Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thùy Dung

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thùy Dung

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc ( ) và vận dụng để giải toán có lời văn.

3. Thái độ:

- HS yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: SGK, bảng phụ.

2. Học sinh: SGK, bảng con, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)

- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- GV gọi HS lên bảng thực hiện tính giá trị của biểu thức: 234: 2 + 15; dưới lớp thực hiện bảng con: 195 x 3 : 5.

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới: (30 phút)

- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

 

docx 37 trang ducthuan 2290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thùy Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17:
Ngày soạn : Ngày 26 tháng 12 năm 2020
Ngày giảng: Thứ hai ngày 29 tháng 12 năm 2020
TIẾT 1: 
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
 ..@&? ..
TIẾT 2:
TOÁN
§81: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc ( ) và vận dụng để giải toán có lời văn.
3. Thái độ:
- HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, bảng con, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- GV gọi HS lên bảng thực hiện tính giá trị của biểu thức: 234: 2 + 15; dưới lớp thực hiện bảng con: 195 x 3 : 5.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: (30 phút)
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Hướng dẫn HS tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc (12 phút)
HĐ 2: Luyện tập (18 phút)
* Giới thiệu quy tắc
- Ghi lên bảng 2 biểu thức : 
 30 + 5 : 5 và ( 30 + 5 ) : 5 
- Yêu cầu HS tìm cách tính giá trị của 2 biểu thức trên.
+ Hãy tìm điểm khác nhau giữa 2 biểu thức trên?
- Kết luận: Chính điểm khác nhau này mà cách tính giá trị của 2 biểu thức khác nhau.
- Gọi HS nêu cách tính giá trị của biểu thức thứ nhất.
- Ghi bảng: 30 + 5 : 5 = 30 + 1 
 = 31
- Giới thiệu cách tính giá trị của biểu thức thứ 2: " Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc".
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện tính giá trị của biểu thức thứ hai.
- Nhận xét chữa bài.
+ Em hãy so sánh giá trị của 2 biểu thức trên?
+ Vậy khi tính giá trị của biểu thức ta cần chú ý điều gì?
- Viết lên bảng biểu thức: 
3 x ( 20 - 10 )
- Yêu cầu HS nêu cách tính giá trị của biểu thức trên .
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét chữa bài.
- Cho HS học thuộc quy tắc: Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm ý a, dưới lớp làm ý b vào bảng con.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV nhắc HS nhớ lại quy tắc để làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài 3. 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu gì?
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- HS trao đổi theo cặp tìm cách tính.
+ Biểu thức thứ nhất không có dấu ngoặc, biểu thức thứ hai có dấu ngoặc.
- Ta phải thực hiện phép chia trước: 
- Lấy 5 : 5 = 1 rồi lấy 30 + 1 = 31
- 1 HS lên bảng thực hiện 
 ( 30 + 5 ) : 5 = 35 : 5 
 = 7 
- Giá trị của 2 biểu thức trên khác nhau.
- Cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, rồi thực hiện các phép tính đúng thứ tự.
- Lớp thực hành tính giá trị biểu thức vào nháp.
- 1 HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét, chữa bài. 
3 x ( 20 – 10 ) = 3 x 10
 = 30
- Nhẩm học thuộc lòng quy tắc.
- 1 HS nêu yêu cầu BT.
- 1 HS nhắc lại cách thực hiện.
- 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào bảng con.
a, 25 – (20 – 10) = 25 – 10 
 = 15
 80 – (30 + 25) = 80 – 55
 = 25
b, 125 + (13 + 7) = 125 + 20
 = 145
 416 – (25 – 11) = 416 – 14
 = 402
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Cả lớp làm bài vào vở; 2 HS làm bảng phụ.
a, (65 + 15 ) x 2 = 80 x 2 
 = 160
 48 : (6 : 3) = 48 : 2
 = 24
b, 81 : (3 x 3 ) = 81 : 9 
 = 9
 (74 – 14) : 2 = 60 : 2
 = 30
- 1 HS đọc bài toán.
- Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 4 ngăn.
- Tìm mỗi ngăn có baonhiêu quyển sách, biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau?
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
Cách 1: Bài giải 
Số sách xếp trong mỗi tủ là :
 240 : 2 = 120 (quyển)
Số sách xếp ở mỗi ngăn là :
 120 : 4 = 30 (quyển)
 Đáp số: 30 quyển
 Cách 2: Bài giải
 Số ngăn sách cả hai tủ có là :
 4 x 2 = 8 (ngăn)
 Số quyển sách mỗi ngăn có là:
 240 : 8 = 30 (quyển)
 Đáp số: 30 quyển
4. Củng cố: (3 phút)
- GV gọi HS nêu lại quy tắc tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (2 phút)
- Nhắc HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 3,4:
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
§49, 50: MỒ CÔI XỬ KIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
2. Kĩ năng:
- HS rèn kĩ năng đọc hiểu, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
3. Thái độ: 
- HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK; bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
2. Học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- GV gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Về quê ngoại và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Luyện đọc (30 phút)
HĐ 2: Tìm hiểu bài (15 phút).
HĐ 3: Luyện đọc lại (7 phút).
HĐ 4: Kể chuyện (20 phút)
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.
+ Giọng chủ quán: vu va, gian trá.
+ Giọng bác nông dân: thật thà.
+ Giọng của Mồ Côi: nhẹ nhàng, thong thả, tự nhiên 
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 1.
- GV hướng dẫn HS đọc từ khó: nông dân, lợn quay, gà luộc, lạch cạch,...
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 2.
+ Bài tập đọc hôm nay gồm có mấy đoạn?
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- GV hướng dẫn HS đọc câu khó:
Bác này vào quán của tôi/ hít hết mùi thơm lợn quay,/ gà luộc,/ vịt rán/ mà không trả tiền.// Nhờ Ngài xét cho.//
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- GV gọi HS chú giải.
* Luyện đọc đoạn trong nhóm.
- GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi trong 5 phút.
- GV gọi 2-3 nhóm thi đọc trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt, đọc hay.
- GV yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn đầu.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì? 
- Yêu cầu một HS đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm trao đổi và TLCH:
+ Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân?
+ Khi bác nông dân nhận có hít mùi thơm trong quán Mồ Côi xử thế nào?
+ Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe lời phán xử?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 3, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao Mồ Côi lại bảo bác nông dân xóc đúng 10 lần? 
+ Mồ Côi đã nói gì sau phiên toà?
- KL: Mồ Côi xử trí thật tài tình, công bằng 
- Đọc mẫu diễn cảm đoạn 2 và 3. 
- Mời lần lượt mỗi nhóm 4 HS lên thi đọc phân vai đoạn văn. 
- Theo dõi bình chọn HS đọc hay nhất. 
* Nêu nhiệm vụ: Dựa vào tranh minh họa, kể lại toàn bộ câu chuyện.
* Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện theo tranh.
 - Treo các tranh đã chuẩn bị sẵn trước gợi ý HS nhìn tranh để kể từng đoạn. 
- Gọi 1 HS khá kể mẫu đoạn 1 câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
- Yêu cầu từng cặp HS lên kể .
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể 3 đoạn câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu 1 HS kể lại cả câu chuyện.
 - GV cùng lớp bình chọn HS kể hay nhất.
- HS theo dõi vào SGK.
- HS đọc nối tiếp câu lần lượt đến hết bài.
- HS đọc từ khó (cá nhân, đồng thanh).
- HS đọc nối tiếp câu lần lượt đến hết bài.
- Bài tập đọc gồm 3 đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc câu khó (cá nhân, đồng thanh).
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- 1 HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi trong 5 phút.
- 2-3 nhóm thi đọc trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS đọc đồng thanh.
- 1 HS đọc cả bài.
- Đọc thầm đoạn 1.
- Chủ quán, bác nông dân và chàng Mồ Côi.
- Về tội bác nông dân vào quán hít các mùi thơm của gà quay, heo rán mà không trả tiền 
- 1 HS đọc đoạn 2 của bài, cả lớp theo dõi và trả lời :
- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm chứ không mua gì cả.
- Xử bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan phân xử.
- Bác giãy nảy lên 
- 1 HS đọc đoạn lại đoạn 3, cả lớp đọc thầm theo .
- Vì bác xóc 2 đồng bạc đúng 10 lần mới đủ 20 đồng.
- Mồ Côi nói: bác này đã bồi thường đủ số tiền vì một bên hít mùi thơm và một bên nghe tiếng bạc thế là công bằng.
- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu. 
- 4 HS lên phân vai các nhân vật thi đọc diễn cảm đoạn văn. 
 - Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất. 
- Quan sát 4 tranh ứng với nội dung 3 đoạn.
- 1 HS khá nhìn tranh minh họa kể mẫu đoạn 1 câu chuyện.
- Từng cặp tập kể.
- 3 HS kể nối tiếp theo 3 đoạn của câu chuyện
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.
4. Củng cố: (2 phút)
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Khuyến khích HS kể chuyện cho người thân nghe, nhắc HS chuẩn bị bài sau: Anh Đom Đóm.
Rút kinh nghiệm:
 . 
. .. . ..@&? . . 
Ngày soạn : Ngày 26 tháng 12 năm 2020
Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2020
TOÁN
§82: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ).
- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu “=”, “ ”.
2. Kĩ năng:
- HS rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức.
3. Thái độ:
- HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- GV gọi HS nhắc quy tắc tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc?
- GV gọi HS lên bảng tính giá trị của biểu thức: (75 + 43) x 2; dưới lớp thực hiện bảng con: 286: (45 – 43).
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: (32 phút)
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu cảu tiết học.
NỘI DUNG
HOẠT DỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Bài tập (32 phút)
Bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con.
- GV chữa bài.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV nhắc HS xem kĩ các biểu thức để áp dụng các quy tắc.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của biểu thức: (421 – 200) x 2 với 421 – 200 x 2 
- Giải thích tại sao?
=>Vậy khi tính giá trị của biểu thức, ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thực hiện các phép tính đúng theo thứ tự.
Bài tập 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Viết lên bảng:
(12 + 11) x 3 45
+ Để điền được đúng dấu cần điền vào chỗ trống, chúng ta cần làm gì?
- Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức.
- Yêu cầu HS so sánh 69 và 45
- Vậy ta điền dấu > vào chỗ trống.
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
- GV nhận xét.
Bài tập 4: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi Ai nhanh hơn.
- Chia nhóm, nêu luật chơi.
- HS chơi
- GV theo dõi, quan sát HS xếp hình.
- Bình xét đội nhanh nhất.
- Tuyên dương đội thắng cuộc.
- HS nêu: Tính giá trị của biểu thức
- Thực hiện tính trong ngoặc đơn trước. 
- HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào bảng con. 
a. 238 – (55 – 35) = 238 – 20
 = 218 
 175 – (30 + 20) = 175 – 50
 = 125
b. 84 : (4 : 2) = 84 : 2 
 = 42
 (72 + 18) x 3 = 90 x 3 
 = 270
- HS nêu : Tính giá trị của biểu thức
- HS làm bài:
a. (421 – 200) x 2 = 221 x 2 
 = 442
421 – 200 x 2 = 421 – 400
 = 21
b. 90 + 9 : 9 = 90 + 1 
 = 91
 (90 + 9) : 9 = 99 : 9
 = 11
- Giá trị của 2 biểu thức khác nhau. 
- Vì thứ tự thực hiện các phép tính trong 2 biểu thức này khác nhau.
- Chú ý theo dõi.
- HS nêu: Điền dấu >, <, = ?
- Tính giá trị của biểu thức (12 + 11) x 3 trước, sau đó so sánh giá trị của biểu thức với 45.
- HS tính :
(12 + 11) x 3 = 23 x 3 = 69
- 69 lớn hơn 45
- HS làm bài :
11 + ( 52 – 22 ) = 41
30 < (70 + 23) : 3
120 < 484 : ( 2 + 2)
- HS nhận xét.
- HS nêu: Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như bên: Hãy xếp thành hình cái nhà:
- Thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS chơi.
- HS bình xét.
4. Củng cố: (2 phút)
- Nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Nhắc HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 2:
CHÍNH TẢ: (Nghe – viết)
§33: VẦNG TRĂNG QUÊ EM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nghe – viết và làm bài tập chính tả.
3. Thái độ:
- HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- GV gọi HS lên bảng viết các chữ ghi từ: công cha, trong nguồn; dưới lớp viết bảng con: chữ hiếu, chảy ra.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: (32 phút)
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Hướng dẫn HS viết chính tả (25 phút)
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (7 phút)
a. Trao đổi về nội dung bài viết
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.
- GV gọi 2 HS đọc lại bài.
+ Đoạn văn nói lên điều gì?
b. Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- GV đưa từ khó: lũy tre làng gió nồm, ôm ấp, thao thức.
- Yêu cầu HS viết từ khó vào bảng con, 2 HS lên bảng viết bảng lớp.
d. Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết chính tả.
e. Soát lỗi
- GV đọc chậm cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài
- GV thu 5-7 vở nhận xét.
Bài tập 2a:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài tập cá nhân vào SGK, 1 HS làm bảng phụ.
- GV gắn bảng phụ lên bảng, gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt đáp án, yêu cầu HS hoàn thành vào VBT.
- GV gọi HS đọc lại bài thơ hoàn chỉnh.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc lại bài.
- Vẻ đẹp của vầng trăng quê em.
- Có 7 câu.
- Chữ đầu câu.
- HS lắng nghe.
- 2 HS viết bảng lớp; HS dưới lớp viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS dùng bút chì soát lỗi.
- HS nộp vở.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài tập.
- Các từ cần điền: mắc trồng khoai, bắc mạ (gieo mạ), gặt hái, mặc đèo cao, ngắt hoa .
- HS thực hiện.
- 3-4 HS đọc đoạn thơ.
4. Củng cố: (2 phút)
- Nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhân xét tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Nhắc HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Nghe – viết: Âm thanh thành phố.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 3:
ĐẠO ĐỨC
§17: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc.
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
2. Kĩ năng:
- HS biết làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
- Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ.
3. Thái độ:
- HS tôn trọng, biết ơn các gia đình thương binh, liệt sĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: VBT Đạo đức, bảng phụ.
2. Học sinh: VBT Đạo đức, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- GV gọi HS kể những việc các em đã làm đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: (32 phút)
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Xem tranh và kể về những người anh hùng (15 phút)
HĐ 2: Kể lại một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương mà em biết (7 phút)
HĐ 3: HS múa hát, đọc thơ, kể chuyện...về chủ đề biết ơn thương binh, liệt sĩ (10 phút)
HĐ 4: Tích hợp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh bài “Tấm lòng của Bác với thương binh liệt sĩ” (8 phút)
- GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một tranh (hoặc ảnh) của Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng; yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi.
- GV gọi đại diện từng nhóm trình bày. (có thể yêu cầu mỗi người trong nhóm trình bày một phần)
- GV tóm tắt lại gương chiến đấu hy sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở HS học tập theo các tấm gương đó.
- GV nhận xét, đánh giá. 
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung và nhắc nhở HS tích cực ủng hộ, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.
- Múa hát, kể chuyện, đọc thơ...về chủ đề biết ơn liệt sĩ.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công ơn to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình.
a, Đọc hiểu
- GV đọc câu chuyện “ Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ”
- GV gọi HS đọc lại câu chuyện.
+ Hãy tìm những từ ngữ thể hiện sự kính trọng của Bác với các thương binh, liệt sĩ?
+ Bác viết thư nhằm mục đích gì?
+ Ngày nào được coi là ngày thương binh liệt sĩ? Ngày đó có ý nghĩa gì?
b, Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- GV đánh giá, nhận xét.
c, Thực hành - Ứng dụng
+ Em đã làm gì để thể hiện sự kính trọng, biết ơn thương binh, liệt sĩ?
d, Tổng kết và đánh giá
+ Để tỏ lòng biết ơn những người thương binh, liệt sĩ, mỗi HS chúng ta cần phải làm gì?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Các nhóm nhận tranh (ảnh) và trả lời câu hỏi:
+ Người trong tranh hoặc ảnh là ai?
+ Em biết gì về gương chiến đấu hi sinh của người anh hùng, liệt sĩ đó?
+ Hãy hát hoặc đọc một bài thơ về người anh hùng, liệt sĩ đó.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm trình bày. Sau phần trình bày của mỗi nhóm, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS múa hát, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề biết ơn liệt sĩ.
- HS lắng nghe, bình chọn HS trình bày hay nhất.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc lại câu chuyện.
- Kính cẩn, cúi chào, nghiêng mình.
- Bác viết thư tỏ lòng biết ơn; Bác khẳng định sự hi sinh đó không phải là uổng; Bác đề nghị Chính phủ chọn một ngày nào đó trong năm làm “Ngày thương binh” để đồng bào có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa.
- Ngày 27/7 là để tưởng nhớ, tri ân những người con đã hi sinh, xả thân vì nước.
- HS thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi.
- Thăm hỏi và động viên, giúp đỡ các thương binh, bệnh binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng; Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- Tham gia tích cực các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Áo lụa tặng bà”,..Ra sức học tập và tu dưỡng rèn luyện đạo đức...
- Cần phải biết yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
4. Củng cố: (2 phút)
- Nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Nhắc HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 4:
TẬP VIẾT
§17: ÔN CHỮ HOA N
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng chữ hoa N (1 dòng), Q, Đ(1 dòng); viết đúng tên riêng: Ngô Quyền (1 dòng) và câu ứng dụng: Đường vô...như tranh họa đồ (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu, viết đẹp.
3. Thái độ:
- HS rèn tính cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Chữ mẫu chữ viết hoa N, Q, Đ; từ, câu ứng dụng viết sẵn.
2. Học sinh: Vở tập viết, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Gọi HS lên bảng viết: M, Mạc Thị Bưởi; dưới lớp viết bảng con: T, B, Một cây.
- GV gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: (32 phút)
- Giới thiệu bài: Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa N, Q, Đ có trong từ và câu ứng dụng.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Hướng dẫn viết chữ hoa (5 phút)
HĐ 2: Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng (12 phút)
HĐ 3: Hướng dẫn viết vở Tập viết (15 phút)
a. Quan sát và nêu quy trình viết chữ N, Q, Đ
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ viết hoa nào?
- GV treo bảng các chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết.
- Viết mẫu: Kết hợp nhắc cách viết nét chữ của các con chữ.
N Q Đ
b. Viết bảng
- Yêu cầu HS viết chữ hoa vào bảng con.
- GV nhận xét, chữa lỗi cho HS.
c. Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- GV giới thiệu: Ngô Quyền là một vị anh hùng dân tộc nước ta. Năm 938, ông đã đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu thời kì độc lập của nước ta.
 - Các chữ trong từ ứng dụng có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng nào ?
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Ngô Quyền
- GV theo dõi HS viết và chỉnh sửa.
b. Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- GV giới thiệu ý nghĩa câu tục ngữ: Câu ca dao ca ngợi phong cảnh của vùng xứ Nghệ An, Hà Tĩnh rất đẹp, đẹp như một bức tranh.
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- GV yêu cầu HS viết bảng con từ:
 xứ Nghệ, quanh quanh, họa đồ 
- GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- GV nêu yêu cầu bài viết.
+ 1 dòng chữ N cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Q, Đ
+ 1 dòng chữ Ngô Quyền cỡ nhỏ.
+ 4 dòng câu ứng dụng, cỡ nhỏ.
- GV chú ý theo dõi, giúp đỡ học sinh yếu. Nhắc nhở viết đúng độ cao, khoảng cách. 
- Thu chấm 1 số vở.
- Nhận xét cách viết.
- Chữ N, Q, Đ.
- HS nhắc lại quy trình viết.
- HS viết bảng con.
 N Q Đ 
- 1 HS đọc: Ngô Quyền
- HS lắng nghe.
- Chữ N, Q, g, y cao 2,5 li, các chữ còn lại cao 1li.
- Bằng 1 con chữ o.
- Học sinh viết bảng con.
 Ngô Quyền
- HS đọc câu ứng dụng :
 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
- HS lắng nghe.
- Các chữ N, Đ, g, h, cao 2,5 li; chữ q cao 2 li; chữ t cao 1, 5 li; các chữ còn lại cao 1 li.
- Học sinh viết bảng con.
 xứ Nghệ, quanh quanh, họa đồ 
- HS lắng nghe. 
- HS viết bài
4. Củng cố: (2 phút)
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách viết các chữ hoa.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Nhắc HS về hoàn thành vở Tập viết. Chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 5:
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
§33: AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
- Nêu được hậu quả nếu đi xe đạp không đúng quy định.
2. Kĩ năng:
- HS có kĩ năng, phân tích về các tình huống chấp hành đúng quy định khi đi xe đạp.
3. Thái độ:
- Thực hành đúng quy định khi tham gia giao thông.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các hình trong SGK.
2. Học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút0
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Em hãy nêu những đặc điểm của làng quê và đô thị?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: (32 phút)
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Quan sát tranh theo nhóm (15 phút)
HĐ 2: Thảo luận nhóm (10 phút)
HĐ 3: Chơi trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ” (7 phút)
- Chia lớp thành các nhóm, hướng dẫn các nhóm quan sát các hình ở trang 64, 65 SGK
- Yêu cầu HS chỉ và nói người nào đi đúng, người nào đi sai.
Bước 2: 
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên chỉ và trình bày trước lớp (mỗi nhóm nhận xét 1 hình).
- GV nhận xét bổ sung.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi:
 + Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông ? 
- Mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung.
+ Nếu đi xe đạp không đúng quy định thì sẽ gây ra hậu quả gì ?
- KL: Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi “ đèn xanh đèn đỏ 
- Yêu cầu các nhóm thực hiện trò chơi. 
- Lớp thực hiện trò chơi đèn xanh, đèn đỏ dưới sự điều khiển của giáo viên.
- GV nhận xét.
- Các nhóm quan sát, thảo luận theo HD của giáo viên. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
Tranh 1: người đi xe máy đi đúng luật giao thông vì có đèn xanh, người đi xe đạp và em bé là đi sai vì sang đường lúc không đúng đèn báo hiệu.
Tranh 2: người đi xe đạp đi sai luật giao thông vì đi vào đường một chiều.
Tranh 3 : người đi xe đạp ở phía trước là đi sai luật vì đi bên trái đường.
Tranh 4 : các bạn học sinh đi sai luật vì đi xe trên vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ.
Tranh 5 : anh thanh niên đi xe đạp đi sai luật vì chở hàng cồng kềnh, vướng vào người khác, dễ gây tai nạn.
Tranh 6 : các bạn học sinh đi đúng luật, đi hàng một và đi về phía tay phải.
Tranh 7: các bạn học sinh đi sai luật, chở 3 lại còn đùa vui giữa đường, bỏ hai tay khi đi xe đạp.
- Các nhóm khác theo dõi bổ sung.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- HS nêu.
- Lần lượt từng đại diện lên trình bày trước lớp. 
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- Gây ra tai nạn, 
* GD kĩ năng kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông.
- Cả lớp theo dõi hướng dẫn để nắm được trò chơi.
- Cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải.
+ Quản trò hô:
Đèn xanh: cả lớp quay tròn hai tay.
Đèn đỏ: cả lớp dừng quay và tay ở vị trí chuẩn bị. Ai sai nhiều lần sẽ hát 1 bài.
4. Củng cố: (2 phút)
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Trong lớp chúng ta ai đã thực hiện đi xe đạp đúng luật giao thông?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau “Ôn tập học kì 1”.
Rút kinh nghiệm:
 . 
. .. . ..@&? . . 
Ngày soạn : Ngày 27 tháng 12 năm 2020
Ngày giảng: Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2020
TIẾT 1:
TOÁN
§83: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
2. Kĩ năng:
- HS rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
3. Thái độ:
- HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện tính giá trị của biểu thức: (324 + 56) : 5; 45 x 9 + 675; dưới lớp thực hiện ra bảng con: 798 – 165 : 5.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: (32 phút)
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1: Bài tập (32 phút)
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài tập vào bảng con.
- GV nhận xét, chữa bài.
+ Bài tập củng cố cho chúng ta nội dung kiến thức gì?
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài tập vào nháp.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
+ Bài tập củng cố cho chúng ta nội dung kiến thức gì?
Bài 3:
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
- GV gắn bảng phụ lên bảng để nhận xét. GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
+ Bài tập củng cố cho chúng ta nội dung kiến thức gì?
Bài 4:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV tổ chức trò chơi: Tiếp sức
- GV treo bảng phụ.
- Nêu luật chơi: 2 đội thi nối nhanh tiếp sức ở bảng phụ.
- GV nhận xét đánh giá.
Bài tập 5:
- GV gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho chúng ta biết gì?
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
- GV yêu cầu HS giải bài toán vào vở, 1 HS giải vào bảng phụ.
- GV nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài tập vào bảng con
a, 324 – 20 + 61 = 304 + 61 
 = 365
188 + 12 – 50 = 200 – 50
 = 150
b, 21 x 3 : 9 = 63 : 9 
 = 7
 40 : 2 x 6 = 20 x 6
 = 120
+ Bài tập củng cố cách tính giá trị của biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài tập vào nháp.
a, 15 + 7 x 8 = 15 + 56
 = 71
b, 90 + 28 : 2 = 90 + 14
 = 104
+ Bài tập củng cố cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài tập vào vở; 2 HS làm bảng nhóm.
a, 123 x (42 – 40) = 123 x 2 
 = 246
b, 72 : (2 x 4) = 72 : 8 
 = 9
- HS nhận xét.
+ Bài tập củng cố cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS chơi trò chơi tiếp sức.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe.
- 86 – ( 81 – 31 ) = 36 Vậy 36 là giá trị của biểu thức 86 – (81 - 31)
- 90 + 70 x 2 =230 Vậy 230 là giá trị của biểu thức 90 + 70 x 2.
- 142 – 42 : 2 = 121 Vậy 121 là giá trị của biểu thức 142 – 42 : 2.
- 53 x ( 17 – 12) = 280 Vậy 280 là giá trị của biểu thức 
53 x ( 17 – 12).
- (142 – 42 ) : 2 = 50 Vậy 50 là giá trị của biểu thức 
( 142 – 42 ) : 2.
- 1 HS đọc bài toán.
- Bài toán cho ta biết người ta xếp 800 cái bánh vào các hộp, mỗi hộp 4 cái. Sau đó xếp các hộp vào thùng, mỗi thùng 5 hộp.
- Bài toán yêu cầu tìm số thùng bánh.
- HS giải bài toán.
Bài giải
Xếp được số hộp bánh là:
800 : 4 = 200 (hộp)
Xếp được số thùng bánh là:
200 : 5 = 40 (thùng)
 Đáp số: 40 thùng bánh.
4. Củng cố: (2 phút)
- Nhắc lại quy tắc tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: (1 phút)
- Nhắc HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Hình chữ nhật.
Rút kinh nghiệm:
 . 
.. 
 ..@&? ..
TIẾT 2:
TẬP ĐỌC
TIẾT 51: ANH ĐOM ĐÓM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu nội dung: Đom Đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2-3 khổ thơ trong bài.
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đọc hiểu.
3. Thái độ:
- HS yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ ghi sẵn câu, khổ thơ hướng dẫn luyện đọc.
2. Học sinh: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- GV gọi HS đọc bài Hũ bạc của người cha và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: (32 phút)
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_17_nam_hoc_2020_2021_hoa.docx