Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
*Năng lực đặc thù:
a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
- Biết về các cơ quan hành chính, các địa điểm, địa danh quan trọng của tỉnh (thành phố), nơi mình sống, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.
- Điều chỉnh: Bổ sung hoạt động tìm hiểu về lễ hội, di tích văn hóa lịch sử, những cảnh đẹp có ở dịa phương em.
b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội :
- Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, ở địa phương.
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo.
- Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học .
2. Phẩm chất:
- Qua bài học, bồi dưỡng tình cảm gắn bó, yêu quê hương, biết giữ gìn bảo vệ cảnh quan cuộc sống quanh mình
3. Nội dung tích hợp:
* Các kĩ năng sống cơ bản:
- KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống.
- Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình sống.
*GDMTBĐ: giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường biển ở địa phương.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh
2. Học sinh: SGK
Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2020 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: *Năng lực đặc thù: a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: - Biết so sánh các khối lượng. - Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán. b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: - Vận dụng giải các bài tập nhanh, đúng, chính xác. c. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: - Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập. * Năng lực chung: - Giao tiếp, hợp tác. Tự chủ- tự học. - Năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, Cân đĩa, cân đồng hồ 2. Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Phương pháp Nội dung 1. HĐ khởi động (5 phút) : - Trò chơi: Điền đúng điền nhanh: GV đưa ra các phép tính cho học sinh điền kết quả: 63g + 10 g = ? 50g x 2 =? 148g - 48g= ? 80g : 8 = ? - Tổng kết – Kết nối bài học - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 2. Luyện tập * Mục tiêu: - Biết so sánh các khối lượng. Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán * Phương pháp: thực hành * Thời gian: 20 phút * Cách tiến hành: *Hoạt động cá nhân: - HS đọc yêu cầu của bài. - 2 HS lên bảng làm. - Chữa bài: - Nhận xét Đ - S? + Giải thích cách làm? - HS đổi chéo vở kiểm tra. *Kết luận: so sánh được cần tính kết quả của vế có phép tính rồi so sánh + Lưu ý đối với phép so sánh không cùng đơn vị đo phải đổi về cùng đơn vị đo để so sánh *Hoạt động cá nhân: - HS đọc yêu cầu của bài. ? BT cho biết gì? BT hỏi gì? - 1 HS lên bảng làm bài. - Chữa bài: Đọc bài giải, nhận xét Đ - S? + Giải thích cách làm? - Kiểm tra bài HS. - Một số HS đọc bài giải. *Kết luận: Bài toán giải bằng 2 phép tính gộp gấp một số lần và tính tổng. *Hoạt động cá nhân: - HS đọc yêu cầu của bài. + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm. - Chữa bài: - Nhận xét Đ - S ? + Bài toán có liên quan đến các đơn vị đo, nếu các đơn vị đo khác nhau ta phải làm gì? - Kiểm tra bài của HS. *Kết luận: nếu các đơn vị đo khác nhau ta phải đổi về cùng 1 đơn vị đo rồi mới tính Bài 1: >;< = 744 g > 477 g 305g < 350g 400g + 8g 900g +5g 700g + 240g < 1kg Bài 2: Tóm tắt 4 gói kẹo, mỗi gói nặng: 130g 1 gói bánh: 175g ?g Bài giải: Cả 4 gói kẹo cân nặng là : 130 x 4 = 520 (g ) Cả kẹo và bánh cân nặng là: 520 + 175 = 695 (g) Đáp số: 695 g Bài 3: Bài giải: Đổi: 1kg = 1000g Số gam đường còn lại là: 1000 – 400 = 600(g) Mỗi túi có số gam đường là: 600 : 3 = 200(g) Đáp số:200(g) 3. Hoạt động Vận dụng *Mục tiêu: Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập. * Phương pháp: thực hành, * Thời gian: 8 phút *Cách tiến hành: *Hoạt động nhóm: - HS đọc yêu cầu bài. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” - 2 đội tham gia chơi - GV nhận xét, đánh giá trò chơi. + Nêu cách thực hành cân? Bài 4: Thực hành: Dùng cân để cân hộp Bộ đồ dùng học toán và hộp bút của em, sau đó viết tiếp vào chỗ chấm: a, Hộp Bộ đồ dùng học toỏn cân nặng .. g. Hộp bút cân nặng ..g. b, Hộp . Cân nặng hơn hộp .. c, Hộp Bộ đồ dùng học toán và hộp bút cân nặng tất cả g. 4. Củng cố, dặn dò: 2 phút - Gv nhận xét tiết học IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG (T1) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: *Năng lực đặc thù: a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: - Biết về các cơ quan hành chính, các địa điểm, địa danh quan trọng của tỉnh (thành phố), nơi mình sống, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan. - Điều chỉnh: Bổ sung hoạt động tìm hiểu về lễ hội, di tích văn hóa lịch sử, những cảnh đẹp có ở dịa phương em. b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội : - Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, ở địa phương. * Năng lực chung: - Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. - Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học . 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng tình cảm gắn bó, yêu quê hương, biết giữ gìn bảo vệ cảnh quan cuộc sống quanh mình 3. Nội dung tích hợp: * Các kĩ năng sống cơ bản: - KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống. - Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình sống. *GDMTBĐ: giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường biển ở địa phương. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 2. Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Phương pháp Nội dung 1. HĐ khởi động (5 phút) - Cho học sinh hát bài “Quê hương tươi đẹp” - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng. 2. HĐ khám phá *Mục tiêu: Kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, của tỉnh (thành phố) nơi mình đang sống. * Phương pháp: thảo luận nhóm, động não * Thời gian: 10 phút *Cách tiến hành + GVchia nhóm và nêu nhiệm vụ + HS các nhóm quan sát hình 52 – 55 và thảo luận, trả lời câu hỏi: + Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, ... trong từng hình? + Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung + Các cơ quan hành chính đó có nhiệm vụ gì? *Kết luận: Ở mỗi tỉnh, thành phố đều có rất nhiều các cơ quan như hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ nhân dân. - GV phát phiếu bài tập cho các nhóm thảo luận. - 2 nhóm lên thi nối nhanh và đúng theo hình thức tiếp sức. - Cả lớp – GV nhận xét, tuyên dương 1. Tên các cơ quan hành chính - Các cơ quan hành chính có trong các hình là: Bệnh viện, trường học, đài truyền hình, công an tỉnh,UBND, bưu điện, ... - Các cơ quan hành chính đó có nhiệm vụ điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của nhân dân 2. Chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan Bài tập: Hãy nối các cơ quan công sở và các chức năng, nhiệm vụ tương ứng: Ví dụ: - Trụ sở UBND tỉnh: Điều hành mọi hoạt động của 1 tỉnh - Bệnh viện: Khám, chữa bệnh cho nhân dân. - Bưu điện: Trao đổi thông tin liên lạc... 3. Luyện tập *Mục tiêu: HS vẽ được một cơ quan hành chính ở địa phương. * Phương pháp: quan sát, thực hành, thảo luận nhóm * Thời gian: 10 phút *Cách tiến hành: - GV gợi cách thể hiện những nét chính - HS vẽ tranh theo nhóm - Các nhóm trưng bày tranh vẽ của nhóm mình - HS, GV nhận xét, bình chọn 3. Vẽ tranh - Bưu điện, trường học, ... - Các xí nghiệp như: Xí nghiệp khai thác than, Xí nghiệp chế biến dầu thực vật, ... - Công viên, bãi tắm, ... 4. Vận dụng *Mục tiêu: HS biết về một số cơ quan hành chính ở địa phương * Phương pháp: trò chơi * Thời gian: 5 phút *Cách tiến hành: - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên: + ở địa phương em, cơ quan giúp đảm bảo thông tin liên lạc là cơ quan nào? + Những cơ quan nào sản xuất sản phẩm phục vụ đời sống? + Nơi vui chơi, giải trí gọi là gì? - Học sinh chơi - Giáo viên nhận xét, tuyên dương *Kết luận: Địa phương mình cũng có các cơ quan hành chính để phục vụ người dân. 5. Củng cố- dặn dò: 5 phút - Ghi nhớ nội dung bài học. - Xem trước bài tiếp theo IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2020 ĐẠO ĐỨC QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: *Năng lực đặc thù: a. Năng lực điều chỉnh hành vi: - Biết một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng. b. Năng lực phát triển bản thân. - Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. * Năng lực chung: - Giải quyết vấn đề- sáng tạo. - Năng lực điều chỉnh hành vi. 2. Phẩm chất: - Qua bài học, bồi dưỡng thái độ tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. 3. Nội dung tích hợp: *GD Sách Bác Hồ: - Cảm nhận được tấm lòng bao dung, luôn giúp đỡ người khác của Bác Hồ. - Biết học tập đức tính cuả Bác vận dụng vào cuộc sống. - Có ý thức hoàn thiện bản thân, luôn có ý thức biết giúp đỡ mọi người. * GDKNS: - Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh - Học sinh: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Phương pháp Nội dung 1. Hoạt động Khởi động (3 phút): - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên + Kể tên những việc em đã tham gia khi ở lớp, ở trường? + Vì sao phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường? - Nhận xét – kết nối bài học - Giới thiệu bài mới – ghi bài 2. Khám phá: *Mục tiêu: HS hiểu: Hàng xóm láng giềng là những người sống bên cạnh, gần gũi với gia đình ta, vì thế chúng ta cần quan tâm, giúp đỡ họ lúc khó khăn, hoạn nạn. * Phương pháp: hoạt động nhóm, quan sát * Thời gian: 10 phút *Cách tiến hành: - GV kể chuyện kết hợp tranh minh hoạ. + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? + Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của chị Thuỷ? + Thuỷ đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà mình? + Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn chi Thuỷ? + Em biết được điều gì qua câu chuyện này? Kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó cần đến sự cảm thông, giúp đỡ của mọi người xung quanh 1. Bài tập 1: Đọc truyện “ Chị Thuỷ của em” và trả lời các câu hỏi: - Câu chuyện có nhân vật chị Thuỷ, bé Viên và mẹ bé Viên. - Vì bé Viên không có ai trông, mẹ phải đi làm cả ngày. - Chị Thuỷ làm cô giáo dạy bé Viên học và đọc. - Vì chị Thuỷ đã giúp đỡ cô khi cô đang gặp khó khăn. - Là hàng xóm láng giềng cần phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. 3. Luyện tập *Mục tiêu: HS biết những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm * Phương pháp: thảo luận nhóm, * Thời gian: 15 phút *Cách tiến hành: - Mỗi nhóm thảo luận 1 nội dung và đặt tên cho tranh của nhóm mình - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Những việc làm của các bạn trong tranh nào thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng? + Việc làm nào làm ảnh hưởng đến hàng xóm - GV nêu các câu tục ngữ. - HS giơ thẻ màu theo ý của các em: + Thẻ màu đỏ: không tán thành + Thẻ màu xanh: tán thành - GV hỏi HS tại sao em giơ thẻ màu đỏ (xanh)? - GV kết luận: Các ý a, c, d là đúng Các ý b là sai + Vậy là người hàng xóm láng giềng tốt, em cần phải làm gì? 2. Bài tập 2: Hãy quan sát và đặt tên cho các bức tranh dưới đây: - Tranh 1: Lễ phép chào hỏi người lớn. -Tranh 2: Không nên đá bóng ở lòng đường. -Tranh 3: Nhận và đưa thư cho nhà hàng xóm. - Tranh 4: Cất hộ quần áo nhà hàng xóm khi trời mưa. - Việc làm của các bạn ở tranh 1,3,4 là thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm. - Việc các bạn đá bóng dưới lòng đường làm ảnh hưởng đến hàng xóm và mọi người xung quanh 3. Bài tập 3: Hãy bày tỏ sự đánh giá của em bằng cách giơ thẻ màu: a, Hàng xóm tắt lửa, tối đèn có nhau. b, Đèn nhà ai, nhà nấy rạng. c, Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng là biểu hiện của tình làng nghĩa xóm. d, Trẻ em còng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng các việc làm phù hợp với khả năng. - Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi, các em cũng cần biết làm những việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm láng giềng 4. Vận dụng *Mục tiêu: HS nghe kể chuyện về Bác Hồ - HS hoà nhập: HS nghe kể chuyện về Bác Hồ * Phương pháp: hoạt động cá nhân, trình bày 3 phút * Thời gian: 5 phút *Cách tiến hành: - GV kể cho HS nghe câu chuyện “Chú ngã có đau không?” + Bác Hồ đã quan tâm tới người khác như thế nào? + Em học tập được điều gì ở Bác? *Kết luận: thực hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng những việc làm phù hợp với khả năng. 5. Củng cố, dặn dò: 2 phút - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị giờ sau IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT) NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: *Năng lực đặc thù: a. Năng lực ngôn ngữ: - Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : liên lạc, lên đường, áo Nùng, nắng sớm. - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu hoặc giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại. - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ - Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. b. Năng lực văn học: - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: Kim Đồng, ông Ké, Nùng, Tày, thầy mo, thoong manh. - Nắm được nội dung truyện và ý nghĩa câu chuyện: Truyện kể về anh Kim Đồng – một liên lạc viên rất thông minh, nhanh nhẹn, là tấm gương yêu nước tiêu biểu của thiếu niên. c. Nội dung tích hợp: *GDTTĐHCM: Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. *GDQPAN: Kể thêm các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam mà HS biết. * Năng lực chung: - Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề. 2. Phẩm chất: - Chăm học; tự tin, trách nhiệm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 2. Học sinh: Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Phương pháp Nội dung 1. Hoạt động khởi động (3 phút) - Đọc thuộc lòng bài Vẽ quê hương. Hát bài: Anh Kim Đồng - Kết nối bài học. - Giới thiệu bài - Ghi tên bài. 2. Khám phá: Hoạt động 1. 1. Luyện đọc *Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp * Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành : a. GV đọc toàn bài b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng câu nối tiếp ( GV sửa lỗi phát âm sai) - Đọc từng đoạn trước lớp - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - Gv kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm - GV câu cần luyện đọc, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng - HS khác nhận xét - GV nhận xét, chốt cách đọc phù hợp đối với câu - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ + Thầy mo là ai? + Chú bé liên lạc làm nhiệm vụ gì? + Anh Kim Đồng là ai? - Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn - Các nhóm khác nhận xét - Giọng nhẹ nhàng, tình cảm -Từ khó: gậy trúc, lững thững, suối, huýt sáo, to lù lù, cháo trứng, nắng sớm,...) - Câu dài: + Nào, bác cháu ta lên đường! (Lời của ông ké thân mật, vui vẻ) + Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm.( Lời của Kim Đồng: bình tĩnh, thản nhiên) + Già ơi!Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa lắm đấy! (Lời của Kim Đồng tự nhiên, thân tình khi gọi ông ké) - Thầy cúng. - đưa truyền tin tức từ nơi này đến nơi khác cho các cán bộ, chiến sĩ. - Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền- một liên lạc viên rất thông minh, nhanh nhẹn,... * Tiêu chí nhận xét: + Đọc đúng. + Đọc trôi chảy + Thể hiện được lời nhân vật Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài * Mục tiêu: Hiểu nội dung câu chuyện: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí và dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng * Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút * Thời gian: 17 phút * Cách tiến hành: -1 HS đọc đoạn 1- Lớp đọc thầm + Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? + Vì sao bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng? (HS trao đổi nhóm đôi 1’) - Cách đi đường của 2 bác cháu như thế nào? - GV: Trong chiến tranh, mỗi người đều phải góp sức mình vào kháng chiến bằng sự mưu trí dũng cảm của bản thân. - 1 HS đọc đoạn 2,3- Lớp đọc thầm. + Em hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí, dũng cảm của anh Kim Đồng khi bị giặc phát hiện? GV : Anh Kim Đồng là người nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường, bảo vệ cán bộ cách mạng. 1. Giới thiệu anh Kim Đồng – một liên lạc viên rất giỏi. - Anh được giao nhiệm vụ bảo vệ và đưa cán bộ đến địa điểm mới. - Vì đây là nơi dân tộc Nùng sinh sống, bác cán bộ đóng vai 1 ông già Nùng là để hoà đồng vào mọi người, làm cho kẻ địch không phát hiện ra tưởng bác là người địa phương. - Anh Kim Đồng đi đằng trước, bác cán bộ lững thững theo sau, gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người theo sau tránh vào ven đường. 2. Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm. - Khi gặp địch Kim Đồng đã bình tĩnh huýt sáo ra hiệu cho bác cán bộ. Khi bị địch hỏi anh bình tĩnh trả lời đi đón thầy mo về cúng cho mẹ đang bị ốm. 3. Luyện tập Hoạt động 1 3. Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm *Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Đọc phân vai. * Phương pháp: * Thời gian: 10 phút *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp - HS đọc truyện theo cách phân vai trong các nhóm - 3 nhóm thi đọc phân vai - Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất - Phân vai: Người dẫn chuyện, bọn giặc, anh Kim Đồng. * Tiêu chí bình chọn: + Đọc đúng, đọc trôi chảy. + Đọc thể hiện đúng tình cảm của nhân vật. Hoạt động 2 3. Kể chuyện * Mục tiêu : - Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện. * Phương pháp: làm mẫu, quan sát, hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp * Thời gian: 25 phút * Cách tiến hành: 1. Gv nêu nhiệm vụ - GV nêu nhiệm vụ - HS nhắc lại 2. Hướng dẫn kể từng đoạn của chuyện theo tranh - HS quan sát 4 tranh minh hoạ - 1 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1 - Từng cặp HS kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào các tranh . - 4 HS thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện. - 1,2 HS kể lại câu chuyện. - HS – GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất. - Kể lại toàn bộ câu chuyện dựa theo 4 tranh minh hoạ. - Sau mỗi HS kể GV yêu cầu HS nhận xét theo các tiêu chí: * Gợi ý: - Chuyện xảy ra vào lúc nào? - Uyên và các bạn đi đâu? - Vì sao mọi người sững lại? + Nội dung : Kể có đủ ý đúng trình tự không , đã biết kể bằng lời của mình chưa + Diễn đạt: Nói đã thành câu chưa, dùng từ đã phù hợp chưa + Cách thể hiện : Giọng kể, điệu bộ nét mặt, Thể hiện được tình cảm của từng nhân vật 4. Hoạt động vận dụng *Mục tiêu: Học sinh liên hệ thực tế * Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút * Thời gian: 5 phút *Cách tiến hành: (ANQP) - Giáo viên giới thiệu những tấm gương anh dũng của những liên lạc viên nhỏ tuổi trong những năm đất nước ta bị xâm lược + Em học được gì từ những tấm dương anh dũng? - Học sinh trả lời. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương *Kết luận: Ta thể hiện tình yêu quê hương chân thành từ những hành động phù hợp. 5. Củng cố, dặn dò (5 phút) - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài tiếp theo IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TOÁN BẢNG CHIA 9 I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: *Năng lực đặc thù: a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: - Bước đầu thuộc bảng chia 9 b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: - Vận dụng trong giải toán (có một phép chia 9). c. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: * Năng lực chung: - Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. - Năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, 2. Phẩm chất: - Yêu thích môn học, Hứng thú trong các giờ học toán. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, . 6 thẻ, mỗi thẻ có 9 chấm tròn 2. Học sinh: Bút, nháp, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Phương pháp Nội dung 1. HĐ khởi động (3 phút): - Trò chơi: “ Điền đúng điền nhanh” + Nêu 1 số phép tính trong bảng nhân 9: VD: 9 x 2 = ? 9 x 6 =? 9 x 7 = ? 5x 9 = ? 8 x 9 =? 9 x 9 = ? - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng 2. Hoạt động Khám phá: * Mục tiêu: Dựa vào bảng nhân 9 để lập bảng chia 9. Thuộc bảng chia 9. * Phương pháp: động não * Thời gian: 15 phút * Cách tiến hành: *Hoạt động cả lớp: - Yêu cầu HS lấy 9 chấm tròn, chia thành các nhóm, mỗi nhóm 9 chấm tròn. + 9 chấm tròn được chia thành mấy nhóm? + 9 : 9 =? - 1 HS đọc lại phép tính - Yêu cầu HS lấy 2 tấm bìa 9 chấm tròn. + 9 chấm tròn lấy 2 lần thì được bao nhiêu chấm tròn? + 18 chấm tròn được chia thành các nhóm, mỗi nhóm 9 chấm tròn thì được bao nhiêu nhóm? + Vậy ta có thể lập được phép tính nào? - 2 HS đọc lại phép tính *Hoạt động nhóm: - Yêu cầu HS dựa vào cách lập 2 phép tính trên, tìm kết quả của các phép tính còn lại của bảng chia 9 - Đại diện các nhóm nêu kết quả làm việc của nhóm. - Các nhóm khác nhận xét. - 1 HS đọc lại toàn bộ bảng chia 9 + Em có nhận xét gì về các số bị chia? Các số chia có đặc điểm gì? Thương của các phép chia như thế nào? - 3 - 4 HS đọc lại 1 lần. - Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần. - GV yêu cầu HS nhẩm thuộc trong thời gian 5 phút. - GV xoá dần bảng, HS đọc thuộc. 1. Thành lập bảng chia. - 9 chấm tròn được chia thành 1 nhóm - 9 : 9 = 1 - 9 chấm tròn lấy 2 lần được 18 chấm tròn - 2 nhóm. - 18 : 9 = 2 Bảng chia 9 9 : 9 = 1 54 : 9 = 6 18 : 9 = 2 63 : 9 = 7 27 : 9 = 3 72 : 9 = 8 36 : 9 = 4 81 : 9 = 9 45 : 9 = 5 90 : 9 = 10 - Các số bị chia là các số đếm thêm 9, các số chia là số 9, thương của các phép chia là các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 10. 3. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu: - Thực hành chia trong phạm vi 9 * Phương pháp: thực hành, trò chơi thi đua * Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: *Hoạt động cá nhân: - Hs đọc yêu cầu của bài + BT yêu cầu gì? - 4 HS lên bảng thi làm bài. - Chữa bài: + Nhận xét Đ - S? +Dựa vào đâu để em nhẩm kết quả của các phép tính? *Kết luận: Dựa vào bảng chia 9 để tính nhẩm. *Hoạt động cá nhân: - Hs đọc yêu cầu của bài. - 3 HS lên bảng làm bài. - Chữa bài: Đọc các phép tính, nhận xét Đ - S? + Các phép tính trong mỗi cột có liên quan đến nhau như thế nào? - Kiểm tra bài của HS. *Kết luận: Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia.(Mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia) Bài 1: Tính nhẩm: 18 : 9 = 2; 27 : 9 = 3; 63 : 9 = 7 45 : 9 = 5; 72 : 9 = 8; 63 : 7 = 9 Bài 2: Tính nhẩm: 9 x 5 = 45 9 x 6 = 54 9 x 7 = 63 45 : 9 = 5 54 : 9 = 6 63 : 9 = 7 45 : 5 = 9 54 : 6 = 9 63 : 7 = 9 4. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn * Phương pháp: vấn đáp, động não * Thời gian: 10 phút * Cách tiến hành: *Hoạt động cá nhân: - HS đọc bài toán. + BT cho biết gì? BT hỏi gì? - 1 HS lên bảng làm bài. - Chữa bài: Đọc bài giải, nhận xét + Giải thích cách làm? -HS đổi chéo bài kiểm tra kết quả *Kết luận: 1 số được chia thành các phần bằng nhau, muốn tìm giá trị của 1phần ta lấy số đó chia cho số phần *Hoạt động cá nhân: - HS đọc yêu cầu của bài. + BT cho biết gì? BT hỏi gì? - 1 HS lên bảng làm bài. - Chữa bài: + Nhận xét Đ- S? Cách trình bày? + Giải thích cách làm? *Kết luận: 1 số được chia thành các phần, biết giá trị của 1 phần. Tìm số phần ta lấy số đó chia cho giá trị của 1 phần. + Nêu điểm giống và khác nhau giữa bài tập 3 và bài tập 4? Bài 3: Tóm tắt 9 túi: 45kg 1 túi: . kg? Bài giải: Mỗi túi có số kg là: 45 : 9 = 5 (kg) Đáp số: 5kg Bài 4: Tóm tắt 9 kg: 1 túi 45kg: . túi? Bài giải Có số túi là: 45 : 9 = 5 (túi) Đáp số: 5 túi 5. Củng cố - dặn dò: 2 phút + Nêu cách so sánh số đo độ dài. - Nhận xét tiết học. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TẬP ĐỌC NHỚ VIỆT BẮC I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực: *Năng lực đặc thù: + Năng lực ngôn ngữ: - Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai: thắt lưng, nở, núi giăng, - Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc thơ lục bát. - Đọc trôi chảy, ngắt nhịp thơ đúng, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Học thuộc lòng 10 trong bài. + Năng lực văn học: - Biết các địa danh và hiểu các từ ngữ trong bài. - Nắm được nội dung bài: Ca ngợi đất và con người Việt Bắc đánh giặc giỏi. * Năng lực chung: - Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề. 2. Phẩm chất: - Chăm học, trách nhiệm 3. Nội dung tích hợp: *GDTTĐHCM: Bác Hồ là tấm gương trọn đời phấn đấu hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 2. Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Phương pháp Nội dung 1. Hoạt động khởi động (3 phút): - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên. + Đọc bài Người liên lạc nhỏ + Anh Kim Đồng nhanh trí, dũng cảm như thế nào? - Giới thiệu bài. Ghi đầu bài lên bảng. 2. Khám phá: Hoạt động 1 1. Luyện đọc *Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp thơ. * Phương pháp: làm mẫu, hoạt động cả lớp – cá nhân –nhóm * Thời gian: 15 phút * Cách tiến hành : a. GV đọc toàn bài b. GV hướng dẫn HS luyện đọc * Đọc từng câu( 2 lần) - HS nối tiếp nhau đọc từng câu - GV sửa lỗi phát âm sai * Đọc từng đoạn trước lớp - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần1 - HS nêu cách ngắt và nhấn giọng - HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2 và giải nghĩa từ - 1 HS đọc Chú giải + Đặt câu với từ “ân tình” + Tìm từ trái nghĩa với “Thủy chung” * Đọc từng khổ trong nhóm bàn *Các nhóm tiếp nối nhau đọc đoạn - HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn - Các nhóm khác nhận xét - 1 HS đọc cả bài. - Giọng hồi tưởng, thiết tha, tình cảm, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, nghỉ hơi ở cuối mỗi khổ thơ. - Từ khó: nắng ánh, dao gài, chuốt, rừng phách,thắt lưng, núi giăng Câu khó: Ta về / mình có nhớ ta/ Ta về / ta nhớ / những hoa cùng người/ Rừng xanh/ hoa chuối đỏ tươi/ Đèo cao nắng ánh / dao gài thắt lưng.// - Giải nghĩa từ: SGK - Người dân quê em đối xử với nhau rất ân tình. - Phản bội, bội bạc Hoạt động 2. 2. Tìm hiểu bài *Mục tiêu: Hiểu nội dung: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi * Phương pháp: động não, trình bày 1 phút, hoạt động cá nhân – nhóm –cả lớp * Thời gian: 10 phút *Cách tiến hành: - 1 Hs đọc toàn bài – Lớp đọc thầm + Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc? + Tìm câu thơ nói lên vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc? - GV: Các hình ảnh trên rất đẹp và tràn ngập các màu sắc: xanh đỏ, trắng, vàng, + Hãy tìm những câu thơ cho thấy người Việt Bắc đánh giặc rất giỏi? + Tìm vẻ đẹp của người Việt Bắc? + Bài thơ nói lên điều gì? - 1 số HS nhắc lại. + Tình cảm của tác giả đối với người và cảnh rừng Việt Bắc như thế nào? 1. Ca ngợi đất và người Việt Bắc đánh giặc giỏi - Khi về xuôi người cán bộ nhớ cảnh vật và con người Việt Bắc 2. Vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc - “ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Ngày xuân mơ nở trắng rừng Ve kêu rừng phách ” 3. Người Việt Bắc đánh giặc giỏi - Rừng xanh, núi đá ta cùng, Núi giăng thành Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. - Vẻ đẹp của người Việt Bắc thể hiện qua sự chăm chỉ lao động, đánh giặc giỏi, thuỷ chung với cách mạng. - Bài thơ cho thấy cảnh đẹp của núi rừng Việt Bắc và người Việt Bắc đánh giặc giỏi. - Tác giả rất gắn bó, yêu thương, ngưỡng mộ cảnh vật và con người Việt Bắc, khi về xuôi rất nhớ Việt Bắc. 3. Luyện tập 3. Luyện đọc lại *Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Bước đầu biết đọc diễn cảm và thuộc lòng 10 dòng thơ trong bài * Phương pháp: làm mẫu, trò chơi * Thời gian: 7 phút *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp - 1 học sinh đọc lại toàn bài đọc - Học sinh đọc thầm, tự nhẩm để HTL từng câu thơ. - Các nhóm thi đọc tiếp sức. - Cá nhân thi đọc thuộc lòng từng câu theo hình thức “Hái hoa dân chủ” . - Thi đọc
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_14_nam_hoc_2020_2021_ban.doc