Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

*Năng lực đặc thù:

a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Củng cố lại một số kiến thức đã học.

b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội :

- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.

- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình của em.

* Năng lực chung:

- Tự chủ- tự học

- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học .

2. Phẩm chất:

- Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh

2. Học sinh: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Phương pháp Nội dung

1. HĐ khởi động (3 phút)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên

+ Nêu các bệnh thường gặp và cách phòng tránh

+ Thời tiết lạnh em .?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng.

3. Luyện tập

*Mục tiêu: Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.

 * Phương pháp: Thảo luận nhóm

* Thời gian: 15 phút

*Cách tiến hành:

- GV cho HS trưng bày tranh ảnh và các tư liệu sưu tầm được.

- Các nhóm khác xem và chất vấn hoặc giao lưu

- GV nhận xét và khen các nhóm sưu tầm nhiều tư liệu

 1. Trưng bày tranh:

- Trưng bày tranh về cuộc sống và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp ở địa phương

 

doc 38 trang ducthuan 2100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 2 tháng 11năm 2020
TOÁN
CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Nhớ qui tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
c. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán 
- Biết sử dụng ê ke và thước thẳng để vẽ hình chữ nhật. 
* Năng lực chung: 
- Giao tiếp, hợp tác. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học
2. Phẩm chất: 
- Yêu thích học toán. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh
2. Học sinh: SGK, ê - ke
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút) 
- Trò chơi: Hái hoa dân chủ
- Giáo viên đưa ra yêu cầu:
+ Hình vuông có bao nhiêu góc vuông?
+ 4 cạnh của hình vuông như thế nào? 
+ Hình chữ nhật có mấy góc vuông? ( )
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
 2. Khám phá: 
* Mục tiêu: Học sinh nhớ được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).
* Phương pháp: động não, vấn đáp 
* Thời gian: 13 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- GV nêu bài toán 
- HS quan sát hình chữ nhật ABCD và các số đo trên hình
+ Nêu đặc điểm của hình chữ nhật ABCD?
+ Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật ABCD?
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: + Đọc bài giải, nhận xét 
 + Ngoài cách tính trên, bạn nào có cách tính khác?
*Kết luận: 2 cách tính đều đúng, xong cách tính nhanh nhất là lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân với 2
+ Vậy chu vi hình chữ nhật ABCD gấp mấy lần tổng của chiều dài và chiều rộng?
+ Vậy muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- Nhiều HS nhắc lại.
*Kết luận: Chu vi = (chiểu dài + chiều rộng) x 2
1. Xây dựng qui tắc tính chu vi HCN:
- Hình chữ nhật ABCD có:
AB = CD = 4cm; AD = BC = 3cm.
 Bài giải
 Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
 4 + 3 + 4 + 3 = 14 (cm)
 Đáp số: 14cm
Hoặc: 
 Chu vi hình chữ nhật ABCD là: 
 ( 4 + 3) x 2 = 14 (cm)
 Đáp số: 14cm
- Chu vi hình chữ nhật gấp 2 lần tổng chiều dài và chiều rộng.
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2
 3. Luyện tập
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng quy tắc để tính chu vi hình chữ nhật để làm bài tập 
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
+ Bài tập yêu cầu gì?
- 2 HS lên bảng làm bài
- Chữa bài: + Nhận xét Đ - S?
 + Khi tính chu vi hình chữ nhật ta cần chú ý điều gì?
*Kết luận: Khi tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi nhân với 2, lưu ý các số đo phải cùng đơn vị đo
*Hoạt động cá nhân:
- Gọi HS đọc bài toán 
+ Bài toán cho biết gì+ Bài toán hỏi gì?
- 1 HS lên bảng làm bài 
- Chữa bài: Đọc bài giải và nhận xét Đ - S?
+ Nêu cách tính chu vi mảnh đất?
*Kết luận: Lưu ý câu trả lời, cách trình bày bài giải.
Bài 1:Tính chu vi hình chữ nhật có:
a,Chiều dài 10cm, chiều rộng 5cm.
 Bài giải:
 Chu vi hình chữ nhật là :
 (10 + 5) x 2 = 30 (cm)
 Đ/S: 30cm
b, Chiều dài 2dm, chiều rộng 13cm.
 Đổi: 2dm = 20cm
Chu vi hình chữ nhật là:
 (20 + 13) x 2 = 66 (cm)
 Đ/S: 66cm
Bài 2: Tóm tắt
 Chiều dài: 35m
 Chiều rộng: 20m
 Chu vi : ... m?
 Bài giải:
Chu vi mảnh đất là :
(35 + 20) x2 =110(cm)
 Đ/S: 110cm
4. Hoạt động Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng liên hệ thực tế
* Phương pháp: thực hành , Trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn Hs làm bài: Tính chu vi từng hình rồi so sánh 
- 1 số HS nêu kết quả bài làm.
- Chữa bài bằng hình thức chơi trò chơi 
 + Để so sánh chu vi 2 hình trước tiên ta phải làm gì?
- GV cho HS nhận xét tổng chiều dài và chiều rộng của 2 hình 
*Kết luận:Các hình chữ nhật có hình dạng khác nhau nhưng chu vi của chúng bằng nhau
Bài 3: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 
 A B M N 
	M	N
D C P Q 
A. Chu vi hình chữ nhật ABCD lớn hơn chu vi hình chữ nhật MNPQ.
B. Chu vi hình chữ nhật ABCD bé hơn hình chữ nhật MNPQ.
C. Chu vi hình chữ nhật ABCD bằng chu vi hình chữ nhật MNPQ.
 5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
 - Học sinh đọc thuộc bảng nhân 7
- Gv nhận xét tiết học 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
ÔN TẬP HỌC KỲ 1 (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
- Củng cố lại một số kiến thức đã học.
b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội : 
- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình của em.
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học
- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học . 
2. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên
+ Nêu các bệnh thường gặp và cách phòng tránh 
+ Thời tiết lạnh em ..?
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.
- Ghi đầu bài lên bảng.
3. Luyện tập 
*Mục tiêu: Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.
 * Phương pháp: Thảo luận nhóm 
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành: 
- GV cho HS trưng bày tranh ảnh và các tư liệu sưu tầm được.
- Các nhóm khác xem và chất vấn hoặc giao lưu
- GV nhận xét và khen các nhóm sưu tầm nhiều tư liệu
1. Trưng bày tranh:
- Trưng bày tranh về cuộc sống và các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp ở địa phương
3. Vận dụng 
*Mục tiêu: Vẽ sơ đồ và giới thiệu về các thành viên trong gia đình. 
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên cho từng học sinh vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình mình.
- Yêu cầu học sinh đứng trước lớp giới thiệu cho cả lớp nghe.
- Giáo viên theo dõi và nhận xét xem học sinh vẽ và giới thiệu có đúng không để làm căn cứ đánh giá.
- 
4. Củng cố- dặn dò: 5 phút 
- Ghi nhớ nội dung bài học. 
- Xem trước bài tiếp theo
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 5 tháng 1năm 2021 
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ 1
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực điều chỉnh hành vi: 
- Củng cố lại những kiến thức đã học về các nội dung: chia sẻ vui buồn cùng bạn; tích cực tham gia việc trường, việc lớp;quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng;biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
b. Năng lực phát triển bản thân: 
- Xác định được những hành vi đúng bằng những việc làm cụ thể.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác. Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực điều chỉnh hành vi. Năng lực phát triển bản thân. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
2. Phẩm chất: 
- Có ý thức, thái độ và các hành vi đúng đắn qua các bài học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 	- Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Trò chơi: “Bắn tên”
+Nhắc lại những việc cần làm đê tỏ lòng biết ơn đối với thương binh liệt sĩ
- Nhận xét – kết nối bài học
- Giới thiệu bài mới – ghi bài
2. Luyện tập 
Hoạt động 1.
*Mục tiêu: Hệ thống hóa các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học trong học kì I
* Phương pháp: hoạt động nhóm, thực hành, 
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thi hái hoa dân chủ
+ Mỗi HS lên hái cho mình 1 bông hoa và trả lời cõu hỏi.
+ HS dưới lớp nhận xét Đ - S?
+ GV nhận xét, liên hệ thực tế.
- HS thi đua giữa các tổ xem tổ nào có nhiều bạn trả lời đúng các câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương.
+ Trong các hành vi đạo đức trên, em đã làm tốt những hành vi nào?
- GV nhận xét tuyên dương.
1. Tổ chức trò chơi ”Hái hoa dân chủ”.
+ Em hãy kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ giành cho em?
+ Em cần có những bổn phận gì đối với ông bà, cha mẹ?
+ Hãy nêu những việc làm cụ thể để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của em đối với ông bà, cha mẹ?
+ Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường?
+ Để bảo vệ trường lớp sạch đẹp, em cần phải làm gì?
+ Ngày 27-7 hằng năm là ngày gì?
+ Thương binh liệt sĩ là những người như thế nào?
+ Em hãy kể lại những gương chiến đấu dũng cảm mà em biết?
+ Để đáp lại công lao của các TB – LS em cần phải làm gì?
3. Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh mở rộng nghe kể chuyện
* Phương pháp: kể chuyện 
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành: 
- Gv kể chuyện 
+ Em học được gì từ câu chuyện trên?
*Kết luận: Khi giúp đỡ người khác, chúng ta không chỉ cảm thấy vui mà còn nhận lại được sự giúp đỡ khi cần. Cuộc sống sẽ vui hơn và dễ dàng hơn khi mọi người biết giúp đỡ lẫn nhau .
Kể chuyện: Cậu bé và bó củi
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét tiết học.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ: 
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kỳ I.
- Nghe- viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ/phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
b. Năng lực văn học: 
+ Tìm được các hình ảnh so sánh trong câu văn. 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất: 
- Chăm học, trách nhiệm 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Cả lớp hát bài: Bài ca đi học
- Kết nối nội dung với bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.- GV ghi tên bài.
2. Thực hành 
Hoạt động 1. 
*Mục tiêu:
Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút ); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn ,bài.
 * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành :
- GV đưa phiếu đã viết sẵn tên các bài tập đọc.
- HS lên bốc thăm, chọn bài và chuẩn bị khoảng 1’.
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi nội dung của bài.
- HS – GV nhận xét, tuyên dương HS.
1. Kiểm tra đọc :
Hoạt động 2 
* Mục tiêu: Nghe- viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ/phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.
* Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 15 phút
* Cách tiến hành: 
.*Hoạt động cả lớp:
- GV đọc đoạn văn 1 lần.
- HS - GV giải nghĩa từ khó.
+ Đoạn văn miêu tả cảnh gì?
+ Rừng cây trong nắng có gì đẹp?
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
- GV yêu cầu HS luyện viết những từ khó, dễ sai vào bảng con.
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc cho HS soát bài.
- GV chấm nhận xét, uốn nắn 1 số bài.
Bài 2: Viết chính tả
- Uy nghi: dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn vinh.
- Tráng lệ: vẻ đẹp lộng lẫy
- Đoạn văn tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng.
- Có nắng vàng óng, rừng cây uy nghi tráng lệ, mùi lá trầm thơm ngát, tiếng chim hót vang xa, vọng lên...
- Đoạn văn có 4 câu.
- Những chữ đầu câu cần phải viết hoa.
- uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, lên mùi, xanh thẳm.
3. Vận dụng 
* Mục tiêu: Vận dụng đặt câu có hình ảnh so sánh
 * Phương pháp: Trò chơi 
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Truyền điện. 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Nội dung: Học sinh truyền điện đặt câu có hình ảnh so sánh
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về luyện đọc nhiều hơn
- Giáo viên nhận xét giờ học
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ: 
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở học kỳ I.
b. Năng lực văn học: 
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn. 
* Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Năng lực văn học.
2. Phẩm chất: 
- Tích cực, hứng thú trong nhận thức tri thức mới.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, phiếu đọc 
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi yêu thích
- Kết nối nội dung với bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.- GV ghi tên bài.
2. Thực hành 
Hoạt động 1. 1. Kiểm tra đọc
*Mục tiêu:
Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút ); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn ,bài.
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành :
- GV đưa phiếu đã viết sẵn tên các bài tập đọc.
- HS lên bốc thăm, chọn bài và chuẩn bị khoảng 1’.
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi nội dung của bài.
- HS – GV nhận xét, tuyên dương HS.
Hoạt động 2 2. Bài tập 
* Mục tiêu: - Củng cố cho HS về phép so sánh.
- Ôn luyện mở rộng vốn từ.
* Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 17 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu bài
- Bài tập yêu cầu gì?
- 2 HS lên bảng làm bài 
- Chữa bài: + Nhận xét Đ- S?
+ Những sự vật như thế nào thường được so sánh với nhau?
+ Từ so sánh trong mỗi câu trên là gì?
*Kết luận: Những sự vật có đặc điểm gần giống nhau hoặc giống nhau thì được so sánh với nhau.
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- 2 HS đọc lại câu văn.
+ Nêu ý nghĩa của từ biển trong câu trên?
*Kết luận: Từ biển được tác giả sử dụng rất hay.
Bài 2: Tìm hình ảnh so sánh trong các câu sau:
a) Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như một cây nến khổng lồ.
b) Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
Bài 3 : Từ biển trong câu sau có ý nghĩa gì?
 Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời.
- Từ biển trong câu trên có nghĩa là lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng khiến ta tưởng như đứng trước một biển lá.
3. Vận dụng 
* Mục tiêu: Vận dụng đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh
 * Phương pháp: Trò chơi 
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Truyền điện. 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Nội dung: Học sinh truyền điện đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về luyện đọc nhiều hơn
- Giáo viên nhận xét giờ học
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................TOÁN
CHU VI HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Nhớ qui tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4).
b. - Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng qui tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác. 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học,
2. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, Ê-ke, thước. 
2. Học sinh: Bút, nháp, Ê-ke, thước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (2 phút)
- Trò chơi: “Hái hoa dân chủ”: Giáo viên đưa ra một số câu hỏi sau:
+ Hình vuông có bao nhiêu góc vuông?
+ 4 cạnh của hình vuông như thế nào? 
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 
2. Hoạt động Khám phá: 
* Mục tiêu: Học sinh nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4).
* Phương pháp: hoạt động cá nhân – cả lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- GV nêu bài toán - HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì+ Bài toán hỏi gì?
- GV vẽ hình và chỉ vào hình vẽ, nêu lại bài toán.
- 1 HS lên bảng tính chu vi hình vuông.
- Chữa bài: + Đọc bài giải và nhận xét 
+ Nêu cách tính chu vi hình vuông mà em đã tính?
+ Ngoài cách tính này, em còn có cách tính nào khác?
+ Vậy qua bài toán trên, em hãy nêu quy tắc tính chu vi hình vuông?
*Kết luận:Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy số đo 1 cạnh nhân 4.
1. Giới thiệu cách tính chu vi hình vuông
Bài toán: Tính chu vi hình vuông ABCD, biết 1 cạnh của hình vuông bằng 3 cm.
 3cm
 Bài giải
 Chu vi hình vuông là:
 3 + 3+ 3+ 3 = 12(cm)
 Đáp số: 12cm
Hoặc: Chu vi hình vuông là:
 3 x 4 = 12( cm)
 Đáp số: 12cm
3. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.
* Phương pháp: hoạt động cá nhân – cả lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu bài
- 1 HS giải thích mẫu.
- 3 em lên bảng- lớp làm VBT
- Chữa bài: + Nx Đ- S
 + Giải thích cách làm
 + Kiểm tra bài HS 
*Kết luận:Tính chu vi hình vuông ta làm thế nào?
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu bài
+ Bài toán cho biết gì+ Bài toán hỏi gì?
- 1 em lên bảng
- Chữa bài: + Nhận xét
+ Nêu cách tính độ dài đoạn dây đồng?
 + Đổi bài kiểm tra
*Kết luận: Độ dài đoạn dây đồng chính là chu vi của hình vuông có cạnh 10cm.
Bài 1: Viết vào ô trống (theo mẫu)
Cạnh HV
Chu vi HV
8cm
8 x 4 = 32(cm)
12cm
12 x 4 = 48(cm)
31cm
31 x 4 = 1
4(cm)
15cm
15 x 4 = 60(cm)
Bài 2: Tóm tắt:
Cạnh HV: 10cm
Đoạn dây dài: cm?
 Bài giải:
 Đoạn dây đồng dài là:
 10 x 4 = 40(cm)
 Đ/S: 40cm
4. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng giải bài toán liên quan đến nội dung thực tế
* Phương pháp: thực hành nhân 
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành:
- Hs đọc yêu cầu bài
+ Bài toán cho biết gì+ Bài toán hỏi gì?
- 1 em lên bảng
- Chữa bài: + Nhận xét
+ Để tính chu vi hình chữ nhật ghép bởi 4 viên gạch hình 
vuông, trước tiên ta phải tìm gì?
 + Tìm chiều dài hình chữ nhật đó ta làm như thế nào?
 + Chiều rộng hình chữ nhật đó bằng bao nhiêu?
 + Kiểm tra bài HS.
 + Hs nêu lại cách tính CVHCN
*Kết luận:Tìm chiều dài => chiều rộng sau đó vận dụng quy tắc tính CVHCN.
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu của bài.
+ Bài tập yêu cầu gì?
- HS đo độ dài cạnh và nêu kết quả miệng.
- 1 HS lên bảng tính chu vi hình vuông theo số đo vừa đo được.
- Chữa bài:+ Nhận xét Đ - S?
+ Nêu cách tính chu vi hình vuông?
*Kết luận: Lưu ý HS đo đúng độ dài cạnh rồi mới tính chu vi hình vuông.
Bài 3: Mỗi viên gạch vuông có cạnh 20cm. Tính chu vi hình chữ nhật ghép bởi 4 viên gạch như thế?
Bài giải:
Chiều dài HCN là:
20 x 3 = 60(cm)
Chu vi hình chữ nhật là:
 (60 + 20) x2= 160(cm) 
 Đ/S: 160cm
Bài 4: Đo độ dài cạnh rồi tính chu vi hình vuông:
 4cm
Bài giải:
Chu vi hình vuông là:
 4 x 4 = 16(cm)
 Đ/S: 16cm
5. Củng cố - dặn dò: 2 phút 
- Về nhà luyện tập thêm về xem giờ.
- Nhận xét tiết học. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT 
ÔN GIỮA HK I (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn bài.
+ Điền đúng nội dung vào giấy mời, theo mẫu 
b. Năng lực văn học:
- Hiểu nội dung: Hiểu nội dung bài đọc
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất: 
- Chăm học, trách nhiệm 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, Phiếu ghi tên các bài tập đọc 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Cả lớp hát bài: Bài ca đi học
- Kết nối nội dung với bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.- GV ghi tên bài.
2. Thực hành 
Hoạt động 1. 1. Kiểm tra đọc
*Mục tiêu:
Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút ); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn ,bài.
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành :
- GV đưa phiếu đã viết sẵn tên các bài tập đọc 
- HS lên bốc thăm, chọn bài và chuẩn bị khoảng 1’.
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu và trả lời câu hỏi nội dung của bài.
- HS – GV nhận xét, tuyên dương HS.
Hoạt động 2 2. Bài tập 
* Mục tiêu Điền đúng nội dung vào Giấy mời theo mẫu.
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 17 phút
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu bài
- Gv phát mẫu giấy mời
- 1 hs đọc mẫu giấy mời
- Gồm các mục nào?
- Những mục nào cần điền?
*Kết luận:lưu ý cho HS lời lẽ viết phải ngắn gọn, trân trọng, ghi rõ ngày tháng mời.
- Hs làm bài trên mẫu giấy mời
- Nối tiếp đọc ND giấy mời
- NX một số bài
Bài 2: Lớp em tổ chức liên hoan chào mừng ngày nhà giáo VN 20 - 11. Hãy viết giấy mời cô hiệu trưởng theo mẫu in sẵn.
GIẤY MỜI
Kính gửi: Thầy Hiệu trưởng trường ....
Lớp 3A trân trọng kính mới thầy tới dự: buổi liên hoan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt nam 20 – 11
Vào hồi: 8 giờ, ngày 19 -11- 2021
Tại phòng học lớp 3A
Chúng em rất mong được đón cô
 Ngày 17 tháng 11 năm 2021
 TM lớp
 Lớp trưởng:
 Nguyễn văn A.
3. Vận dụng 
* Mục tiêu: Vận dụng viết giấy mời để mời cô chủ nhiệm dự buổi liên hoan chào mừng ngày quốc tế Phụ Nữ 8 – 3.
* Phương pháp: trình bày 2 phút 
* Thời gian: 5 phút
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh viết giấy mời để mời cô chủ nhiệm dự buổi liên hoan chào mừng ngày quốc tế Phụ Nữ 8 – 3.
- Học sinh dựa vào giấy mời ở bài 2, nói nội dung của giấy mời
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Nội dung: viết giấy mời để mời cô chủ nhiệm dự buổi liên hoan chào mừng ngày quốc tế Phụ Nữ 8 – 3.
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về luyện đọc nhiều hơn
- Giáo viên nhận xét giờ học
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng kiến thức làm bài tập liên quan.
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh chăm chỉ khi làm bài 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút):
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Đố bạn”: Tính chu vi hình vuông biết cạnh là: 
a) 25cm; b) 123cm 
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học.
* Phương pháp: hoạt động cá nhân – cả lớp
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu.
- 2 HS làm bảng
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S.
+ HS đổi chéo bài kiểm tra
+ Nêu cách tính chu vi HCN?
*Kết luận: Chu vi HCN = (chiều dài+ chiều rộng) x 2.
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu.
- 1 HS làm bảng
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S.
+HS giải thích cách làm
+ Nêu cách tính chu vi HV?
- Chốt: Chu vi HV = 1 cạnh x 4.
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu.
- BT cho biết gì+ BT hỏi gì?
- 1 HS làm bảng
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S.
+HS giải thích cách làm
- Chốt :Cạnh HV=CV hình vuông : 4
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu.
- BT cho biết gì+ BT hỏi gì?
- 1 HS làm bảng
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S.
+HS giải thích cách làm
*Kết luận: CD = Nửa CV - CR
Bài 1: Bài giải
a, Chu vi hình chữ nhật là :
( 30 + 20 ) x 2 = 100 (m)
 Đ/S: 100m
 b, Chu vi hình chữ nhật là:
(15 + 8) x 2 = 46(cm)
 Đ/S: 46 cm
Bài 2: Bài giải
Chu vi khung bức tranh là :
50 x 4 =200 (cm ) 
 Đ/S:200 cm
Bài 3: 	Bài giải:
Độ dà cạnh hình vuông là:
24 : 4 = 6 (cm )
 Đ/S: 6 cm
Bài 4: Bài giải:
Chiều dài hình chữ nhật là:
60 – 20 = 40(cm)
 Đ/S: 40 cm.
3. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng tính nhanh chu vi hình chữ nhật trong thực tế
* Phương pháp: trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Ai nhanh hơn
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
Tính chu vi phòng học lớp 3A, biết phòng học có chiều dài là 4m và chiều rộng là 350cm?
4. Củng cố - dặn dò: 2 phút 
- Về nhà học thuộc bảng đơn vị đo độ dài đã học
- Nhận xét tiết học. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA HKI (TIẾT 4)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực ngôn ngữ:
- Đọc đúng rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn bài.
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn
b. Năng lực văn học:
- Hiểu nội dung bài viết.
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh chăm học, trách nhiệm
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, Phiếu ghi tên các bài tập đọc
2. Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Cả lớp hát bài: Tiếng hát bạn bè mình. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_18_nam_hoc_2020_2021_ban.doc