - xắn tay, củ sắn
- Đổi chéo vở để KT.
- 2HS nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
===========================–––{———===============================
TIẾT 2: LUYỆN TOÁN:
TIẾT 3: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần hoặc không nhớ). 
- Vận dụng vào để giải toán có lời văn (có một phép cộng hoặc một phép trừ).
BT cần làm: bài 1, bài 2a, bài 3 (cột 1, 2, 3), bài 4.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 3 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. MỞ BÀI
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 
-567326 -868528 -387 59 
- Nhận xét đánh giá.
3. Giới thiệu bài: 
Nêu mục tiêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài.
B. BÀI MỚI
 Luyện tập:
Bài 1: Tính
- Yêu cầu HS tự tính kết quả. 
- Yêu cầu lớp thực hiện vào bảng. 
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
- Nhận xét đánh giá.
- Lưu ý HS về phép trừ có nhớ. 
Bài 2: Đặt tính rồi tính
-Y/c cả lớp thực hiện đặt tính và tính.
- Gọi 2 HS đại diện 2 nhóm lên bảng làm mỗi HS làm một cột.
- Gọi HS khác nhận xét.
- Nhận xét chung về bài làm của HS. 
Bài 3 : 
Giaỉ toán theo tóm tắt 
- Yêu cầu lớp nêu tóm tắt đặt đề bài toán rồi giải vào vở.
+Bài toán cho biết gì ?
+Bài toán hỏi gì ?
 Tóm tắt:
Ngày thứ nhất bán: 825 kg
Ngày thứ hai bán ít hơn ngày thứ nhất: 325 kg
Ngày thứ hai bán: ... kg?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng giải. 
- Nhận xét vở 1 số hs. nhận xét chữa bài.
 C.KẾT LUẬN
+ Nêu cách đặt tính về các phép tính cộng, trừ. 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- 3 HS lên bảng sửa bài.
-567326 241 -868528 340 -387 59 328
- Lớp theo dõi GV giới thiệu bài.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp thực hiện làm vào bảng con: 
-587325 262 -868529 332 -385 58 329 -100 35 65
-1 HS khác nhận xét bài bạn.
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở. 
- 2 HS lên bảng thực hiện. 
a) -742318 424 -880271 609 
b) -535 222 307 -404224 120
- 1HS nhận xét bài bạn.
- Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
-Nêu yêu cầu
-Nêu tóm tắt
-2 HS trả lời
- Một em lên bảng làm bài. 
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở.
Bài giải:
Ngày thứ hai bán được số gạo là:
825 – 325 = 500 (kg)
 Đáp số: 500 kg gạo
- Vài HS nhắc lại nội dung bài học.
==============================–––{———===============================
Thứ tư ngày 04 tháng 08 năm 2019
Buổi sáng:
TIẾT 1: TẬP ĐỌC
TIẾT 6: CÔ GIÁO TÍ HON
I. MỤC TIÊU:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phảy và giữa các cụm từ. 
- Hiểu ND: Trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và ước mơ trở thành cô giáo. (trả lời được các câu hỏi SGK). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập, bảng phụ viết một đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. MỞ BÀI
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên đọc bài: Ai có lỗi.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc:
Cho HS quan sát tranh, giới thiệu, ghi tên bài.
B. BÀI MỚI
1. Luyện đọc
a) Đọc mẫu:
 - Đọc toàn bài. 
- Giới thiệu tranh minh họa.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
* Đọc từng câu, phát âm từ khó:
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc từng câu cho đến hết bài.(lần 1)
- Ghi bảng từ khó: bắt chước, khúc khích, trâm bầu, học trò.
-Đọc nối tiếp câu (lần 2)
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng ở các từ khó. Nếu có từ nào sai thì cho dừng lại để sửa. 
* Đọc từng đoạn, giải nghĩa từ:
- Chia đoạn
 + Đoạn 1: Bé kẹp tóc lại .......khúc khích cười chào cô.
 + Đoạn 2: Bé treo nón ...... Đàn em ríu rít đánh vần theo.
 + Đoạn 3: phần còn lại.
- Đọc nối tiếp đoạn (lần 1), luyện đọc câu dài:
 Nó cố bắt chước dáng đi khoan thai của cô giáo / khi cô bước vào lớp.//
Bé đưa mắt nhìn đám học trò,/ tay cầm nhánh trâm bầu / nhịp nhịp trên tấm bảng.//
-Đọc nối tiếp đoạn (lần 2), giải nghĩa từ (khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính.)
- Yêu cầu đọc từng đoạn theo nhóm 3 HS.
- Theo dõi và hướng dẫn học sinh đọc đúng.
-Tổ chức cho HS thi đọc.
-Cho lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
-Yêu cầu đọc toàn bài.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi: 
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì?
+Ai là “cô giáo’’, cô giáo có mấy “học trò’’, đó là những ai?
+ Tìm những cử chỉ nào của cô giáo Bé làm em thích thú nhất?
+ Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám ”học trò”? 
+ Em có nhận xét gì về trò chơi của bốn chị em Bé?
+Theo em, vì sao Bé lại đóng vai cô giáo đạt đến thế?
-Kết luận: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo.
3. Luyện đọc lại:
- Yêu cầu HS đọc toàn bài.
- Cho học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- Giáo viên nhận xét đánh giá. 
C. KẾT LUẬN:
- Gọi 2 HS nêu nội dung bài học.
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
- 3 hs lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu và quan sát tranh minh họa.
- Nối tiếp đọc từng câu
- Đọc: cá nhân, đồng thanh.
- Đọc nối tiếp câu cho hết bài.
- 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn. 
-2 HS đọc lại câu dài
-Đọc nối tiếp đoạn, giải nghĩa từ
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Đọc cá nhân, nhóm.
-Lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
-3 HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+Các bạn nhỏ.
+Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi lớp học. (đóng vai cô giáo – học sinh).
+Bé đóng vai là cô giáo, 3 em của Bé là thằng Hiển, cái Anh, cái Thanh đóng vai học trò.
+Vài HS phát biểu ý kiến, ví dụ:
- Bé ra vẻ người lớn: thả ống quần xuống, kẹp lại tóc, lấy nón của má đội lên đầu.
- Bé bắt chước cô giáo khoan thai bước vào lớp, treo nón, mặt tỉnh khô, đưa mắt nhìn đám “ học trò’’.
- Bé bắt trước cô giáo dạy học: lấy nhánh trâm bầu làm thước, nhịp nhịp trên bảng, Bé đánh vần và yêu cầu các em đánh vần theo.
+ Vài HS phát biểu ý kiến, ví dụ:
Đám “học trò” làm y như thật, chúng khúc khích đứng dậy chào “cô giáo”, ríu rít đánh vần theo cô..........
+ Trò chơi thật hay, thú vị, sinh động, đáng yêu.
+ Vì Bé rất yêu cô giáo và muốn được làm cô giáo.
- HS nhắc lại.
- 2 hs nối nhau đọc toàn bài.
- 3 HS thi đua đọc diễn cảm đoạn 1.
- 2 HS thi đọc cả bài.
- 2 HS nêu nội dung vừa học. 
===========================–––{———===============================
TIẾT 3 : TOÁN
TIẾT 8: ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc các bảng nhân 2, 3, 4, 5. 
- Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức.
- Vận dụng được vào tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời văn (có một phép nhân).
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài2 (a,c), bài 3, bài 4 (không yêu cầu viết phép tính chỉ yêu cầu trả lời).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. MỞ BÀI:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài tập số 1 và số 4.
- Nhận xét vở tổ 2.
- Nhận xét đánh giá.
3. Giới thiệu bài: 
Nêu mục tiêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài
B. BÀI MỚI
1. Ôn tập các bảng nhân
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng các bảng nhân 2, 3, 4, 5. 
-Nhận xét đánh giá
2. Luyện tập:
Bài 1: 
a) Tính nhẩm. 
- Y/c hs tự ghi nhanh kết quả phép tính.
b) Tính nhẩm
- Hướng dẫn HS nhẩm 200 x 3 = ?, bằng cách: “ Tính 2 trăm x 3 bằng cách nhẩm 2 nhân 3 bằng 6, 
vậy 200 x 3 = 600. 
- Y/c tính nhẩm các phép tính còn lại.
- Nhận xét đánh giá, chốt kết quả đúng.
Bài 2: Tính (theo mẫu):
- Làm mẫu phép tính: 4 x 3 + 10 = 12 + 10
 = 22
- Yêu cầu cả lớp tự làm các phép tính a, c.
- Nhận xét chung về bài làm của HS. 
Bài 3: (Giải toán có lời văn)
- Gọi hs đọc bài toán trong SGK.
+ Trong phòng ăn có mấy cái bàn ?
+ Mỗi cái bàn xếp mấy cái ghế ?
+ Vậy 4 cái ghế được lấy mấy lần ?
+ Muốn tính số ghế trong phòng ăn ta làm thế nào ?
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi 1HS lên bảng giải.
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 4: Tính chu vi hình tam giác ABC có khích thước ghi trên hình vẽ:
- Vẽ hình tam giác ABC như SGK lên bảng. 
+ Hãy nêu cách tính chu vi một hình tam giác ?
+ Hãy nêu độ dài các cạnh của tam giác ABC ?
+ Hình tam giác ABC có điểm gì đặc biệt ?
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tính chu vi của hình tam giác này bằng hai cách.
- Nhận xét chung về bài làm của HS.
C. KẾT LUẬN
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò học và làm bài tập.
- 2 HS lên bảng sửa bài.
- HS 1: Lên bảng làm bài tập 1cột 3. 
- HS 2: Làm bài 4.
-Lớp lắng nghe GV giới thiệu.
- 4 HS thi đọc các bảng nhân.
- 1HS nêu YC.
- HS tự làm bài vào vở BT.
- Nêu yêu cầu
- Lớp theo dõi để nắm về cách nhân nhẩm với số tròn trăm.
- HS nối tiếp nêu miệng kết quả:
200 x 2 = 400 300 x 2 = 600
200 x 4 = 800 400 x 2 = 800
100 x 5 = 500 500 x 1 = 500
- Đọc yêu cầu BT
-Quan sát GV làm mẫu.
- Cả lớp làm bài vào bảng con.
a) 5 x 5 + 18 = 25 + 18
 = 43
c) 2 x 2 x 9 = 4 x 9
 = 36
- 1 hs đọc bài toán.
+ Trong phòng ăn có 8 cái bàn.
+ Mỗi cái bàn xếp 4 cái ghế.
+ 4 cái ghế được lấy 8 lần.
+ Ta thực hiện tính 4 x 8.
- Cả lớp làm vào vào vở.
- 1HS lên bảng giải bài
Bài giải:
Số ghế có trong phòng ăn là:
4 x 8 = 32 (cái ghế)
 Đáp số: 32 cái ghế
-1HS nhận xét bài trên bảng.
- 1HS nêu yêu cầu.
+ Muốn tính chu vi của một hình tam giác, ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó.
+ Độ dài cạnh AB là 100cm, cạnh BC là 100cm, cạnh CA là 100cm.
+Hình tam giác ABC có độ dài ba cạnh bằng nhau và bằng 100cm.
- Lớp tự làm bài vào vở:
+ Cách 1:
Bài giải:
Chu vi hình tam giác ABC là:
100 + 100 + 100 = 300 (cm)
 Đáp số: 300 cm
+ Cách 2:
Chu vi hình tam giác ABC là:
100 x 3 = 300 (cm)
 Đáp số: 300 cm
===========================–––{———===============================
Buổi chiều:
TIẾT 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TIẾT 2: TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI. ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ?
I. MỤC TIÊU:
- Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của BT1.
- Tìm được các bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Ai? (cái gì, con gì) – Là gì? (BT2).
- Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (BT3).
-

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2019_2020_ban.docx