Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.

- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc.

- Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.

II. CHUẨN BỊ:

 Máy chiếu.

III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:

*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố KT về Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng

- HS nêu các việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.

- Nhận xét.

*Hoạt động 2: (13-15’): Phân tích truyện Một chuyến đi bổ ích (BT1)

- GV kể chuyện Một chuyến đi bổ ích.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung câu chuyện:

Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27/7? Qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào? Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh, liệt sĩ?

- GV kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để giành độc lập, tự do, hoà bình cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ.

*Hoạt động 3: (12-14’): Thảo luận nhóm (BT2)

- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận nhận xét về nội dung từng tranh trong BT2.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS tự liên hệ những việc em đã làm đối với các thương binh, liệt sĩ.

*Hoạt động 4: (1-2’): Hoạt động nối tiếp

- GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị kể một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương mà em biết.

- Sưu tầm các bài thơ, tranh ảnh, các bài hát về các gương chiến đấu, hi sinh của các thương binh, liệt sĩ.

 

doc 25 trang ducthuan 2030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16: Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2018
Đạo đức:
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng. 
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc.
- Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ:
 Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố KT về Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng
- HS nêu các việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. 
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (13-15’): Phân tích truyện Một chuyến đi bổ ích (BT1)
- GV kể chuyện Một chuyến đi bổ ích.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung câu chuyện:
Các bạn lớp 3A đã đi đâu vào ngày 27/7? Qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào? Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh, liệt sĩ?
- GV kết luận: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu để giành độc lập, tự do, hoà bình cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ.	
*Hoạt động 3: (12-14’): Thảo luận nhóm (BT2)
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận nhận xét về nội dung từng tranh trong BT2.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự liên hệ những việc em đã làm đối với các thương binh, liệt sĩ.
*Hoạt động 4: (1-2’): Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị kể một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương mà em biết.
- Sưu tầm các bài thơ, tranh ảnh, các bài hát về các gương chiến đấu, hi sinh của các thương binh, liệt sĩ.
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng tính và giải toán có hai phép tính. 
- Củng cố gấp lên một số lần; giảm đi một số lần; Thêm (bớt) 1 số đơn vị.
II. CHUẨN BỊ:
Vở BT
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số 
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm Vở nháp: 309 : 6 ; 798 : 7.
- GV nhận xét. 
*Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành 
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 (cột 1, 2, 4) (VBT trang 77)
* Bài tập 1: Số? 
- Tổ chức trò chơi Tiếp sức theo 3 nhóm.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: 972; 324; 600; 150.
Củng cố cách tìm thừa số, tích.
* Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
- HS làm việc cá nhân, 4 HS lên bảng làm.
- HS nêu lại cách chia từng phép tính.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: 114; 120 (dư 5); 70; 210 (dư 2).
Củng cố chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. 
* Bài tập 3: Tính số máy bơm còn lại?
- 1 HS tóm tắt - 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở ô li.
- 2-3 HS đọc bài giải của mình, nêu lại cách giải:
+ Bước 1: Tính số máy bơm đã bán.
+ Bước 2: Tính số máy bơm còn lại.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: Số máy bơm còn lại là 32 cái.
Củng cố giải bài toán bằng 2 phép tính dạng tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
* Bài tập 4: (cột 1, 2, 4): Số? 
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả, giải thích cách điền số.
- HS nhận xét, chữa bài theo kết quả đúng.
Củng cố: Gấp lên một số lần; giảm đi một số lần; Thêm (bớt) 1 số đơn vị.
*Hoạt động 3: (1-3’): Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét tiết học. 
- Xem lại các bài tập.
Tập đọc - Kể chuyện:
ĐÔI BẠN (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các TN: Nườm nượp, sơ tán, hốt hoảng, ..
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: Sơ tán, công viên, tuyệt vọng, sao sa.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 4 - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5).
B. Kể chuyện:
Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. 
- Tự nhận thức bản thân.
- Xác định giá trị.
- Lắng nghe tích cực.
II. CHUẨN BỊ:
 Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
TẬP ĐỌC:
(1,5 tiết)
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố đọc hiểu bài Nhà Rông ở Tây Nguyên
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (18-20’): Luyện đọc
- GV đọc diễn cảm toàn bài: 1 lần
- GV HD HS luyện đọc.
+ HS đọc nối tếp theo câu; Kết hợp luyện đọc từ khó HS phát âm sai và từ GV chọn thêm: Nườm nượp, sơ tán, hốt hoảng, .....
- GV y/c HS chia đoạn bài văn: 3 đoạn.
+ HS đọc nối tiếp theo đoạn; Luyện đọc câu dài.
+ Luyện đọc theo nhóm đôi (đọc nối tiếp đoạn của bài); Thi đọc theo nhóm đôi; Nhận xét.
- HS đọc giải nghĩa từ: 
- 2-3 HS đọc cả bài.
*GVKL: Cách đọc bài: biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
*Hoạt động 3: (10-12’): Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
- GV chốt lại:
1. Thành và Mến kết bạn từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
2. Thị xã có nhiều phố, phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp không giống nhà ở quê; những dòng xe cộ đi lại nườm nượp; ban đêm đèn điện lấp lánh như sao sa.
3. Nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
4. Câu nói của người bố ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người sống ở làng quê - những người sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có khó khăn, không ngần ngại khi cứu người.
5. Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại 
- HS nêu ý nghĩa của bài.
- GV chốt lại: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.
*Hoạt động 4: (13-15’): Luyện đọc lại 
- GV đọc diễn cảm đoạn 2 và 3.
- HD cách đọc đoạn 3.
- HS thi đọc đoạn 3.
- 1 HS đọc cả bài.
KỂ CHUYỆN:
(0,5 tiết)
*Hoạt động 1: (1-2'): GV nêu nhiệm vụ 
 Dựa vào gợi ý, kể lại toàn bộ câu chuyện Đôi bạn.
*Hoạt động 2: (15-17’): Hướng dẫn HS kể chuyện 
- HS đọc gợi ý.
- 1 HS kể mẫu đoạn 1.
- Từng cặp tập kể.
- Ba HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn theo gợi ý.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
*Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà tập kể chuyện .
Luyện tiếng việt: 
ÔN TIẾT 1: ÔN LTVC 
I. MỤC TIÊU:
- Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta.
- Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
- Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh.
- Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh.
II. CHUẨN BỊ:
 Bảng phụ BT 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố từ chỉ đặc điểm
- HS làm lại BT2 tiết trước.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (6-8’): Mở rộng vốn từ về các dân tộc
Bài tập 1: Hãy viết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết:
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm nêu bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Ê - đê, Ba - na ...
- HS viết vào vở BT.
Hoạt động 3: (6-8’): Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống
Bài tập 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
a) bậc thang b) nhà rông
c) nhà sàn d) Chăm
- 3 - 4 HS đọc lại các câu văn đã hoàn chỉnh.
Hoạt động 4: (6-8’): Viết câu có hình ảnh so sánh
Bài tập 3: Viết vào chỗ trống những câu có hình ảnh so sánh:
- HS quan sát từng cặp tranh vẽ.
- 4 HS nói tên từng cặp sự vật được so sánh với nhau trong mỗi tranh.
- HS viết các câu văn có hình ảnh so sánh.
- HS đọc những câu văn đã viết.
- Nhận xét - bổ sung.
- GV chốt lại: Trăng tròn như quả bóng; Mặt bé tươi như hoa.
Đèn sáng như sao; Đất nước ta cong cong hình chữ S.
Hoạt động 5: (6-8’): Điền từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh
Bài tập 4: Viết những từ ngữ thích hợp vào mỗi chỗ trống:
- HS làm bài cá nhân vào vở BT.
- HS đọc bài làm - Cả lớp và GV nhận xét, chốt các câu đúng.
- 4 - 5 HS nhìn bảng đọc lại kết quả.
Hoạt động nối tiếp(1-2’): 
- GV nhận xét tiết học.
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TIẾT 2: 
I. MỤC TIÊU:
- Kĩ năng phân biệt chính tả.
 - Phân biệt cách chọn từ phù hợp với nội dung chỉ sự vật và con người thành phố, nông thôn.
II. CHUẨN BỊ:
 Vở ôn luyện và kiểm tra.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (5-8’): Củng cố về viết đoạn văn?.
- HS nêu ví dụ.
- HS nhận xét, GV chốt.
Hoạt động 2: (20-25’): Phân biệt chính tả.
Bài tập 4: Viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em:
- GV nêu nhiệm vụ.
- 1 HS làm mẫu.
- Cả lớp viết bài.
- GV theo dõi giúp đỡ HS, phát hiện những bài tốt.
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3: (8-10’): Luyên đọc hũ bạc của người cha.
- Đọc từng câu:
+ HS nối tiếp nhau đọc (mỗi em đọc 2 câu).
+ Luyện đọc từ khó phát âm (mục I).
- Đọc từng đoạn trước lớp:
+ HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài. Chú ý nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật (ông lão).
Hoạt động nối tiếp(2-3’): 
- GV nhận xét tiết học.
Luyện Toán:
ÔN TIẾT 1: 
I. MỤC TIÊU:
- Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
- HS biết tính giá trị của các biểu thức đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn luyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố và giải toán có hai phép tính. 
- 2 HS lên bảng giải bài toán.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
Bài tập 1: Tính giá trị biểu thức.
- 2-3 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS nêu cách làm.
- Nhận xét, 
- GV chốt kết quả đúng: 
a) = 217, b) = 252, c) =63, d) = 205
Bài tập 2: Tính giá trị biểu thức.
- HS đọc yêu cầu đề bài: 
- Cả lớp làm bài vào vở ôn tập.
- HS lên bảng làm.
- Nhận xét, nêu lại cách làm.
- GV chốt giải đúng: 
a) = 100, b) = 20, c) =18, d) =19
Bài tập 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống: 
- 2 HS đọc Y/C của đề bài.
- HS nêu cách làm. 
- HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- GV chốt kết quả đúng: 172, 720, 580, 80, 150.
Bài tập 4: điền dấu: 
- 2 HS đọc Y/C của đề bài.
- HS nêu cách làm. 
- HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- GV chốt kết quả đúng: >, =, , =, <
- GV chấm nhanh một số bài, 2 HS chữa bài trên bảng lớp.
Hoạt động nối tiếp(2-3’): 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại các bài tập.
Rút kinh nghiêm
 ..... . ..... ......................................................................
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2018
Toán:
LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC
I. MỤC TIÊU:
 - Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
- HS biết tính giá trị của các biểu thức đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
 Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào bảng con:
798 : 7	425 : 9
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (4-6’): Làm quen với biểu thức 
- GV nêu một số ví dụ về các biểu thức :
 126 + 51 ; 62 - 11 ; 13 x 3 ; 84 : 4 ; 125 + 10 - 4
- HS nhắc lại (cá nhân, cả lớp). VD: Đây là biểu thức 126 cộng 51. 
Hoạt động 3: (5-7'): Tính giá trị của biểu thức 
-GV nêu biểu thức : 126 + 51 = ? 
- HS tính kết quả.
- HS nêu kết quả.
- GV kết luận: Giá trị của biểu thức 126 + 51 là 177.
* GV nêu thêm 1 số ví dụ để HS tính giá trị của biểu thức.
Hoạt động 4: (18-20’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2 (VBT trang 78)
Bài tập 1: Tính giá trị của mỗi biểu thức sau (theo mẫu):
- Cả lớp làm vào vở ô li, 4 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, nêu lại cách tính.
- GV chốt kết quả đúng: a) 143; b) 11; c) 84; d) 24.
Củng cố cách tính giá trị một số biểu thức đơn giản.
Bài tập 2: Mỗi biểu thức sau có giá trị là số nào?
- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức.
- GV nêu luật chơi.
- Các nhóm tham gia trò chơi.
- Cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Bình chọn nhóm thắng cuộc.
Tiếp tục củng cố cách tính giá trị một số biểu thức đơn giản.
Hoạt động nối tiếp (1-3’): 
 - GV nhận xét tiết học.- Xem lại các bài tập.
Chính tả:
Nghe - viết: ĐÔI BẠN
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết và trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng các bài tập phân biệt âm đầu dễ lẫn: tr/ ch.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ BT 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng viết các tiếng có vần ưi / ươi 
- 2 HS lên bảng viết: khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư.
- Cả lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (17-20’): Hướng dẫn HS nghe viết 
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài, 1HS đọc lại.
- HS tìm hiểu nội dung bài viết.
- GV chốt lại: Câu nói của người bố ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người sống ở làng quê.
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả - cách trình bày: Đoạn viết có mấy câu? Những chữ nào trong đoạn viết hoa? Lời của bố viết thế nào?
- HS luyện viết những chữ dễ viết sai GV tự chọn phù hợp lớp: chiến tranh, sẵn lòng.
b. GV đọc cho HS viết bài.
c. Chấm chữa bài.
- HS đổi chéo vở soát bài, chữa lỗi.
- GV chấm 5 - 7 bài, chữa lỗi và nhận xét.
Hoạt động 3: (8-10’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 1a: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: 
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh.
- Từng em đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Chăn trâu - châu chấu; chật chội - trật tự; chầu hẫu - ăn trầu.
- 5 - 7 HS đọc lại kết quả đúng.
Bài tập 2a: Tìm và ghi lại các tiếng có âm đầu tr/ch trong bài chính tả Đôi bạn:
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng viết kết quả bài làm.
- Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Nhiều HS đọc lại bài làm đúng.
Hoạt động nói tiếp (1-2’): 
- GV nhận xét tiết học. Xem lại các bài tập.
Tự nhiên và Xã hội:
HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI
I. MỤC TIÊU:
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại mà em biết.
- Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại.
* Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về các hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống.
- Tổng hợp các thông tin liên quan đến hoạt động nông nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống.
* GDBVMT: HS biết các hoạt động công nghiệp, thương mại, lợi ích của các hoạt động đó.
II. CHUẨN BỊ:A
 - Máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về hoạt động nông nghiệp
- 2 HS kể tên một số hoạt động nông nghiệp.
- 2 HS nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (5-7’): Làm việc theo cặp
- Từng cặp kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống.
- Một số cặp trình bày, cặp khác bổ sung.
- GV giới thiệu thêm một số hoạt động công nghiệp khác: luyện thép, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, khai thác quặng kim loại, ...
Hoạt động 3: (6-8’): Hoạt động theo nhóm
Bước 1: Từng cá nhân quan sát hình trong SGK.
Bước 2: HS báo cáo kết quả quan sát.
Bước 3: HS nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp.
 GV giới thiệu và phân tích về các HĐ và sản phẩm từ các hoạt động đó.
* Kết luận: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt, ... gọi là hoạt động công nghiệp.
Hoạt động 4: (5-7’): Làm việc theo nhóm
Bước 1: Chia nhóm 5 em, thảo luận theo yêu cầu trong SGK.
Bước 2: Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung.
* Kết luận: Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại.
Hoạt động 5: (5-7’): Chơi trò chơi Bán hàng 
- GV đặt tình huống cho các nhóm chơi đóng vai, một vài người bán, một số người mua.
- Một số nhóm đóng vai, các nhóm khác nhận xét.
Hoạt động nối tiếp(1-3’): 
- 2 HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK.
- GV nhận xét tiết học.
Thủ công:
CẮT, DÁN CHỮ E
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ E.
- Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tơng đối phẳng. 
II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu chữ E cắt đã dán và chưa dán.
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (3-5’): GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu mẫu chữ E và hướng dẫn HS quan sát để rút ra nhận xét:
+ Nét chữ rộng 1 ô.
+ Chữ E có nửa phía trên và nửa phía dưới giống nhau. Nếu gấp đôi chữ E theo chiều ngang thì nửa trên và nửa dưới của chữ trùng khít nhau ( GV dùng mẫu chữ để rời gấp đôi theo chiều ngang).
Hoạt động 2: (12-14’): GV hướng dẫn mẫu
Bước 1 : Kẻ chữ E
- Lật mặt trái tờ giấy thủ công, kẻ, cắt 1 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 2 ô rưỡi.
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ E vào HCN. Sau đó kẻ chữ E theo các điểm đã đánh dấu.
Bước 2 : Cắt chữ E
Gấp đôi HCN đã kẻ chữ E theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ E. Mở ra, được chữ E.
Bước 3 : Dán chữ E
- Kẻ 1 đường chuẩn. Đặt chữ vào đường chuẩn cho cân đối.
- Bôi hồ vào mặt trái tờ giấy và dán vào vị trí đã định.
Hoạt động 3: (14-16’): HS thực hành cắt, dán chữ E
- HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ E.
- GV nhận xét, nhắc lại 3 bước kẻ, cắt, dán chữ E.
- GV tổ chức cho HS thực hành.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- GV tổ chức cho HS trưng bày, nhận xét sản phẩm thực hành.
- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS và khen những em làm được sản phẩm đẹp.
Hoạt động nối tiếp(1-3’): 
- GV n/x sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS.
- Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán để học bài Cắt, dán chữ VUI VẺ.
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TIẾT 1: LUYỆN ĐỌC: ĐÔI BẠN 
I. MỤC TIÊU:
- Kĩ năng đọc thành tiếng.
- Kĩ năng đọc hiểu. Trả lời các câu hỏi: “Luyện tập TV” Trang 57
- Kĩ năng kể câu chuyện: Đôi bạn.
II. TÀI LIỆU:
- Sách ôn TV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (12-14’): Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng
- 1 HS đọc mẫu.
- GV nhắc lại cách đọc: 
- HS đọc nối tiếp nhau, mỗi em đọc một đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: 
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc đúng và hay.
- HS đọc cả bài. Nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10’): Củng cố kĩ năng đọc hiểu
- HS đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi “Luyện tập TV” Trang 57.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại ý đúng.
- HS nêu nội dung câu chuyện.
*GV chốt lại: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ, khó khăn.
Hoạt động 3: (13-15’): Củng cố kĩ năng kể
- GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể từng đoạn câu chuyện “ Đôi bạn”.
- HS kể chuyện theo nhóm.
- HS kể từng đoạn dựa vào các câu hỏi gợi ý.
- HS kể cả câu chuyện.
Hoạt động nối tiếp: (1-3’): 
- GV nhận xét tiết học. Về tiếp tục tập kể câu chuyện.
Rút kinh nghiêm
 ..... . ..... ......................................................................
Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2018
Toán:
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép nhân, phép chia. 
- Áp dụng việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu , = 
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố về biểu thức 
- 4 HS nêu ví dụ về biểu thức.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10'): HDHS cách tính giá trị của biểu thức 
*GV nêu 2 quy tắc tính giá trị của biểu thức: 
- Đối với biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ: Thực hiện các phép tính theo thứ tự từ phải sang trái. 
+ GV yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức 60 + 20 - 5; HS nêu lại cách làm.
+ 2 - 3 HS nhắc lại quy tắc. 
- Đối với biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia: Thực hiện các phép tính theo thứ tự từ phải sang trái.
+ GV yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức 49 : 7 x 5; HS nêu lại cách làm.
+ 2 - 3 HS nhắc lại quy tắc.
- GV lưu ý HS cách trình bày như hướng dẫn trong SGK.
Hoạt động 3: (18-20'): Luyện tập, thực hành 
HS làm bài tập 1, 2, 3 (VBT trang 79)
Bài tập 1: Tính giá trị của biểu thức:
- HS làm bài cá nhân vào vở ô li.
- 4 HS lên bảng làm bài, nêu lại cách làm.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: a) 268; 217; b) 429; 300.
Củng cố cách tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, trừ.
Bài tập 2: Tính giá trị của biểu thức:
- HS làm việc cá nhân vào vở ô li.
- 4 HS lên bảng làm, nêu lại cách làm.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: a) 90; 4; b) 20; 63.
Củng cố cách tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính nhân, chia.
Bài tập 3: Điền dấu , = vào chỗ chấm: 
- HS tự làm bài vào vở ô li.
- 3 HS lên bảng làm bài, giải thích kết quả điền dấu.
- Cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng: >; =; <
Củng cố so sánh giá trị của biểu thức.
 Hoạt động nối tiếp (1-3’):
- 2 HS nhắc lại các quy tắc vừa học.
- GV nhận xét tiết học.
Tập đọc:
VỀ QUÊ NGOẠI
I. MỤC TIÊU:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu được nội dung của bài : Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu thêm những người nông dân làm ra lúa gạo. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu của bài thơ.
*GDBVMT: Giáo dục tình cảm yêu quý nông thôn nước ta qua câu hỏi 3: Bạn thấy ở quê có những gì lạ? (gặp trăng gặp gió bất ngờ/ ở trong phố chẳng bao giờ có đâu/ gặp con đường đất rực màu rơm phơi, gặp bóng tre mát rợp vai người/ vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm ...). Từ đó liên hệ và chốt lại ý về BVMT: Môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp đẽ, thật đáng yêu.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kĩ năng kể
- 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Đôi bạn.
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện. Nhận xét.
Hoạt động 2: (10-12’): Luyện đọc 
- GV đọc diễn cảm bài thơ. 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc. 
- Luyện đọc từng câu (2 dòng thơ).
+ Luyện đọc 1 số từ khó đọc: đầm sen nở, ríu rít, rực màu rơm phơi, mát rợp, thuyền trôi.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Chú ý hướng dẫn HS đọc đúng nhịp các dòng thơ 1, 2, 3, 4, 13, 14, 15, 16.
- Luyện đọc từng khổ trong nhóm. 
 Khổ 1: Chia thành 2 đoạn: Đoạn 1: 6 dòng đầu; Đoạn 2: 4 dòng còn lại.
 Khổ 2: Từ về quê ngoại đến thương bà ngoại em.
- Giải nghĩa từ : hương trời, chân đất, quê ngoại, bất ngờ.
- 2-3 HS đọc toàn bài. 
Hoạt động 3: (8-10’): Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm từng đoạn thơ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV chốt lại câu trả lời đúng:
1. Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê
2. Quê bạn ở nông thôn.
3. Ở quê có đầm sen nở ngát hương, ...
4. Bạn ăn hạt gạo đã lâu, nay mới gặp những người làm ra hạt gạo. Họ rất thật thà. Bạn thương họ như thương người ruột thịt, thương bà ngoại mình.
- HS nêu ND chính của bài thơ.
*GV chốt lại: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu thêm những người nông dân đã làm ra lúa gạo.
*Bảo vệ và giữ gìn môi trường quê hương là thể hiện tình cảm yêu mến đối với quê hương.
Hoạt động 4: (8-10’): Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu của bài thơ 
 - GV đọc 10 dòng thơ đầu bài thơ. 
 - HS học thuộc lòng.
 - 1 số HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.
Hoạt động nối tiếp (1-3’): 
 - GV nhận xét tiết học.
 - Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu bài thơ (nếu chưa thuộc). 
Tự nhiên và Xã hội:
LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
I. MỤC TIÊU:
 	Sau bài học, HS nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.
*Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh tìm ra những đặc điểm khác biệt giữa làng quê và đô thị.
- Tư duy sáng tạo thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị.
* GDBVMT: Nhận biết sự khác biệt giữa môi trường sống ở làng quê và môi trường sống ở đô thị.
II. CHUẨN BỊ:
 - Máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về hoạt động công nghiệp, thương mại
- 2 HS kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại.
- 2 HS nêu ích lợi của các hoạt động đó.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (6-8’): Làm việc theo nhóm
Bước 1: Làm việc theo nhóm
 - HS quan sát tranh trong SGK ghi lại kết quả quan sát vào BT1 (BTTN và XH).
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung.
*Kết luận: Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi ... có nhiều người và xe cộ đi lại.
Hoạt động 3: (6-8’): Thảo luận nhóm
Bước 1: Chia nhóm 5 em. Mỗi nhóm căn cứ vào kết quả thảo luận ở HĐ2 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị.
Bước 2: Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Bước 3: Từng nhóm liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi các em đang sống.
 GV giới thiệu cho HS biết thêm về sinh hoạt của đô thị.
*GVKL: Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi ...
cửa hàng, nhà máy, ...
Hoạt động 4: (12-14’): Vẽ tranh
- GV nêu chủ đề: Vẽ về làng quê nơi em đang sống.
- HS tiến hành vẽ tranh.
Hoạt động nối tiếp(1-3’): 
- HS đọc lại kết luận trong SGK.
- Về nhà tiếp tục vẽ tranh nếu chưa xong.
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TIẾT 4
I. MỤC TIÊU:
 - Cung cấp cho HS biết tên một số thành phố và vùng nông thôn nổi tiếng ở nước ta.
 - HS biết tên gọi những địa điểm công cộng ở thành phố và nông thôn, nơi thường diễn ra những sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư.
 - Nhận diện câu hỏi qua ý nghĩa nghi vấn của câu.
II. CHUẨN BỊ:
 Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (8-10’): Nhận biết tên một số thành phố và vùng nông thôn ở nước ta.
Bài 1: Trong các tên dưới đây, tên nào là tên các thành phố, tên các miền quê ở nước ta:
 Mười tám thôn Vườn Trầu, Nha Trang, Đất Mũi, Cần Thơ, Ba Làng An, Vỹ Dạ, Huế, Phúc Trạch, Vinh, Đoan Hùng, Việt Trì, Lim.
- HS thảo luận nhóm 2 em.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Tên TP ở nước ta: Nha Trang, Huế, Vinh, Việt Trì, Cần Thơ.
+ Tên các miền quê ở nước ta: (còn lại).
Hoạt động 2: (10-12’): Nhận biết những địa điểm công cộng ở TP và nông thôn
Bài tập 2: Điền tiếp vào chỗ trống các từ thích hợp:
a) Những nơi thường tập trung đông người ở TP: quảng trường, rạp hát, siêu thị,.........................................................................................................
b) Những nơi thường tập trung đông người ở nông thôn: đình, nhà văn hoá, .............................................................................................................................
- HS chơi trò chơi Tiếp sức theo 2 nhóm.
- GV nhận xét công bố nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 3: (8-10’): Nhận diện câu hỏi
Bài tập 3: Khoanh tròn chữ cái trước dòng là câu hỏi rồi điền dấu chấm hỏi vào cuối câu đó:
a) Thành phố lớn nhất và đông dân nhất nước ta
b) Nha Trang là thành phố biển đẹp ở miền Trung nước ta
c) Hà Nội có sân bay quốc tế Nội Bài
- HS làm việc cá nhân.
- HS nêu miệng kết quả bài làm.
- Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: ý a.
Hoạt động nối tiếp(1-3’): 
GV nhận xét tiết học và dặn HS xem lại các bài tập.
Luyện Toán:
ÔN TIÊT 2+ 3
I. MỤC TIÊU:
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
- Củng cố giải toán và giảm đi một số lần.
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn luyện.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố mối quan hệ giữa gam và kg
- 2 HS nêu lại bảng đơn vị đo khối lượng.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành TIẾT 1
 * GV hướng dẫn HS làm bài tập sách“Luyện tập toán” Trang 54
Bài 1: Tính.
- 2-3 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, 
*GVKL: Củng cố phép chia số có 3 CS cho số có 1 CS.
Bài 2: Đúng ghi Đ sai ghi S.
- HS đọc yêu cầu đề bài: 
- Cả lớp làm bài vào vở ôn tập.
- 2HS lên bảng làm.
- Nhận xét, nêu lại cách làm.
- GV chốt giải đúng: a, S b, Đ
Bài 3: HS đọc Y/C của đề bài.
- HS tự giải vào vở ôn. 
- 1HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
*GVKL: Củng cố giải toán có lời văn.
Bài 4: Khoanh vào chữ....:
- HS tự làm bài.
- HS đổi chéo bài kt
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố tìm số dư trong phép chia.
Hoạt động 3: (28-30’): Luyện tập, thực hành TIẾT 3
Bài 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu kết quả. Nhận xét.
- Chốt ý đúng: a. Đ	b. S	
*GVKL: Củng cố phép chia.
Bài 6: Tìm x
- HS tự làm bài.
- 2 HS nối tiếp lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố tìm thành phần chưa biết.
Bài 7: Khoanh vào chữ....
- HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố các phép tính nhân.
Bài 8: HS đọc đề bài toán.
- HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
Rút kinh nghiêm
 ..... . ..... ......................................................................
Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2018
Toán:
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách tính giá trị của các biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. 
- Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức.
II. CHUẨN BỊ:
 Vở BT.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố cách tính giá trị của biểu thức 
- Chữa bài tập 2.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10’): Nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức
- HS nêu các phép tính có trong biểu thức 60 + 35 : 5
- GV nêu: Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, rồi thực hiện các phép cộng, trừ sau.
- HS nêu cách tính biểu thức trên (như trong SGK).
- GV HD HS thực hiện tính giá trị của biểu thức: 86 - 10 x 4 
- Cả lớp học thuộc quy tắc (SGK) - thi đọc. 
Hoạt động 3: (18-20’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3 (VBT trang 80)
Bài tập 1: Tính giá trị của biểu thức:
- HS làm việc cá nhân.
- 6 HS lên bảng làm, nêu cách làm.
VD: 253 + 10 x 4 = 253 + 40
	 = 293
- Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: a) 293; 105; 87; b) 542; 290; 149
*Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
Bài tập 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
- GV hướng dẫn HS làm theo các bước:
+ Trước hết xác định phép tính cần thực hiện trước.
+ Tính ra nháp để tìm kết quả.
+ Thực hiện nốt phép tính còn lại.
+ So sánh với giá trị biểu thức đã ghi.
 - HS tự làm bài, sau đó đọc kết quả chữa bài, giải thích lí do đúng sai.
 - Đáp án lần lượt là: a) Đ, Đ, Đ, S ; b) S, S, S, Đ.
*Củng cố cách áp dụng tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức.
Bài tập 3: Tính số quả táo ở mỗi hộp?
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- 1 HS lên bảng giải.
- 2 HS đọc bài giải của mình trước lớp, nêu cách giải:
+ Bước 1: Tính số táo của mẹ và chị.
+ Bước 2: Tính số táo mỗi hộp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Mỗi hộp có 19 quả táo.
*Củng cố giải toá

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2018_2019.doc