Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

*Năng lực đặc thù:

a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình.

b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội :

- Nêu ích lợi của một số hoạt động thông tin liên lạc đối với đời sống.

- Ghi – nhớ địa chỉ, cách quay số điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại.

- Điều chỉnh: Thêm hình ảnh điện thoại di động, cột thu phát sóng di động và máy tính để phù hợp với thực tế.

c. Nội dung tích hợp:

*GDQPAN: Nêu tác dụng của thông tin liên lạc trong cuộc sống.

* Năng lực chung:

- Giao tiếp, hợp tác.

- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh,

2. Phẩm chất:

- Bày tỏ suy nghĩ, chia sẻ thông tin hữu ích với người khác.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh

2. Học sinh: SGK

 

doc 51 trang ducthuan 1770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2020
TOÁN
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng làm được các bài tập liên quan.
c. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán:
* Năng lực chung: 
- Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học
2. Phẩm chất: 
- Giáo dục phẩm chất ham học toán
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3phút) 
- Trò chơi: Nối nhanh, nối đúng: TBHT đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả:
84 : 2	18
90 : 5	42
89 : 4	22 dư 1
97 :7 	14 dư 1
- Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
2. Khám phá: 
* Mục tiêu: 
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). 
* Phương pháp: động não, làm mẫu 
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- GV viết phép chia- HS đọc phép chia
H. Số bị chia và số chia trong phép chia này có đặc điểm gì?
- GV: Tương tự cách chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số, các em hãy đặt tính và tính ra nháp.
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính. (HS làm xong vừa chỉ phép tính vừa nêu cách tính)
H. Vậy 648 :3 bằng bao nhiêu?
- GV chỉ phép tính và nêu lại cách tính 
*Kết luận: Ta thực hiện chia từ trái sang phải, ở phép chia này thực hiện 3 lượt chia nên thương phải có 3 chữ số.
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính.
- Chữa bài: + Đọc phép chia và nhận xét 
+ 1 số HS khác nêu lại cách thực hiện
+ Vậy 236 : 5 bằng bao nhiêu?
+ Phép chia thứ nhất và phép chia thứ hai có điểm gì giống và khác nhau?
+ Đối với phép chia có dư, số dư phải ntn so với số chia?
*Kết luận: ở phép chia này thực hiện qua 2 lượt chia nên thương có 2 chữ số.
1. a, Hướng dẫn thực hiện phép chia 648 : 3 = ?
 648 3 
 6 216
 04
 3
 18
 18
 0
 648 : 3 = 216
b, Hướng dẫn thực hiện phép chia 236 : 5 = ?
 236 5
 20 47
 36
 35
 1
 236 : 5 = 47 (dư 1)
- Số dư phải nhỏ hơn số chia
3. Luyện tập
* Mục tiêu: Học sinh thực hành chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
.
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: - Đọc bài, nhận xét Đ - S?
 H. Nêu cách thực hiện phép chia?
 - HS đổi chéo vở kiểm tra.
- GV: Thực hiện chia từ trái sang phải, theo thứ tự các bước nhẩm: chia - nhân - trừ.
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu của bài.
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: - Đọc bài, nhận xét Đ - S?
+ em còn có câu lời giải nào khác? 
*Kết luận: lưu ý cách trình bày bài giải và chọn câu trả lời cho phù hợp với yêu cầu của bài. 
*Hoạt động nhóm:
- HS đọc bài toán.
+. Bài tập yêu cầu gì?
- GV hướng dẫn mẫu:
 H.Giảm đi 8 lần ta làm ntn?
 H.Giảm đi 6 lần ta làm ntn?
- Tổ chức cho HS thi tiếp sức
- Chữa bài: - Nhận xét Đ - S?
-Tuyên dương đội thắng cuộc.
+ Giảm đi 8 lần khác giảm đi 6 lần như thế nào? 
 - Kiểm tra bài của HS.
*Kết luận: Bài tập có dạng giảm 1 số đi nhiều lần.
3. Luyện tập: 
 Bài 1: Tính
872 4 457 4 ..... 
8 218 4 114 
07 05
 4 4
 32 17
 32 16
 0 1
Bài 2: 
 Bài giải :
Tất cả có số hàng là :
234 : 9 = 26 (hàng)
 Đ/S : 26 hàng
Bài 3 :Viết( theo móu)
Số đó cho
432 m
888 kg
Giảm 8 lần
432m : 8 = 54m
Giảm 6 lần
432m : 6 = 72m
4. Hoạt động Vận dụng 
*Mục tiêu: Vận dụng tính nhanh số bé bằng 1 phần mấy số lớn
* Phương pháp: thực hành, trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Ai nhanh hơn
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
Kho thứ nhất đựng 845 thùng hàng. Kho thứ hai đựng được số thùng hàng bằng số thùng hàng của kho thứ nhất. Hỏi kho thứ hai đựng được bao nhiêu thùng hàng?
 5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Gv nhận xét tiết học 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
- Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình.
b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội : 
- Nêu ích lợi của một số hoạt động thông tin liên lạc đối với đời sống.
- Ghi – nhớ địa chỉ, cách quay số điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại.
- Điều chỉnh: Thêm hình ảnh điện thoại di động, cột thu phát sóng di động và máy tính để phù hợp với thực tế.
c. Nội dung tích hợp: 
*GDQPAN: Nêu tác dụng của thông tin liên lạc trong cuộc sống.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác.
- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, 
2. Phẩm chất: 
- Bày tỏ suy nghĩ, chia sẻ thông tin hữu ích với người khác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút)
- Yêu cầu học sinh trình bày các sưu tầm về tranh ảnh, hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá, giáo dục, hành chính, y tế. 
- Nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài: Khi em có người thân đi xa nhà, người ấy báo tin bình an cho gia đình biết bằng cách nào?
- Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có điện thoại được không? Để biết các hoạt động thông tin liên lạc diễn ra như thế nào, mời các em cùng tìm hiểu bài Các hoạt động thông tin liên lạc.
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. HĐ khám phá 
*Mục tiêu: - Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.
- Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện trong đời sống.
- Biết được ích lợi của các hoạt động phát thanh, truyền hình.
 * Phương pháp: thảo luận nhóm, động não, làm việc với SGK
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành
- Các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi: 
+ Em đã đến bưu điện chưa? Kể những việc diễn ra ở bưu điện ?
+ Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện. Nếu không có hoạt động bưu điện thì chúng ta có nhận được thư từ, bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không?
- Đại diện các nhóm trình bày.
 *Kết luận: Bưu điện giúp chúng ta truyền tin tức, thư từ, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và nước ngoài .
+ Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình ?
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, kết luận: 
*Kết luận: Các chương trình phát thanh, truyền hình cung cấp thông tin giúp chúng ta thêm hiểu biết và thư giãn. Vì vậy ta phải thường xuyên nghe đài, xem tivi và sử dụng Internet.
1. Ích lợi của hoạt động bưu điện.
- Bưu điện giúp chúng ta truyền tin tức, thư từ, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và nước ngoài .
2. Ích lợi của các hoạt động phát thanh, truyền hình. 
-Các chương trình phát thanh, truyền hình cung cấp thông tin giúp chúng ta thêm hiểu biết và thư giãn 
3. Luyện tập 
*Mục tiêu: Học sinh biết cách ghi địa chỉ ngoài phong bì thư, cách quay số điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại.
 * Phương pháp: thực hành
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên cho học sinh đóng vai nhân viên bán tem, phong bì và nhận gửi thư, hàng.
- Một vài học sinh đóng vai người gửi thư, quà.
- Một số học sinh khác chơi gọi điện thoại.
- Nhận xét.
 3. Viết bì thư
4. Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh củng cố kiến thức
 * Phương pháp: trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành:
- GV nêu cách chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi chơi chính thức
- GV nhận xét trò chơi.
4. Chơi trò chơi: " Chuyền thư
5. Củng cố- dặn dò: 5 phút 
- Ghi nhớ nội dung bài học. 
- Xem trước bài tiếp theo
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2020 
ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực điều chỉnh hành vi: 
- Biết một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
b. Năng lực phát triển bản thân. 
- Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Điều chỉnh: Không yêu cầu học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về tình làng, nghĩa xóm; có thể cho học sinh kể về một số việc đã biết liên quan đến ”tình làng, nghĩa xóm”.
c. Nội dung tích hợp:
GDKNS:
- Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác. 
- Năng lực phát triển bản thân. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 	- Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Học sinh kể những việc mình đã làm để giúp đỡ làng xóm láng giềng?
- Nhận xét – kết nối bài học
- Giới thiệu bài mới – ghi bài
2. Luyện tập 
*Mục tiêu: - Học sinh được bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể làm cho các em mạnh dạn hơn
* Phương pháp: hoạt động nhóm, trình bày 3 phút 
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành: 
- HS đọc yêu cầu bài 4
- HS thảo luận nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi nhận xét.
*Kết luận: + Việc làm a, d, e, g là nên làm.
 + Các việc b, c, đ là không nên làm.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận cách ứng xử và chuẩn bị đóng vai. (KN lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm.)
- Các nhóm lên trình bày cách ứng xử của nhóm mình ( đóng vai)
- Cả lớp thảo luận về cách ứng xử của các nhóm.
*Kết luận: Làng xóm tắt lửa tối đèn có nhau, cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau như người thân trong nhà.
Bài tập 4: Theo em hành vi, việc làm nào dưới đây là nên làm hoặc không nên làm đối với hàng xóm láng giềng.
a, Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm.
b, Đánh nhau với trẻ con hàng xóm.
c, Ném gà nhà hàng xóm.
d, Hỏi thăm khi nhà hàng xóm có chuyện buồn.
đ, Hái trộm quả trong nhà hàng xóm.
3.Xử lý tình huống và đóng vai
Bài tập 5: Em sẽ làm gì trong các tình huống sau? Vì sao?
a, Bác Hai ở cạnh nhà em bị cảm. Bác nhờ em đi gọi con gái bác đang làm ngoài đồng.
b, Bác Nam có việc vội đi đâu đó từ sớm. Bác nhờ em trông nhà giúp.
c, Các bạn đến chơi nhà em và cười đùa ầm ĩ trong khi bà cụ bên nhà hàng xóm đang bị ốm.
d, Khách của gia đình bác Hải đến chơi mà cả nhà đi vắng hết. Người khách nhờ em chuyển giúp cho bác Hải lá thư.
3. Vận dụng 
*Mục tiêu: HS liên hệ bản thân
 * Phương pháp: hoạt động cá nhân, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành: 
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi, ghi lại những công việc mà bạn bên cạnh đã làm để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng của mình.
- Nhận xét khen những học sinh đã biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng của mình một cách hợp lý.
*Kết luận: Mỗi người không thể sống xa gia đình, xa hàng xóm láng giềng. Cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng để thắt chặt hơn mối quan hệ, tình cảm tốt đẹp này.
Liên hệ bản thân
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét giờ học- chuẩn bị giờ sau
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT)
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ: 
- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : siêng năng, lười biếng, thản nhiên, làm lụng.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu hoặc giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: hũ (bạc), thản nhiên, dành dụm,...
- Nắm được nội dung truyện và ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người là cơ sở để tạo nên mọi của cải, vật chất.
c. Nội dung tích hợp: 
GDKNS: 
- Tự nhận thức bản thân.
- Xác định giá trị
- Lắng nghe tích cực.
* Năng lực chung: 
- Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề. 
2. Phẩm chất: 
- Chăm học; tự tin, trách nhiệm; trung thực kỉ luật; đoàn kết yêu thương.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Học sinh hát: Ba kể con nghe.
- 2 học sinh đọc bài “Nhớ Việt Bắc”.
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
2. Khám phá: 
Hoạt động 1. 1. Luyện đọc
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành :
 a. GV đọc toàn bài 
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu nối tiếp
( GV sửa lỗi phát âm sai)
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- Gv kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm
- GV câu cần luyện đọc, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt cách đọc phù hợp đối với câu 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
+ Đặt câu có từ “dúi”, “thản nhiên”, “dành dụm”
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
- Các nhóm khác nhận xét
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng tình cảm, hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết của câu chuyện.
+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.
+ Giọng người cha ở đoạn 1: thể hiện sự khuyên bảo, lo lắng cho con; ở đoạn 2: nghiêm khắc; ở đoạn 4: xúc động có sự yên tâm, hài lòng về con; ở đoạn 5: trang trọng, nghiêm túc.
-Từ khó: Siêng năng, lười biếng, làm lụng, kiếm nổi,...)
- Câu dài:
+ Tuy vậy,/ ông rất buồn/ vì cậu con trai lười biếng.//
+ Cha muốn trước khi nhắm mắt/ thấy con kiếm nổi bát cơm.//
+ Con hãy đi làm/ và mang tiền về đây.//
- Hồng dúi cho em một cái kẹo.
- Ông ké thản nhiên nhìn bọn giặc đi qua.
 - Bà dành dụm tiền mua cho cháu bộ quần áo mới.
* Tiêu chí nhận xét:
+ Đọc đúng.
+ Đọc trôi chảy
+ Thể hiện được lời nhân vật
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải.
 * Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 17 phút
* Cách tiến hành: 
- 1 HS đọc đoạn 1- Lớp đọc thầm
+ Ông lão mong muốn điều gì ở người con?
+ Em hiểu tự mình kiếm nổi bát cơm nghĩa là như thế nào?
 (KN Tự nhận thức bản thân;Xác định giá trị; Lắng nghe tích cực.)
- HS đọc đoạn 2.
+ Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?
(KN Xác định giá trị; Lắng nghe tích cực.)
+ Người con đã làm lụng vất vả ntn?
+ Ông lão vứt tiền vào đống lửa thì người con đã làm gì?
+ Hành động của người con nói lên điều gì? (KN:Tự nhận thức bản thân.;Xác định giá trị;Lắng nghe tích cực.)
+ Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện? .(KN Tự nhận thức bản thân;Xác định giá trị)
*Kết luận: Mỗi người cần phải siêng năng làm việc mới làm ra của cải, vật chất nuôi sống bản thân
1. Người cha khuyên con chăm chỉ. 
- Ông muốn người con tự kiếm nổi bát cơm, không phải nhờ người khác.
- Nghĩa là tự mình làm, nuôi sống mình không phải nhờ vào bố mẹ.
2. Ông lão thử con trai.
- Ông lão muốn thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra không, nếu thấy tiền của mình vứt đi mà không xót nghĩa là tiền đó không phải tự tay con làm ra.
- Ngày đi xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát, anh ăn 1 bát, 3 tháng anh để dành được 90 bát gạo, bán lấy tiền mang về cho cha.
- Người con vội thọc tay vào lửa lấy tiền ra.
- Hành động đó cho thấy anh phải vất vả mới kiếm ra đồng tiền nên rất quý trọng đồng tiền.
- Có làm lụng vất vả mới có đồng tiền, hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
3. Luyện tập 
Hoạt động 1 3. Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Đọc phân vai.
* Phương pháp: 
* Thời gian: 10 phút
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- HS đọc truyện theo cách phân vai trong các nhóm
- 3 nhóm thi đọc phân vai 
- Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất
* Tiêu chí bình chọn:
 + Đọc đúng, đọc trôi chảy.
 + Đọc thể hiện đúng tình cảm của nhân vật.
 Hoạt động 2 3. Kể chuyện 
* Mục tiêu : Kể lại được toàn bộ câu chuyện- kể tự nhiên, phân biệt lời kể với giọng nhân vật ông lão.
* Phương pháp: làm mẫu, quan sát, hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành:
1. Gv nêu nhiệm vụ
- GV nêu nhiệm vụ 
- HS nhắc lại
2. Hướng dẫn kể từng đoạn của chuyện theo tranh
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS quan sát 5 tranh minh hoạ
- 1 số HS nêu trình tự đúng của 5 tranh theo nội dung câu chuyện.
- HS khác nhận xét Đ - S?
- GV chốt kết quả đúng: 3, 5, 4, 1, 2
*Hoạt động nhóm:
- HS đọc yêu cầu của bài .
- Từng cặp HS kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào các tranh .
- 4 HS thi kể trước lớp từng đoạn truyện.
-1,2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS -GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
- Sắp xếp các tranh ra nháp theo trình tự đúng.
- Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Bài 1: Sắp xếp các tranh theo trình tự câu chuyện.
Bài 2: Dựa vào thứ tự tranh đã được sắp xếp đúng, kể lại từng đoạn, cả câu chuyện.
Tiêu chí đánh giá
+ Nội dung : Kể có đủ ý đúng trình tự không , đã biết kể bằng lời của mình chưa
+ Diễn đạt: Nói đã thành câu chưa, dùng từ đã phù hợp chưa
+ Cách thể hiện : Giọng kể, điệu bộ nét mặt
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng liên hệ thực tế
* Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên nêu vấn đề: 
+ Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
- Học sinh trả lời. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: Đôi bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài tiếp theo
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
(TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng làm các bài toán liên quan.
- Vận dụng tính toán hằng ngày.
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học
2. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, Hứng thú trong các giờ học toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, bảng phụ, hình tam giác 
2. Học sinh: Bút, nháp, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (2 phút)
- Trò chơi: Đoán nhanh đáp số: TBHT đưa ra các phép tính yêu cầu các bạn thực hiện: 
578 : 3 230 : 6 905 : 5
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 
2. Hoạt động Khám phá: 
* Mục tiêu: Biết cách đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
Hoạt động cả lớp:
- GV viết phép chia- HS đọc phép chia
+ Số bị chia và số chia trong phép chia này có đặc điểm gì?
- GV: Tương tự cách chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số ở tiết trước, các em hãy đặt tính và tính ra nháp.
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính (HS làm xong vừa chỉ phép tính vừa nêu cách tính)
? Vậy 560 : 8 bằng bao nhiêu?
- GV vừa chỉ phép tính vừa nêu lại cách tính
- GV: Ta thực hiện chia từ trái sang phải, ở phép chia này lượt chia thứ hai có chữ số 0, 0 chia cho bất kì số nào cũng bằng 0 vì thế ta nhớ viết 0 vào thương.
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính.
- Chữa bài: + Đọc phép chia và nhận xét 
 + 1 số HS khác nêu lại cách thực hiện.
? Vậy 236 : 5 bằng bao nhiêu?
- Nhận xét:
+ Trong phép tính này ở lượt chia thứ hai có gì đặc biệt?
- GV: Vậy đối với những phộp tính có lượt chia nào có số bị chia nhỏ hơn số chia thì ta làm như thế nào?
 + Phép chia thứ nhất và phép chia thứ hai có điểm gì giống và khác nhau?
1. a, Hướng dẫn thực hiện phép chia 560 : 8 = ?
 560
 56
8
70
 00
 0
 0 
560 : 8 = 70
b, Hướng dẫn thực hiện phép chia 632 : 7 = ? 
 632
 63
7
90
 02
 0
 2
 632 : 7 = 90 (dư 2)
- lượt chia thứ hai có 2 < 7 nên 2 chia cho 7 được 0 lần, ta viết 0 vào thương.
- những phép chia có lượt chia thứ hai hoặc thứ 3 mà có số bị chia nhỏ hơn số chia thì ta viết 0 vào thương tương ứng với lượt chia đó rồi tiếp tục tìm số dư của lượt chia đó.
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh thực hiện đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
* 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: - Đọc phép chia, nhận xét 
+ Nêu cách thực hiện
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
*Kết luận: Thực hiện chia từ trái sang phải, lưu ý ở lượt chia nào có số bị chia nhỏ hơn số chia thì ta viết 0 vào thương tương ứng với lượt chia đó.
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu của bài.
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài: - Đọc bài giải, nhận xét Đ - S?
- Kiểm tra bài HS.
*Kết luận: Bài toán có sử dụng phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số có dư, các em lưu ý cách trình bày phép tính trước rồi kết luận và trả lời sau.
3. Luyện tập
Bài 1: Tính:
 350 7 ............
35 50
 00
 0
 0
Bài 2: Bài giải:
Ta có phép chia: 365 : 7 = 52(dư 1)
Vậy 1 năm có 52 tuần và 1 ngày.
 Đ/S: 52 tuần 1 ngày
3. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: - Học sinh củng cố kiến thức
* Phương pháp: thực hành, động não 
* Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc bài toán.
+ Bài tập yêu cầu gì?
- 1 HS lên bảng làm bài
- Chữa bài: - Nhận xét Đ - S?
- Thực hiện lại phép tính sai?
 - Kiểm tra bài của HS.
*Kết luận: Lưu ý khi ở lượt chia thứ 2 hoặc thứ 3 mà có số bị chia nhỏ hơn số chia các em phải nhớ viết 0 vào thương tương ứng với lượt chia đó rồi thực hiện tiếp tìm số dư của lượt chia đó.
Bài 3: Đ/S? a, 185 6
 18 30 
 05
 0 Đ
 5
 185 : 6 = 30 (dư 5)
b,
 283 7
 28 4 
 03
 S
 283: 7 = 4 (dư 3) 
4. Củng cố - dặn dò: 2 phút 
+ Nêu cách so sánh số đo độ dài.
- Nhận xét tiết học. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC 
NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:	
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
+ Năng lực ngôn ngữ: 
- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai: múa cồng chiêng, truyền lại, ngọn giáo, chiêng trống,... 
- Đọc trôi chảy, ngắt nhịp thơ đúng, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+ Năng lực văn học:
- HS hiểu được nghĩa của 1 số từ mới trong bài: rông chiêng, nông cụ.
- HS biết được đặc điểm của nhà rông ở Tây Nguyên và 1 vài nét sinh hoạt cộng đồng của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên với nhà rông.
+ Nội dung tích hợp: 
* GDMT: HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, từ đó thêm tự hào về quê hương, đất nước và có ý thức tự giác bảo vệ môi trường.
* GDQPAN: Nêu sự kiện chiến đấu của quân và dân ta ở Cửa Tùng trong chiến tranh chống Mỹ.
* Năng lực chung:
- Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề. 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tự hào, yêu quý quê hương đất nước, chăm học, trách nhiệm
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên cho học sinh nghe đoạn nhạc bài hát về Tây Nguyên.
- Giáo viên kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 
2. Khám phá: 
Hoạt động 1 1. Luyện đọc 
*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài
 * Phương pháp: làm mẫu, hoạt động cả lớp – cá nhân –nhóm
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành : 
a. GV đọc toàn bài
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc
 * Đọc từng câu( 2 lần)
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- GV sửa lỗi phát âm sai
* Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần1
- HS nêu cách ngắt và nhấn giọng
- HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- 1 HS đọc Chú giải
* Đọc từng khổ trong nhóm bàn
*Các nhóm tiếp nối nhau đọc đoạn
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
-Các nhóm khác nhận xét
- 1 HS đọc cả bài.
- Giọng nhẹ nhàng, thong thả thong thả, nhấn giọng ở các từ gợi tả.
- Từ khó: múa rông chiêng, truyền lại, trung tâm, buôn làng,...
- Câu khó: 
+ Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim,/ gụ,/ sến,/ táu//. 
+ Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn/ và khi múa rông chiêng trên sàn,/ ngọn giáo không vướng mái//. ( )
- Giải nghĩa từ: buôn làng
 Hoạt động 2. 2. Tìm hiểu bài 
*Mục tiêu: Hiểu đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây nguyên gắn với nhà rông.
* Phương pháp: động não, trình bày 1 phút, hoạt động cá nhân – nhóm –cả lớp
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- 1 Hs đọc đoạn 1,2
+ Vì sao nhà rông phải chắc và cao?
- HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi 2.
+ Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào?
+ Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?
*Kết luận: Nhà rông ở Tây Nguyên rất độc đáo, lạ mắt và đồ sộ...
. 
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
1.Giới thiệu nhà rông ở Tây Nguyên
- Nhà rông chắc để dùng lâu, chiụ được gió bão, chứa được nhiều người khi hội họp, tụ tập nhảy múa, sàn cao để voi đi qua mà không chạm vào sàn, mái cao để khi múa ngọn giáo không vướng mái.
2. Cách bố trí từng gian nhà rông
- Gian đầu là nơi thờ thần làng nên bố trí rất nghiêm trang: có giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách, ...
- Vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi già làng thường tụ họp để bàn việc lớn, nơi tiếp khách của làng.
3. Luyện tập 3. Luyện đọc lại 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Bước đầu biết đọc diễn cảm.
* Phương pháp: làm mẫu, 
* Thời gian: 7 phút 
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2
- HS luyện đọc đoạn 2 theo nhóm
- 2 HS thi đọc diễn cảm đoạn 2 của bài
- 3 HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn của bài
- Lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất 
Tiêu chí đánh giá:
- Đọc đúng 
- Đọc trôi chảy
- Thể hiện được nội dung, ý nghĩa của đoạn văn
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng mở rộng
* Phương pháp: hoạt động cả lớp, phát vấn 
* Thời gian: 3 phút 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi mở:
+Nêu những phong tục, tập quán, những nét độc đáo của nơi mình ở.
- Học sinh phát biểu
- Giáo viên động viên , khen ngợi
5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét giờ học
- Dặn học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
...........................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_15_nam_hoc_2020_2021_ban.doc