Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức – Kĩ năng : Giúp học sinh hiểu

- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng. Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

-Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.

- Học sinh có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn bè thiếu nhi nước khác.

2.Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

3. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

*GDKNS: Kĩ năng trình bày. Kĩ năng ứng xử. Kĩ năng bình luận.

*GDBVMT: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế trong các hoạt động bảo vệ môi trường, làm cho mơi trường thêm xanh, sạch, đẹp.

*GT: Không yêu cầu học sinh thực hiện đóng vai trong các tình huống chưa phù hợp.

II. Đồ dùng:

- Giáo viên: Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế.

- Học sinh: Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế.

III. Các hoạt động dạy học

1. Hoạt động Khởi động

- Nhận xét, đánh giá ý thức học tập trong học kì I.

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng. - Hát: “Trái Đất này là của chúng mình”.

- Học sinh lắng nghe.

- Lắng nghe.

 

doc 58 trang ducthuan 08/08/2022 2340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 18B
 Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2022
Tiết 1 Tiếng Việt+
ÔN TẬP: CÂU KIỂU AI LÀ GÌ? AI LÀM GÌ? AI THẾ NÀO?
I. Yêu cầu cần đạt
- Củng cố kiến thức 3 kiểu câu đã học, biết cách phân biệt 3 kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
- Phân biệt được 3 kiểu câu, tìm được cá kiểu câu đã học, đặt câu theo y/c cho trước .
- GDHS Tích cực học tập.
II. Đồ dùng: 
-Bảng phụ BT1
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
HĐ1. Ôn lại KT đã học:
+ Em đã được học mấy kiểu câu? Đó là những kiểu câu nào?
+ Câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? có mấy bộ phận chính?
+ Trong câu Ai làm gì? Bp thứ nhất của câu TLCH nào? Là những từ chỉ gì?
Bộ phận thứ hai của câu TLCH nào? Là những từ chỉ gì?
- Lấy VD.
+ Câu này nói về điều gì?
GT: Câu Ai làm gì? được dùng để kể về hoạt động của người, của vật.
+ Trong câu Ai thế nào? Bp thứ nhất của câu TLCH nào? Là những từ chỉ gì?
Bộ phận thứ hai của câu TLCH nào? Là những từ chỉ gì?
+ Sử dụng câu Ai thế nào? để làm gì?
- Y/c HS đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về trạng thái của người.
+ Trong câu Ai làm? Bp thứ nhất của câu TLCH nào? Là những từ chỉ gì?
Bộ phận thứ hai của câu TLCH nào? Là những từ chỉ gì?
- Ba kiểu câu trên có gì giống và khác nhau?
Chốt: Giống: bộ phận thứ nhất của câu TLCH Ai, cái gì, con gì, là những từ chỉ sự vật. Khác: BP thứ 2 trong câu Ai làm gì? là những từ chỉ hđ, TLCH làm gì? BP thứ 2 trong câu Ai thế nào? là những từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái, TLCH thế nào?
HĐ2. Thực hành
Bài 1: (BP)Trong các câu sau: Câu nào là câu : Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
a. Trường em là trường thân thiện.
b. Người dân quê tôi hiền lành, thật thà.
c. Cây kơ - nia xanh mơn mởn suốt bốn mùa.
d. Hoa là quần áo cho mẹ.
e. Lan Hương là học sinh giỏi của lớp.
g. Cha ông ta xưa đã có công dựng nước.
- Chữa bài- nhận xét tuyên dương
 Chốt cách xác định câu theo mẫu Ai thế nào ?
Ai làm gì? Ai là gì? 
Bài 2: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Hoặc Ai làm gì? để tả từng sự vật sau. ( Hãy tham khảo các từ chỉ đặc điểm trong ngoặc để đặt câu)
a. Một bông hoa mà em thích.
b. Cô giáo hoặc thầy giáo trong trường.
c. Người thân của em.
d. Ngày hội ở quê hương em.
( nghiêm, hiền, nhộn nhịp, dịu dàng, chăm chỉ, rực rỡ, tươi thắm, tận tuỵ).
- Chữa bài- nhận xét- tuyên dương.
Chốt cách đặt câu theo mẫu Ai thế nào?, Ai làm gì?(dựa vào bộ phận thứ hai của câu)
Bài 3: 
a)Đặt câu theo mẫu : Ai làm gì? Ai thế nào? nói về việc học tập.
b)Đặt câu theo mẫu Ai là gì? Giới thiệu về bạn em.
 - Yêu cầu HS đặt câu - đọc câu văn mình đặt - nhận xét.
Chốt cách đặt câu theo mẫu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? 
3. Củng cố- Dặn dò:
- Y/c 1 số HS dựa vào các kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? giới thiệu về bạn của mình.
- N/xét giờ học.
- 3 kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
- 2 BP chính
- Ai, cái gì, con gì? từ chỉ SV
- Làm gì? chỉ hđ của người, vật
- HS lấy VD: Em học bài.
- Nói về hoạt động của em
- Ai, cái gì, con gì? từ chỉ SV
- Thế nào? chỉ đặc điểm, t/c, trạng thái
- Để nói về đặc điểm, t/c, trạng thái của người, vật.
- Em bé ngủ rất say.
- Ai, cái gì, con gì? từ chỉ SV
- giới thiệu hay nhận xét SV.
- HS trả lời
- HS đọc đề- làm cá nhân
- Báo cáo kết quả- đổi vở kiểm tra- nhận xét
Câu Ai làm gì? :
d. Hoa là quần áo cho mẹ.
g. Cha ông ta xưa đã có công dựng nước.
Câu Ai là gì? :
a. Trường em là trường thân thiện.
e. Lan Hương là học sinh giỏi của lớp.
Câu Ai thế nào? :
b. Người dân quê tôi hiền lành, thật thà.
c. Cây kơ - nia xanh mơn mởn suốt bốn mùa.
- HS đọc đề- nêu yêu cầu
- HS làm cá nhân
- 1 HS lên bảng- dưới làm vở
- Chữa bài – nhận xét
VD: Bông hoa hồng thật rực rỡ.
Cô giáo em rất nghiêm khắc.
Lễ hội chùa Hương thật nhộn nhịp.
Mẹ em rất chăm chỉ.
- HS đọc đề
- Nêu y/c bài.
- HS đặt câu vào vở
- Trình bày
a) Lan đang viết văn.
-Lan rất chăm chỉ.
b)Lan là học sinh lớp 3.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
Tiết 2 Tiếng Anh (Gv nước ngoài dạy)
 _________________________________________
Tiết 3 Đạo đức
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (TIẾT 1)
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức – Kĩ năng : Giúp học sinh hiểu
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng. Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
-Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
- Học sinh có thái độ tôn trọng, thân ái, hữu nghị với các bạn bè thiếu nhi nước khác.
2.Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
3. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.
*GDKNS: Kĩ năng trình bày. Kĩ năng ứng xử. Kĩ năng bình luận.
*GDBVMT: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế trong các hoạt động bảo vệ môi trường, làm cho mơi trường thêm xanh, sạch, đẹp.
*GT: Không yêu cầu học sinh thực hiện đóng vai trong các tình huống chưa phù hợp. 
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế.
- Học sinh: Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động Khởi động 
- Nhận xét, đánh giá ý thức học tập trong học kì I.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.
- Hát: “Trái Đất này là của chúng mình”.
- Học sinh lắng nghe.
- Lắng nghe.
 2. HĐ thực hành: 
* Mục tiêu: 
- Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
- Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bạn bè do đó cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
* Cách tiến hành:
Việc 1: Phân tích thông tin
- Giáo viên chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một vài bức ảnh hoặc mẩu tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế.
Giáo viên kết luận: các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới - thiếu nhi Việt Nam cũng đã có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển.
Việc 2: Du lịch thế giới
- Yêu cầu mỗi nhóm học sinh đóng vai trẻ em của 1 nước mà em biết.
Thảo luận cả lớp
- Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau, những sự giống nhau đó nói lên điều gì.
Giáo viên kết luận: Có nhiều điểm giống nhau như yêu quê hương đất nước của mình, yêu thiên nhiên yêu hòa bình, ghét chiến tranh, đều có các quyền sống được đối xử bình đẳng.
Việc 3: (Nhóm -> Cả lớp)
Thảo luận nhóm
- Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận, liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
Giáo viên kết luận: quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển.
*Liên hệ
- Chúng ta tự liên hệ xem bản thân, lớp, trường về những việc đã làm để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế
- Học sinh xung phong hát, múa, đọc thơ...
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét tuyên dương.
*Giáo viên tổng kết.
 - Khuyến khích học sinh M1+ M2 chia sẻ ý kiến.
 Nhóm -> Chia sẻ trước lớp
- Các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các hoạt động đó.
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung và thống nhất kết quả.
 Cá nhân -> nhóm -> Cả lớp
 GT: Không yêu cầu học sinh thực hiện đóng vai trong các tình huống chưa phù hợp. 
- Mỗi nhóm ra chào, múa hát và giới thiệu đôi nét về văn hóa của dân tộc đó, về cuộc sống và học tập, về mong ước của trẻ em nước đó.
- Sau mỗi phần trình bày của một nhóm, các học sinh khác của lớp có thể đặt câu hỏi và giao lưu cùng với nhóm đó.
- Học sinh thảo luận.
- Các nhóm kiệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế như:
+ Kết nghĩa với thiếu nhi Quốc tế.
+ Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước.
+ Tham gia các cuộc giao lưu.
+ Viết thư gửi ảnh gửi quà cho các bạn.
- Học sinh tự liên hệ.
- Học sinh hát, đọc thơ,..
 3. Hoạt động ứng dụng 
 4. HĐ sáng tạo 
- Hát những bài hát về đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
- Sưu tầm thêm những bài hát hoặc bài thơ, câu chuyện nói về tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
Tiết 4 Tiếng Việt+
 LUYỆN TẬP VIẾT THƯ 
I.Yêu cầu cần đạt 
- Nắm được cấu trúc bức thư, viết bức thư gửi người thân ở xa.
-Viết lại được viết một bức thư ngắn, biết trình bày đúng hình thức một bức thư và đẹp.
-GD các em biết trân trọng tình cảm dành cho người nhận thư.
II. Đồ dùng
-Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn phần gợi ý
III.Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài
2.Nội dung:
 Đề bài: Em hãy viết một bức thư ngắn gửi cho một người thân ở xa.
HĐ1.Hướng dẫn xác định yêu cầu đề:
- Gạch chân các từ quan trọng 
- Đề yêu cầu gì? 
- Đối tượng gửi cho ai? 
- Nội dung thư yêu cầu gì? 
HĐ2.Hướng dẫn viết thư( Bảng phụ)
 Gợi ý :
- Dòng đầu thư (nơi gửi, ngày . tháng .. năm).
- Lời xưng hô với người nhận thư 
( VD: Bà kính yêu !...).
- Nội dung thư (từ 4 đến 5 câu) : 
 + Thăm hỏi.
 + Báo tin về bản thân và gia đình.
 + Lời chúc, hứa hẹn 
- Cuối thư : Lời chào, chữ kí và tên.
 , ngày tháng năm 
HĐ3.Viết thư
- Hướng dẫn học sinh viết thư theo gợi ý 
- Chú ý sự liên kết nội dung bức thư qua các phần gợi ý . Cách dùng từ gợi cảm tạo nên bức thư giàu cảm xúc .
- GV cùng HS nhận xét bổ sung
- Gv quan sát, giúp đỡ.
- GV nhận xét, bổ sung.
Đoạn văn mẫu:
-Viết thư 
-Cho người thân ở xa.
-Hỏi thăm, kể tình hình của mình
-HS viết bài vào vở
 Thanh Hà, ngày 10 tháng 1 năm 2022
Bà Ngoại yêu quý của cháu!
Cháu là Thanh Thảo đây, đứa cháu gái, con út của mẹ Hà viết thư thăm bà đây! Dạo này, bà có khỏe không bà? Bà ăn có ngon miệng không? Mỗi bữa, bà ăn có được hai lưng bát khồng hả bà? Bà ráng ăn nhiều cho khỏe bà nhé. Hôm trước, gia đình cháu có nhận được thư bác Hải. Bác nói, thời gian gần đây sức khỏe bà, có phần yếu đi, bố mẹ và chúng cháu lo lắm. Gia đình cháu trong này vẫn bình thường. Bố cháu dạo này ít đi công tác xa. Còn mẹ thì vẫn bán hàng bình thường như trước. Anh Quân cháu mỗi tháng mới về thăm một lần. Anh nói học căng lắm, vậy mà cháu cứ thấy anh mập trắng ra, to khỏe như chiếc xe tăng bà ạ, còn cháu vẫn học tốt. Tháng nào, trong sổ liên lạc gia đình cháu cũng đều được cô giác nhận xét: "chăm ngoan, học giỏi”. Bố mẹ cháu vui lắm. Cháu xin hứa với bà, cháu sẽ cố gắng học tốt hon nữa để giữ vững danh hiệu là học sinh giỏi mà cháu đã giành được ở năm học trước. Cuối thư, cháu chúc bà luôn mạnh khỏe. Hè này, cháu sẽ về quê thăm bà.
Cháu út của bà
(Kí tên)
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
Tiết 5: Toán+
LUYỆN TẬP: CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kĩ năng chia số có hai chữ số cho số có một chữ số( phép chia hết).Thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức, giải toán liên quan phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số.
-Rèn kĩ năng thực hiện phép chia, giải toán liên quan đến phép chia.
- GDHS có ý thức học toán .
 II. Đồ dùng:
-Bảng phụ BT 3, 4.
 III. Các hoạt động dạy học: 
1. GTB
2. Nội dung
Hoạt động 1: Ôn kiến thức đã học 
- GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp nêu cách đặt tính và thực hiện chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số Lấy VD.
- GV cùng HS nhận xét, chốt KQ đúng.
 Nhắc lại cách đặt tính và thực hiện chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
96: 6 90 : 5 
91 : 7 87 : 3 
Chốt cách đặt tính và thực hiện chia số có 2 CS cho số có 1 CS.
Bài 2: Tính
a)72: 3 x 8 =
b)36 : 9 x 118=
c) 569 + 78: 6= 
Chốt thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức.
Bài 3(BP) : 
Có 96 kg ngô, đã bán được số ngô đó. Hỏi còn lại bao nhiêu ki lô gam ngô ?
+ Bài cho biết gì? Hỏi gì?
+ Yêu cầu HS tóm tắt
- Nêu các bước giải bài toán
- Yêu cầu HS làm bài
- Chữa bài- nhận xét
Chốt cách giải bài toán bằng hai bước có vận dụng dạng tìm một phần mấy của một số.
Bài 4: Một thùng có 48 quả bóng, trong đó số bóng đỏ chiếm số bóng trong thùng, còn lại là bóng xanh. 
a)Tính số quả bóng đỏ và bóng xanh.
b)Số quả bóng xanh gấp số quả bóng đỏ bao nhiêu lần? ( bảng phụ )
- Yêu cầu HS đọc đề, nêu y/c
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi hỏi đáp nội dung bài.
- Chữa bài – nhận xét.
Chốt cách giải bài toán bằng hai bước có vận dụng dạng tìm một phần mấy của một số.
3. Củng cố, dặn dò
+ Nêu cách chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số.
- Nhận xét tiết học.
- Làm việc nhóm 2: Nêu VD và nêu cách làm
- 1 nhóm lên bảng, HS dưới làm nháp
- HS nêu y/c
- 4 em lên bảng, cả lớp làm bài vào bảng con.
- N/xét
- HS nêu yêu cầu của bài rồi làm vào vở.
- 3 HS lên bảng chữa bài, cả lớp làm vào nháp.
- Nhận xét, chữa bài
- HS đọc rồi phân tích đề bài.
- Tóm tắt bài toán
-HS lập kế hoạch giải.
+B1: Tính số ngô đã bán( 96: 6= 36kg)
+B2: Tính số ngô còn lại( 96 – 36= 60kg).
- Lớp làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét, sửa, KTKQ
- HS đọc đề, nêu y/c
- HS làm việc nhóm đôi tìm cách làm
- Chữa bài, KTKQ, nhận xét
Đáp án: a) Số quả bóng đỏ là:
 48 : 8 = 6 ( quả)
 Số quả bóng xanh là: 
 48 – 6 = 42 ( quả)
b) Số quả bóng xanh gấp số quả bóng đỏ số lần là: 42: 6 = 7 ( lần)
 Đáp số: a) 6 ( quả), 42 ( quả)
 b) 7 ( lần)
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
__________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2022
Tiết 1 Tiếng Việt+
LUYỆN TẬP: SO SÁNH. DẤU CHẤM
I. Yêu cầu cần đạt:
- Giúp HS củng cố kĩ năng tìm từ ngữ chỉ âm thanh để điền vào chỗ trống có hình ảnh so sánh. Gạch chân đúng các hình ảnh so sánh và tìm chính xác các từ để điền vào ngoặc đơn. Điền dấu chấm vào câu văn
-Rèn kĩ năng sử dụng hình ảnh so sánh, dùng đúng dấu chấm câu.
- HS có ý thức tự giác học tập.
II. Đồ dùng 
 - Bảng phụ ghi bài 1 và bài 2.
III. Các hoạt động dạy học 
1. GTB
2. Nội dung
HĐ1. Củng cố kiến thức:
- Sử dụng hình ảnh so sánh trong đoạn văn, câu thơ có tác dụng gì?
- Lấy VD câu văn có h/a so sánh .
- GV nhận xét.
 Chốt: Chúng ta có thể dùng phép so sánh để so sánh hình ảnh, âm thanh của sự vật. Sử dụng hình ảnh so sánh trong đoạn văn, câu thơ có tác dụng làm cho câu văn, câu thơ thêm sinh động, rõ nét.
HĐ 2: Thực hành
Bài 1: Tìm từ ngữ chỉ âm thanh thích hợp để điền vào chỗ trống trong mỗi dòng sau:
a. Từ xa, tiếng thác dội về nghe như .
..........................................................................
b. Tiếng trò chuyện của bầy trẻ ríu rít như 
..........................................................................
c. Tiếng sóng biển rì rầm như 
..........................................................................
Chốt:Tìm hình ảnh so sánh âm thanh với âm thanh điền đúng câu văn.
Bài 2( BP) Điền các từ ngữ chỉ sự vật so sánh phù hợp với mỗi dòng sau:
a. Những chú gà con lông vàng ươm như.....
b. Vào mùa thu, nước hồ trong như ....
c. Tiếng suối ngân nga tựa.............. .....
-GV chấm bài, nhận xét bài làm của HS.
Chốt: cách tìm từ có hình ảnh so sánh
Bài 3( BP) Gạch dưới các hình ảnh so sánh trong đoạn văn sau và chỉ ra tác dụng của các hình ảnh so sánh đó.
Trước mắt tôi, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Những con đường mòn mềm mại lượn khúc như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa xa những dãy núi đá vôi uy nghi như những lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó.
Chốt: cách tìm hình ảnh so sánh trong câu văn.
Bài 4: (BP)
a)Dùng dấu chấm để ngắt đoạn văn sau thành 4 câu:
 Hậu là cậu em họ tôi sống ở thành phố mỗi lần về quê Hậu rất thích đuổi bắt bướm, câu cá có khi cả buổi sáng em chạy tha thẩn trên khắp thửa ruộng của bà để đuổi theo mấy con bướm vàng, bướm nâu một lần, em mải miết ngồi câu từ sáng đến chiều mới được một con cá to bằng bàn tay.
b)Viết lại đoạn văn này sau khi đã ngắt các câu bằng dấu chấm.
Chốt : cách sử dụng dấu chấm câu.
3. Củng cố, dặn dò 
- Nêu lại tác dụng của hình ảnh so sánh.
Cách ngắt câu văn thành câu.
- Nhắc HS về ôn lại bài.
- HS trả lời: giúp cho câu văn, câu thơ có h/a, chúng ta dễ hình dung hơn sự vật vần miêu tả.
- Mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa khổng lồ.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Nêu miệng bài làm.
a. Từ xa, tiếng thác dội về nghe như tiếng bom rền.
b. Tiếng trò chuyện của bầy trẻ ríu rít như đàn chim đang hót.
c. Tiếng sóng biển rì rầm như ai đang trò chuyện.
- HS làm bài cá nhân
- 1 số HS đọc câu mình tìm được trước lớp.
a. Những chú gà con lông vàng ươm như nhuộm nghệ.
b. Vào mùa thu, nước hồ trong như mặt gương.
c. Tiếng suối ngân nga tựa tiếng hát
( tiếng đàn)
- HS đọc thầm
- Gạch chân dưới các hình ảnh so sánh ở từng câu.
- Làm bài vào vở, nêu đáp án đúng
+ Những con đường ... những chiếc khăn voan.
+ Dãy núi đá vôi ... những lâu đài cổ.
Tác dụng: thể hiện sự liên tưởng phong phú được đào tạo cho câu văn sinh động, gợi tả, gợi cảm.
-HS làm bài cá nhân, chép đoạn văn đã ngắt thành câu vào vở.
Hậu là cậu em họ tôi, sống ở thành phố. Mỗi lần về quê Hậu rất thích đuổi bắt bướm, câu cá.Có khi cả buổi sáng, em chạy tha thẩn trên khắp thửa ruộng của bà để đuổi theo mấy con bướm vàng, bướm nâu.Một lần, em mải miết ngồi câu từ sáng đến chiều mới được một con cá to bằng bàn tay.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
 _______________________________________
Tiết 2 Toán+
LUYỆN TẬP: NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Yêu cầu cần đạt
- Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện nhân số có ba chữ số với số có một chữ số; áp dụng vào giải bài toán có liên quan đến nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính, tìm thành phần chưa biết của phép tính và vận dụng vào giải toán giải toán có lời văn.
- GDHS cẩn thận trong làm bài.
II. Đồ dùng: 
-Bảng phụ bài 3.
III. Các hoạt động dạy học 
1. GTB
2. Nội dung
Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết
- YC HS tự lấy VD về nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
+ Nêu cách đặt tính và tính.
- Gv nhận xét.
Chốt đặt tính sao cho các chữ số ở cùng 1 hàng phải thẳng cột với nhau, tính từ phải sang trái bắt đầu từ hàng đơn vị trước.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
221 x 4 103 x 7
280 x 3 116 x 7	 
-GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
Chốt về nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
 Bài 2 : Tìm x:
a, x : 4 = 122
b, x : 7 = 114
c, x : 4 = 102 + 26
Chốt về cách tìm số bị chia chưa 
biết: lấy thương nhân với số chia.
 Bài 3: (bp)Một trang trại có 2 khu nuôi lợn, Mỗi khu có 4 chuồng, mỗi chuồng có 102 con. Vậy trang trại nuôi bao nhiêu con lợn?
-B1: Gọi HS đọc đề- phân tích đề
+ Bài cho biết gì? Hỏi gì?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
B2: HDHS tóm tắt
B3: Nêu các bước giải
+ Muốn biết trang trại nuôi bao nhiêu con lợn ta cần biết gì?
-Yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán
- Nhận xét
B4: Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét- Chữa bài
B5: Đổi chéo vở KT.
- Nhận xét
 Chốt cách giải bài toán bằng 2 phép tính.
Bài 4: Tìm tích của số nhỏ nhất có 3 chữ số khác nhau với số lớn nhất có 1 chữ số.
- Gọi HS đọc đề- phân tích đề
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- Yêu cầu HS nêu cách làm
- Nhận xét
Chốt cách giải bài toán: Số nhỏ nhất có 3 chữ số khác nhau là 102
Số lớn nhất có 1 chữ số là 9
Tích hai số đã cho là: 102 x 9 = 918
 Đáp số 918
3.Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại cách nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số.
- GDHS cẩn thận trong làm bài.
- HS lấy VD viết vào nháp
- HS nêu.
- HS nhận xét.
- HS nêu y/c
- 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp
- Nêu cách thực hiện phép tính
- Nhận xét.
- HS nêu y/c
- Nêu tên gọi thành phần, kết quả phép tính
- HS làm vào vở
- 3 em lên bảng thi làm.
- Nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm
- HS trả lời- nhận xét
- Gấp một số lên nhiều lần
-1hs lên bảng- dưới tóm tắt vào vở
- Mỗi khu nuôi bao nhiêu con lợn
-Khuyến khích HS thực hiện 2 cách
C1: Mỗi khu nuôi được số con lợn là:
 102 x 4 = 408 ( con )
 Trang trại nuôi được số con lợn là:
 408 x 2 = 816 Con )
 Đáp số: 816 con
C2: Cả trang trại có số chuồng là: 
 4 x 2 = 8 ( chuồng)
Trang trại nuôi được số con lợn là:
 102 x 8 = 816 ( con )
 Đáp số: 816 con
- HS đọc đề, tìm hiểu đề
- HS thảo luận làm bài tập- trình bày
- HS làm bài
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
 _______________________________________________________
Tiết 3:	 Thủ công
 ÔN TẬP CHƯƠNG II. CẮT DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN( tiết 2)
I.Yêu cần cần đạt
- Biết cách kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học. Với học sinh khéo tay: kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng, các nét chữ cắt thẳng, đều, cân đối. Có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được để ghép thành chữ đơn giản khác.
-Rèn cho học sinh kỹ năng cắt thẳng, đều, cân đối.
-Giáo dục học sinh thích cắt, dán chữ. Có ý thức giữ vệ sinh lớp học.
2.Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II.Đồ dùng:	
- Giáo viên: Mẫu chữ cái của 5 bài học chương II, giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán .
- Học sinh: Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học
1. HĐ khởi động 
- Gọi học sinh lên nêu quy trình, các bước cắt, dán chữ T, I, U, H, E, V.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu bài mới.
- Hát bài: Năm ngón tay ngoan.
- Học sinh nêu.
2. HĐ hình thành kiến thức 
Việc 1: Ôn lại quy trình cắt, dán chữ
- Giáo viên củng cố lại cách cắt, dán các chữ cái đã học.
+ Cho học sinh nhắc lại tên các chữ cái đã được cắt, dán.
+ Gọi một số em nhắc lại quy trình cắt, dán. 
- Giáo viên nhận xét, củng cố.
Việc 2: Thực hành 
- Học sinh thực hành làm bài. 
- Cho học sinh thực hành cắt 2- 3 chữ cái đã học.
- Giáo viên theo dõi, trợ giúp học sinh nam (Học sinh M1+M2) và những học sinh còn lúng túng.
Việc 3: Đánh giá sản phẩm 
- Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.
- Cho học sinh đánh giá, nhận xét sản phẩm của từng cá nhân.
- Giáo viên chấm bài của một số học sinh làm xong trước. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.
Hoạt động cả lớp
+ T, I, U, H, E, V.
+ 5 em trình bày.
+ Học sinh tổng hợp các bước.
 Hoạt động cá nhân
+ Học sinh thực hành cá nhân.
+ Học sinh M3 + M4 kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. Các nét chữ cắt thẳng, đều, cân đối. Trình bày đẹp.
- Đánh giá sản phẩm.
+ Hoàn thành tốt: Những em đã hoàn thành có sản phẩm đẹp, trình bày trang trí sáng tạo.
+ Hoàn thành: Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, cắt dán chữ cân đối đúng kích thước, phẳng, đẹp.
+ Chưa hoàn thành: Không kẻ, cắt, dán được 2 chữ đã học.
- Bình chọn học sinh có sản phẩm đẹp, sáng tạo,...
3. HĐ ứng dụng 
4. HĐ sáng tạo 
- Về nhà tiếp tục thực hiện cắt, dán các chữ đã học.
- Dùng các sản phẩm để trang trí vào góc học tập của mình.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
 _______________________________________ 
Tiết 4: Tiếng Việt+
LUYỆN TẬP: VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM
I.Yêu cầu cần đạt:
- Biết viết về quê hương ( hoặc nơi mình đang ở ) theo gợi ý. Bài nói đủ ý ( Quê em ở đâu? Nơi ấy có những cảnh vật gì đáng nhớ? Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào? ); dùng từ đặt câu đúng. Bước đầu biết dùng một số từ ngữ gợi tả hoặc hình ảnh so sánh để bộc lộ tình cảm với quê hương.
- Bài viết có từ 7 đến 10 câu, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, thể hiện rõ kỉ niệm với quê hương và tình cảm, sự gắn bó của mình với quê hương
- GDHS: Tự hào về quê hương mình.
II. Đồ dùng: 
-Bảng phụ chép gợi ý nói về quê hương HĐ2.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Củng cố kiến thức 
- Quê hương là nơi mình sinh ra và lớn lên
+ Nói về 1 cảnh đẹp nào đó của quê hương em cần nói những gì?
Chốt: cần nói đủ ý, dùng từ ngữ gợi tả, sử dụng hình ảnh SS, bộc lộ tình cảm của mình với quê hương.
HĐ2: Thực hành viết về cảnh đẹp quê hương em 
1.Đề bài: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về cảnh đẹp quê hương của em.
2. Lập dàn ý
a. Quê em ở đâu?
b. Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương em?
c. Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
d. Kể về những kỉ niệm với quê hương
đ. Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào?
3. Chuyển ý thành đoạn văn
 Thanh Hà- hai tiếng gọi thân thương ấy chính là quê hương em đó. Cây đa toả bóng mát đầu làng, là nơi chúng em thường tụ tập vào những chiều hè. Mỗi lần đứng dưới gốc đa, em lại ngửi thấy mùi hương thơm ngọt ngào của cánh đồng lúa trổ bông trước làng. Làng quê em vui lắm, nhưng vui nhất vẫn là những ngày mùa.Trong những ngày ấy, từ sáng sớm tinh mơ đã thấy đường làng rộn rã tiếng cười, tiếng nói của các bà, các chị rủ nhau ra đồng để đón những hạt lúa về làng. Dù đi đâu, em luôn nhớ về quê hương.
- Nhận xét chung- sửa lỗi điển hình.
- HS trả lời
- Quê hương Thanh Hà là chùm khế ngọt vì đó là nơi em sinh ra và lớn lên.
- Cây gạo toả bóng mát đầu làng, là nơi chúng em thường tụ tập vào những chiều hè.
- Mỗi lần đứng dưới gốc cây, em lại ngửi thấy mùi hương thơm ngọt ngào của cánh đồng lúa trổ bông trước làng.
- Ở làng em vui lắm, nhưng vui nhất là những ngày mùa.Trong những ngày ấy, từ sáng sớm tinh mơ đã thấy đường làng rộn rã tiếng cười, tiếng nói rủ nhau ra đồng để đón những hạt lúa về làng.
- Dù đi đâu, em luôn nhớ về quê hương.
- HS Dựa vào dàn ý, viết được bài giới thiệu về quê hương của mình.
- Bài viết có từ 5 đến 7 câu, giới thiệu được về quê hương của mình
-HS viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, thể hiện rõ kỉ niệm với quê hương và tình cảm, sự gắn bó của mình với quê hương.
3: Củng cố, dặn dò: 
- Nêu những từ ngữ, hình ảnh hay trong bài viết của mình.
- Nhận xét giờ học.
+ Em cần làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?
- GDHS tự hào về quê hương mình.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
_______________________________________________
Tiết 5: Toán+
 ÔN TẬP 4 PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 1000
I. Yêu cầu cần đạt
- Củng cố về phép 4 phép tính trong phạm vi 1000, giải toán.
- HS rèn kỹ năng thực hiện 4 phép tính trong phạm vi 1000. Biết cách tìm thành phần chưa biết và rèn kỹ năng giải toán có lời văn.
- GDHS có thức cao trong học tập.
II. Đồ dùng: 
-BP bài 4
III. Các hoạt động dạy học
1. GTB
2. Nội dung
HĐ1: Ôn kiến thức lý thuyết
+ Muốn cộng, trừ , nhân(chia)số có 2 c/số với(cho)số có 1 c/số em làm tn?
- Y/c HS lấy VD và tính.
Chốt: cộng , trừ, Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số ta thực hiện nhân từ phải sang trái, lưu ý dạng có nhớ ta cộng số nhớ sang hàng lớn hơn liền kề. Thực hiện phép chia từ trái sang phải. Lưu ý phép chia có dư, số dư luôn nhỏ hơn số chia.
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
315+ 227 36 x 6 
532 -127 84 : 4
Chốt cách cộng, trừ, nhân (chia)số có 2 c/số với(cho)số có 1 c/số
Bài 2: Tìm x
a, x : 6 = 7 x : 3 = 24
b, 47 : x = 5 ( dư 2) x : 4 = 6 (dư 3)Chốt cách tìm thành phần chưa biết của phép tính: 
SBC = Thương x SC(+ số dư); SC = SBC : Thương; TS = Tích : TS
Bài 3. Tính
35 hm – 27hm 80 dam x 5 
47 m + 2 dam 66 km : 3 
Chốt cộng , trừ, nhân chia số đo độ dài với 1 số: nhân, chia số đo độ dài với số đó rồi viết thêm đơn vị đo vào bên phải kết quả.
Bài 4( BP) Có 1 số chiếc cốc xếp vào các hộp, mỗi hộp đựng 6 chiếc cốc

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_18_nam_hoc_2021_2022_ban.doc