Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)
A. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS hỏi đáp theo cặp về các bảng nhân, bảng chia đã học.
- Nhận xét.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : GT trực tiếp
2. HD luyện tập :
Bài 1: Số ?
- Yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số chưa biết.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
- Chốt : Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- GV yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu HS nêu nhận xét về các phép tính.
- Chốt : Củng cố về cách đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc đề bài .
- Gọi Hs tóm tắt đề toán.
- Yc Hs thảo luận nhóm đôi phân tích tìm cách giải.
- Gọi Hs nêu cách giải.
* Các bước giải thuộc dạng toán nào ?
- Yêu cầu HS tự làm bài, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gọi Hs nhận xét.
*Đặt đề toán khác và tìm nhiều cách trả lời.
Chốt : Củng cố cách giải bài toán có 2 phép tính có liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số.
Bài 4: cột 1,2,4 (Bảng phụ )
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS phân biệt giảm đi một số lần và bớt đi một số đơn vị. Gấp lên một số lần và thêm một số đơn vị.
GV chốt: Giảm đi một số lần ta lấy số đó chia cho số lần, bớt đi một số đơn vị ta lấy số đó trừ đi số đv. Gấp lên một số lần ta lấy số đó nhân với số lần, thêm một số đơn vị ta lấy số đó cộng với số đv.
3. Củng cố dặn dò :
- Nêu các bước chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số ?
- Nhắc chuẩn bị bài sau : Làm quen với biểu thức.
Tuần 16 Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2020 SÁNG GIÁO DỤC TẬP THỂ Chào cờ ______________________ TOÁN Luyện tập chung I. MỤC TIÊU: - Biết làm tính và giải toán có 2 phép tính. Vận dụng vào làm BT có liên quan. - Rèn kỹ năng giải toán có 2 phép tính nhanh, thành thạo và chính xác. - GD HS có ý thức trình bày bài giải khoa học. II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép BT4. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. A. Kiểm tra bài cũ : - Yêu cầu HS hỏi đáp theo cặp về các bảng nhân, bảng chia đã học. - Nhận xét. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : GT trực tiếp 2. HD luyện tập : Bài 1: Số ? - HS hỏi đáp nhau. - HS nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số chưa biết. - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét, chốt đáp án đúng. - HS nêu cách tìm thừa số chưa biết. - HS làm bài cá nhân, 1 HS lên chữa bài. - NX, *HS giải thích cách làm. - Chốt : Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. Bài 2: Đặt tính rồi tính. - GV yêu cầu HS làm bài - Yêu cầu HS nêu nhận xét về các phép tính. - HS nêu yc. - 4 HS lên bảng, lớp làm bài cá nhân vào vở. - HS nhận xét, nêu lại cách chia. * HS nêu : phần a,b là các phép chia có dư; phần c,d phép chia có chữ số 0 ở thương. - Chốt : Củng cố về cách đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. Bài 3: - Gọi học sinh đọc đề bài . - Gọi Hs tóm tắt đề toán. - Yc Hs thảo luận nhóm đôi phân tích tìm cách giải. - Gọi Hs nêu cách giải. * Các bước giải thuộc dạng toán nào ? - Yêu cầu HS tự làm bài, 1 Hs lên bảng chữa bài. - Gọi Hs nhận xét. *Đặt đề toán khác và tìm nhiều cách trả lời. - HS đọc đề. - HS tóm tắt. - HS thảo luận nhóm đôi phân tích bài toán. - HS nêu - HS nêu. - HS làm cá nhân vào vào, 1 HS chữa bài. Bài giải Cửa hàng đã bán số máy bơm là: 36 : 9 = 4 (máy) Cửa hàng còn số máy bơm là: 36 - 4 = 32 (máy) Đáp số: 32 máy bơm - Hs nhận xét. Chốt : Củng cố cách giải bài toán có 2 phép tính có liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số. Bài 4: cột 1,2,4 (Bảng phụ ) - Yêu cầu HS làm bài - HS nêu yêu cầu của bài - HS trao đổi làm bài nhóm đôi. - HS nêu kết quả. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS phân biệt giảm đi một số lần và bớt đi một số đơn vị. Gấp lên một số lần và thêm một số đơn vị. Số đã cho 8 12 56 Thêm 4 đơn vị 12 16 60 Gấp 4 lần 32 48 224 Bớt 4 đơn vị 4 8 52 Giảm 4 lần 2 3 14 - NX, giải thích cách làm. - HS nêu. GV chốt: Giảm đi một số lần ta lấy số đó chia cho số lần, bớt đi một số đơn vị ta lấy số đó trừ đi số đv. Gấp lên một số lần ta lấy số đó nhân với số lần, thêm một số đơn vị ta lấy số đó cộng với số đv. 3. Củng cố dặn dò : - Nêu các bước chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số ? - Nhắc chuẩn bị bài sau : Làm quen với biểu thức. TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN Đôi bạn I. MỤC TIÊU: A. Tập đọc - Bước đầu biết đọc phân biệt được lời dẫn chuyện với lời các nhân vật. * GDKNS: Tự nhận thức bản thân. Xác định giá trị. Lắng nghe tích cực. - Nội dung: Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê và tình cảm thuỷ chung của người ở thành phố với những người đã giúp đỡ mình những lúc khó khăn.(TL được CH 1,2,3,4 SGK).HS trả lời CH 5 B. Kể chuyện: Kể lai được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. HS kể lại được toàn bộ câu chuyện. - GD HS biết quan tâm giúp đỡ bạn bè. II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép câu khó. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Nhà rông ở Tây Nguyên + TLCH 2. Bài mới: Giới thiệu bài học HĐ1: Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài –TT nội dung - Luyện đọc từng câu : + Từ luyện đọc : Nườm nượp, lấp lánh, hồ lớn, làng, lăn tăn, lao xuống nước. - Luyện đọc đoạn + Từ cần giải nghĩa : Sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng - Luyện đọc câu khó : (BP) Về nhà,/ Thành và Mến sợ bố lo/ không dám kể cho bố nghe chuyện xảy ra.// Mãi khi muốn đã về quê,/ bố mới biết chuyện// bố bảo.// - Luyện đọc đoạn trong nhóm. - Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm - Đọc cả bài. HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài - Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào ? - Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ ? - Ở công viên, Mến có hành động gì đáng khen ? * Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý ? * Em hiểu thế nào về câu nói của người bố ? - Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp mình ? => Chốt: Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê, họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, sẵn sàng hi sinh cứu người và lòng thuỷ chung của người thành phố đối với những người đã giúp đỡ mình HĐ3: Luyện đọc lại - Luyện đọc diễn cảm đoạn 2, 3. - HD HS đọc đúng đoạn 3. - GV hướng dẫn HS thi đọc phân vai. - HS thi đọc cả truyện theo vai. - HS khác nhận xét, chọn ra bạn đọc tốt nhất. HĐ3: Kể chuyện - GV nêu nhiệm vụ - Dựa vào gợi ý của HS kể lại từng đoạn của câu chuyện. - Hướng dẫn HS kể theo đoạn theo nhóm - Kể trước lớp YC thi kể nối tiếp theo đoạn * Kể lại được toàn bộ câu chuyện - Nhận xét: ND, cách diễn đạt, cách thể hiện. - HS theo dõi, phát hiện giọng đọc. - HS đọc nối tiếp 2 lần - HS đọc ĐT, CN. - 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn - HS đọc SGK. - HS đọc ĐT, CN. - HS đọc theo nhóm - Thi đọc trước lớp. - HS đọc đồng thanh đoạn 1. - 1 em đọc bài, lớp đọc thầm. - Giặc Mĩ ném bom Miền Bắc - Ở thị xã cũng lạ, có nhiều phố . - Khi chơi ở công viên, nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao... - Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn rất khéo léo trong khi cứu người. - Câu nói của người bố khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn sàng . - Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán - HS theo dõi. - Đọc đoạn trong nhóm đôi. - HS thi đọc đoạn trước lớp. - Đọc phân vai trong nhóm. - Thi đọc phân vai. - HS đọc gợi ý - HS kể theo đoạn theo nhóm - HS kể nối tiếp đoạn của câu chuyện. - HS kể 3. Củng cố - Dặn dò: - Qua câu chuyện em thích nhất nhân vật nào ? Vì sao ? - Chuẩn bị bài : Về quê ngoại ______________________________ CHIỀU TẬP VIẾT Ôn chữ hoa M I. MỤC TIÊU: -Viết đúng chữ hoa M (1 dòng) T,B ( 1 dòng), Viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng) và câu ứng dụng: Một cây . núi cao(1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. - Rèn viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong cụm từ. - HS có ý thức luyện viết. II. ĐỒ DÙNG : - Mẫu chữ viết hoa (bộ chữ đồ dùng). III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. 1. KTBC: - HS viết L, Lê Lợi 2.Bài mới: GTB HĐ 1: Luyện viết chữ hoa - Nêu các chữ viết hoa có trong bài ? - Chữ M gồm bao nhiêu nét là những nét nào ? - GV viết và HD cách viết - YC HS viết M - GV nhận xét sửa sai + Luyện viết từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi - Giới thiệu : Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương, là một nữ du kích hoạt động bí mật trong lòng địch rất gan dạ. Khi bị địch bắt và tra tấn dã man chị vẫn không khai. Bọn giặc tàn ác đã sát hại chị. - Nhận xét khoảng cách giữa các chữ, chiều cao từng chữ cái Hướng dẫn viết + viết bảng + Luyện tập: Viết câu ứng dụng Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Câu tục ngữ khuyên con người phải đoàn kết đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. - Nhận xét khoảng cách giữa các chữ, chiều cao từng chữ cái ? - GV viết mẫu – HD viết Nhận xét, uốn sửa HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở tập viết GV nêu yêu cầu (Lưu ý HS ngồi viết đúng tư thế, chú ý hướng dẫn HS viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.Trình bày câu ứng dụng theo đúng mẫu) - GV theo dõi, giúp đỡ HS. - GV NX - HS nêu: M, T, B - HS nêu (QS chữ mẫu) - HS nhắc lại quy trình viết - HS viết bảng con - HS lắng nghe - HS nêu - Học sinh viết bảng con - Học sinh đọc câu ứng dụng - HS theo dõi - HS nhận xét - HS viết bảng con: Lời nói - Học sinh viết vở. *HS viết đúng và đủ các dòng (TV trên lớp). - HS có thể viết nét thanh đậm 3. Củng cố - dặn dò: - HS đọc thuộc câu ứng dụng - Nhận xét giờ học. __________________________ TOÁN Làm quen với biểu thức I.MỤC TIÊU: - Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức. Biết tính giá trị của BT đơn giản. - Rèn kỹ năng tính giá trị của biểu thức nhanh, thành thạo và chính xác. - GD HS có ý thức trình bày sạch sẽ, khoa học. II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ viết BT2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC 1. Giới thiệu bài, ghi bảng 2. Bài giảng + Giới thiệu về biểu thức - GV viết bảng: 126 + 51; 62 - 11; 13Í3; 65 : 5 - Giới thiệu: đó là các biểu thức - GV chốt : Biểu thức là 1 dãy các số, dấu phép tính viết xen kẽ với nhau. + Giới thiệu về giá trị biểu thức: - Yêu cầu HS tính: 126 + 51 = 177. - Nêu: 177 là giá trị của biểu thức 126 + 51. - Yêu cầu HS lấy thêm 1 số ví dụ về biểu thức và tính giá trị của biểu thức đó. => Chốt : Kết quả của các biểu thức là giá trị của các biểu thức đó. 3. Luyện tập Bài 1: - GV yêu cầu HS quan sát mẫu và trả lời: Mẫu gồm mấy phần? Là những phần nào? - Nhận xét, bổ sung. => Chốt cách tính giá trị biểu thức chính là tìm kết quả của 1 phép tính hoặc nhiều phép tính Bài 2(BP): - Cho HS làm theo nhóm theo hình thức thi tiếp sức. - GV nhận xét. => Chốt cách tìm giá trị của biểu thức. B1: Tính giá trị của từng biểu thức. B2: So sánh giá trị của mỗi biểu thức vừa tính được với các số cho trước. B3. Nối theo yêu cầu. 4. Củng cố, dặn dò - Nêu cách tính giá trị của biểu thức. - Chuẩn bị bài : Tính giá trị của biểu thức - HS nhắc lại. - HS lấy ví dụ - HS thực hiện tính. - Nhắc lại. - HS lấy ví dụ; cả lớp thực hiện. - HS đọc yêu cầu. - HS quan sát mẫu và trả lời. - HS thực hành làm theo mẫu. - 1 số HS lên bảng chữa. - HS đọc, xác định yêu cầu. - Chia lớp thành 3 nhóm chơi trò chơi tiếp sức. - Lớp nhận xét, chữa bài. ____________________________ TIẾNG ANH Đ/c Hòa dạy ___________________________________________________________________ SÁNG Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2020 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 22/12 ÂM NHẠC Kể chuyện: Cá heo với âm nhạc Giới thiệu nốt nhạc qua trò chơi I. MỤC TIÊU: - HS biết câu chuyện cá heo với âm nhạc. Câu chuyện này không chỉ nói lên vai trò của âm nhạc trong cuộc sống mà còn cung cấp cho các em những hiểu biết về loài cá heo, đây là loài cá thông minh và thân thiện với con người. - HS bắt đầu làm quen với tên 7 nốt nhạc. Cần làm cho các em thấy sự đơn giản của 7 nốt nhạc trong lần đầu tiếp xúc với chúng - Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG : - Một vài tranh ảnh để giới thiệu về loài cá heo. - Tập chỉ nốt nhạc trên bàn tay cho thuần thục. - SGK, nhạc cụ gõ (thanh phách, trống nhỏ, song loan) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU KTBC: GV hỏi: - Giờ trước cô đã dạy các em bài hát gì? - Nhạc và lời của nhạc sĩ nào? - GV nhận xét Bài mới Hoạt động 1: Kể chuyện Cá heo với âm nhạc GV giới thiệu: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe câu chuyện Cá heo với âm nhạc. - Em nào có thể nói hiểu biết của mình về loài cá heo? - GV treo tranh ảnh về loài cá heo và câu chuyện Cá heo với âm nhạc. - Đàn cá heo sống trong khu vực vùng Bắc cực như thế nào? - Tàu tìm mọi cách dẫn chúng ra nhưng đàn cá vẫn như thế nào? - Tưởng đành bó tay thì 1 thủy thủ nhớ ra điều gì? - Khi nghe được loại nhạc gì đàn cá heo mới chịu bơi theo con tàu ra biển? + GV kết luận: Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đối với con người mà còn có tác động tới cả một số loài vật. Hoạt động 2: Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi - Giới thiệu: 7 nốt nhạc có tên gọi là: ĐÔ, RÊ, MI, FA, SON, LA, SI được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao. a/ Trò chơi “Bảy anh em”: GV chỉ định 7 em, mỗi em mang tên 1 nốt nhạc theo thứ tự và đứng cạnh nhau: Đô, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si. GV gọi tên nốt nào, em mang tên nốt đó phải hô “ Có” và nói tiếp “Tôi tên là Đô” theo tên nốt đã qui định rồi giơ 1 tay lên cao. Ai nói sai tên mình là thua cuộc.GV gọi 1 em khác thay thế và tiếp tục chơi. GV gọi tên nhanh hơn HS cũng phải trả lời nhanh và đúng. b/ Trò chơi: “Khuông nhạc bàn tay”. GV giới thiệu các nốt nhạc trên khuông tượng trưng qua bàn tay theo hướng dẫn ở SGV. HS ghi bài HS theo dõi HS phát biểu HS theo dõi -Vùng vẫy và có nguy cơ bị chết vì băng giá. - Không chịu bơi theo con kênh do tàu phá băng dẫn ra biển. - Rằng cá heo rất nhạy cảm với âm nhạc. Anh ta liền mở băng nhạc giữa biển khơi mênh mông, khi tiếng nhạc vút lên đàn cá cũng reo vui với tiếng nhạc. - Nhạc cổ điển, nhất là giai điệu đẹp của nhạc sĩ Trai- cốp - xki. - HS hát ôn lại các bài hát đã được học. HS nghe và cảm nhận- HS tập viết tên nốt nhạc vào vở HS, tập đọc kĩ tên 7 nốt nhạc ĐÔ, RÊ, MI, FA, SON, LA, SI. -Tập viết tên 7 nốt nhạc vào vở rồi mới tiến hành 2 trò chơi “Bảy anh em” và “Khuông nhạc bàn tay” 3. Củng cố- Dặn dò: - HS đọc lại 7 nốt nhạc theo thứ tự từ thấp đến cao và ngược lại. - Dặn HS đọc đúng giai điệu 7 nốt nhạc. CHIỀU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG GV trung tâm dạy ______________________________ TIẾNG ANH Đ/c Hòa dạy _________________________ TẬP ĐỌC Về quê ngoại I. MỤC TIÊU - Ngắt, nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát. - Hiểu được nội dung bài thơ: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu những người nông dân làm ra lúa gạo. - Giáo dục HS biết yêu quý quê hương. II. ĐỒ DÙNG: Tranh minh hoạ bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KTBC: - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Đôi bạn. - Nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và hỏi: Tranh vẽ gì? - GV giới thiệu vào bài. 2. Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài và hd giọng đọc. + Hướng dẫn đọc từng câu thơ. - GV theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS. - HD luyện phát âm từ khó, dễ lẫn + Hướng dẫn đọc từng khổ thơ. - Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trong bài. - GV theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng đúng nhịp cho HS: Em về quê ngoại/ nghỉ hè/ Gặp đầm sen nở/ mà mê hương trời // Gặp bà/ tuổi đã tám mươi/ Quên quên/ nhớ nhớ/ những lời ngày xưa.// - Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài: hương trời, chân đất. - Yêu cầu HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. + Đọc đồng thanh bài thơ. 3. HD tìm hiểu bài - GV gọi HS lên điều hành các bạn trả lời - Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Nhờ đâu em biết điều đó? - Quê ngoại bạn nhỏ ở đâu? - Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ? - Về quê, bạn nhỏ không những được thưởng thức vẻ đẹp của làng quê mà còn được tiếp xúc với những người dân quê. Bạn nhỏ nghĩ thế nào về họ? - Câu chuyện cho ta thấy điều gì? => GV chốt: Bài thơ cho ta thấy tình cảm yêu thương của bạn nhỏ đối với quê ngoại. - GV GD HS yêu và gắn bó với quê hương. 4. Học thuộc lòng bài thơ - Treo bảng phụ chép sẵn 10 dòng thơ, yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. - Xoá dần nội dung bài thơ trên bảng, yêu cầu HS đọc. - Yêu cầu HS tự nhẩm lại bài thơ. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc bài theo cách tiếp sức. - Nhận xét và tuyên dương. C. Củng cố, dặn dò - Bạn nhỏ cảm thấy điều gì sau lần về quê chơi? - Dặn HS học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau. - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi do bạn nêu. - HS quan sát và nêu. - HS theo dõi. - Mỗi HS đọc 2 dòng thơ, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. - HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh: sen nở, những lời, lá thuyền, lòng em, làm. - Đọc nối tiếp 2 khổ thơ trong bài trước lớp. - HS luyện đọc. - HS đọc chú giải nêu nghĩa các từ mới. - Mỗi nhóm 2 HS, lần lượt từng HS đọc khổ trong nhóm. - 2 nhóm thi đọc tiếp nối. - Cả lớp đọc bài đồng thanh. - Trưởng ban học tập lên điều hành. - Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê. Nhờ sự ngạc nhiên của bạn nhỏ khi bắt gặp những điều lạ ở quê và bạn nói “Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu” mà ta đã biết điều đó. - Quê bạn nhỏ ở nông thôn. - HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS nêu một ý: Bạn nhỏ thấy đầm sen nở ngát hương mà vô cùng thích thú; bạn được gặp trăng, gặp gió bất ngờ, điều mà ở trong phố của bạn chẳng bao giờ có. Rồi bạn lại được đi trên con đường rực màu rơm phơi, có bóng tre xanh mát. Tối đêm, vầng trăng trôi như lá thuyền trôi êm đềm. - Bạn nhỏ ăn hạt gạo đã lâu nhưng bây giờ mới được gặp những người làm ra hạt gạo. Bạn nhỏ thấy họ rất thật thà và thương yêu họ như thương yêu bà ngoại mình. - HS trả lời. - HS nhìn bảng đọc bài. - HS đọc bài theo nhóm, tổ. - Tự nhẩm thuộc bài thơ. - HS thi đọc theo 3 nhóm. - 2 HS đọc thuộc cả bài thơ. - Bạn nhỏ thấy thêm yêu cuộc sống, yêu con người. SÁNG Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2020 TIN HỌC Đ/c Phạm Thảo dạy ___________________________ TIẾNG ANH Đ/C Hòa dạy __________________________ THỂ DỤC Đ/C Dũng dạy ___________________________ MĨ THUẬT Đ/c Luyến dạy _________________________ Chiều LUYỆN TỪ VÀ CÂU Từ ngữ về thành thị, nông thôn. Dấu phẩy I. MỤC TIÊU : - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về thành thị, nông thôn. Củng cố cho HS cách sử dụng dấu phẩy. - Biết tìm tên một số thành phố, một số vùng quê ở nước ta. Kể được tên một số sự vật, công việc thường thấy ở thành phố, ở nông thôn. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn. - Giáo dục HS có ý thức yêu quý, đoàn kết với các dân tộc trên đất nước ta. II. ĐỒ DÙNG - Bảng phụ, bản đồ Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A.Bài cũ : - HS kể tên một số dân tộc trên đất nước ta. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài. 2. HD làm bài tập. HĐ1: Mở rộng vốn từ về thành thị, nông thôn. Bài 1: - YC HS kể tên các thành phố mà mình biết. - GV treo bản đồ VN kết hợp chỉ tên từng thành phố trên bản đồ. - HS đọc yêu cầu - HS nêu trước lớp : Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang - HS nhận xét. - 1số HS nhắc lại tên thành phố từ Bắc – Nam - Yêu cầu HS kể tên 1 vùng quê mà em biết. - HS kể tên làng, xã, quận, huyện. - GV chỉ bản đồ cho HS thấy vùng quê đó thuộc tỉnh nào. GV chốt : Một số thành phố, một số vùng quê ở nước ta. - HS nghe. - HS liên hệ nêu vùng quê mình đang sống. - HS nhắc lại Bài 2: - YC HS làm bài theo nhóm 4. - GV theo dõi, giúp đỡ HS. - YC HS trình bày kết quả. - HS nêu yc. - HS thảo luận nhóm 4 kể tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, thường thấy ở nông thôn. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS liên hệ ở quê mình có sự vật và công việc gì. Gv chốt: ở thành phố có rất nhiều sự vật như : đường phố, nhà cao tầng, bể bơi, trung tâm văn hoá, công viên...; công việc như: kinh doanh, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, buôn bán, chế tạo máy móc Còn ở nông thôn thì thì có các sv : vườn cây, ao cá, cây đa, lũy tre... cuộc sống đơn giản và dân dã với công việc rất quen thuộc như: trồng trọt, chăn nuôi, cấy lúa, gặt HĐ2: Ôn về dấu phẩy Bài 3 : GV treo bảng phụ. - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét, chốt cách điền đúng. Gv chốt : Dấu phẩy có chức năng ngăn cách cácA bộ phận giữ chức vụ giống nhau... trong câu. - HS đọc bài, nêu yc. - HS trao đổi làm bài theo nhóm đôi. - Đại diện 1 HS lên chữa bài. - NX. -HS giải thích lí do điền dấu phẩy. 3. Củng cố - dặn dò : - Nêu lại các từ ngữ về thành thị, nông thôn. - Chuẩn bị bài sau: Ôn từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào? Dấu phẩy. ________________________ TOÁN Tính giá trị biểu thức I.MỤC TIÊU: - Biết tính giá trị biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, phép chia. Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng BT điền dấu " =, " - Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán. II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ bài3 III. HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC: A. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng tính giá trị của mỗi biểu thức sau: 127 x 2; 115 + 10 và nêu giá trị của mỗi biểu thức. - GV nhận xét . - 2 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào giấy nháp. - HS nhận xét. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài. 2. Nội dung. HĐ1: HD tính giá trị của biểu thức chỉ có phép tính cộng trừ hoặc nhân, chia. - GV viết lên bảng và yêu cầu học sinh đọc biểu thức 45 - 20 + 13 - Yêu cầu học sinh suy nghĩ để tính. - Trong biểu thức chỉ có phép tính cộng trừ ta thực hiện theo thứ tự nào ? - GV chốt lại. - GV viết lên bảng 15 x 2 : 5 - Yêu cầu học sinh tính. - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính giá trị biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia. - GV chốt : Trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia ta thực hiện tính theo thứ tự từ trái sang phải. - HS đọc, nêu nhận xét biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ. -1HS lên bảng, cả lớp làm cá nhân. 45 - 20 + 13 = 25 + 13 = 38 -Trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. - Nhiều HS nhắc lại - HS đọc, nhận xét về biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia. - HS làm nháp cá nhân, 1 HS lên bảng. 15 x 2 : 5 = 30 : 5 = 6 -Trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải - HS nhắc lại. HĐ2: Luyện tập, thực hành. Bài 1: - Bài toán yêu cầu gì? - Yêu cầu học sinh làm bài - GV theo dõi HS sinh làm bài - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách làm - GV nhận xét, chốt lại cách tính giá tị của biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ ta thực hiện từ trái sang phải. - Tính giá trị của biểu thức - HS làm cá nhân, 4 học sinh lên bảng làm. - HS nêu cách làm - HS nhận xét. Bài 2: Tính giá trị của biểu thức. - Yêu cầu HS làm bài. - GV theo dõi học sinh làm bài - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách thực hiện. - GV chốt lại cách tính giá trị của biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia Bài 3: >, <, = ?(Bảng phụ) - Muốn so sánh để điền dấu ta phải làm thế nào? - YC HS làm bài. - Nhận xét Chốt cách làm: Gồm 2 bước : B1: Tính giá trị biểu thức của 1 vế (hoặc 2 vế). B2: Lấy giá trị của một biểu thức đó so sánh với giá trị của vế bên kia (hoặc so sánh giá trị biểu thức của hai vế với nhau). B3: Điền dấu.. Bài 4 : + B1: Đọc và xác định yc bài toán. - Gọi học sinh đọc đề bài . + B2: Tóm tắt đề toán - Gọi HS tóm tắt đề toán. +B3: Phân tích bài toán, chỉ ra bước giải. + Muốn biết hai gói mì và một hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam ta cần phải biết cái gì? + Muốn biết hai gói mì cân nặng bao nhiêu gam ta làm như thế nào? +B4: Trình bày bài giải. - Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS lên bảng chữa bài. +B5: Kiểm tra lại bài giải. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, chốt cách giải đúng. 3. Củng cố dặn dò : - YC HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau : Tính giá trị của biểu thức (TT) - HS làm cá nhân, 4 HS lên bảng : a) 15 x 3 x 2 = 45 x 2 = 90 48 : 2 : 6 = 24 : 6 = 4 b) 8 x 5 : 2 = 40 : 2 = 20 81 : 9 x 7 = 9 x 7 = 63 - HS nhận xét - HS nêu lại cách làm. - HS nêu yc. -Tính giá trị của biểu thức rồi mới so sánh điền dấu vào chỗ chấm. - HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm. - HS nhận xét. - HS đọc bài. - HS tóm tắt. - Phải tìm được cân nặng của 2 gói mì. - Ta lấy cân nặng của 1 gói nhân với số gói. - HS làm bài cá nhân, 1 HS lên chữa bài : Hai gói mì cân nặng số gam là : 80 x 2 = 160 (g) Hai gói mì và một hộp sữa cân nặng số gam là : 160 + 455 = 615 (g) Đáp số : 615 g - NX. CHÍNH TẢ Nghe - viết: Đôi bạn I. MỤC TIÊU: - Nghe viết đúng bài CT.Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng BT2. - Rèn KN nghe viết chính xác. - HS có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp. II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ chép BT2/a. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS viết: khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới:Giới thiệu bài HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả - GV đọc đoạn viết. + Biết chuyện, người bố nói gì ? + Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao? + Những dấu câu nào được sử dụng trong bài ? + Lời của bố viết như thế nào ? - Luyện viết những từ khó: xảy ra, sẵn lòng, sẻ nhà sẻ cửa,... - Đọc bài cho HS viết vào vở - GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV nhận xét bài viết. HĐ2:. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2: (BP): Em chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ? - Giáo viên chốt lời giải đúng : a. Chân trâu - châu chấu, chật chội - trật tự, chầu hẫu - ăn trầu * HS tìm thêm những từ để phân biệt ch/tr. - 2 HS đọc lại - HS nêu - HS TL - HS nêu. - HS nêu. - HS viết bảng con - HS viết bài vào vở - HS viết bài, soát lỗi - HS đọc yêu cầu BT. - Cả lớp tự làm VBT. Đọc KQ - HS nêu, nx. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại những từ ở BT2. - Chuẩn bị bài: Nhà rông ở Tây Nguyên. _______________________________________________________________________ SÁNG Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2020 CHÍNH TẢ Nghe - viết: Về quê ngoại I. MỤC TIÊU: - Nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng theo thể thơ lục bát 10 dòng thơ đầu của bài: - Làm đúng bài tập 2(a, b) - GD HS có ý thức viết đúng, viết đẹp. II. ĐỒ DÙNG: VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. 1.Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng: châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu - Nhận xét, s/c. 2. Bài mới: GTB HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả - GV đọc đoạn thơ. - Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ ? - Bài chính tả có mấy câu thơ ? - Đây là thể thơ gì ? - Cách trình bày các câu thơ như thế nào ? - Bài thơ (đoạn thơ) có những chữ nào được viết hoa ? - Luyện viết từ khó : hương trời, ríu rít, con đường, vầng trăng, - GV nhận xét, sửa chữa. - Đọc bài cho HS viết vào vở - GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV nhận xét bài viết, tuyên dương những em viết đẹp. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2/a(BP): Điền vào chỗ trống tr hay ch - Giáo viên chốt lời giải đúng : Công cha - trong nguồn - chảy ra - kính cha ; cho tròn - chữ hiếu. - GV yc HS đọc lại bài đã điền hoàn chỉnh. * Tìm thêm các từ khác có tiếng bắt đầu bằng ch/tr. - 2 HS đọc lại - HS nêu. - HS TL - HS nêu. - 2HS lên viết bảng, lớp viết bảng con, nhận xét, s/c. - HS viết bài vào vở - HS đổi vở soát lỗi - HS đọc yêu cầu BT. - Cả lớp tự làm VBT. Đọc KQ - HS đọc lại. - HS nêu. NX. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc HS cần chú ý phân biệt ch/tr để viết đúng chính tả. - Chuẩn bị bài: Vầng trăng quê em. ________________________ TỰ NHIÊN XÃ HỘI Hoạt động công nghiệp, thương mại I.MỤC TIÊU - Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết - Nêu được ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại - Giáo dục học sinh có thái độ biết trân trọng và phát huy các thế mạnh của nghành công nghiệp nước ta II. ĐỒ DÙNG -Tranh ảnh về các hoạt động của các hoạt động công nghiệp và thương mại (HĐ1,2) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng trả lời kiến thức tiết trước: “Hoạt động nông nghiệp” + Hãy kể tên một hoạt động nông nghiệp, nó đem lại lợi ích gì? - Nhận xét 2. Bài mới: HĐ1: Tìm hiểu hoạt động công nghiệp - Yêu cầu từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống. - Gọi một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. -GV giới thiệu thêm 1 số hoạt động như: khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy...đều gọi là hoạt động công nghiệp. - Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK và mỗi HS nêu tên 1 hoạt động đã quan sát được trong hình. - Yêu cầu HS nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp. - GV giới thiệu têm một số tài nguyên hết sức quan trọng của biển - GD HD ý thức bảo vệ biển đảo HĐ3: Tìm hiểu hoạt động thương mại - Yêu cầu HS chia nhóm, thảo luận theo SGK. - Gọi một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, lớp bổ sung. + Những hoạt động mua bán như trong hình 4, 5 trang 61 SGK thường gọi là hoạt động gì? + Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu? + Hãy kể tên 1 số chợ, siêu thị, cửa hàng ở quê em? - Kết luận: Các hoạt động mua bán gọi là hoạt động thương mại. HĐ: Chơi trò chơi bán hàng. -GV đặt tình huống cho các nhóm chơi đóng vai, một vài người bán, một vài người mua. - Yêu cầu một số nhóm đóng vai, các nhóm khác nhận xét. KL: Tất cả các sản phẩm đều có thể được trao đổi buôn bán nếu phù hợp. Những sản phẩm như: ma tuý, hê rô in không được phép trao đổi buôn bán. Chúng ta cần chú ý chỉ mua bán những sản phẩm được phép tiêu dùng. - GV liên hệ giáo dục môi trường - HS trả lời - HS kể cho nhau nghe. - Một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. VD: Khai thác than, khai thác dầu khí, dệt may, luyện thép, .. -HS quan sát hình trong SGK. - HS nêu tên 1 hoạt động đã quan sát được trong hình. - Một số em nêu ích lợi của hoạt động công nghiệp. + Khoan dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu để chạy máy, + Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt, + Dệt cung cấp vải, lụa, - Chia nhóm, thảo luận theo yêu cầu *Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung. -...hoạt động mua bán. -...Ở các cửa hàng, chợ... *HS kể được nhiều. Ví dụ: chợ Hương, chợ Nứa, siêu thị BigC.... -Lắng nghe GV nêu tình huống. *1 số HS thực hiện. - Lắng nghe 3. Củng cố, dặn dò -Yêu cầu đọc phần ghi nhớ trong SGK -Nêu các hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết? -Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau: Làng quê và đô thị -HS đọc - HS nêu TOÁN Tính giá trị của biểu thức (Tiếp) I. MỤC TIÊU: - Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính +, -, x,:.Áp dụng cách tính giá trị của biểu thức để xác định được giá trị đúng hoặc sai của biểu thức. - Rèn HS tính giá trị của biểu thức nhanh, thành thạo, chính xác. - Giáo dục HS có ý thức trình bày khoa học. II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ bài 3 III. HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC A - Kiểm tra bài cũ. - Tự nghĩ một biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân hoặc chia => tính giá trị biểu thức đó (1 học sinh lên bảng cả lớp làm bảng con). + Vậy muốn tính giá trị biểu thức gồm các phép tính cộng, trừ, nhân hoặc chia làm như thế nào ? B - Bài mới. a. HĐ1 - Giới thiệu bài. b. HĐ2- Hướng dẫn thực hiện tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. + Nêu 1 biểu thức bất kỳ gồm 2 phép tính cộng, chia? + Suy nghĩ để tính giá trị của biểu thức trên? - Tương tự nêu biểu thức có 2 phép tính: trừ, nhân. + Vậy để tính giá trị biểu thức gồm các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia phải thực hiện như thế nào? - Cho HS học thuộc quy tắc - Yêu cầu mỗi học sinh tự nghĩ một biểu thức gồm các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia => Tính giá trị biểu thức đó? => Quy tắc: Nếu trong một biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tín
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2020_2021_ban.docx