Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Đông Phú

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Đông Phú

I. MỤC TIÊU:

A. Tập đọc:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các TN: Siêng năng, lười biếng, hũ bạc, kiếm nổi .

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

3. Các KNSCB được giáo dục trong bài:

- Tự nhận thức bản thân.

- Xác định giá trị.

- Lắng nghe tích cực.

B. Kể chuyện:

Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.

II. CHUẨN BỊ:

 Máy chiếu.

 

doc 25 trang ducthuan 05/08/2022 2070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Đông Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15: Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2018
Đạo đức:
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
2. HS biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.
3. HS có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng.
* Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức.
II. CHUẨN BỊ:
 Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố về Q/tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng
- HS nêu các việc làm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Nêu bài học.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (8-10’): Kể về một số việc đã biết liên quan đến “tình làng, nghĩa xóm”
- HS kể về một số việc đã biết liên quan đến “tình làng, nghĩa xóm”.
- Từng cá nhân lên trình bày trước lớp.
- HS chất vấn bổ sung.
- GV tổng kết, khen các em đã kể tốt.
*Hoạt động 3: (6-8’): Đánh giá hành vi (BT4)
* Mục tiêu: HS biết đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm láng giềng
* Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu BT4.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- HS cả lớp trao đổi, nhận xét.
- GV kết luận: Các việc a, d, e, g là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng; các việc b, c, đ là những việc không nên làm.
- HS tự liên hệ các việc làm trên.
- GV nhận xét, khen các em đã biết cư xử đúng với hàng xóm láng giềng.
*Hoạt động 4: (10-12'): Xử lí tình huống và đóng vai (BT5)
- GVchia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống rồi đóng vai.
- Các nhóm thảo luận, xử lí tình huống và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong từng tình huống.
* GV kết luận:
Tình huống 1: Em nên đi gọi người nhà giúp bác Hai.
Tình huống 2: Em nên trông hộ nhà bác Nam.
Tình huống 3: Em nên nhắc bạn giữ yên lặng để khỏi ảnh hưởng đến người ốm.
Tình huống 4: Em nên cầm giúp thư, khi bác Hải về sẽ đưa lại.
*Hoạt động 5: (2-4’): Hoạt động nối tiếp
- HS đọc kết luận chung trong SGK.
- GV nhận xét tiết học.
- Thực hiện tốt như những điều vừa học.
Toán:
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
- Củng cố giải toán và giảm đi một số lần.
II. CHUẨN BỊ:
 Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố Chia số có hai chữ số cho số có một c/số
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào bảng: 99 : 4; 87 : 5
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (3-5’): Giới thiệu phép chia 648 : 3
- Hướng dẫn cách đặt tính.
- Hướng dẫn cách tính: từ trái sang phải theo 3 bước tính nhẩm là chia, nhân, trừ; mỗi lần chia được một chữ số ở thương.
- Tiến hành phép chia:
Lần 1: Tìm chữ số thứ nhất của thương (2).
Lần 2: Tìm chữ số thứ hai của thương (1).
Lần 3: Tìm chữ số thứ 3 của thương (6).
Vậy: 648 : 3 = 216. Đây là phép chia hết (số dư cuối cùng là 0).
*Hoạt động 3: (3-5’): Giới thiệu phép chia 236 : 5
Tiến hành tương tự như trên.
- Đặt tính.
- Cách tính:
Lần 1: Tìm chữ số thứ nhất của thương (4).
Lần 2: Tìm chữ số thứ hai của thương (7).
Vậy: 236 : 5 = 47 (dư 1). Đây là phép chia có dư.
*Hoạt động 4: (18-20'): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1 (cột 1, 3, 4); bài 2; bài 3 (VBT trang 72)
* Bài tập 1: (cột 1, 3, 4): Tính:
- HS làm việc cá nhân vào vở ô li, 6 HS nối tiếp lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chốt kết quả đúng: a) 218; 75; 65; 181.
b) 114 (dư 1); 192 (dư 2); 97 (dư 4); 38 (dư 2).
- HS nêu lại cách chia.
Củng cố chia số có ba c/số cho số có một c/số (chia hết (a) và chia có dư (b))
* Bài tập 2: Tính số hàng có tất cả?
- HS làm vào vở ô li, 1 HS lên bảng giải.
- Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: Có tất cả 26 hàng.
Củng cố giải toán dạng chia thành các nhóm bằng nhau liên quan đến chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
* Bài tập 3: Viết (theo mẫu):
- HS tự làm vào vở.
- HS nối tiếp đọc kết quả chữa bài.
- Cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng: 111; 148; 75; 100; 39; 52.
Củng cố kĩ năng giảm đi một số lần.
*Hoạt động 5: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Tập đọc - Kể chuyện:
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các TN: Siêng năng, lười biếng, hũ bạc, kiếm nổi ..
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: Hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
3. Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Tự nhận thức bản thân.
- Xác định giá trị.
- Lắng nghe tích cực.
B. Kể chuyện:
Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.
II. CHUẨN BỊ:
 Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
TẬP ĐỌC
(1,5 tiết)
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố đọc hiểu bài Nhớ Việt Bắc
- 3 HS đọc thuộc lòng 10 dòng đầu bài thơ Nhớ Việt Bắc và trả lời các câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (18-20’): Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu:
+ HS nối tiếp nhau đọc (mỗi em đọc 2 câu).
+ Luyện đọc từ khó phát âm (mục I).
- Đọc từng đoạn trước lớp:
+ HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài. Chú ý nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật (ông lão).
+ Giải nghĩa từ: Hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm. (Đặt câu với các từ trên).
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc ĐT đoạn 1, 3.
- 1 HS đọc cả bài.
*Hoạt động 3: (10-12’): Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
- GVchốt lại:
1. Ông lão muốn con trai trở thành người siêng năng chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm.
2. Ông lão vứt tiền xuống ao vì ông lão muốn thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra không. Nếu thấy tiền của mình vứt đi mà
con không xót nghĩa là tiền ấy không phải tự tay con vất vả làm ra.
3. Người con đã làm lụng vất vả và rất tiết kiệm: Anh đi xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát gạo, chỉ dám ăn 1 bát. Ba tháng dành dụm được 90 bát gạo, anh bán lấy tiền mang về.
4. Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, không hề sợ bỏng; Vì anh vất vả suốt 3 tháng trời mới kiếm được từng ấy tiền nên anh quý và tiếc những đồng tiền mình làm ra).
5. Câu 1 (đoạn 4); Câu 2 (đoạn 5).
- HS nêu nội dung chính của bài: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.
*Hoạt động 4: (13-15’): Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 4 và 5.
- 3 - 4 HS thi đọc đoạn văn.
- 1 HS đọc cả truyện.
KỂ CHUYỆN
(0,5 tiết)
*Hoạt động 1: (1-2'): GV nêu nhiệm vụ
Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.
*Hoạt động 2: (15-17’): Hướng dẫn HS kể chuyện
* Bài tập 1: Sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự ...
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- HS sắp xếp lại tranh.
- HS phát biểu ý kiến.
- GV chốt thứ tự đúng: 3 - 5 - 4 - 1 - 2.
* Bài tập 2: Dựa vào tranh đã được sắp xếp đúng để kể lại từng đoạn, cả chuyện.
- 5 HS nối tiếp nhau kể 5 đoạn của câu chuyện.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Bình chọn bạn kể hay nhất.
*Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Kể chuyện cho người thân nghe.
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TIẾT 1: LUYỆN ĐỌC: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. MỤC TIÊU:
- Kĩ năng đọc thành tiếng.
- Kĩ năng đọc hiểu. Trả lời các câu hỏi: “Luyện tập TV” Trang 54
- Kĩ năng kể câu chuyện: Hũ bạc của người cha.
II. CHUẨN BỊ:
 - Sách ôn TV.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (12-14’): Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng
- 1 HS đọc mẫu.
- GV nhắc lại cách đọc: 
- HS đọc nối tiếp nhau, mỗi em đọc một đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: 
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc đúng và hay.
- HS đọc cả bài. Nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10’): Củng cố kĩ năng đọc hiểu
- HS đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi “Luyện tập TV” Trang 55.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại ý đúng.
- HS nêu nội dung câu chuyện.
*GVKL: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải. 
Hoạt động 3: (13-15’): Củng cố kĩ năng kể
- GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể từng đoạn câu chuyện “ Hũ bạc của người cha”.
- HS kể chuyện theo nhóm.
- HS kể từng đoạn dựa vào các câu hỏi gợi ý.
- HS kể cả câu chuyện.
Hoạt động nối tiếp: (1-3’): 
- GV nhận xét tiết học. Về tiếp tục tập kể câu chuyện.
Luyện Tiếng Việt: 
ÔN TẬP GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG (TUẦN 14)
I. MỤC TIÊU:
Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác.
II. CHUẨN BỊ:
 - Sách ôn TV.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 2: (30-35'): Củng cố kể
Bài 18: Kể lại một hoạt động .....:
- GV giúp HS nắm vững y/c của bài tập.
- GV gợi ý cách viết.
- HS viết bài. GV chấm một số bài.
- HS đọc bài văn.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn người viết hay nhất.
- HS hoàn thành bài viết vào vở luyện.
Hoạt động nối tiếp(2-3'): 
- GVnhận xét giờ học.
Luyện Toán:
ÔN TIẾT 1(CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CS)
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cách thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
- Củng cố giải toán dạng chia thành các phần bằng nhau và giảm đi một số lần.
II. CHUẨN BỊ:
 - Sách ôn Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (10-12’): Củng cố Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
- GV nêu một số ví dụ, gọi một số HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào bảng con.
- HS nêu lại cách thực hiện từng bài.
Hoạt động 2: (18-20’): Luyện tập, thực hành
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
639 : 3 	179 : 6 	305 : 5 	492 : 4
- HS làm việc cá nhân vào vở ô li, 4 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài, nêu lại cách thực hiện.
- GV chốt đáp án đúng: 213; 29 (dư 5); 61; 123.
Củng cố cách thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
Bài 2: Số
Số bị chia
Số chia
Thương
Số dư
668
6
850
7
359
5
430
8
- Tổ chức trò chơi : Tiếp sức.
- 2 nhóm HS tham gia trò chơi.
- Bình chọn nhóm thắng cuộc.
Củng cố tìm thương và số dư.
Bài 3: Có 414 gói kẹo xếp đều vào 9 thùng. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu gói kẹo?
- HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng giải.
- Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: Mỗi thùng có 46 gói kẹo.
Củng cố giải toán dạng chia thành các phần bằng nhau.
Bài 4: Viết (theo mẫu):
Số đã cho
192m
304kg
376l
Giảm 8 lần
192m : 8 = 24m
Giảm 4 lần
192m : 4 = 48m
- HS tự làm bài.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả chữa bài.
- Cả lớp nhận xét, nêu lại cách thực hiện.
- GV chốt đáp án đúng: 38kg; 76kg; 47l; 94l.
Củng cố giảm đi một số lần.
Hoạt động nối tiếp(1-3’): 
- GV nhận xét tiết học. Xem lại các bài tập.
Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2018
Toán:
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiếp)
I. MỤC TIÊU:
Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
II. CHUẨN BỊ:
 Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào bảng con: 305 : 5	 179 : 6
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (3-5'): Giới thiệu phép chia 560 : 8
- GV nêu phép chia.
- HS đặt tính dọc - Làm vào giấy nháp.
- 1 HS nêu cách tính 
- Vậy 560 : 8 = 70
*Hoạt động 3: (3-5'): Giới thiệu phép chia 632 : 7
- GV nêu phép chia.
- HS đặt tính dọc - Làm vào giấy nháp.
- 1 HS nêu cách tính.
- Vậy 632 : 7 = 90 (dư 2)
*Hoạt động 4: (16-18’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1 (cột 1, 2, 4); bài 2; bài 3 (VBT trang 73)
* Bài tập 1: (cột 1, 2, 4): Tính:
- HS làm việc cá nhân, 6 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, nêu lại cách chia.
- GV chốt kết quả đúng: a) 350; 70; 130; 120; b) 70; 80; 120 (dư 1); 120 (dư 5).
Củng cố cách thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số mà thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
* Bài tập 2: Năm đó gồm bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày?
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện 1 nhóm lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét, chốt bài giải đúng: Thực hiện phép chia ta có:
365 : 7 = 52 (dư 1)
Vậy năm đó gồm 52 tuần lễ và 1 ngày.
Củng cố giải toán liên quan đến chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
* Bài tập 3: Đ, S ?
- HS thi làm bài đúng, nhanh.
- HS báo cáo kết quả, giải thích kết quả điền.
- Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: a) Đúng ; b) Sai.
Củng cố kĩ năng chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
*Hoạt động 5: (1-2’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Chính tả:
Nghe-viết: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui / uôi.
- Tìm và viết đúng chính tả các từ chứa tiếng có âm đầu dễ lẫn s /x theo nghĩa đã cho.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết 2 lần bài tập 1. Bảng phụ viết bài tập 2a.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố cách viết các tiếng có vần i / iê
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: tim, nhiễm bệnh, tiền bạc, con chim.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (20-22’): Hướng dẫn HS nghe viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài, 1HS đọc lại.
- HS tìm hiểu nội dung bài viết: Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì? Vì sao người con phản ứng như vậy?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả - cách trình bày: Lời nói của người cha được viết như thế nào?
- HS luyện viết những chữ dễ viết sai: sưởi lửa, thọc.
b. GV đọc cho HS viết bài.
c. Chấm chữa bài.
- HS đổi chéo vở soát bài, chữa lỗi.
- GV chấm 5 - 7 bài, chữa lỗi và nhận xét.
*Hoạt động 3: (8-10’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 1: Điền ui hoặc uôi vào chỗ trống:
- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức theo 2 nhóm.
- Các nhóm tham gia trò chơi.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: mũi - muỗi; muối - múi; núi - nuô ; tuổi - tủi.
- 5 - 7 HS đọc lại bài làm đúng.
* Bài tập 2a: Tìm và ghi lại các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x:
- HS thảo luận làm bài nhóm đôi.
- 1 nhóm làm vào bảng phụ, trình bày kết quả bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: sót - xôi - sáng.
- Nhiều HS đọc lại bài làm đúng.
*Hoạt động 4: (1-2’): Hoạt động nối tiếp
GV nhận xét tiết học và dặn HS xem lại các bài tập.
Tự nhiên và Xã hội:
CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
I. MỤC TIÊU:
- Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh, đài phát thanh, đài truyền hình. - Nêu ích lợi của một số hoạt động thông tin liên lạc đối với đời sống.
II. CHUẨN BỊ:
 Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kiến thức về Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống
- 2HS kể tên một số cơ quan hành chính , văn hóa, giáo dục, y tế của xã.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (8-10’): Thảo luận nhóm
Bước 1: Thảo luận nhóm 4 em theo các câu hỏi trong SGK trang 56.
Bước 2:
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận: Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.
*Hoạt động 3: (8-10’): Làm việc theo nhóm
Bước 1: Thảo luận nhóm 6 em theo câu hỏi trong SGK trang 57.
Bước 2:
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và kết luận.
* Kết luận:
- Đài truyền hình, đài phát thanh là những cơ sở thông tin liên lạc phát tin tức trong nước và ngoài nước.
- Đài truyền hình, đài phát thanh giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hoá, giáo dục, kinh tế, ...
*Hoạt động 4: (8-10’): Chơi trò chơi
- Cho HS ngồi thành vòng tròn, mỗi HS một ghế.
- Trưởng trò hô: Cả lớp chuẩn bị chuyển thư.
+ Có thư “chuyển thường”. - Mỗi HS đứng lên dịch chuyển một ghế.
+ Có thư “chuyển nhanh”. - Mỗi HS đứng lên dịch chuyển hai ghế.
+ Có thư “chuyển hoả tốc”. - Mỗi HS đứng lên dịch chuyển ba ghế.
Khi dịch chuyển như vậy, người trưởng trò quan sát và ngồi vào một ghế trống,
ai di chuyển không kịp sẽ không có chỗ ngồi và không được tiếp tục chơi. Khi đó, người trưởng trò lấy bớt ra một ghế và tiếp tục tổ chức trò chơi.
*Hoạt động 5: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- 1 HS đọc phần kết luận chung của bài.
- GV nhận xét tiết học.
Thủ công:
CẮT, DÁN CHỮ V
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ V.
- Kẻ, cắt, dán được chữ V. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu chữ V cắt đã dán và chưa dán.
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu mẫu chữ V và hướng dẫn HS quan sát để rút ra nhận xét:
+ Nét chữ rộng 1 ô.
+ Chữ V có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít nhau ( GV dùng mẫu chữ để rời gấp đôi theo chiều dọc).
*Hoạt động 2: (12-14’): GV hướng dẫn mẫu
Bước 1: Kẻ chữ V
- Lật mặt trái tờ giấy thủ công, kẻ, cắt 1 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô.
- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ V vào HCN. Sau đó kẻ chữ V theo các điểm đã đánh dấu.
Bước 2: Cắt chữ V
Gấp đôi HCN đã kẻ chữ V theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa chữ V. Mở ra, được chữ V.
Bước 3: Dán chữ V
- Kẻ 1 đường chuẩn. Đặt chữ vào đường chuẩn cho cân đối.
- Bôi hồ vào mặt trái tờ giấy và dán vào vị trí đã định.
*Hoạt động 3: (15-17’): HS thực hành cắt, dán chữ V
- HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ V.
- GV nhận xét, nhắc lại 3 bước kẻ, cắt, dán chữ V.
- GV tổ chức cho HS thực hành.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- GV tổ chức cho HS trưng bày, nhận xét sản phẩm thực hành.
- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS và khen những em làm được sản phẩm đẹp.
*Hoạt động 4: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của HS.
- Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán để học bài Cắt, dán chữ E.
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TIẾT 3
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi bài : Hũ bạc của người cha.
- Biết phân biệt iu/ uôi’ s/ x; ât/ âc; điền đúng tiếng có vần iu/ uôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Sách “Luyện tập TV trang 54”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (18-20'): Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết 1 lần: Đoạn 1
- 2HS đọc lại - cả lớp đọc thầm theo.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ND bài viết: Đoạn văn nói điều gì?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: 
- HS viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai: người Chăm, siêng năng, lười biếng, bảo,...
b) GV đọc cho HS viết bài vào vở ô li.
- GV theo dõi, uốn nắn.
c) Chấm chữa bài:
- HS đổi vở cho nhau soát lỗi và sửa lỗi.
- GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét từng bài về ND, chữ viết, cách trình bày.
Hoạt động 3: (8-10’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 4 trang 54: Điền vào chỗ trống s/x
- HS tự làm vào vở.
- HS nêu kết quả.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng. HS đọc đoạn văn.
- Lời giải: xăng- sấu- sát- xóm- xoắn- sẵn sàng.
Bài 5: Điền vào chỗ trống vần iu/ uôi
- HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài. Nhận xét.
- Lời giải: 
	Đầu làng cuối xóm
	Đứng núi này trông núi nọ
Bài 6: Tìm tiếng có vần ât/ âc có nghĩa:
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả
- Nhận xét.
- Lời giải: a. Xôi gấc	b. Chủ nhật
Hoạt động nối tiếp (2-3’): 
- GV nhận xét tiết học. HS xem lại bài tập.
Rút kinh nghiêm
 ..... ...... ..... ................................................................
Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2018
Toán:
GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS: Biết cách sử dụng bảng nhân.
II. CHUẨN BỊ:
 Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào bảng:
848 : 4;	562 : 7
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (2-3 '): Giới thiệu cấu tạo bảng nhân
- GV giới thiệu hàng đầu tiên gồm 10 số từ 1 đến 10 là các thừa số.
- Cột đầu tiên gồm 10 số từ 1 đến 10 là các thừa số.
- Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên là tích của hai số 
- Mỗi hàng ghi lại một bảng nhân.
*Hoạt động 3: (6-8'): Cách sử dụng bảng nhân
- GV nêu 1 số phép tính: 4 x 3 = ? 5 x 6 = ? 7 x 8 = ?
- GV hướng dẫn HS cách tìm tích của hai số.
*Hoạt động 4: (18-20'): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3 (VBT trang 74)
* Bài tập 1: Dùng bảng nhân để tìm số thích hợp ở ô trống (theo mẫu):
- HS sử dụng bảng nhân để tìm tích của hai số.
- HS nêu kết quả bài làm, nêu lại cách tìm.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: 42; 28; 72.
Củng cố cách sử dụng bảng nhân.
* Bài tập 2: Số?
- Tổ chức trò chơi Tiếp sức theo 2 nhóm.
- HS nhắc lại cách tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia.
- GV chốt kết quả đúng: 8; 2; 4; 56; 8; 7; 90; 10; 9.
- GV công bố nhóm thắng cuộc.
Củng cố cách tìm thừa số và tích trong phép nhân.
* Bài tập 3: Tính số huy chương đội tuyển đó đã giành được?
- Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: Đội tuyển đó đã giành được 32 tấm huy chương.
Củng cố giải toán dạng gấp một số lên nhiều lần.
*Hoạt động 5: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- HS xem lại các bài tập.
Tập đọc:
NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các TN: Múa rông chiêng, ngọn giáo, vướng mái, truyền lại, chiêng trống, tập trung, trung tâm, buôn làng.
- Bước đầu biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng ở những từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Nắm được nghĩa của các từ: Rông chiêng, nông cụ.
- Hiểu được đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên gắn với nhà rông. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ:
 Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố KN kể và nội dung bài Hũ bạc của người cha
- 3 HS kể lại 3 đoạn (3, 4, 5) của câu chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (10-12’): Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu:
+ HS đọc nối tiếp (mỗi em 2 câu).
+ Luyện đọc 1 số từ khó đọc (mục I).
- Đọc từng đoạn trước lớp:
+ Hướng dẫn HS chia đoạn và nói tên từng đoạn:
Đoạn 1 (5 dòng đầu): nhà rông rất chắc và cao.
Đoạn 2 (7 dòng tiếp): gian đầu của nhà rông.
Đoạn 3 (3 dòng tiếp): gian giữa với bếp lửa.
Đoạn 4 (còn lại): công dụng của gian thứ 3.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
+1 HS đọc phần chú giải.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
*Hoạt động 3: (8-10’): Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HS đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi.
- HS nêu nội dung của bài.
- GV chốt lại: Nhà rông Tây Nguyên rất độc đáo. Đó là nơi sinh hoạt
cộng đồng của buôn làng, nơi thể hiện nét đẹp văn hoá của đồng bào Tây Nguyên.
*Hoạt động 4: (8-10’): Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn.
- 2 - 3 HS thi đọc cả bài.
- Bình chọn bạn đọc hay nhất.
*Hoạt động 5: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Luyện đọc đúng.
Tự nhiên và Xã hội:
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU:
- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sống.
- Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
* Các KNSCB được giáo dục trong bài:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống.
+ Tổng hợp, sắp xếp các thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình sống.
* GDBVMT: HS biết các hoạt động nông nghiệp và lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
II. CHUẨN BỊ:
 Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố KT về Các hoạt động thông tin liên lạc
- Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện, phát thanh, truyền hình?
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (8-10’): Hoạt động nhóm
Bước 1:
Quan sát tranh trang 58, 59, thảo luận nhóm 3 em các câu hỏi trong SGK.
Bước 2:
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- GV và các nhóm khác bổ sung.
- GV giới thiệu thêm 1 số hoạt động khác ở các vùng miền khác nhau : trồng ngô, khoai, sắn, chè, ...; chăn nuôi trâu, bò, dê, ...
* Kết luận: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, ... được gọi là hoạt động nông nghiệp.
*Hoạt động 3: (8-10’): Thảo luận theo cặp
Bước 1:
HS làm việc theo cặp kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp nơi các em đang sống.
Bước 2:
Một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
*Hoạt động 4: (8-10’): Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp
Bước 1:
HS 4 nhóm trình bày các tranh ảnh về hoạt động nông nghiệp vào giấy Ao.
Bước 2:
- Từng nhóm bình luận về tranh của các nhóm xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của các nghề đó.
- GV khen nhóm làm tốt và cho điểm.
*Hoạt động 5: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- 1 HS đọc phần kết luận chung của bài.
- GV nhận xét tiết học.
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TIẾT 4
I. MỤC TIÊU:
- Luyện đọc bài“ Nhà Rông ở Tây Nguyên” .
- Nắm nội dung bài và trả lời các câu hỏi sách “Luyện tập TV”.
II. CHUẨN BỊ:
- Sách “Luyện tập TV”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (13-15'): Luyện đọc
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1. Kết hợp luyện đọc từ khó.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2. Kết hợp luyện đọc câu dài.
- HS đọc theo nhóm, đại diện các nhóm thi đọc.
- Bình chọn nhóm đọc tốt.
- HS đọc cả bài.
*GVKL: chốt cách đọc bài: Bước đầu biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng ở những từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên.
Hoạt động 2: (18-20'): Tìm hiểu nội dùng bài
- GV hướng dần HS trả lời các câu hỏi sách “Luyện tập TV” trang 55.
- GV chốt ý đúng: Câu 11: E Câu 12: HS nêu rồi ghi kq 
- 2 HS nêu lại nội dung bài tập đọc: Hiểu được đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên gắn với nhà rông
Hoạt động nối tiếp (1-3’): 
- Nêu tên dân tộc với miền có người của dân tộc đó sinh sống mà em biết?
- HS nêu, nhận xét, GV giới thiệu HS:
Miền Bắc: Tày, Nùng, Dao.
MiềnTrung và Tây Nguyên: Ê-đê, Ba-na, Tà-ôi.
Miền Nam: Khơ-me.
- GV nhận xét tiết học.
Luyện Toán:
ÔN TIÊT 2+ 3
I. MỤC TIÊU:
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
- Củng cố giải toán và giảm đi một số lần.
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn luyện.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố mối quan hệ giữa gam và kg
- 2 HS nêu lại bảng đơn vị đo khối lượng.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành TIẾT 1
 * GV hướng dẫn HS làm bài tập sách“Luyện tập toán” Trang52
Bài 1: Tính.
- 2-3 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, 
*GVKL: Củng cố phép chia số có 3 CS cho số có 1 CS.
Bài 2: Đúng ghi Đ sai ghi S.
- HS đọc yêu cầu đề bài: 
- Cả lớp làm bài vào vở ôn tập.
- 2HS lên bảng làm.
- Nhận xét, nêu lại cách làm.
- GV chốt giải đúng: a, S b, Đ
Bài 3: HS đọc Y/C của đề bài.
- HS tự giải vào vở ôn. 
- 1HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
*GVKL: Củng cố giải toán có lời văn.
Bài 4: Khoanh vào chữ....:
- HS tự làm bài.
- HS đổi chéo bài kt
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố tìm số dư trong phép chia.
Hoạt động 3: (28-30’): Luyện tập, thực hành TIẾT 3
Bài 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu kết quả. Nhận xét.
- Chốt ý đúng: a. Đ	b. S	
*GVKL: Củng cố phép chia.
Bài 6: Tìm x
- HS tự làm bài.
- 2 HS nối tiếp lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố tìm thành phần chưa biết.
Bài 7: Khoanh vào chữ....
- HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố các phép tính nhân.
Bài 8: HS đọc đề bài toán.
- HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp: (1-3’): 
- GV nhận xét tiết học. Xem lại các bài tập.
Rút kinh nghiêm
 ..... ...... ..... ................................................................
Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2018
Toán:
GIỚI THIỆU BẢNG CHIA
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS: Biết cách sử dụng bảng chia.
II. CHUẨN BỊ:
Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố giải toán dạng gấp một số lên nhiều lần
- 1 HS lên bảng giải bài toán, cả lớp giải vào vở nháp: Nhà trường mua 8 đồng hồ để bàn và số đồng hồ treo tường gấp 4 lần số đồng hồ để bàn. Hỏi nhà trường mua tất cả bao nhiêu đồng hồ?
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (3-5’): Giới thiệu bảng chia
- GV nêu: Hàng đầu tiên là thương của hai số.
- Cột đầu tiên là số chia.
- Ngoài hàng đầu tiên là số bị chia.
*Hoạt động 3: (5-7'): Cách sử dụng bảng chia
- GV nêu 1 số ví dụ.
- HS tìm kết quả của phép chia.
- HS nêu lại cách tìm.
*Hoạt động 4: (18-20'): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3 (BT trang 82, 83)
* Bài tập 1: Dùng bảng chia để tìm số thích hợp ở ô trống (theo mẫu):
- HS sử dụng bảng chia để tìm thương của hai số.
- HS nêu kết quả, nêu lại cách tìm.
- GV chốt kết quả đúng: 6; 8; 8.
Củng cố cách sử dụng bảng chia
* Bài tập 2: Số?
- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức.
- Bình chọn nhóm thắng cuộc.
- HS nhắc lại cách tìm số bị chia, số chia, thương.
Củng cố cách tìm số bị chia, số chia, thương trong phép chia
* Bài tập 3: Tính tổ đó còn phải trồng bao nhiêu cây?
- Cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: 
Số cây tổ đó đã trồng là:
324 : 6 = 54 (cây)
Tổ còn phải trồng số cây nữa là
324 - 54 = 270 (cây)
Củng cố giải toán dạng tìm một trong các phần bằng nhau của một số
*Hoạt động 5: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Chính tả:
Nghe - viết: NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày bài sạch sẽ, đúng quy định.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ưi / ươi (điền 4 trong 6 tiếng).
- Tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu dễ lẫn: s/ x.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết 2 lần BT1.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5 '): Củng cố về phân biệt thanh hỏi, thanh ngã
- 2 HS lên bảng viết: Mũi dao, tủi thân, con muỗi, bỏ sót.
- Cả lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (17-20’): Hướng dẫn HS nghe viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả.
- 2 HS đọc lại.
- HS tìm hiểu nội dung bài viết: Gian đầu nhà rông được trang trí như thế n

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_15_nam_hoc_2018_2019_tru.doc