Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

*Năng lực đặc thù:

a. Năng lực tư duy và lập luận toán học:

- Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0).

- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.

- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản).

- Giảm tải: Bài 3(a, b): Không viết số, chỉ yêu cầu trả lời

b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:

- Vận dụng làm được các bài tập liên quan.

c. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán:

* Năng lực chung:

- Giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học

2. Phẩm chất:

- Qua bài học, bồi dưỡng sự cẩn thận khi làm bài.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh

2. Học sinh: SGK

 

doc 51 trang ducthuan 2690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2021
TOÁN
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ 
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0).
- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản).
- Giảm tải: Bài 3(a, b): Không viết số, chỉ yêu cầu trả lời 
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng làm được các bài tập liên quan.
c. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán:
* Năng lực chung: 
- Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng sự cẩn thận khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (2 phút) 
- Trò chơi: Kết bạn:
- Quản trò tổ chức
+ Lớp hát: Kết bạn là đoàn kết, kết bạn là sức mạnh, chúng ta cùng nhau kết bạn.
+ Lớp hỏi: kết mấy, kết mấy?
+ Quản trò kết 2 + 7 : 3 Hoặc kết 35 - 15 : 5 ( )
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
2. Khám phá: 
* Mục tiêu: 
- Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0).
- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra gía trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản).
 * Phương pháp: động não, làm mẫu 
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
- GV và HS cùng thao tác.
+ Gắn lên bảng 1 tấm bìa.
+ HS quan sát , nhận xét: mỗi tấm bìa có 100 ô vuông.
+ Gắn tiếp 9 tấm bìa nữa:HS nhận biết nhóm 1 có 1000 ôv
+ GV gắn tiếp các nhóm tấm bìa theo sgk- hs nhận xét.
- N2:4 tấm bìa®có 400 ôv.
- Nhóm 3: có 2 cột , mỗi cột 10 ô vuông®20 ô vuông.
- Nhóm 4 : có 3 ô vuông rời.
? Trên bảng có bao nhiêu ô vuông?
- GV sử dụng các thẻ số để thay thế cho ô vuông.
+ GV giải thích các hàng ở trong bảng.
+ Coi (1) là một đơn vị thì hàng đơn vị có mấy đơn vị?
+ Coi (10) là 1 chục thì hàng chục có mấy chục.
- 4 trăm , 1 nghìn-> làm tương tự
+ GV: hàng nghìn là hàng lớn hơn và liền với hàng trăm.
- HS nêu: số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đv.
- 1 số HS lên viết số , nhiều hs đọc số.
- Nêu cách đọc, viết số có bốn chữ số.
*Kết luận: Đọc,viết số từ hàng cao đến hàng thấp (bắt đầu từ hàng nghìn-trăm-chục-đv)
1. Giới thiệu số có 4 chữ số.
1000
400
20 
Hàng
Nghìn
Trăm
Chục
Đ vị
1000
100
100
100
100
10
10
1
1
1
1
4
2
3
Số gồm : 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị
- Đọc: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba.
Viết :1423.
3. Luyện tập
* Mục tiêu: - Học sinh đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra gía trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
- Nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản).
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
- HS đọc yêu cầu:
- HS nêu bài mẫu ở bảng phụ® nhận xét.
- HS làm bài.
- Chữa bài : nêu miệng cách viết số, đọc số , nêu theo thứ tự các hàng từ lớn đến nhỏ(ngược lại).
*Kết luận: Đây là một số được biểu diễn bằng các thẻ theo các hàng, dùng chữ số để ghi lại giá trị của các hàng.
*Hoạt động cả lớp:
- HS nêu yêu cầu .
- HS giải thích mẫu, viết mẫu.
- HS tự viết bài, đọc số.
- 1 số HS nêu cách đọc.
- 1 HS lên bảng viết các số.
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S.
+ Nêu cách đọc, cách viết các số có bốn chữ số?
*Kết luận: Khi đọc hàng đơn vị của số có 4 chữ số thì đọc tương tự như ở số có 3 chữ số.
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm bài.
- Chữa bài:+ Nhận xét Đ - S?
 + Giải thích cách điền số ở từng dãy theo quy luật ( đếm thêm 1).
*Kết luận: Củng cố cách đếm số.
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu :
- HS làm bài .
- Chữa bài: + Chơi trò chơi Tiếp sức
 + Giải thích cách làm.
- Giáo viên kết luận kết quả đúng
*Kết luận: Đây là các số có 4 chữ số từ 1000®9000 (là các số tròn nghìn) các số tròn nghìn có 3 chữ số 0 ở hàng trăm, chục, đv.
Bài 1Viết (theo mẫu):
 Hàng
Nghìn
Trăm
chục
đơn vị
1000
1000
1000
100
100
100
100
10
10
10
10
1
1
3
4
4
2
Viết số: 3442.
Đọc số: Ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai.
Bài 2:Viết (theo mẫu).
Hàng
Viết số
Đọc số
Nghìn
Trăm
chục
đvị
8
5
9
2
5
9
1
8
6
4
7
3
3
7
4
5
8563
5947
9174
2835
Tám nghìn năm trăm sáu mươi ba.
Năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy.
Chín nghìn một trăm bảy mươi tư.
Hai nghìn tám trăm ba mươi lăm. 
Bài 3:số?
a, 1950®1951®1952®1953®1954®1955.
b, 3546®3547®3548®3549®3550®3551.
c, 9822®9823®9824®9825®9826®9827 
d, 3260®3261®3262®3263®3264®3265. 
Bài 4:Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số .
4. Hoạt động Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh củng cố đọc viết số có 4 chữ số
- HS hoà nhập: Học sinh cổ vũ bạn chơi. 
* Phương pháp: trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Xì điện
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
Viết các số sau:
- Một nghìn chính trăm tám mươi ba.
Năm nghìn không trăm mười tám.
Bốm nghìn bảy trăm linh sáu.
 5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Gv nhận xét tiết học 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. 
b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội : 
- Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi qui định 
* Năng lực chung:
- Giao tiếp- hợp tác
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học . 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất giữ vệ sinh môi trường.
3. Nội dung tích hợp: 
* BVMT: Biết một vài biện pháp xử lí phân, rác thải, nước thải hợp vệ sinh
*MTBĐ: Cú ý thức giữ gỡn vệ sinh mụi trường biển.
* TKNL: Giáo dục HS biết phân loại và xử lí rác hợp vệ sinh như một số rác như rau, củ, quả,... có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đó giảm thiểu sự lóng phớ khi dựng cỏc vật liệu, gúp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả
* Các kĩ năng sống cơ bản trong bài:
- KN quan sát, tỡm kiếm và xử lớ cỏc thụng tin
- KN tư duy phê phán
- KN làm chủ bản thõn
- KN ra quyết định
- KN hợp tác
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên:
+ Bạn hãy kể những việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường (ở nhà, ở trường,..)
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Dẫn vào bài
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. HĐ khám phá 
*Mục tiêu: thấy được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với đời sống con người
GDKNS: Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
 * Phương pháp: thảo luận nhóm, động não, làm việc với SGK
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành
- HS thảo luận nhóm 4, ghi phiếu
+ Quan sát H1-2(68). Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác.
+ Rác có hại như thế nào đối với sức khoẻ con người? 
+ Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi .
+ Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV kết luận:Phân là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh vì vậy chúng ta phải đi đại tiểu tiện đúng nơi đúng chỗ quy định. Không để vật nuôi phóng uế bừa bãi
1. Sự ô nhiễm và tác hại của rác.
- Rác thải bừa bãi làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đễn sức khoẻ của người và vật nuôi...
- Vì chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh.
- ...
3. Luyện tập 
*Mục tiêu: - Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường 
- Biết được các loại nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh. 
- Giáo dục kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.
 * Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 3, 4 trang 71 trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi gợi ý: Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
+ Ở địa phương bạn thường sử dụng loại nhà tiêu nào?
+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?
+ Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường?
- Giáo viên hướng dẫn: ở các vùng miền khác nhau có loại nhà tiêu khác nhau, cách sử dụng cũng khác nhau
+ Ở thành phố thường dùng nhà tiêu tự hoại thì phải có đủ nước dội thường xuyên để không có mùi hôi và phải sử dụng giấy vệ sinh dùng cho nhà tiêu tự hoại.
+ Ở nông thôn thường dùng nhà tiêu hai ngăn và phải có tro bếp hoặc mùn cưa để lên trên sau khi đi đại tiện, giấy vệ sinh cho vào sọt rác.
*Kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung. 
4. Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh tuyên truyền, nhắc nhở mọi người trong gia đình mình cùng thực hiện như mình.
 * Phương pháp: giao việc 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên giao việc cho học sinh:
+ Cùng bạn bè, gia đình và mọi người xung quanh tham gia vệ sinh môi trường cộng đồng.
- Học sinh nhận nhiệm vụ
- Giáo viên hướng dẫn cách tuyên truyền
4. Tuyên truyền thực hiện tốt Bảo vệ môi trường 
5. Củng cố- dặn dò: 5 phút 
- Ghi nhớ nội dung bài học. 
- Xem trước bài tiếp theo
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2021 
ĐẠO ĐỨC
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực điều chỉnh hành vi: 
- Biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em bạn bè, cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ.
b. Năng lực phát triển bản thân. 
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực phát triển bản thân. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác.
3. Nội dung tích hợp:
*THTT HCM: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế chính là thực hiện lời dạy của Bác Hồ thể hiện lòng nhân ái, vị tha 
* GD sách Bác Hồ:
- Hiểu được tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác dành cho thiếu nhi trên toàn thế giới.
- Hiểu được thiếu nhi thế giới là anh em một nhà, không phân biệt dân tộc, màu da. Chúng ta cần phải biết đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ bạn bè quốc tế.
- Biết xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các bạn trong lớp, trong trường và cộng đồng. thể hiện tính thân thiện, hòa đồng với mọi người.
* Các kĩ năng sống cơ bản trong bài 
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế .
- Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế.
- Kĩ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 	- Học sinh: SGK, Thẻ xanh, thẻ đỏ, giấy viết và phong bì thư. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Cho HS nghe hát bài: Trái Đất này là của chúng mình 
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng
2. Khám phá: 
*Mục tiêu: Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
 * Phương pháp: hoạt động nhóm
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
- HS quan sát theo nhóm các tranh ở bài tập 1 .
+ Các bạn nhỏ Việt Nam đang làm gì?
+ Không khí của buổi giao lưu như thế nào?
- Các nhóm cử đại diện trả lời, bổ sung.
*Kết luận: Không khí buổi giao lưu rất đoàn kết hữu nghị. Mọi người trên thế giới có quyền giao lưu kết bạn với nhau, không phân biệt màu da, tôn giáo.
1. Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
- Các bạn Việt Nam đang giao lưu với các bạn nhỏ nước ngoài. không khí buổi giao lưu rất vui vẻ, ai cũng tươi cười, nắm tay nhau, nhảy múa ca hát.
3. Luyện tập 
*Mục tiêu: Học sinh đề xuất những hoạt động, phong trào của thiếu nhi Việt Nam để ủng hộ các bạn thiếu nhi thế giới.
 * Phương pháp: hoạt động nhóm
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
- HS thảo luận cặp đôi BT2 (VBT).
- Cử đại diện trả lời® bổ sung.
+ Kể tên những hoạt động, phong trào của thiếu nhi Việt Nam để ủng hộ thiếu nhi thế giới.
*Kết luận: Các em có thể ủng hộ, giúp đỡ các bạn thiếu nhi ở các nước khác (các nước châu phi, Irắc........)
Những việc làm đó thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi thế giới .
2. Những hoạt động, phong trào của thiếu nhi Việt Nam để ủng hộ các bạn thiếu nhi thế giới.
- Đóng tiền ủng hộ các bạn nhỏ Cuba, các bạn nhỏ ở các nước bị thiên tai, chiến tranh.
- Tham gia các cuộc thi vẽ tranh , viết thư sáng tác truyện cùng các bạn TN nước ngoài: Nhật, Hàn Quốc... 
4. Vận dụng 
*Mục tiêu: Củng cố bài học
 - HS hoà nhập: Củng cố bài học 
* Phương pháp: hoạt động cả lớp
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành: 
*GD sách BH: GV kể cho HS nghe câu chuyện: “Hồ Chí Minh với thiếu nhi Đức.”
5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét giờ học- chuẩn bị giờ sau
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT)
HAI BÀ TRƯNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. Hiểu nội dung câu chuyện.
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mắt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta * Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tìm hiểu về lịch sử nước ta. 
3. Nội dung tích hợp: 
*GDQPAN: Nêu gương những người Mẹ Việt Nam đó anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
* Các kĩ năng sống cơ bản trong bài:
- Đặt mục tiêu.
- Đảm nhận trách nhiệm
- Giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
– Giáo viên cho học sinh nghe bài hát “Bài ca phụ nữ Việt Nam”
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
2. Khám phá: 
Hoạt động 1. 1. Luyện đọc
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nghĩa các từ mới.
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành :
 a. GV đọc toàn bài 
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu nối tiếp
( GV sửa lỗi phát âm sai)
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- Gv kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm
- GV câu cần luyện đọc, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt cách đọc phù hợp đối với câu 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
- Các nhóm khác nhận xét
 - Giọng to, rõ ràng, mạnh mẽ, thong thả, đầy cảm phục, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
-Từ khó: dân lành, ruộng nương, săn thú lạ, thuồng luồng, xâm lược, Mê Linh, non sông, Luy Lâu, giáo lao, cung nỏ, lần lượt, lịch sử,...
- Câu dài:
+ Giáo lao/, cung nỏ,/ rìu búa,/ khiên mộc/ cuồn cuộn/ tràn theo bóng voi xuất hiện của Hai Bà//.
- Giải nghĩa từ: giặc ngoại xâm, cuồn cuộn. 
* Tiêu chí nhận xét:
+ Đọc đúng.
+ Đọc trôi chảy
+ Thể hiện được lời nhân vật
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
* Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 17 phút
* Cách tiến hành: 
- HS đọc thầm đoạn 1:
H. Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta ? 
- 1 HS đọc to đoạn 2: 
H. HBT có tài và có trí lớn ntn ? 
? Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?
? Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa?
- GV sử dụng h/a để giải thích.
? Vì sao bao đời nay dân ta vẫn tôn kính Hai Bà Trưng?
*Kết luận: Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
1. Tội ác của giặc ngoại xâm đối với nhân dân ta.
 - Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương, bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai.
2. Tài trí của Hai Bà Trưng.
- Hai bà giỏi võ nghệ, nuôi trí giành lại non sông .
- Vì hai bà yêu nước thương dân, căm thù quân tàn bạo đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân.
- Hai Bà mặc giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong. Đoàn quân rùng rùng lên đường, giáo, lao, cung nỏ, rìu búa, khiên 
3. Ca ngợi thắng lợi vĩ đại của cuộc khởi nghĩa .
- Vì Hai Bà Trưng là người lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà
3. Luyện tập 
Hoạt động 1 3. Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Đọc phân vai.
* Phương pháp: 
* Thời gian: 10 phút
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- HS đọc truyện theo cách phân vai trong các nhóm
- 3 nhóm thi đọc phân vai 
- Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất
* Tiêu chí bình chọn:
 + Đọc đúng, đọc trôi chảy.
 + Đọc thể hiện đúng tình cảm của nhân vật.
 Hoạt động 2 3. Kể chuyện 
* Mục tiêu : Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. Đối với học sinh M3+ M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện.
 * Phương pháp: làm mẫu, quan sát, hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành:
1. Gv nêu nhiệm vụ
- GV nêu nhiệm vụ 
- HS nhắc lại
2. Hướng dẫn kể từng đoạn của chuyện theo tranh
- HS quan sát kĩ 4 bức tranh minh hoạ cùng vơi nội dung câu chuyện
- 1 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1
- Từng cặp HS kể lại toàn bộ câu chuyện dựa 4 tranh minh hoạ. 
- 4 HS thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện.
- 1,2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS - GV nhận xét, bình chọn 
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ kể lại toàn bộ câu chuyện
Nội dung từng tranh:
- Tranh 1: Đoàn quân cởi trần, đóng khố, người dân làm việc nặng nhọc.
- Tranh 2: Hai Bà Trưng tài giỏi võ nghệ, nuôi trí giành lại non sông .
- Tranh 3: HBT xông trận.
- Tranh 4: HBT chiến thắng trở về.
Tiêu chí đánh giá
+ Nội dung : Kể có đủ ý đúng trình tự không , đã biết kể bằng lời của mình chưa
+ Diễn đạt: Nói đã thành câu chưa, dùng từ đã phù hợp chưa
+ Cách thể hiện : Giọng kể, điệu bộ nét mặt
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng liên hệ thực tế
 * Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên nêu vấn đề: 
+ Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?
*GDQPAN: + Kể tên các bà mẹ Việt Nam anh hùng mà em biết?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- GV cho HS quan sát tranh và giới thiệu về bà mẹ VN: Nguyễn Thị Thứ, Nguyễn Thị Rành.
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài tiếp theo
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số khác 0).
- Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
- Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000).
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng làm các bài toán liên quan.
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học
2. Phẩm chất: 
- Ham học toán 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, bảng phụ, hình tam giác 
2. Học sinh: Bút, nháp, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút)
- Trò chơi: “Viết đúng, viết nhanh”: TBHT đưa ra các phép tính cho học sinh điền kết quả:
+ Ba nghìn một trăm bảy mươi sáu.
+ Tám nghìn hai trăm bốn mươi lăm ( )
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: - Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số khác 0).
- Biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số.
- Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000).
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu, đọc mẫu.
- HS tự làm bài.
- 1 số HS viết kết quả .
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S?
 + Nêu cách đọc, viết các số có 4 chữ số.
*Kết luận: Khi đọc hàng đơn vị của số có 4 chữ số (đọc đúng quy định với các trường hợp).
*Hoạt động cá nhân
- HS đọc yêu cầu, đọc mẫu.
- HS tự làm bài.
- 1 số HS đọc kết quả .
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S?
 + Nêu cách đọc, viết các số có 4 chữ số.
*Kết luận: Khi đọc hàng đơn vị của số có 4 chữ số (đọc đúng quy định với các trường hợp).
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu:
- HS làm bài VBT.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S?
+ Nêu quy luật của từng dãy số.
*Kết luận: trong các dãy số, mỗi số liền sau đều bằng số liền trước nó cộng thêm 1.
Đọc số
Viết số- 
Ba nghìn năm trăm tám mươi sáu.
Năm nghìn bảy trăm bốn mươi ba.
Một nghìn chín trăm năm mươi mốt.
Tám nghìn hai trăm mười bảy.
Một nghìn chín trăm tám mươi tư.
Chín nghìn bốn trăm ba mươi lăm.
3586
5743
1951
8217
1984
9435
Bài 1: Viết (theo mẫu)
Bài 2: Viết (theo mẫu)
Viết số 
Đọc s

1942
6358
4444
8781
7155
Một nghìn chín trăm bốn mươi hai.
Chín nghìn hai trăm bốn mươi sáu
Bài 3: Số?
a, 8650, 8651, 8652, , 8654, . , ..
b, 3120, 3121, . , , ., . , ..
c, 6494, 6495, , , ., . , ..
3. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: - Học sinh củng cố kĩ năng xếp hình
* Phương pháp: thực hành, động não 
* Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu :
- HS làm bài .
- Chữa bài: + Học sinh chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng
 + Giải thích cách làm.
*Kết luận: Đây là các số có 4 chữ số từ 1000®9000 (là các số tròn nghìn) các số tròn nghìn có 3 chữ số 0 ở hàng trăm, chục, đv.
Bài 4:Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số .
4. Củng cố - dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét tiết học. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC 
ÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA: NOI GƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI
I. MỤC TIÊU:	
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
+ Năng lực ngôn ngữ: 
- Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo.
+ Năng lực văn học
- Hiểu nội dung một báo cáo hoạt động của tổ, lớp (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa) 
+ Năng lực văn học:
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực văn học.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất yêu thích môn học. 
3. Nội dung tích hợp: 
*GDQPAN: Kể các chế độ trong ngày các chú bộ đội, công an thực hiện.
* Các kĩ năng sống cơ bản trong bài:
- Thu thập và xử lí thông tin.
- Thể hiện sự tự tin
- Quản lí thời gian
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Hát: “Tiếng hát bạn bè mình”.
+ Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?
+ Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà trưng?
- Giáo viên kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 
2. Khám phá: 
Hoạt động 1 1. Luyện đọc 
*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài
 * Phương pháp: làm mẫu, hoạt động cả lớp – cá nhân –nhóm
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành : 
a. GV đọc toàn bài
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc
 * Đọc từng câu( 2 lần)
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- GV sửa lỗi phát âm sai
* Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần1
- HS nêu cách ngắt và nhấn giọng
- HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từng từ ngữ mới và địa danh trong bài liên hoan.
* Đọc từng khổ trong nhóm bàn
*Các nhóm tiếp nối nhau đọc đoạn
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
- Các nhóm khác nhận xét
- 1 HS đọc cả bài.
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý học sinh đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
- Từ khó: noi gương, lao động, làm bài, liên hoan,... 
- Câu khó: 
Cả lớp đạt 55 điểm giỏi/, 90 điểm khá/, không có điểm kém//.
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu.
+ Đoạn 2 :Nhận xét các mặt.
+ Đoạn3 :Đề nghị khen thưởng
- Giải nghĩa từ: liên hoan.
 Hoạt động 2. 2. Tìm hiểu bài 
*Mục tiêu: Hiểu nội dung một báo cáo hoạt động của tổ, lớp.
 * Phương pháp: động não, trình bày 1 phút, hoạt động cá nhân – nhóm –cả lớp
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
- 1 HS đọc lại toàn bài- HS đọc thầm.
?Theo em, báo cáo trên là của ai?
H. Bạn đó báo cáo với những ai?
- 1 HS đọc lại bài.
- HS thảo luận cặp đôi, nêu nội dung của bản báo cáo.
® GV đưa trên bảng phụ.
+ Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì?
- GV tóm tắt, kết luận.
- Của bạn lớp trưởng.
- Với tất cả các bạn trong lớp về kết quả thi đua của lớp trong tháng thi đua “Noi gương Chú bộ đội”.
Nội dung báo cáo.
* Nêu nhận xét về các mặt hoạt động của lớp: học tập, lao động, các công tác khác.
* Cuối cùng là đề nghị khen thưởng những tập thể, cá nhân tốt nhất.
- Để thấy lớp đã thực hiện thi đua ntn.
- Để biểu dương những tập thể, cá nhân hưởng ứng tích cực phong trào thi đua. 
-Tổng kết những thành tích của lớp, tổ, cá nhân
- Nêu những khuyết điểm còn vướng mắc để sửa chữa.
3. Luyện tập 3. Luyện đọc lại và học thuộc lòng
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Bước đầu biết đọc diễn cảm.
* Phương pháp: làm mẫu, 
* Thời gian: 7 phút 
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- HS đọc lại bài, lưu ý cách đọc.
-3 HS thi đọc từng đoạn.
- 2 HS thi đọc toàn bài.
- Bình chọn bạn đọc hay.
- GV nhận xét kết luận.
Tiêu chí đánh giá:
- Đọc đúng 
- Đọc trôi chảy
- Thể hiện được nội dung, ý nghĩa của đoạn văn
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng mở rộng
* Phương pháp: hoạt động cả lớp, quan sát 
* Thời gian: 3 phút 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh xem video về một số hoạt động của chú bộ đội.
5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét giờ học
- Dặn học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
...............................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_19_nam_hoc_2020_2021_ban.doc