Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

HĐ1. Kiểm tra tập đọc

 (khoảng 1/4 số HS của lớp). - Từng HS bốc thăm chọn bài TĐ, đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Đọc 1 đoạn văn hoặc cả bài theo chỉ định ghi trong phiếu.

- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.

- GV đọc. Với những HS đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc giờ sau KT lại.

HĐ2. Viết chính tả

- GV đọc đoạn văn: Rừng cây trong nắng.

- Giải nghĩa: Uy nghi: Có dáng vẻ tôn nghiêm gợi sự tôn kính. Tráng lệ: đẹp lộng lẫy

- Y/c HS đặt câu với từ uy nghi, tráng lệ.

* Đoạn văn tả cảnh gì ?

+ Rừng cây trong nắng có gì đẹp ?

+Đoạn văn có mấy câu?

+ Trong đoạn văn những chữ nào được viết hoa ?

- YCHS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.

+ Từ khó: Uy nghi, hun nóng, xanh rờn,

- GV đọc cho HS viết bài.

- GV nhắc HS chú ý các từ ngữ khi viết.

- GV nx, tuyên dương. - HS đọc bài. Các HS còn lại làm BT1- VBT.

- 1HS đọc lại. Cả lớp theo dõi.

- HS nghe.

VD: - Đền Hùng trông thật uy nghi.

 - Cung điện rất tráng lệ.

- Đoạn văn tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng.

- Có nắng vàng óng, rừng cây uy nghi, tráng lệ

- Đoạn văn có 4 câu.

- Những chữ đầu câu

- HS nêu.

- HS viết nháp.

- HS viết bài.

- HS tự chữa bài bằng bút chì.

 

docx 36 trang ducthuan 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Thứ hai ngày 3 tháng 1 năm 2021
SÁNG
	GIÁO DỤC TẬP THỂ 
 Chào cờ
______________________
TOÁN
Chu vi hình chữ nhật
I. MỤC TIÊU: 
- Nhớ qui tắc tính chu vi hình chữ nhật.Vận dụng tính chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng). Giải các bài toán có ND liên quan đến tính chu vi HCN
- Rèn kỹ năng tính chu vi hình vuông thành thạo, chính xác.
- HS ham thích học toán.
 II. ĐỒ DÙNG:
 Bảng phụ viết quy tắc tính chu vi HCN, BP bài 3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC 
A. KTBC:
- Yêu cầu HS nêu lại đặc điểm của hình chữ nhật về cạnh, góc.
- YC HS tính chu vi hình tứ giác có độ dài các cạnh là: 3 cm, 2 cm, 4 cm và 5 cm.
- YC HS nêu cách tính chu vi hình tứ giác
- Nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
HĐ1: HD xây dựng công thức tính chu vi HCN.
- 1 HS nêu.
- 1 HS lên bảng tính, lớp nháp.
- 1 HS nêu.
- GV vẽ lên bảng HCN ABC có chiều 
- HS quan sát.
dài là 6dm, chiều rộng là 4 dm.
- HS đọc tên hcn, đọc độ dài CD, CR.
- YC HS tính chu vi của hình chữ nhật ABCD.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm.
6 + 4 + 6 + 4 = 20 
- Số đo chiều dài, chiều rộng đều được tính mấy lần?
- Được tính 2 lần.
- YC HS suy nghĩ tìm cách tính chu vi hcn ABCD theo cách khác.
- HS trao đổi nhóm đôi tìm cách tính.
- Đại diện HS trình bày cách làm:
( 6 + 4 ) x 2 = 20 (dm)
- Nhận xét.
- HS giải thích cách làm.
- GV hướng dẫn.
- HS nêu nhận xét: 6 + 4 là tổng của chiều dài và chiều rộng.
- Vậy khi tính chu vi của HCN ABCD ta có thể làm như thế nào?
- HS nêu.
- HS nhắc lại .
- Lưu ý: Số đo chiều dài và chiều rộng phải cùng 1 đơn vị đo. 
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
=> KL: Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
- Lấy chiều dài cộng với chiều rộng cùng đơn vị đo rồi nhân với 2.
- HS đọc lại.
HĐ2: Thực hành 
Bài 1: Tính chu vi hình chữ nhật.
- HS nêu yêu cầu BT .
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc.
- HS nhắc lại quy tắc.
a, GV yêu cầu HS làm bài.
- HS làm bài, 1 HS lên bảng làm. 
Chu vi HCN là: ( 10 + 5 ) x 2 = 30 ( cm )
b, Nhận xét gì về đơn vị đo của chiều dài và chiều rộng?
- Muốn tính được chu vi ta phải làm thế nào?
- Không cùng đơn vị đo.
- Đổi về cùng 1 đơn vị đo.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm: 
2dm = 20cm.
 Chu vi HCN là:
 ( 20 + 13 ) x 2 = 66 (cm). 
- GV nhận xét. 
=> Củng cố về cách tính chu vi hình chữ nhật, lưu ý CD, CR phải cùng đv đo.
- HS nhận xét, nêu lại cách tính chu vi hcn.
Bài 2:
+ B1: Đọc và xác định yc bài toán.
- Gọi HS đọc đề bài.
+ B2: Tóm tắt đề toán
- Gọi HS tóm tắt đề toán.
+B3: Phân tích bài toán, chỉ ra bước giải.
- YC HS thảo luận nhóm đôi phân tích tìm cách giải
- Gọi HS nêu cách giải.
- HS đọc bài toán.
- HS tóm tắt.
- HS thảo luận.
- HS nêu.
+ B4: Trình bày bài giải
- Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS chữa bài.
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm .
 Chu vi của mảnh đất đó là : 
 ( 35 + 20 ) x 2 = 110 ( m ) 
 Đáp số: 110 m 
+ B5: Kiểm tra lại bài giải
- Gọi HS nhận xét.
- Gv nhận xét vở HS.
=> Chốt: Vận dụng cách tính chu vi hcn vào giải bài toán có lời văn. GD HS vận dụng tính chu vi mảnh vườn, mảnh ruộng HCN trong thực tế.
- HS nhận xét.
- HS nêu câu trả lời khác.
HS tự đặt đề toán tương tự.
Bài 3 (Bảng phụ)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV yêu cầu HS nêu cách làm bài tập 3
- GV yêu cầu HS làm vào giấy nháp
- HS nêu: Thực hiện theo ba bước:
+ B1: Tính chu vi của mỗi hình
+ B2: So sánh chu vi của hai hình và đối chiếu kết quả của mình với kết quả cho trước
+ B3: Khoanh vào đáp án đúng theo yêu cầu
- HS làm, 1 HS lên bảng. Đáp án: C
- Nhận xét, HS giải thích cách làm.
=> Chốt: Cách so sánh chu vi hình chữ nhật.
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu quy tắc tính chu vi HCN? 
- Nhắc HS về vận dụng tính trong thực tế.
- Dặn chuẩn bị bài sau : Chu vi hình vuông.
- Nhiều HS nhắc lại.
TIẾNG VIỆT
Ôn tập cuối học kì I (tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút, TL câu hỏi về ND đoạn, bài, đọc thuộc 2 đoạn thơ đã học ở học kì 1. 
*HS đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ( tốc độ đọc khoảng trên 60 tiếng / phút.
- Nghe viết đúng trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả(Tốc độ khoảng 60 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.)
*HS viết đúng và tương đối đẹp bài Chính tả(Tốc độ khoảng trên 60 chữ/ 15 phút).
II. ĐỒ DÙNG: 
- Phiếu viết tên từng bài Tập đọc (không có yêu cầu HTL) 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
HĐ1. Kiểm tra tập đọc 
 (khoảng 1/4 số HS của lớp).
- Từng HS bốc thăm chọn bài TĐ, đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Đọc 1 đoạn văn hoặc cả bài theo chỉ định ghi trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GV đọc. Với những HS đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc giờ sau KT lại.
HĐ2. Viết chính tả
- GV đọc đoạn văn: Rừng cây trong nắng.
- Giải nghĩa: Uy nghi: Có dáng vẻ tôn nghiêm gợi sự tôn kính. Tráng lệ: đẹp lộng lẫy 
- Y/c HS đặt câu với từ uy nghi, tráng lệ.
* Đoạn văn tả cảnh gì ?
+ Rừng cây trong nắng có gì đẹp ?
+Đoạn văn có mấy câu?
+ Trong đoạn văn những chữ nào được viết hoa ?
- YCHS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
+ Từ khó: Uy nghi, hun nóng, xanh rờn, 
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV nhắc HS chú ý các từ ngữ khi viết.
- GV nx, tuyên dương.
- HS đọc bài. Các HS còn lại làm BT1- VBT.
- 1HS đọc lại. Cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
VD: - Đền Hùng trông thật uy nghi.
 - Cung điện rất tráng lệ.
- Đoạn văn tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng.
- Có nắng vàng óng, rừng cây uy nghi, tráng lệ 
- Đoạn văn có 4 câu.
- Những chữ đầu câu
- HS nêu.
- HS viết nháp.
- HS viết bài.
- HS tự chữa bài bằng bút chì.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc. 	
TIẾNG VIỆT
Ôn tập cuối học kì I (tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2).
 - HS có ý thức tự giác ôn tập.
II. ĐỒ DÙNG 
- Phiếu viết tên từng bài Tập đọc. 
- Bảng phụ chép sẵn 2 câu văn của BT2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
- Giáo viên cho 5-6 HS bốc thăm bài tập đọc.
- Gọi HS đọc và TL 1 câu hỏi 
- Lần lượt từng HS bốc thăm 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi do GV nêu.
- HS theo dõi và nhận xét.
Hoạt động 2. Ôn tập so sánh.
Bài 2: (BP)
- 2 HS đọc bài, nêu y/c.
- H/dẫn HS giải nghĩa từ :
 Nến dùng để làm gì?
GT: Nến là vật để thắp sáng, làm bằng mỡ hay sáp, ở giữa có bấc, có nơi còn gọi là đèn cầy.
 Cây dù giống cái ô: Cái ô dùng làm gì?
- GT : Cái dù là vật dùng để che nắng, che mưa cho khách trên bãi biển.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Nến dùng để thắp sáng.
Dùng để che nắng, che mưa.
- HS làm cá nhân VBT, 1 HS lên bảng 
Sự vật A
Từ so sánh
Sự vật B
Cây tràm
như
cây nến
Đước
như
Cây dù xanh
- GV nhận xét, đánh giá.
*Đặt câu văn có hình ảnh so sánh.
Chốt : Hình ảnh so sánh thường có 2 sự vật được so sánh với nhau. Ta thường sử dụng biện pháp so sánh khi viết văn cho câu văn có hình ảnh, sinh động. GD HS vận dụng trong viết câu văn, đoạn văn.
Bài 3:
- Gọi HS đọc câu văn.
- YC hs nêu ý nghĩa của từ biển
Chốt :
- HSNX, bổ sung.
- HS đặt câu.
- 1 HS đọc bài, nêu yc.
- 2 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm đôi và nêu miệng.
- HSNX, bổ sung.
Từ biển trong biển lá xanh rờn không có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông mà là một tập hợp nhiều sự vật. Lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá.
Muốn hiểu nghĩa một từ chúng ta phải đặt từ đó trong câu hoặc trong văn cảnh thì mới có cách hiểu đúng. VD: biển người, biển lúa.. 
3. Củng cố- dặn dò:
- HS nêu câu có hình ảnh so sánh.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau : Ôn tập cuối học kì I (T3)
__________________________________________
CHIỀU TIẾNG VIỆT
Ôn tập cuối học kì I (tiết 3)
 I. MỤC TIÊU 
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. 
- Điền đúng nội dung vào giấy mời theo mẫu BT2.
- HS có ý thức tự giác ôn tập.
II. ĐỒ DÙNG: 
- Phiếu viết tên từng bài Tập đọc
- Bảng phụ chép sẵn 2 câu văn của BT2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. GTB: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Nội dung
HĐ1: Ôn tập đọc
- Cho 5 HS lên bảng bốc thăm bài đọc
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc, trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét trực tiếp từng HS.
HĐ2: Luyện viết giấy mời theo mẫu 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ có ghi mẫu giấy mời và gọi 1 HS đọc .
- Giấy mời này mời ai?
- Mời đến dự nhân dịp gì?
- Gọi HS làm mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài, nhắc HS ghi nhớ nội dung của giấy mời như: lời lẽ, ngắn gọn, trân trọng, ghi rõ ngày, tháng.
- Gọi HS đọc lại giấy mời của mình.
- GV nhận xét, chốt cách viết giấy mời.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc nhở HS đọc chưa tốt tích cực rèn đọc.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết ôn tập sau.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi do GV nêu.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS đọc mẫu giấy mời trên bảng
- Mời thầy (cô) hiệu trưởng.
- Lớp tổ chức liên hoan chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- HS nêu.
- Tự làm bài cá nhân vào vở BTTV, 1 HS lên viết trên bảng phụ.
- Nhận xét.
- 3 HS đọc bài.
- Nhận xét.
-HS lắng nghe
ĐẠO ĐỨC
Biết ơn thương binh, liệt sĩ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU.
- Biết công lao của các thương binh liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn, quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với bản thân. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa do nhà trường tổ chức.
- GDKNS: Kĩ năng trình bày suy nghĩ. Kĩ năng xác định giá trị.
- Học sinh có thái độ tôn trọng, biết ơn các gia đình thương binh liệt sĩ 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu học tập, thẻ màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ: : 
- Thương binh liệt sĩ là người ntn? Có thái độ ntn đối với TB-LS.
2. Bài mới : GTB
HĐ1:Xem tranh (ảnh) và kể về những người anh hùng.
 MT: Giúp học sinh hiểu rõ về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ thiếu niên.
Cách tiến hành.
- Gv cho Hs xem tranh Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng,Trần QuốcToản.
? Bức tranh vẽ ai ?
? Em hãy kể đôi điều về những người trong tranh.
- Các em phải làm gì để tỏ lòng biết ơn TB-LS.	
 - Hát, đọc thơ về anh hùng đó
 KL: GV tóm tắt lại gương chiến đấu hi sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở HS học tập theo gương đó.
HĐ2: Kể tên việc em đã làm hoặc trường tổ chức để đền đáp ... ở địa phương. 
Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ về các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương và có ý thức tham gia hoặc ủng hộ các hoạt động đó.
Cách tiến hành.
? ở địa phương em có gia đình TB-LS nào?
? Kể lại một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh liệt sĩ ở địa phương mà em biết?
? Tại sao chúng ta phải biết ơn, kính trọng các TBLS?
HĐ3: 	HS múa hát đọc thơ KC về chủ đề biết ơn thương binh liệt sĩ	
- HS hát múa.
KL: Chúng ta cần phải biết ơn, kính trọng ... Có rất nhiều việc mà các em có thể làm được để cảm ơn các TB - LS.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Thực hiện biết ơn các thương binh liệt sĩ bằng những việc phù hợp. 
- GV tổng kết , nhận xét giờ học 
- HS quan sát + TLCH.
- HS nêu.
- HS kể.
- Phấn đấu học tập tốt để tỏ lòng...
- HS lần lượt báo cáo.
- HS nêu.
- là những người đã hi sinh cho TQ.
- HS lên biểu diễn.
- Đơn ca, tốp ca, song ca, múa...
- HS biểu diễn theo tổ. 
TIẾNG ANH
 Đ/c Hòa dạy
___________________________________________________________________
SÁNG 	Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2021
TIẾNG VIỆT
Ôn tập cuối học kì I (tiết 4)
I.MỤC TIÊU: 
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. 
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn BT2.
- GD HS tích cực ôn tập.
II. ĐỒ DÙNG
Phiếu viết tên bài TĐ. BP chép BT2.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC 
1. Giới thiệu bài: GT trực tiếp.
2. Nội dung
HĐ1: Ôn tập đọc 
- Cho 5 HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Gọi HS nhận xét bạn đọc; trả lời câu hỏi
- Nhận xét trực tiếp từng HS.
HĐ2: Ôn tập về dấu chấm, dấu phẩy
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc bài.
- GV yêu cầu HS tự làm.
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng. 
- GV chốt lời giải đúng.
- Gọi HS nêu tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy.
- GV chốt: Dấu chấm dùng để kết thúc 1 câu kể. Dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận TLCH Ở đâu?, Khi nào?.. với nòng cốt câu; dùng để ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ giống nhau trong câu. GDHS sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy khi viết câu văn, đoạn văn.
3. Củng cố, dặn dò
- Dấu chấm có tác dụng gì?
- Dặn HS tiếp tục ôn tập.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- HS đọc và trả lời câu hỏi do GV nêu.
- Theo dõi và nhận xét.
- HS đọc, nêu yc.
- HS trao đổi nhóm đôi làm bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài: Cà Mau đất xốp. Mùa nắng đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chịu nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải dài, cắm sâu vào lòng đất.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS giải thích lí do điền dấu.
- 2, 3 HS đọc lại bài làm.
- HS nêu tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy.
- HS nêu.
 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
¤n tËp häc k× I
I. MỤC TIÊU
- Củng cố cho H/s về 1 số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thông tin liên lạc. Kể được các thành viên trong gia đình.
- Biết kể được 1 số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thông tin liên lạc. Giới thiệu từng thành viên trong gia đình mình.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
- Kể tên các cơ quan trong cơ thể người?
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài, ghi bảng
b. Bài giảng
HĐ 1:Kể tên các hoạt động
 Thảo luận nhóm về các hoạt động của nông nghiệp, công nghiệp.
+ Nông nghiệp.
+ Công nghiệp, thương mại.
+ Thông tin, liên lạc.
-KL:Các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc nhằm phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu của con người, cần phát triển đồng đều các hoạt động trên để xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh.
HĐ 2: Giới thiệu các thành viên trong gia đình. 
Thảo luận nhóm 4 về các thế hệ trong gia đình mình.
- Cho HS giới thiệu thế hệ trong gia đình mình trước lớp.
- GV biểu dương HS giới thiệu lưu loát.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Nêu nội dung bài?
- Nhận xét tiết học.
- 2 em trả lời, HS dưới lớp nhận xét.
- Học sinh thảo luận theo nhóm 2.
+ Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
+Khai thác than, dầu khí, dệt,mua bán, trao đổi hàng hóa.
+ Đài truyền hình, đài phát thanh.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
- HĐ nhóm 4.
- HS giới thiệu trong nhóm 4 các thế hệ trong gia đình mình.
- Một số HS nối tiếp giới thiệu trước lớp.
TOÁN
 Chu vi hình vuông
I.MỤC TIÊU: 
- Nhớ qui tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4).
 - Vận dụng quy tắc tính chu vi hình vuông để giải các bài toán liên quan đến tính chu vi hình vuông. 
 - Giáo dục học sinh say mê học toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
Bảng phụ bài 1, hình vẽ trong SGK bài 3 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
A. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình vuông.
- YC hs nêu cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn xây dựng cách tính chu vi hình vuông.
- GV vẽ lên bảng 1 HV có cạnh dài 5 dm
- HS nêu.
- HS nêu.
YC hs tính chu vi HV ABCD.
- Hãy tính theo cách khác.
- HS làm cá nhân, 1 HS lên bảng :
5+ 5 + 5 + 5 = 20 (dm)
- HS nêu : 5 x 4 = 20 (dm)
+ 5 dm là gì của HV?
- 5 dm là độ dài cạnh của HV.
- Muốn tính tính chu vi HV ta làm như thế nào?
- HSTL.
Chốt : Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy 
- Nhiều HS nhắc lại quy tắc.
độ dài một cạnh nhân với 4.
HĐ 2: Luyện tập.
Bài 1: (Bảng phụ) : Viết vào ô trống
- HS đọc bài, nêu yc.
- GV hd mẫu
- HS làm mẫu.
- GV yêu cầu HS tương tự mẫu hoàn thiện bài tập, nêu kết quả nối tiếp trước lớp.
- HS làm cá nhân, nêu kết quả trước lớp.
- HSNX
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
- HS nêu lại cách tính chu vi hình vuông.
Chốt lại cách tính chu vi hình vuông.
Bài 2: 
- HS đọc đề.
- HS phân tích đề.
- Gọi HS nêu cách làm.
- GV lưu ý: Tính độ dài đoạn dây cũng chính là tính chi vi hình vuông có độ dài một cạnh là 10 cm.
- Yêu cầu làm bài
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- Một HS chữa bài trước lớp.
Đoạn dây đó dài số xăng- ti - mét là:
10 x 4 = 40 (cm)
 Đáp số: 40 cm
- GV nhận xét, đánh giá.
 Chốt: Vận dụng cách tính chu vi hình vuông để tính độ dài đoạn dây.
- HSNX
Bài 3:
- HS đọc đề.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ
- HS quan sát hình vẽ.
- GV HD HS phân tích bài toán.
- YC hs trao đổi nêu cách làm
- HS phân tích bài.
- HS trao đổi nhóm đôi nêu cách làm 
B1: Tính độ dài cạnh hình chữ nhật.
B2. Tính chu vi hình chữ nhật ghép bởi ba viên gạch hình vuông.
- Yêu cầu làm vở.
- 1 HS lên bảng, HS làm cá nhân vào vở.
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
20 x 3 = 60 (cm)
Chu vi hình chữ nhật là:
 (20 + 60) x 2 = 160 (cm)
Đáp số: 160 cm
- GVNX, đánh giá.
- HSNX
 Chốt : Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật. GD HS vận dụng tính chu vi các đồ vật, mảnh vườn, mảnh ruộng hình vuông trong thực tế
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- BT có mấy yêu cầu? Là những yêu cầu nào?
- Có 2 yêu cầu : Đo độ dài cạnh hình vuông và tính chu vi hình vuông.
- YC hs tự làm.
- GV nhận xét, chốt cách làm đúng.
Chốt cách đo độ dài đoạn thẳng và tính chu vi hình vuông.
- HS tự làm bài cá nhân vào vở, 1 HS lên chữa bài.
- HSNX
3. Củng cố dặn dò.
- Cho HS nhắc lại cách tính chu vi HV.
- HS nêu.
- GV đánh giá tiết học. Nhắc HS vận dụng vào thực tế.
- Nhắc chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
ÂM NHẠC
Tập biểu diễn các bài hát đã học ở học kì I
I. MỤC TIÊU :
- HS trình bày thuần thục các bài hát đã học ở học kì I. Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm, vận động minh hoạ.
- Tập biểu diễn các bài hát bằng các hình thức song ca, tốp ca.
- Học sinh yêu thích ca hát.
II. CHUẨN BỊ :
 + Một vài động tác minh hoạ cho các bài hát.
 + Dạy ngoài trời (HĐ1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ 
- Giờ trước cô đã dạy các em câu chuyện gì ?
- Gọi một HS nói tên 7 nốt nhạc.
- GV nhận xét.
2.Bài mới 
a. Ôn tập bài hát (cho HS ra ngoài sân).
* Bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết
- GV yêu cầu
+ Hát kết hợp gõ theo phách :
+ GV làm mẫu câu 1 và câu 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
- GV chỉ định từng tổ đứng trình bày.
- GV yêu cầu
+ Hát kết hợp gõ theo nhịp :
- GV làm mẫu câu 1 và 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
- GV chỉ định 2 HS song ca kết hợp gõ theo nhịp.
b. Bài hát : Con chim non
- GV yêu cầu
+ Hát kết hợp vận động 
- Hát và vỗ tay theo nhịp 3 : GV chỉ định từng tổ trình bày.
- Hát và bước chân theo nhịp 3 : GV chỉ định một vài nhóm lên trình bày.
- GV hướng dẫn đánh nhịp
+ Hát và tập đánh nhịp 3 : GV hướng dẫn đánh nhịp 3, động tác thực tế mềm mại và uyển chuyển hơn so với sơ đồ. GV hát và đánh nhịp làm mẫu rồi hướng dẫn HS thực hiện. Sau đó chỉ định một vài HS trình bày.
c. Bài hát : Ngày mùa vui
- GV yêu câu
+ Hát kết hợp gõ theo phách :
- GV làm mẫu câu 1 và 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
- GV chỉ định từng tổ trình bày.
- GV hướng dẫn.
+ Hát kết hợp gõ theo nhịp và vận động :
- GV làm mẫu câu 1 và 2, HS hát và tập gõ đệm cả bài hát.
- GV điều khiển.
+ GV yêu cầu HS tập biểu diễn bài hát bằng các hình thức song ca, tốp ca.
- GV dặn HS : về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS ra sân.
- HS thực hiện
- HS trình bày
- HS thực hiện
- HS trình bày
- HS thực hiện
- HS tập đánh nhịp
- HS thực hiện
- HS trình bày
- HS tập hát kết hợp gõ đệm và vận động
- HS trình bày
- HS ghi nhớ
CHIỀU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
Kỹ năng thể hiện lối sống văn minh. Tiết 1:	Tìm hiểu lối sống văn minh
I. MỤC TIÊU
1. Kiếnthức
- Học sinh biết được những biểu hiện thể hiện sự văn minh trong lời nói
2 Kĩ năng
- Học sinh hình thành kỹ năng thể hiện sự văn minh trong lời nói: chào hỏi lễ phép, lịch sự; ăn nói nhẹ nhàng, từ tốn
3. Thái độ
- Học sinh ý thức được sự cần thiết của việc sử dụng lời nói văn mình và lên án những biểu hiện, những lời nói thiếu văn minh
4.Định hướng phát triển năng lực học sinh
- Học sinh hình thành năng lực tự giác, năng lực giao tiếp, năng lực bộc lộ cảm xúc, năng lực làm việc nhóm
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị loa, nhạc
2. Chuẩn bị của học sinh: Tâm thế bước vào tiết học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Khởi động: bằng trò chơi
2. Dạy bài mới
 “ Văn minh” là hội nhập theo cái mới, cái đúng đắn hiện có mà hàng ngày con người, xã hội đang từng bước hoàn thiện. Để lời ăn, tiếng nói thực sự của một học sinh văn minh, thanh lịch thì chính bản thân các em phải tự ý thức về suy nghĩ, về lời nói của bản thân mình. Suy nghĩ dẫn dắt lời nói vì thế phải nghĩ sao cho đúng để xưng hô, nói năng cho phù hợp. Khi giao tiếp với thầy cô sẽ khác khi giao tiếp với gia đình, bạn bè, mỗi giao tiếp se có những chuẩn mực riêng. Chúng ta hay cùng nhau giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bằng những lời nói văn minh, thanh lịch hàng ngày.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Sự khác nhau giữa lời nói văn minh và lời nói thiếu văn minh
“ Lời nói” là các hoạt động trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm, bằng ngôn ngữ của con người trong đời sống hằng ngày đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. 
 “Lời nói” còn thể hiện tư cách đạo đức, nhân cách, nhân phẩm và văn hóa của con người. Bởi thế, qua lời ăn tiếng nói của một người mà có thể khẳng định nhân cách tốt hay xấu của con người đó.
? Theo em, lời nói như thế nào được gọi là lời nói văn minh? Lời nói như thế nào được gọi là lời nói thiếu văn minh?
- Giáo viên nhận xét và kết luận:
* Lời nói văn minh:
+ Trước hết, phải biết ăn nói nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng đối tượng đang giao tiếp 
+ Ăn nói đúng mực, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp 
+ Biết chào hỏi mọi người, nói lời xin lỗi, cảm ơn đúng lúc 
* Lời nói thiếu văn minh: 
+ Lời nói dối, nói tục, chửi bậy, 
+ Nói lời thô lỗ, cộc cằn, xúc phạm người khác 
+ Nói leo, cướp lời của người khác 
2. Tầm quan trọng của việc thể hiện văn minh trong lời nói
? Văn minh trong lời nói có quan trọng không? Tại sao?
- Giáo viên nhận xét và kết luận:
Văn minh trong lời nói giúp em: 
+ Tạo được thiện cảm, dấu ấn ở người khác, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xungquanh 
+ Tiếp sức mạnh, tạo nguồn động viên cho người khác đứng dậy sau thất bại, vấp ngã 
+ Giúp chúng ta giải quyết bất hòa trong cuộc sống (một điều nhịn chín điều lành) 
+ Lời ăn tiếng nói chính là thước đo nhân cách con người
? Vậy khi các em sử dụng lời nói thiếu văn minh sẽ dẫn tới hậu quả gì?
- Giáo viên nhận xét và kết luận:
+ Các em sẽ không có được sự quý mến từ mọi người, đánh mất mối quan hệ tốt đẹp với mọi người
+ Làm đau lòng hoặc gây tổn thương người khác.
+ Là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.
– Đánh mất cơ hội đạt được sự thành công vì cách ăn nói
3. Trải nghiệm - Lời chào của em
- Giáo viên yêu cầu học sinh hát và làm theo động tác “ chào hỏi” trong bài hát “ Con chim Vành Khuyên” của nhạc sĩ Hoàng Vân
? Em hãy cho biết sự văn minh trong lời nói của chú chim Vành Khuyên?
- Giáo viên nhận xét
- Giáo viên làm mẫu: 
 B1: Học sinh khoanh tay, giữ tư thế lưng thẳng, nghiêng người 30o. 
B2: Mắt nhìn thẳng người đối diện
B3: Gửi lời chào và mỉm cười 
Ví dụ: Gặp thầy giáo – HS: “ Em chào thầy ạ”
- Đối với từng đối tượng học sinh sẽ có cách xưng hô chào hỏi khác nhau
Thực hành:
- Giáo viên hô đối tượng và học sinh thực hiện hành động chào và gửi lời chào tương ứng: 
+ Khi em gặp cô giáo
+ Khi em gặp thầy giáo
+ Khi em gặp bác bảo vệ
+ Khi gặp bạn học
+ Khi em gặp bác hàng xóm
+ Khi em gặp người lạ tới nhà
+ Khi em gặp bố, mẹ, ông bà 
4.Trải nghiệm hỏi nhanh - đáp nhanh
- Em văn minh trong lời nói
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm. Đại diện nhóm trả lời đúng và nhanh nhất sẽ cộng cho nhóm 1 ngôi sao điểm tốt
- Giáo viên đưa ra các câu hỏi hoặc tình huống, học sinh nhanh chóng đưa ra lời nói đáp lại của mình:
(Lưu ý: Giáo viên nhận xét và đưa ra lời nói cần đáp lại trong tình huống. Sau đó, giáo viên đọc lại câu hỏi và yêu cầu tất cả học sinh đồng thanh hô to lời cần đáp lại)
Câu 1: Trong bữa cơm gia đình, trước khi ăn em thườngcó lời nói gì gửi tới ông bà, bố mẹ, anh chị em của mình ?
- Đáp án: Cháu mời ông bà ăn cơm/ Con mời bố mẹ ăn cơm/ Em mời ăn chị ăn cơm 
Câu 2: Khi em nhận được lời cảm ơn từ người khác
- Em đáp lại: Dạ, đây là việc mình nên làm ạ/ Đây là việc cháu nên làm ạ/ Đây là việc con nên làm ạ .
Câu 3: Khi em nhận được lời xin lỗi từ người khác
- Em đáp lại:Mình chấp nhận lời xin lỗi từ bạn/ Mong rằng đây là lần cuối cùng ..
Câu 4: Khi em làm sai hay mắc lỗi
- Em đáp lại: Mình xin lỗi bạn/ Con xin lỗi bố mẹ/ Em xin lỗi thầy cô/ Em xin lỗi anh, chị .
Câu 5: Khi có ai đỡ giúp đỡ em
- Em đáp lại: Mình cảm ơn bạn/ Con cảm ơn bố mẹ/ Cháu cảm ơn ông bà/ Em cảm ơn anh chị ..
Câu 6: Nhờ ai đó giúp đỡ mình
- Em đáp lại: Làm ơn, giúp mình/ Cháu nhờ chút việc ạ
Câu 7: Khi ai đó nhờ em giúp đỡ
- Em đáp lại: Mìnhrất vui khi được giúp đỡ bạn/ cháu rất vui khi được giúp đỡ ông bà/ Con rất vui khi được giúp đơ bố mẹ/ Cháu rất vui khi được giúp bác .
Câu 8: Khi ai đó nhắc nhờ em việc gì đó
- Em đáp lại : Cảm ơn bạn đã góp ý/ Cảm ơn cô đã góp ý cho cháu a/ Cảm ơn bố mẹ, ông bà đã góp ý cho con ạ .
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh trả lời
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
- Học sinh trả lời
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
- Học sinh trả lời
- Học sinh hát và làm động tác chào hỏi theo lời nhạc
- Học sinh trả lời
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
- Học sinh thực hiện động tác chào và gửi lời chào: 
+ Con/cháu/em ...chào ..ạ
+ Tôi chào bạn (có thể chỉ cần vẫy tay và mỉm cười) 
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh trả lời nhanh
- Học sinh đồng thanh hô to lời cần đáp
3.Củng cố, dặn dò
 Lời nói chính là phương tiện giúp con người thực hiện các hoạt giao tiếp. Không có ngôn ngữ, nhất định sẽ không có văn mình. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong đời sống thường ngày gọi là lời ăn tiếng nói. Lời nói chính là tấm gương của tâm hồn, nó phản ánh tính cách và phẩm chất của con người. Do vậy việc chúng ta thể hiện sự văn mình trong lời nói là điều vô cùng cần thiết.
“Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
______________________________
TIẾNG ANH
Đ/c Hòa dạy
_________________________________________
 TIẾNG VIỆT
Ôn tập cuối học kì I (tiết 5)
I. MỤC TIÊU
- Đọc thầm bài: Đường vào bản và trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu cho HS. 
- Giáo dục HS ý thức tự giác trong giờ học.
II. ĐỒ DÙNG
- Phiếu học tập ghi sẵn nội dung bài: Đường vào bản và trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc (HĐ 2).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: Củng cố kiến thức:
- Để làm tốt dạng bài đọc – hiểu, chúng ta cần thực hiện theo mấy bước? Hãy nêu rõ các bước?
- Nêu cách làm dạng bài tập trắc nghiệm?
- GV và HS nhận xét, đánh giá.
HĐ2: Thực hành:
- Phát phiếu học tập cho HS
- Gọi HS đọc nội dung phiếu
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc thầm và làm bài tập (thời gian: 20 phút) 
- GV lần lượt nêu các câu hỏi - Gọi HS nêu ý kiến.
- Đánh giá 
- Tuyên dương những HS làm đúng và nhanh.
HĐ 3: Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nói câu có hình ảnh so sánh?
- Các sự vật được đem ra so sánh phải có đặc điểm như thế nào?
- Nhận xét giờ học. Yêu cầu HS chuẩn bị tốt nội dung ôn tập để KTĐK CHKI.
- Cần thực hiện theo 2 bước:
+ Bước 1: Đọc thầm bài đọc để nắm được nội dung của bài đọc.
+ Bước 2: Đọc kĩ nội dung câu hỏi để thực hiện đúng yêu cầu của bài.
*HS nêu:
+ Dựa vào nội dung bài đọc để lựa chọn đáp án đúng.
+ Dùng phương pháp lựa chọn: loại dần những đáp- án sai, đáp án cuối cùng còn lại là đáp án đúng, 
- Nhận xét
- HS nhận phiếu
- 2 HS đọc to nội dung phiếu
- HS đọc thầm và làm bài tập (thời gian: 20 phút)
- HS nêu ý kiến.
Đáp án: 
1.A, 2.B, 3.C, 4.B, 5.B
*Giải thích lí do chọn đáp án đúng
- Lớp nhận xét 
*Nhiều HS nói câu trước lớp.
- Chúng phải có điểm giống nhau hoặc gần giống nhau.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, khen ngợi những HS đọc tốt, viết đơn đúng nhắc HS chưa kiểm tra đọc về nhà tiếp tục luyện đọc. 
- Chuẩn bị bài: Ôn tập tiết 6.	
SÁNG Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2021
TIN HỌC
 Đ/c Phạm Thảo dạy
___________________________
TIẾNG ANH
Đ/C Hòa dạy
__________________________
THỂ DỤC
Đ/C Dũng dạy
___________________________
MĨ THUẬT
Đ/c Luyến dạy
_________________________
Chiều TIẾNG VIỆT
Ôn tập cuối học kì I (tiết 6)
I.MỤC TIÊU: 
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. 
- Bước đầu viết được một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến BT2.
- GD HS tích cực ôn tập
II. ĐỒ DÙNG: 
- Phiếu viết tên bài TĐ. 
- BP chép phần chốt cách trình bày thể thức một bức thư.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HĐ1. Kiểm tra tập đọc (những HS chưa đạt điểm ở trong các tiết kiểm tra trước).
Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Thực hiện như ở tiết 1.
HĐ2. Ôn tập về viết thư. 
Bài 2
Hãy viết thư thăm một người thân hoặc một người mà em quý mến (ông, bà,..).
 - Em sẽ viết thư cho ai ? 
 * Nêu lại thể thức trình bày 1 bức thư? Gồm mấy phần? Mỗi phần cần nêu gì ?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_18_nam_hoc_2020_2021_ban.docx