Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020

QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

- Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm giềng.

- Có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng.

* Các KNSCB được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức.

II. CHUẨN BỊ:

Máy chiếu.

III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:

*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố KT và về tích cực tham gia việc lớp, việc trường

- Vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường?

- Nhận xét.

*Hoạt động 2: (10-12’): Phân tích truyện Chị Thủy của em (BT1)

- GV kể truyện: Chị Thủy của em.

- HS tìm hiểu nội dung câu chuyện (GV nêu câu hỏi - HS trả lời).

c. GV kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự cảm thông, giúp đỡ của những người xung quanh

*Hoạt động 3: (6-8’): Đặt tên tranh (BT2)

b. Cách tiến hành:

- Thảo luận nhóm: Mỗi nhóm đặt tên cho một tranh.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác góp ý kiến.

c. GV kết luận: Tranh 1, 3, 4 là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Còn

các bạn đá bóng ở tranh 2 là làm ồn, ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng.

*Hoạt động 4: (10-12'): Bày tỏ ý kiến (BT3)

b. Cách tiến hành:

- GV giải thích ý nghĩa câu tục ngữ b.

- Thảo luận nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung.

c. GV kết luận: Các ý a, c, d là đúng; ý b là sai. Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi, các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

*Hoạt động 5: (1-3’): Hoạt động nối tiếp

- Thực hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp.

 

doc 23 trang ducthuan 2210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14: Thứ hai ngày 2 tháng 12 năm 2019
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- So sánh các khối lượng.
- Làm các phép tính với số đo khối lượng, vận dụng để so sánh khối lượng và giải các bài toán có lời văn.
- Cách sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Một cân đồng hồ loại nhỏ (5kg)
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố giải toán với đơn vị đo khối lượng
- 1 HS lên bảng giải bài toán, cả lớp giải vào vở nháp: Chai nước khoáng cân nặng 500g, vỏ chai cân nặng 20g. Hỏi trong chai chứa bao nhiêu gam nước khoáng?
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 
* Bài tập 1: Điền dấu >, < , = vào chỗ chấm:
- HS làm việc cá nhân vào vở BT.
- 6 HS nối tiếp lên bảng làm bài.
- Nhận xét, nêu lại cách làm.
- GV chốt kết quả đúng: >, , <, <, =.
Củng cố cách so sánh các đơn vị đo khối lượng.
* Bài tập 2: Tính số gam bánh kẹo mẹ Hà mua?
- HS làm việc cá nhân vào vở BT, 1 HS giải trên bảng.
- Nhận xét, nêu lại cách giải:
Bước 1: Tính số gam 4 gói kẹo.
Bước 2: Tính số gam bánh kẹo mẹ Hà mua.
- GV chốt lời giải đúng: Mẹ Hà mua tất cả 695g cả bánh và kẹo.
Củng cố giải toán dạng gấp một số lên nhiều lần với đơn vị là g.
* Bài tập 3: Tính số gam đường trong một túi?
- Cả lớp làm vào vở BT.
- GV chấm nhanh một số bài, 1 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, nêu lại cách giải:
Bước 1: Tính số đường còn lại.
Bước 2: Tính số đường trong một túi.
- GV chốt lời giải đúng: Mỗi túi đường có 200g.
Củng cố giải toán dạng chia thành các phần bằng nhau.
* Bài tập 4: Dùng cân để cân một vài đồ dùng học tập của em:
- Tổ chức dưới dạng trò chơi.
- GV hướng dẫn HS cách chơi.
- HS chơi trò chơi theo nhóm 4 em:
+ Cân hộp bộ đồ dùng học toán, hộp bút, quyển sách, ...
+ So sánh khối lượng của các đồ vật vừa cân.
+ Tính tổng khối lượng của các đồ vật trên.
- Đại diện các nhóm đọc kết quả cân của nhóm, nêu lại cách sử dụng cân đồng hồ.
- GV chốt đáp án đúng.
Củng cố cách sử dụng cân đồng hồ.
*Hoạt động 3: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Tập đọc - Kể chuyện:
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. MỤC TIÊU:
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các TN: Gậy trúc, suối, huýt sáo, tráo trưng 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (ông Ké, bọn lính, Kim Đồng).
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ khó: Ông Ké, Nùng, Tây đồn, thầy mo, thong manh.
- Hiểu được nội dung câu chuyện: Kim Đồng là một người liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ Cách mạng (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
*GD QUỐC PHÒNG- AN NINH: Kể thêm các tấm gương dũng cảm , yêu nước của thiếu niên VN mà HS biết.
B. Kể chuyện:
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
TẬP ĐỌC
(1,5 tiết)
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng đọc hiểu bài Cửa Tùng
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi sau bài.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (18-20'): Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc:
- Đọc từng câu:
+ HS nối tiếp nhau đọc (mỗi em đọc 2 câu).
+ Luyện đọc từ khó phát âm (mục I).
- Đọc từng đoạn trước lớp:
+ HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài. Chú ý đọc đúng các câu 4,19, 21, 22,24.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ HS đọc ĐT đoạn 1 và 2.
+ Một HS đọc đoạn 3.
+ Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4.
*Hoạt động 3: (10-12’): Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
- GV chốt lại:
1. ANQP: Lê Văn Tám, Nguyễn Bá Ngọc, Vừa A Dính...
 Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới; Giải nghĩa từ Kim Đồng.
2. Bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng vì vùng này là vùng người Nùng ở... là người địa phương; Giải nghĩa từ Ông ké, Nùng.
3. Hai bác cháu đi rất cẩn thận. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước một quãng. Ông ké lững thững đi đằng sau ....kịp tránh vào ven đường; Giải nghĩa từ Tây đồn.
4. Sự nhanh trí, dũng cảm của Kim Đồng: Gặp địch không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo báo hiệu ... Giải nghĩa từ Thầy mo, thong manh.
- HS nêu nội dung chính của bài.
- GV chốt lại: Ca ngợi anh Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ Cách mạng.
*Hoạt động4: (13-15'): Luyện đọc lại
- GV đọc đoạn 3.
- HS thi đọc đoạn 3 theo cách phân vai.
- 1 HS đọc cả bài.
KỂ CHUYỆN
(0,5 tiết)
*Hoạt động 1: (1-2'): GV nêu nhiệm vụ
Dựa vào 4 tranh minh họa ND 4 đoạn truyện, hãy kể lại toàn bộ câu chuyện.
*Hoạt động 2: (15-17’): Hướng dẫn kể toàn chuyện theo tranh
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát 4 tranh minh họa.
- 1 HS khá kể mẫu đoạn 1.
- HS kể theo cặp.
- HS thi kể trước lớp từng đoạn (mỗi em kể 1 đoạn).
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Bình chọn bạn kể hay nhất.
*Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
Đạo đức:
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm giềng.
- Có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng.
* Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức.
II. CHUẨN BỊ:
Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố KT và về tích cực tham gia việc lớp, việc trường
- Vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường?
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (10-12’): Phân tích truyện Chị Thủy của em (BT1)
- GV kể truyện: Chị Thủy của em.
- HS tìm hiểu nội dung câu chuyện (GV nêu câu hỏi - HS trả lời).
c. GV kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những lúc đó rất cần sự cảm thông, giúp đỡ của những người xung quanh 
*Hoạt động 3: (6-8’): Đặt tên tranh (BT2)
b. Cách tiến hành:
- Thảo luận nhóm: Mỗi nhóm đặt tên cho một tranh.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác góp ý kiến.
c. GV kết luận: Tranh 1, 3, 4 là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Còn
các bạn đá bóng ở tranh 2 là làm ồn, ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng.
*Hoạt động 4: (10-12'): Bày tỏ ý kiến (BT3)
b. Cách tiến hành:
- GV giải thích ý nghĩa câu tục ngữ b.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung.
c. GV kết luận: Các ý a, c, d là đúng; ý b là sai. Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi, các em cũng cần biết làm các việc phù hợp với sức mình để giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
*Hoạt động 5: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- Thực hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp.
- Chuẩn bị kể về một số việc đã biết liên quan đến “Tình làng, nghĩa xóm”.
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TIẾT 1: LUYỆN ĐỌC: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Kĩ năng đọc hiểu. Trả lời các câu hỏi: “Luyện tập TV” Trang 50
- Kĩ năng kể câu chuyện: Người liên lạc nhỏ.
II. CHUẨN BỊ:
- Sách “Luyện tập Tiếng Việt”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (12-14’): Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng
- 1 HS đọc mẫu.
- GV nhắc lại cách đọc: 
- HS đọc nối tiếp nhau, mỗi em đọc một đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: 
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc đúng và hay.
- HS đọc cả bài. Nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10’): Củng cố kĩ năng đọc hiểu
- HS đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi “Luyện tập TV” Trang 46.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại ý đúng.
- HS nêu nội dung câu chuyện: Người liên lạc nhỏ.
*GV chốt nội dung bài: Kim Đồng là người liên lạc rất nhanh trí , dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
Hoạt động 3: (13-15’): Củng cố kĩ năng kể
- GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể từng đoạn câu chuyện “ Người liên lạc nhỏ”.
- HS kể chuyện theo nhóm.
- HS kể từng đoạn dựa vào các câu hỏi gợi ý.
- HS kể cả câu chuyện.
Hoạt động nối tiếp: (1-3’): 
- GV nhận xét tiết học. Về tiếp tục tập kể câu chuyện.
Rút kinh nghiêm
 .. ... ... 
 .. ..
Thứ ba ngày 3 tháng 12 năm 2019
Toán:
BẢNG CHIA 9
I. MỤC TIÊU:
Bước đầu thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán (có một phép chia 9).
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố bảng nhân 9
- 3 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 9.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (10-12’): Lập bảng chia 9
a. Giới thiệu phép chia cho 9 từ bảng nhân 9:
- GV lấy 3 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
- HS lập phép tính để tìm số chấm tròn có trong 3 tấm bìa (9 x 3 = 27)
- GV lấy tất cả 27 chấm tròn biết mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa?
- HS lập phép tính tìm số tấm bìa (27 : 9 = 3)
- GV kết luận: Có 1 phép nhân 9 thì có 1 phép chia 9.
b. Lập bảng chia:
- HD HS hình thành bảng chia 9 từ bảng nhân 9.
- HS nhận xét: Số bị chia, số chia, kết quả các phép chia.
- HS học thuộc bảng chia 9.
- Thi đọc thuộc bảng chia 9.
*Hoạt động 3: (18-20'): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1 (cột 1, 2, 3); bài 2 (cột 1, 2, 3); bài 3, bài 4 
* Bài tập 1: (cột 1, 2, 3): Tính nhẩm:
- HS làm bài cá nhân.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
- HS nêu lại cách nhẩm.
- GV chốt kết quả đúng.
Củng cố bảng chia 9.
* Bài tập 2 (cột 1, 2, 3): Tính nhẩm:
- HS làm vào vở BT.
- HS nêu kết quả từng cột.
- HS nêu lại cách nhẩm.
- GV chốt kết quả đúng.
Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
* Bài tập 3: Tính số kg gạo ở mỗi túi?
- Cả lớp làm vào vở BT.
- 1 HS giải trên bảng.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: Mỗi túi có 5kg gạo.
Củng cố giải toán dạng chia thành các phần bằng nhau.
* Bài tập 4: Tính số túi gạo?
- Cả lớp làm vào vở BT
- 1 HS giải trên bảng.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: Có tất cả 5 túi gạo.
Củng cố giải toán dạng chia thành các nhóm bằng nhau.
*Hoạt động 4: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- Trò chơi Truyền điện bảng chia 9.
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Chính tả:
Nghe-viết: NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ay / ây.
- Làm đúng các bài tập phân biệt cặp vần dễ lẫn i / iê.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp ghi BT 1.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố về phân biệt thanh hỏi, thanh ngã
- 4 HS lên bảng viết: hít thở, suýt ngã, nghỉ ngơi, vẻ mặt.
- Cả lớp viết trên bảng.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (18-20’): Hướng dẫn HS nghe - viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả, 1 HS đọc lại.
- HS tìm hiểu nội dung bài viết: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả - cách trình bày: Trong đoạn vừa đọc có những tên riêng nào viết hoa? Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật? Lời đó được viết như thế nào?
- HS luyện viết những chữ dễ viết sai: Điểm hẹn, bợt.
b. GV đọc cho HS viết bài.
c. Chấm, chữa bài.
- HS đổi chéo vở soát bài, chữa lỗi.
- GV chấm 5-7 bài, chữa lỗi và nhận xét.
*Hoạt động 3: (10-12’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 1: Điền vào ô trống ay hoặc ây ?
- Tổ chức trò chơi : Tiếp sức theo 3 nhóm.
- GV chốt lời giải đúng: cây sậy, chày giã gạo, dạy học, ngủ dậy, số bảy, đòn bẩy.
- GV giải nghĩa từ đòn bẩy, cây sậy.
- Nhiều HS đọc lại bài làm đúng.
* Bài tập 2b: Điền i hoặc iê vào chỗ trống :
- HS làm việc cá nhân, 6 em nêu kết quả.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: tìm nước; dìm chết; chim Gáy; thoát hiểm
- 2 - 3 HS đọc lại cả bài.
*Hoạt động 4: (1-2’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TIẾT 2: VIẾT THƯ 
I. MỤC TIÊU:
Rèn luyện kỹ năng viết cho HS:
- Viết thư cho một người bạn cùng lứa tuổi ở một tỉnh xa để làm quen. Trình bày đúng thể thức một bức thư.
- Dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả. Biết thể hiện tình thân ái hoà đồng với người nhận thư.
- Biết viết một lá thư ngắn theo gợi ý.
*Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Giao tiếp: ứng xử văn hóa.
- Thể hiện sự cảm thông.
- Tư duy sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
- Sách “Luyện tập TV” Trang 49
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (6-8’): Củng cố cách viết thư
- GV nêu đề bài: Em hãy viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
- HS phân tích đề bài.
- HS nêu lại hình thức của một bức thư.
- HS nói tên, địa chỉ người nhận thư.
Hoạt động 2: (26-28’): Thực hành viết thư
- HS viết thư vào vở ôn luyện.
- GV theo dõi, giúp đỡ từng em.
- GV chấm bài cho HS, nhận xét về cách dùng từ, đặt câu; về nội dung của bức thư; về chữ viết, cách trình bày, ...
Hoạt động nối tiếp(2-3’): 
- GV nhận xét tiết học.
- Biểu dương những HS viết thư hay; động viên, khuyến khích những HS còn lúng túng.
- Nhắc HS về nhà gửi thư qua đường bưu điện nếu người bạn em viết thư là có thật.
Luyện Toán:
ÔN TIẾT 1+2
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết về gam (một đơn vị đo khối lượng) và sự liên hệ giữa gam và kg.
- Tìm thành phần chưa biết.
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam và áp dụng vào giải toán.
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn luyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố mối quan hệ giữa gam và kg
- 2 HS nêu lại bảng đơn vị đo khối lượng.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
	*GV hướng dẫn HS làm bài 1; 2;3; 4 trang 66
Bài 1: Tính.
- 2-3 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS nêu cách làm.
- Nhận xét,
*GV chốt kết quả đúng:
a) 179 kg; 51kg;b) 72kg; 32kg
*GVKL: Củng cố các phép tính có đơn vị đo khối lượng.
Bài 2: Điền dấu. ,, =
- HS đọc yêu cầu đề bài:
- Cả lớp làm bài vào vở ôn tập.
- HS lên bảng làm.
- Nhận xét, nêu lại cách làm.
- GV chốt giải đúng: Cột 1: , , = ; cột 2, , , 
*GVKL: Củng cố so sánh.
Bài 3: Tính nhẩm:
- 2 HS đọc Y/C của đề bài.
- HS tự làm bài. HS nối tiếp nêu kq. HS nhận xét.
- GV chốt kết quả đúng:
- GV chấm nhanh một số bài, 2 HS chữa bài trên bảng lớp.
*GVKL: Củng cố phép chia 9.
Bài 4: Tìm x
- HS đọc Y/C của đề bài.
- 4 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vở ôn.
- HS nhận xét. GV chốt kết quả đúng:
*GVKL: Củng cố tìm thành phần chưa biết.
Hoạt động nối tiếp (2-3’): 
- GV nhận xét tiết học.Dặn HS xem lại các bài tập.
Rút kinh nghiêm
 .. ... ... 
 .. ..
Thứ tư ngày 4 tháng 12 năm 2019
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố bảng chia 9.
- Vận dụng trong tính toán và giải bài toán có một phép chia 9.
II. CHUẨN BỊ:
Vở BT
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố bảng chia 9
- 2 HS đọc thuộc lòng bảng chia 9.
- 1 HS lên bảng giải bài toán, cả lớp giải vào vở nháp: Có 27l dầu rót đều vào 9 can. Hỏi mỗi can có mấy lít dầu?
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 
* Bài tập 1: Tính nhẩm:
- HS làm cá nhân vào vở BT.
- HS nêu kết quả, nêu cách nhẩm:
a) 9 x 6 = 54	 b) 18 : 9 = 2
54 : 6 = 6 	 18 : 2 = 9
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Củng cố: a) Mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
b) Mối quan hệ giữa các thành phần trong phép chia.
* Bài tập 2: Số?
- HS làm bài cá nhân, 6 HS nối tiếp lên bảng điển kết quả.
- Nhận xét, nêu lại cách làm.
- GV chốt kết quả đúng: 3; 9; 27; 9; 63; 7.
Củng cố cách tìm số bị chia, số chia, thương.
* Bài tập 3: Tính số ngôi nhà công ti còn phải xây tiếp?
- Cả lớp làm vào vở BT, 1 HS giải trên bảng.
- Nhận xét, nêu lại cách làm:
+ Tìm số ngôi nhà đã xây.
+ Tìm số ngôi nhà còn phải xây tiếp.
- GV chốt lời giải đúng: Công ti đó còn phải xây tiếp 32 ngôi nhà.
Củng cố giải toán dạng tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
* Bài tập 4: Tìm 1/9 số ô vuông trong mỗi hình?
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu kết quả bài làm, nêu cách tìm.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: a) 2 ô vuông; b) 2 ô vuông.
Củng cố tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
*Hoạt động 3: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Học bảng chia 9.
- Xem lại các bài tập.
Tập đọc:
NHỚ VIỆT BẮC
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: Đỏ tươi, chuối, mơ nở, đổ vàng.
- Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Đọc thầm tương đối nhanh, hiểu các từ khó trong bài.
- Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
3. Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kĩ năng kể
- 4 HS kể lại 4 đoạn của câu chuyện Người liên lạc nhỏ.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (12-14’): Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc:
- Đọc từng câu (2 dòng thơ) - luyện đọc từ khó đọc.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp:
+ HS nối tiếp nhau đọc 2 khổ thơ trong bài.
+ GV hướng dẫn HS đọc đúng các dòng thơ: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 11, 12.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài
*Hoạt động 3: (7-9’): Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng khổ thơ, trả lời câu hỏi.
- GV chốt lại:
1. Người cán bộ về xuôi nhớ: Nhớ hoa (nhớ cảnh vật, núi rừng Việt Bắc), nhớ người (con người Việt Bắc với cảnh sinh hoạt dao gài thắt lưng ...); Giải nghĩa từ Việt Bắc.
2. a) Cảnh đẹp của Việt Bắc: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi. Ngày xuân mơ nở trắng rừng. Ve kêu rừng phách đổ vàng. Rừng thu trăng rọi hoà bình; Giải nghĩa từ Phách.
b) Việt Bắc đánh giặc giỏi: Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành luỹ sắt dày. Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
3. Vẻ đẹp của người Việt Bắc: Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Nhớ người đan nón ... Tiếng hát ân tình thuỷ chung (Người Việt Bắc chăm chỉ lao động, đánh giặc giỏi, ân tình thuỷ chung); Giải nghĩa từ Đèo, Dang, Ân tình, thuỷ chung.
- HS nêu ND chính: Bài thơ ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi.
*Hoạt động 4: (10-12’): Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu của bài thơ
- HS học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
- HS thi đọc thuộc lòng.
*Hoạt động 5: (1-2’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài TĐ-KC tuần 15.
Luyện từ và câu:
ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. ÔN TẬP CÂU: AI THẾ NÀO?
I. MỤC TIÊU:
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ.
- Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào.
- Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? Thế nào?
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về dấu chấm hỏi, dấu chấm than
- HS làm lại bài tập 3 (tiết LTVC tuần 13).
- Nhận xét.
*Hoạt động 2:(7-9’): Tìm các từ chỉ đặc điểm
* Bài tập 1: Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau:
- HS đọc 6 dòng thơ trong bài Vẽ quê hương.
- GV giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm?
- HS nhắc lại các từ chỉ đặc điểm của từng sự vật trong đoạn thơ.
- GV chốt lại: Các từ xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt là các từ chỉ đặc điểm .
- HS làm bài vào vở BTTV.
*Hoạt động 3:(10-12’): Xác định các sự vật so sánh với nhau
* Bài tập 2: Điền nội dung trả lời vào bảng dưới :
- GV hướng dẫn HS hiểu cách làm bài.
- GV hướng dẫn HS làm mẫu ý a.
- HS tự làm ý b, c, d.
- HS nêu bài làm.
- GV chốt lời giải đúng.
- HS làm bài vào vở BT.
*Hoạt động 4: (8-10’): Ôn kiểu câu Ai thế nào ?
* Bài tập 3: Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì ); Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào ?
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- HS phát biểu ý kiến - GV gạch trên bảng.
- Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Hoạt động 5:(1-2’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Tự nhiên và Xã hội:
TỈNH (THÀNH PHỐ) NƠI BẠN ĐANG SỐNG
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết kể được tên một số cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế, ... ở địa phương.
* Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống.
- Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình sống.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kiến thức về Không chơi các trò chơi nguy hiểm
- Khi ở trường, chúng ta nên chơi và không nên chơi những trò chơi gì?
- Khi thấy bạn khác chơi những trò chơi nguy hiểm, em sẽ làm gì?
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (8-10’): Làm việc với SGK
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- HS thảo luận theo nhóm 6 em: quan sát các hình trong SGK và nói về những gì các em quan sát được.
- GV nêu câu hỏi gợi ý: Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong hình.
Bước 2:
- HS các nhóm lên trình bày, mỗi em chỉ kể tên một vài cơ quan.
- HS khác bổ sung.
* Kết luận: Ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan: hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, ... để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ nhân dân.
*Hoạt động 3: (18-20’): Nói về tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống
Bước 1:
GV yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh, hoạ báo nói về các cơ sở văn hoá, giáo dục, hành chính, y tế.
Bước 2:
HS tập trung các tranh ảnh và bài báo, sau đó trang trí, xếp đặt theo nhóm và cử người lên giới thiệu trước lớp.
Bước 3:
HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về các cơ quan ở tỉnh mình.
*Hoạt động 4: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS mang bút chì, giấy vẽ, màu để tiết sau vẽ về các cơ quan hành chính.
Luyện Toán:
ÔN TIÊT 2 + 3
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố bảng chia 9 và các phép tính trong phạm vi 9.
- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia
hết và chia có dư).
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia. 
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ bài 4
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố các bảng nhân đã học
- HS đọc bảng nhân, chia đã học.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành TIẾT 2
 * GV hướng dẫn HS làm bài tập sách“Luyện tập toán” Trang 48,49
Bài 1: Nối
- HS đọc yêu cầu đề bài:
- Cả lớp làm bài vào vở ôn tập. HS nối tiếp nêu kết quả.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố phép chia trong phạm vi 9.
Bài 2: Viết số...
- HS tự làm bài.
- HS nối tiếp lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố phép chia, phép nhân.
Bài 3: ; =
- 2 HS đọc Y/C của đề bài.
- HS nêu cách làm. Làm vào vở.
- HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- GV chốt kết quả đúng: 
*GVKL: Củng cố so sánh
Bài 4: Viết số
- GV treo bảng phụ.
- HS đọc yêu cầu đề bài:
- Cả lớp làm bài vào vở ôn tập.
- HS lên bảng làm.
- Nhận xét, nêu lại cách làm.
*GVKL: Củng cố phép chia đã học.
Hoạt động 3: (28-30’): Luyện tập, thực hành TIẾT 3
Bài 5: Bài toán.
- 2-3 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS tự làm bài. 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét,
- GV chốt kết quả đúng: 
*GVKL: Củng cố giải toán có lời văn.
Bài 6: Tính...
- HS tự làm bài.
- 3 HS nối tiếp lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố phép chia trong phạm vi 9.
Bài 7: Bài toán.
- 2 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS tự làm bài. 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét,
*GVKL: Củng cố giải toán có lời văn
Bài 8: Đúng ghi Đ, sai ghi S
- HS tự làm bài.
- HS đổi chéo bài kt
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố phép chia
Hoạt động nối tiếp: (1-3’): 
- GV nhận xét tiết học.
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TIẾT 3 + 4
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Biết phân biệt ay/ây; l/n; i/ê.
II. CHUẨN BỊ:
- Sách “Luyện tập TV”.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (18-20'): Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết 1 lần.
- 2HS đọc lại - cả lớp đọc thầm theo.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ND bài viết: Đoạn văn nói điều gì?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: 
- HS viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai: ......................
b) GV đọc cho HS viết bài vào vở ô li.
- GV theo dõi, uốn nắn.
c) Chấm chữa bài:
- HS đổi vở cho nhau soát lỗi và sửa lỗi.
- GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét từng bài về ND, chữ viết, cách trình bày.
Hoạt động 3: (8-10’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 4 trang 50: Nối
- HS tự làm vào vở.
- 1 HS nêu kết quả.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng. HS đọc lại từ.
- Lời giải: đày ải; đầy đặn; gẫy góc; bày biện; gay gắt.
*GVKL: Củng cố tạo từ có nghĩa có vần ay- ây.
Bài 5: Điền vào chỗ trống :
- HS đọc y/c
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS nêu kết quả.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng. HS đọc lại từ.
- Lời giải: 	 chiều- kín- điềm- chiều.
*GVKL: Củng cố từ có âm i- iê.
Bài 6: Điền .....:
- HS tự làm vào vở.
- 1 HS nêu kết quả.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng. HS đọc lại từ.
- Lời giải: 	a. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
	 b. Một người hay lo bằng kho người hay làm.
Hoạt động nối tiếp (2-3’): 
- GV nhận xét tiết học. HS xem lại bài tập.
Thứ năm ngày 5 tháng 12 năm 2019
Toán:
CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia
hết và chia có dư).
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố bảng chia 9
- 2 HS đọc thuộc lòng bảng chia 9.
- 1 HS lên bảng giải bài toán, cả lớp giải vào vở nháp: Nhà trường đặt mua 54 bộ bàn ghế, nhưng mới nhận được 1/9 số bộ đã đặt mua. Hỏi nhà trường sẽ nhận tiếp bao nhiêu bộ bàn ghế nữa mới đủ số lượng đặt mua?
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (8-10'): Hướng dẫn HS thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
- GV nêu phép chia: 72 : 3 = ?
+ HS đặt tính theo cột dọc và thực hiện phép tính.
+ HS nêu cách thực hiện phép chia.
+ GV chốt lại: 72 : 3 = 24, đây là phép chia hết.
+ Vài HS nhắc lại cách thực hiện chia.
- GV nêu phép chia: 65 : 2 = ?
+ HS đặt tính dọc rồi tính kết quả.
+ HS nêu cách thực hiện.
+ GV chốt lại: 65 : 2 = 32 (dư 1), đây là phép chia có dư, số dư phải nhỏ hơn số chia.
+ Vài HS nhắc lại cách thực hiện chia.
*Hoạt động 3: (18-20'): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1 (cột 1, 2, 3); bài 2; bài 3 
* Bài tập 1: (cột 1, 2, 3): Tính :
- HS làm vào vở BT.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả tính, 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS nhận xét, nêu lại cách thực hiện từng phép chia.
- GV chốt kết quả đúng: a) 28; 16; 18; 13; b) 11 dư 2; 32 dư 1;11 dư 4; 44 dư 1.
Củng cố cách chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia có dư).
* Bài tập 2: Tính 1/5 giờ có bao nhiêu phút?
- HS làm bài cá nhân vào vở BT.
- GV chấm nhanh một số bài, 1 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chốt bài giải đúng:
Số phút của 1/5 giờ là:
60 : 5 = 12 (phút).
Đáp số: 12 phút.
Củng cố giải toán dạng tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
* Bài tập 3: Tính số bộ quần áo có thể may được nhiều nhất và số mét vài còn thừa?
- Thảo luận nhóm tìm cách làm và cách trình bày bài.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, nêu lại cách làm.
- GV chốt lời giải đúng: Có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo và còn thừa 1m vải.
Củng cố giải bài toán liên quan đến phép chia có dư.
*Hoạt động 4: (1-2’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Tập làm văn:
GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản (theo gợi ý) về các bạn trong tổ của mình với người khác.
II. CHUẨN BỊ:
- Vở BT.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố về viết thư
- 3 HS đọc bức thư viết cho bạn.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (28-30’): Giới thiệu về tổ em và các hoạt động của tổ
* Bài tập 2: Hãy ghi lại các ý trả lời cho từng câu hỏi để giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp.
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách giới thiệu.
- 1HS khá giỏi làm mẫu.
- HS làm việc theo tổ - từng em dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK tiếp nối nhau đóng vai người giới thiệu.
- Đại diện tổ thi giới thiệu về tổ mình trước lớp.
- Bình chọn người giới thiệu chân thực, đầy đủ, gây ấn tượng nhất.
*Hoạt động 3: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Thực hành tốt bài tập 2 trong học tập và đời sống.
Chính tả:
Nghe - viết: NHỚ VIỆT BẮC
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần au / âu, âm giữa vần i / iê.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp ghi BT 2.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về phân biệt i / iê
- 2 HS lên bảng viết : kiếm tìm, niên học. Cả lớp viết trên bảng.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (17-20’): Hướng dẫn HS nghe viết
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài, 1 HS đọc lại.
- HS tìm hiểu nội dung bài viết: Tìm những câu thơ cho thấy Việt Bắc rất đẹp? Việt Bắc đánh giặc giỏi?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả - cách trình bày: Bài chính tả có mấy câu thơ? Đây là thơ gì? Cách trình bày các câu thơ thế nào? Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa?
- HS luyện viết những chữ dễ viết sai: chuốt, rừng phách, trăng rọi.
b. GV đọc cho HS viết bài.
c. Chấm, chữa bài.
- HS đổi chéo vở soát bài, chữa lỗi.
- GV chấm 5 - 7 bài, chữa lỗi và nhận xét.
*Hoạt động 3: (8-10’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 1: Điền au hoặc âu vào chỗ trống:
- Tổ chức trò chơi Tiếp sức theo 3 nhóm.
- Bình chọn nhóm thắng cuộc.
- GV chốt lời giải đúng: hoa mẫu đơn - mưa mau hạt
lá trầu - đàn trâu
sáu điểm - quả sấu
- 3-4 HS đọc lại bài làm đúng, GV sửa lỗi phát âm cho HS.
* Bài tập 2b: Điền i hoặc iê vào ô trống:
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, chốt lời giải đúng:
Chim; Tiên; Kiến.
- 3- 4 HS đọc lại bài làm đúng, GV sửa lỗi phát âm cho HS.
*Hoạt động 4: (1-2’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Thủ công:
CẮT, DÁN CHỮ H, U (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách kẻ, cắt, dán được chữ H, U.
- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
II. CHUẨN BỊ:
Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố quy trính cắt chữ H, U
- 2 HS nhắc lại quy trình cắt chữ H, U.
- GV nhận xét.
*Hoạt động 2: (20-22’): HS thực hành cắt, dán chữ , U
- GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các bước kẻ, cắt, chữ H, U.
- GV nhận xét và hệ thống các bước kẻ, cắt, dán chữ H, U theo 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_14_nam_hoc_2019_2020.doc