Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1+2 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1+2 - Năm học 2021-2022

I.MỤC TIÊU:

Giúp HS: Củng cố, kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Bài tập 1, 2 kẽ sẵn bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra vở, sách.

 2. Bài mới :

 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu

Hoạt động 1 : Ôn tập về đọc, viết số

Bài 1 : Yêu cầu chúng ta làm gì ?

- Yêu cầu học sinh tự làm bài tập.

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc trước lớp.

- Yêu cầu học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau

Hoạt động 2 : Ôn tập về thứ tự số

Bài 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài .

_Yêu cầu học sinh làm bài

_Gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng

 Nêu: Tại sao lại điền 312?

Chốt: a) xếp theo thứ tự tăng dần; số trước nó cộng thêm 1.

 b) giảm dần

Hoạt động 3 : Ôn tập về so sánh số thứ tự số:

Bài 3 : Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

Bài yêu cầu ta làm gì?

- GV yêu cầu HS tự làm và nhận xét.

- Tại sao phải điền dấu ?

Bài 4 :Yêu cầu học sinh đọc đề bài

- Bài toán hỏi gì ?

- Yêu cầu học sinh làm bài

- Giáo viên cho học sinh nhận xét bài làm.

- Vì sao số 735 là số lớn nhất trong các số trên?

- Vì sao số 142 là số bé nhất trong các số trên?

- Giáo viên chữa bài

3. Củng cố : - Học sinh nêu lại cách so sánh số có 3 chữ số.

4. Dặn dò: Chuẩn bị bài : cộng, trừ các số có ba chữ số.

- Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài.

2 em làm bảng.

Lớp làm vở, trao đổi với bạn.

1 em đọc đề.

Suy nghĩ tự làm, 2 em làm bảng.

- Vì số đầu 310, đến. 311 nên

- Học sinh đọc đề bài.

- So sánh

- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.

- Học sinh đọc đề bài.

- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.

 - Có số trăm lớn nhất.

- Có số trăm bé nhất

 

docx 55 trang ducthuan 06/08/2022 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1+2 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 1
Thời gian thực hiện từ ngày 22/11/2021 đến ngày 25/11/2021
Thứ ngày
Tiết
Môn học
Tên bài
Ghi chú 
HAI
22/11/2021
1
Tập đọc
Cậu bé thông minh 
Giảm phần kể chuyện
2
LTVC
Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh
Giảm bài tập 3
3
Toán
Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
Không làm bài tập 5
 BA
23/11/2021
1
Tiếng Anh
2
Tiếng Anh
TƯ
24/11/2021
1
Tập đọc 
Hai bàn tay em 
Giảm phần HTL
2
Chính tả
Tập chép; Cậu bé thông minh
3
Toán
Cộng trừ các số có ba chữ số(không nhớ ) - Luyện tập 
- Không làm bài tập 3,4,5 (tr. 4); bài tập 4, (Luyện tập) (tr. 4).
 NĂM
25/11/2021
 1
Tập l văn
Nói về Đội TNTP. Điền vào giấy tờ in sẵn
Giảm bài tập 2
2
 Toán 
Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)-Luyện tập
Không làm bài tập 3, 4 (tr. 7); bài tập 3,5 (Luyện tập) (tr. 8).
2
Đạo đức
Kính yêu Bác Hồ (t1)
 Khánh Bình Tây Bắc, ngày 10 tháng 9 năm 2021 
	Người soạn
 Nguyễn Thị Bích Ngân
Thứ hai ngày tháng năm 2021
  Tập đọc – Kể chuyện
 CẬU BÉ THÔNG MINH
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 A. Tập đọc
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc đúng rành mạch.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện (Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé )
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
 B.Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói :
 - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 2. Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể chuyện của bạn.
* KNS:
- Các KN cơ bản: Tư duy sáng tạo/ ra quyết định/ giải quyết vấn đề.
- Các PP/ kĩ thuật: Trình bày kiến cá nhân/ Đặt câu hỏi/ Thảo luận nhóm/
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong Sách giáo khoa 
- Bảng viết sẵn đoạn văn để hướng dẫn học sinh luyện đọc 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra sách vở
1.Bài mới : 
 Giáo viên giới thiệu chủ điểm, tựa bài
Hoạt động 1: Luyện đọc 
 a) Giáo viên đọc toàn bài : 
 b) Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
+ Đọc từng câu : 
 - Giáo viên chỉ định một học sinh đầu bàn đọc, sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối nhau đến hết bài 
- Trong khi theo dõi học sinh đọc, Giáo viên hướng dẫn các em đọc đúng các từ 
+ Đọc từng đoạn trước lớp 
- Trong khi theo dõi học sinh đọc, Giáo viên kết hợp nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp, nếu các em đọc chưa đúng.
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện trong từng đoạn văn (gồm các từ được chú giải cuối bài: kinh đô, om sòm, trọng thưởng. 
+ Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Học sinh từng cặp tập đọc 
 GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng 
- Một học sinh đọc lại đoạn 1 
- Một học sinh đọc lại đoạn 2 
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- GV hướng dẫn HS đọc (chủ yếu là đọc thầm) từng đoạn và trao đổi về nội dung bài theo các câu hỏi ở cuối bài học. 
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm ra người tài giỏi?
+ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
+ Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lý ?
+ Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ? 
+ Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy? 
Học sinh thảo luận nhóm trước khi trả lời 
+ Câu chuyện này nói lên điều gì ? 
 Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
- Giáo viên chọn đọc mẫu một đoạn trong bài 
- Chia mỗi nhóm 3 em đọc.
- Tổ chức cho 2 nhóm đọc truyện theo vai. Giáo viên nhắc các em đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét cá nhân và các nhóm đọc ( Đọc đúng, thể hiện được tình cảm của các nhân vật ) 
 KỂ CHUYỆN
- Học sinh quan sát tranh 
 - Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài 
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn 
- Học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài 
- 1 học sinh đọc đoạn 1.
Giải nghĩa từ : Kinh đô 
-1 học sinh đọc đoạn 2.
 Giải nghĩa từ : Om sòm 
-1 học sinh đọc đoạn 3 
Giải nghĩa từ : Trọng thưởng
- HS nêu nghĩa các từ theo sách HS
- Học sinh tập đọc từng đoạn theo nhóm 
- Học sinh đọc thầm đoạn 1, trả lời 
 - Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng .
- Vì gà trống không đẻ trứng được 
- Học sinh đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm và trả lời : 
- Cậu nói một câu chuyện khiến vua cho là vô lý ( bố đẻ em bé ). Từ đó làm cho vua phải thừa nhận: lệnh của ngài cũng vô lí 
- Học sinh đọc thầm đoạn 3 trả lời 
- Cậu yêu cầu sứ giả tâu Đức vua rèn chiếc kim thành con dao thật sắc để xẻ thịt chim
HS thảo luận nhóm 2
 - Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh vua
- Học sinh đọc thầm cả bài, thảo luận nhóm và trả lời 
( Ca ngợi tài trí của cậu bé )
- Học sinh mỗi nhóm tự phân vai ( người dẫn chuyện, em bé, vua )
- Từng nhóm đọc truyện theo vai 
+ Học sinh chú ý lắng nghe Giáo viên nhận xét
 Toán
ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS: Củng cố, kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bài tập 1, 2 kẽ sẵn bảng. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra vở, sách.
 2. Bài mới :
 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
Hoạt động 1 : Ôn tập về đọc, viết số
Bài 1 : Yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài tập.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc trước lớp.
- Yêu cầu học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
Hoạt động 2 : Ôn tập về thứ tự số
Bài 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài .
_Yêu cầu học sinh làm bài 
_Gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng 
 Nêu: Tại sao lại điền 312? 
Chốt: a) xếp theo thứ tự tăng dần; số trước nó cộng thêm 1.
 b) giảm dần
Hoạt động 3 : Ôn tập về so sánh số thứ tự số:
Bài 3 : Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Bài yêu cầu ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm và nhận xét.
- Tại sao phải điền dấu ?
Bài 4 :Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu học sinh làm bài 
- Giáo viên cho học sinh nhận xét bài làm.
- Vì sao số 735 là số lớn nhất trong các số trên?
- Vì sao số 142 là số bé nhất trong các số trên?
- Giáo viên chữa bài 
3. Củng cố : - Học sinh nêu lại cách so sánh số có 3 chữ số. 
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài : cộng, trừ các số có ba chữ số. 
- Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài.
2 em làm bảng.
Lớp làm vở, trao đổi với bạn.
1 em đọc đề.
Suy nghĩ tự làm, 2 em làm bảng.
- Vì số đầu 310, đến.. 311 nên 
- Học sinh đọc đề bài.
- So sánh
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- Học sinh đọc đề bài. 
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
 - Có số trăm lớn nhất.
- Có số trăm bé nhất
 Thứ ba ngày tháng năm 2021	 
Chính tả ( Tập – chép)
 CẬU BÉ THÔNG MINH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 Chép lại chính xác đoạn văn 53 chữ trong bài: Cậu bé thông minh. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 Làm đúng bài tập 2b. Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng. Thuộc lòng tên 10 chữ đầu trong bảng. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bảng lớp viết sẵn đoạn văn học sinh cần chép ; Nội dung bài tập 2b 
 Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở bài tập 3. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: Hát bài hát
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học chính tả. Việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học ( vở, bút, bảng )
3. Bài mới : 
Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép 
a) Hướng dẫn học sinh Đồ dùng dạy - học.
_ Giáo viên đọc đoạn tập chép.
+ Đoạn này chép từ bài nào ?
+ Tên bài viết ở vào vị trí nào ?
+ Đoạn chép có mấy câu ?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì ? 
+ Chữ đầu câu viết như thế nào ?
_ Hướng dẫn HS tập viết vào bảng con các tiếng khó: chim sẻ, kim khâu, sắc, xẻ thịt.
b) Giáo viên cho HS chép bài vào vở.
_ Giáo viên theo dõi học sinh viết và uốn nắn cách tư thế ngồi.
c) Chấm bài, chữa bài 
_ Giáo viên thu 5, 7 nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 
+ Bài tập 2 :
_ Chữa bài : GV cùng cả lớp nhận xét 
_Lời giải : đàng hoàng, đàn ông, sáng loáng
+ Bài tập 3 :
_ Giáo viên mở bảng phụ đã kẻ sẵn bảng chữ và nêu yêu cầu bài tập.
_Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu, không cần kẻ bảng vào vở 
_GV xoá hết những chữ đã viết ở cột chữ.
_GV xoá hết tên chữ viết ở cột tên chữ.
_Giáo viên xoá hết bảng 
 4. Củng cố : GV nhận xét tiết học và nhắc nhở HS khắc phục một số từ thường hay sai.
 5 .Dặn dò: Bài nhà: Sửa lại các từ đã viết sai và học thuộc 10 tên chữ.
 Chuẩn bị : Bài thơ : Chơi chuyền
_ Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài.
-Học sinh nghe
- Hai học sinh nhìn bảng đọc lại đoạn chép.
-Cậu bé thông minh.
-Viết ở giữa trang vở.
-3 câu .
- Cuối câu 1 và câu 3 có dấu chấm. Cuối câu 2 có dấu hai chấm. 
_Viết hoa 
_ Học sinh tập viết bảng con.
_ Học sinh chép bài vào vở.
_ Chữa bài : Học sinh tự chữa lỗi vào cuối bài chép 
_ Học sinh nêu yêu cầu 
_ 2 học sinh làm bài trên bảng lớp 
_Cả lớp làm bài vào bảng con.
_ Học sinh đọc thành tiếng bài làm 
_ Học sinh viết lời giải đúng vào vở
_ Học sinh đọc yêu cầu : Điền chữ và tên chữ còn thiếu.
_ Một học sinh làm mẫu.
_1 HS làm bài trên bảng lớp, các HS khác viết vào bảng con. Sau mỗi chữ GV sửa lại cho đúng.
_ Học sinh nhìn bảng lớp đọc 10 chữ.
_ HS học thuộc thứ tự của 10 chữ, tên chữ tại lớp 
_Học sinh nói lại và viết lại.
_Học sinh nói lại.
_Học sinh đọc thuộc lòng 10 tên chữ 
_HS viết lại vào vở 10 tên chữ theo đúng thứ tự 
 Tập đọc
 HAI BÀN TAY EM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Đọc đúng rành mạch, biết nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ, giữa c ác dòng thơ.
 - Hiểu nội dung từng câu thơ và ý nghĩa của bài thơ: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu. Trả lời được các câu hỏi trong bài. 
 - Học sinh học thuộc lòng 2, 3 khổ thơ (HS thuộc bài thơ )
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK. 
- Bảng phụ viết những khổ thơ cần hướng dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc lòng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Khởi động : Hát bài hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 3 HS tiếp nối nhau kể lại 3 đoạïn câu chuyện : Cậu bé thông minh và trả lời các câu hỏi về nội dung của mỗi đoạn 
 3. Bài mới : 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : Tiết hôm nay các em sẽ học một bài thơ về đôi bàn tay của em. Qua bài thơ này, các em sẽ hiểu hai bàn tay đáng quý, đáng yêu và cần thiết như thế nào đối với chúng ta.
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
 a) Giáo viên đọc bài thơ : Với giọng vui, dịu dàng.
b) Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó.
+ Đọc từng dòng thơ : 
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn những em đọc đúng từng khổ thơ.
+ Đọc từng khổ thơ trước lớp 
- Giáo viên kết hợp nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. 
- Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng khổ thơ : Gồm những từ ngữ được chú giải cuối bài 
+ Đọc từng khổ thơ trong nhóm 
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn các em đọc đúng từng khổ thơ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
- Hai bàn tay của bé được so sánh với gì ? Giáo viên nói để học sinh hiểu : Hình ảnh so sánh rất đúng và rất đẹp 
- Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào? 
- Em thích nhất khổ thơ nào ? Vì sao ? 
Hoạt động 3 : Học thuộc lòng bài thơ 
4. Củng cố : GV nhận xét tiết học và nhắc nhở học sinh về nhà luyện đọc nhiều lần.
5. Dặn dò: - Bài nhà: HS về nhà học thuộc lòng bài thơ ; đọc thuộc lòng cho người thân nghe. -Chuẩn bị bài: Ai có lỗi
- Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài
- Học sinh nghe Giáo viên đọc bài thơ 
- Học sinh đọc tiếp nối đến hết bài thơ, mỗi em hai dòng thơ. 
- Học sinh tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ trong bài.
- HS nêu các từ ngữ trong sách.
- Từng cặp học sinh đọc khổ thơ
- Cả lớp đọc với giọng vừa phải 
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi 
- Hai bàn tay của bé được so sánh với những nụ hoa hồng ; những ngón tay xinh như cánh hoa.
- Buổi tối, hai hoa ngủ cùng bé: hoa kề bên má, hoa ấp cạnh lòng 
- Buổi sáng, tay giúp bé đánh răng, chải tóc 
- Khi bé học, bàn tay siêng năng làm cho những hàng chữ nở hoa trên giấy 
- Những khi một mình, bé thủ thỉ tâm sự với đôi bàn tay như với bạn. 
 - Học sinh tự do phát biểu những suy nghĩ của mình.
+ Thích khổ thơ 1: Vì hai bàn tay được tả đẹp như nụ hoa đầu cành 
+ Thích khổ thơ 2: Vì hai bàn tay lúc nào cũng ở bên em, cả khi em ngủ 
+ Thích khổ thơ 3: Vì hình ảnh rất đẹp: răng trắng hoa nhài, tóc ngời ánh mai 
+ Thích khổ thơ 4 : Vì hình ảnh bàn tay làm nở hoa trên giấy là hình ảnh rất đẹp 
+ Thích khổ thơ 5 : Vì hình ảnh bạn nhỏ thủ thỉ cùng đôi bàn tay là hình ảnh rất vui, rất thú vị 
-Học sinh học thuộc ở nhà. 
 Toán
 CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ các số có 3 chữ số không nhớ. 
- Áp dụng phép tính cộng, trừ các số có 3 chữ số không nhớ để giải bài toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
- Ham thích môn toán 
* 5842: Không làm bài 4
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Khởi động: Hát bài hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
 3. Bài mới: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập về cộng, trừ không nhớ các số có ba chữ số.
* Hoạt động 1 : Ôn tập về cộng, trừ các số có ba chữ số. 
+ Mục tiêu : Ôn tập về cộng, trừ không nhớ các số có 3 chữ số 
Bài 1 : Yêu cầu chúng ta làm gì ?
_Yêu cầu học sinh tự làm bài tập.
_Yêu cầu HS nối tiếp nhau nhẩm trước lớp _Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
Bài 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài .
_Yêu cầu học sinh làm bài 
_Gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng 
* Hoạt động 2 : Ôn tập giải bài toán về nhiều hơn ít hơn .
Bài 3 : Yêu cầu học sinh đọc đề bài .
_GV hỏi : Khối lớp 1 có bao nhiêu HS ?
_Số học sinh khối lớp Hai như thế nào so với số học sinh của khối lớp Một ?
_Vậy muốn tính số học sinh khối lớp Hai ta phải làm như thế nào ?
 -Yêu cầu học sinh làm bài.
_Giáo viên cho học sinh nhận xét bài 
_Giáo viên chữa bài.
Bài 5 : Yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài 
( cho về nhà)
 4. Củng cố :- Học sinh nêu lại cách cộng và trừ số có 3 chữ số không nhớ 
 5. Dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà ôn tập thêm bài 5. Chuẩn bị bài : Luyện tập 
- Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh : Yêu cầu tính nhẩm.
- Học sinh nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính. VD: 4 trăm cộng 3 trăm bằng 7 trăm.
_Đặt tính rồi tính 
_ Vài học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào bảng con.
_Học sinh đọc đề bài.
_Khối lớp Một có 245 học sinh 
_Số học sinh khối lớp Hai ít hơn số học sinh khối lớp Một là 32 em.
_Ta phải thực hiện phép trừ 
 245 - 32
 _1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
Đáp số: 213 học sinh
_Với 3 số 315, 40 , 355 và các dấu +, -, = em hãy lập các phép tính đúng.
 - Học sinh lập các phép tính 
315 + 40 = 355 40 + 315 = 355
355 – 315 = 40 355 – 40 = 315
 Đạo đức 
BÀI: KÍNH YÊU BÁC HỒ ( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU:
_Bác Hồ là vị lãnh tụ có công lao to lớn đối với đất nước và dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ. Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính ỵêu Bác Hồ 
_Học sinh hiểu, ghi nhớ và làm theo năm điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng 
 _ Học sinh có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
 HCM : Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng yêu kính Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy.
* 5842: GV gợi mở cho HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ.
 II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. Giáo viên : Vở Đạo đức 3, các bài thơ, bài hát, truyện mẫu, tranh ảnh, bằng hình vẽ Bác Hồ, tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi. Phô tô các bức ảnh dùng cho hoạt động 1 
 2. Học sinh : Vở bài tập Đạo đức 3 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Khởi động: Học sinh hát tập thể bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng, nhạc và lời của Phong Nhã.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới : 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Giới thiệu : Các em vừa hát một bài hát về Bác Hồ Chí Minh. Vậy Bác Hồ là ai ? Vì sao thiếu niên, nhi đồng lại yêu quý Bác Hồ như vậy ? Bài học Đạo đức hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó 
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm 
* Mục tiêu :
_ Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại, công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc. 
_ Cho HS nhận biết tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ 
* Cách tiến hành 
1 . GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các bức ảnh trang 2 tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh 
2. GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu về một ảnh. Cả lớp trao đổi 
3. Thảo luận lớp để tìm hiểu thêm về BH : Em còn biết thêm gì về BH ? Ví dụ 
_ Bác sinh ngày tháng năm nào ?
_ Quê Bác ở đâu ?
_ Bác Hồ còn có những tên gọi khác nào ?
_ Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ?
4. Giáo viên kết luận:
_ Bác Hồ tên hồi nhỏ là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ngày 19-5 –1890 
_ Nhân dân VN ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi và BH cũng luôn quan tâm, yêu quý các cháu. 
Hoạt động 2 : Kể chuyện các cháu vào đây với Bác.
* Mục tiêu : Học sinh biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác.
*Cách tiến hành :
1. GV kể chuyện: Các cháu vào đây với Bác. 
2. Yêu cầu học sinh thảo luận cả lớp theo các câu hỏi :
_ Qua câu chuyện, em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ?
_ Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
3. Giáo viên kết luận :
_ Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy 
Hoạt động 3: Tìm hiểu Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng 
* Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng 
* Cách tiến hành
1. GV yêu cầu mỗi HS đọc một điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng 
2. Chia nhóm đôi và yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng 
Giáo viên củng cố lại nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. 
4.Củng cố :_Gọi 1 bạn đọc Năm điều Bác Hồ dạy.
5. Dặn dò: Đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy 
 Chuẩn bị bài : Kính yêu Bác Hồ ( Tiết 2 )
 - Học sinh chú ý nghe Giáo viên giới thiệu bài.
_ Học sinh tiến hành quan sát từng bức vẽ và thảo luận nhóm 
 - Học sinh thảo luận và trình bày kết quả của 4 bức tranh.
_ Bác Hồ sinh ngày 19 tháng 05 / 1890
_Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
_ Bác Hồ còn có những tên gọi khác Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Cung
_ Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi rất yêu quý và thương yêu
- Học sinh cả lớp lắng nghe.
- Một học sinh đọc lai truyện.
-3 đến 4 HS trả lời
-Học sinh khác chú ý lắng nghe.
 - Mỗi học sinh đọc 1 điều Bác dạy.
 - Các nhóm thảo luận, ghi lại những biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy.
 - Đại diện các nhóm trình bày học sinh cả lớp trao đổi bổ sung 
Thứ tư ngày tháng năm 2021 
Thể dục 
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH-TRÒ CHƠI "NHANH LÊN BẠN ƠI"
1.MỤC TIÊU:
- Biết được những điểm cơ bản của chương trình và một số nội quy tập luyện trong giờ học thể dục lớp 3
- Biết cách tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghiêm, đứng nghỉ, biết cách dàn hàng, dồn hàng, cách chào báo cáo, xin phép ra vào lớp.
- Chơi trò chơi"Nhanh lên bạn ơi” Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
2/Sân tập,dụng cụ: Sân tập sạch sẽ an toàn, còi, kẻ sân cho trò chơi.
3/Tiến trình thực hiện: (Nội dung và phương pháp tổ chức dạy học).
NỘI DUNG
Định
lượng
PH/pháp và hình thức tổ chức
I.chuẩn bị:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát.
* Tập bài TD phát triển chung của lớp 2 một lần.
 2-3p
 1-2p
 2 x 8 nh
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
II.Cơ bản:
- Phân công tổ nhóm tập luyện, chọn cán sự môn học.
Biên chế tổ của lớp học là tổ tập luyện và quy định khu vực tập của tổ mỗi khi chia nhóm tập luyện.
- Nhắc lại nội quy tập luyện và phổ biến nội dung yêu cầu môn học.
- Chỉnh đốn trang phục,vệ sinh tập luyện.
- Chơi trò chơi"Nhanh lên bạn ơi"
GV nhắc lại trò chơi và hướng dẫn cách chơi, sau đó cho
HS chơi.
*Ôn lại một số động tác ĐHĐN đã học ở lớp 1,2.
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải(trái),
đứng nghiêm(nghỉ),dàn hàng, dồn hàng. Cách chào báo cáo, xin phép ra vào lớp.
 2-3p 
 6-7p 
 2-3p 
 5-7p 
 6-7p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
X X X	O
X X X	O
X X X	O
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
III.Kết thúc:
- Đi thường theo nhịp 1-2,1-2,...và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
- GV kết thúc giờ học bằng cách hô"Giải tán"HS hô"khỏe"
 1-2p
 2p
 1p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X
 r
 Chính tả (Nghe – viết) 
 CHƠI CHUYỀN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 Nghe, viết chính xác bài thơ: Chơi chuyền 
 - Từ đoạn viết, củng cố cách trình bày một bài thơ: Chữ đầu các dòng thơ viết ho, viết bài thơ ở giữa trang vở ( hoặc chia vở làm hai phần để viết như trong SGK ) 
 - Điền đúng vào chỗ trống các vần ao/oao. Tìm đúng các tiếng có âm đầu vần an/ ang theo nghĩa đã cho 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ viết hai lần nội dung bài tập 2 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Khởi động: Hát bài hát
 2. Kiểm tra bài cũ : Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng, đọc từng tiếng cả lớp viết bảng con các từ : Dân làng, làn gió, tiếng đàn, đàng hoàng.
 _ Kiểm tra 2 học sinh đọc thuộc lòng đúng thứ tự 10 tên chữ đã học ở tiết trước : a, á, ớ, bê, xê, xê hát ,dê, đê, e, ê 
 3. Bài mới : 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả hôm nay, thầy sẽ hướng dẫn các em nghe,viết một bài thơ tả một trò chơi rất quen thuộc của các bạn gái qua bài: Chơi chuyền. Làm các bài tập phân biệt cặp vần ao / oao; các tiếng có âm ( vần ) dễ viết lẫn an / ang 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe viết 
a)Hướng dẫn học sinh Đồ dùng dạy - học 
_ Giáo viên đọc 1 lần bài thơ 
_ Giúp học sinh nắm nội dung bài thơ 
_ Học sinh đọc thầm khổ thơ 1 và trả lời:
 Khổ thơ 1 tả gì ?
_ Học sinh đọc khổ thơ 2 : Khổ thơ 2 nói gì ?
+ Giáo viên giúp học sinh nhận xét : 
_ Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
_ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ? 
_ Những câu thơ nào trong bài đặt trong ngoặc kép ? Vì sao ? 
b) Giáo viên đọc chính tả :
_Đọc cho học sinh viết : Giáo viên đọc thong thả từng dòng thơ, mỗi dòng đọc 2 lần.
_ Giáo viên theo dõi uốn nắn 
 c) Chấm, chữa bài :
_ Giáo viên nhận xét 5, 7 bài.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
 a) Bài tập 2 : 
_ Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
_ Cả lớp và Giáo viên nhận xét và sửa bài.
 b)Bài tập 3 : 
_ Giáo viên sửa bài và nhận xét 
4 .Củng cố : Giáo viên nhận xét tiết học và nhắc nhở học sinh sai lỗi chính tả
 5. Dặn dò: - Bài nhà: Làm bài tập 3b vào vở nháp. - Chuẩn bị bài :: Ai có lỗi ?
_ Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài.
_ 1HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
_ Tả các bạn đang chơi chuyền.
_Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai 
_ 3 chữ.
_ Viết hoa.
_ Các câu: Chuyền chuyền một .. hai hai đôi“ vì đó là những câu nói của các bạn.
_ HS tập viết vào bảng con từ khó 
_ Học sinh viết bài vào vở 
_ Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì 
_ 4 học sinh lên bảng điền vần nhanh. Cả lớp làm bài vào vở. 
 _1 HS đọc lại yêu cầu của bài 3 b
_Cả lớp làm bài vào bảng con 
(Ngang – hạn – đàn)
 Toán
 LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU:
 Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ ) .
 Tìm số bị trừ, số hạng chưa biết, giải bài toán bằng một phép tính trừ, xếp hình theo mẫu 
 Làm toán nhanh, đúng, chính xác 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1.Giáo viên : Bốn mảnh bìa bằng nhau hình tam giác vuông cân
 2.Học sinh : Vở bài tâp, 4 mảnh bìa bằng nhau hình tam giác vuông cân 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Khởi động : hát bài hát
 2. Bài mới: 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 * Giới thiệu : Hôm nay chúng ta lại tiếp tục củng cố thực hiện tính cộng và trừ các số có ba chữ số không nhớ.
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện tập.
_ Bài 1 :
 _ Yêu cầu học sinh tự làm bài .
 + Đặt tính như thế nào ?
 + Thực hiện tính từ đâu đến đâu ?
 Bài 2 
 _Yêu cầu học sinh tự làm 
 _Yêu cầu học sinh giải thích cách làm 
 _Chữa bài.
 Bài 3 
 _ Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
 _ Đội có tất cả bao nhiêu người ?
 _Trong đó có bao nhiêu nam ?
 _Vậy muốn tính số nữ ta phải làm sao ?
 - Tại sao ?
 _Yêu cầu học sinh làm bài.
 Chữa bài 
Bài 4 ( Nếu còn thời gian)
 _Tổ chức cho học sinh ghép hình giữa các tổ. Trong thời gian là 3 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhất là tổ thắng cuộc 
 _Hỏi thêm : Trong hình con cá có bao nhiêu hình tam giác ? 
4. Củng cố : Học sinh nêu lại cách đặt tính và tính.
5. Dăn dò: Chuẩn bị bài: Cộng các số có 3 chữ số có nhớ một lần 
 - 3 HS lên bảng làm bài ; học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 + Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thằng hàng trăm.
 + Thực hiện tính từ phài sang trái.
 - 2 học sinh lên bảng làm bài. Học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 X - 125 = 344 
 X = 344 + 125 
 X = 469 
 X + 125 = 266
 X = 266 - 125
 X = 141
 - Học sinh đọc đề bài .
 - Đội đồng diễn thể dục có tất cả 285 người.
 - Trong đó có 140 nam.
 - Ta thực hiện phép tính trừ .(285 -140)
 - Vì tổng số nam và nữ là 285 người đã biết số nam là 140 người, muốn tính số nữ ta phải lấy tổng số người trừ đi số nam đã biết .
 - 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập.( đáp số: 145 người)
 _Ghép hình 
Thứ năm ngày tháng năm 2021 
 Luyện từ và câu
 ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT – SO SÁNH 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Ôn về các từ chỉ sự vật, từ so sánh.
Bước đầu làm quen với biện pháp tu từ : So sánh
* 5842: Không yêu cầu HS nêu lí do vì sao thích hình ảnh so sánh (bài tập 3)
II. ĐỒ DÙNG ẠY HỌC:
 1.Giáo viên : 
 - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ nêu trong sách của bài tập 1.
 - Bảng lớp viết sẵn các câu văn, câu thơ trong sách củabài tập 2.
 - Tranh ( ảnh) minh hoạ cảnh biển xanh bình yên, một chiếc vòng ngọc thạch giúp học sinh hiểu câu văn trong sách của bài tập 2b.
-Tranh minh hoạ một cánh diều như dấu á. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Khởi động: Hát bài hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên nói về tác dụng của tiết luyện từ và câu –Tiết học sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ, biết nói thành câu gãy gọn. 
 3. Bài mới : 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài : Hằng ngày khi nhận xét, miêu tả về các sự vật, hiện tượng, các em đã biết nói theo cách so sánh đơn giản .
Ví dụ : Tóc bà em trắng như bông 
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn về các từ ngữ chỉ sự vật. Sau đó bắt đầu làm quen với những hình ảnh so sánh đẹp trong thơ văn, qua đó rèn luyện óc quan sát .
Hoạt động 1 : Tìm từ ngữ chỉ sự vật.
a) Bài tập 1 :
_ GV mời 1 HS lên bảng làm bài mẫu : Tìm các từ ngữ chỉ sự vật ở dòng thơ 1
– Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ.
_ Cả lớp và Giáo viên nhận xét. Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
 Tay em đánh răng 
 Răng trắng hoa nhài
 Tay em chải tóc 
 Tóc ngời ánh mai.
Hoạt động 2: Tìm những sự vật được so sánh
b) Bài tập 2
_ Giáo viên mời một học sinh làm mẫu
 Nếu học sinh lúng túng, giáo viên có thể gợi học sinh nhớ lại bài tập đọc (câu hỏi 1) 
_ Hai bàn tay của bé được so sánh với gì? 
_ Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn.
_ Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm trên bảng 
_ Giáo viên chốt lại lời giải đúng :
Câu b) Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ .
Câu c) Cánh diều được so sánh với dấu “á.
Câu d) Dấu hỏi được SS với vành tai nhỏ.
+ Giáo viên kết hợp nêu câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ , trả lời để hiểu vì sao các sự vật nói trên được so sánh với nhau.VD:
Câu a) Vì sao hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành ? 
Câu b) Vì sao nói mặt biển như một tấm thảm khổng lồ ? Mặt biển và tấm thảm có gì giống nhau ? 
 _ Màu ngọc thạch là màu thế nào ?
+ Giáo viên : Khi gió lặng, không có dông bão, mặt biển phẳng lặng, sáng trong như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch .
Câu c) Vì sao Cánh diều được so sánh với dấu “á” 
Câu d) Vì sao dấu hỏi được SS với vành tai nhỏ?
+ Giáo viên kết luận : Tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta.
_ Cả lớp chữa bài trong vở.
 Hoạt động 3 : Tìm những hình ảnh so sánh.
c) Bài tập 3 :
 _ Giáo viên mời 1 HS đọc yêu cầu của bài 
_ Giáo viên khuyến khích học sinh trong lớp tiếp nối nhau phát biểu tự do 
4. Củng cố: -Giáo viên nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh học tốt.
 5. Dặn dò: Chuẩn bị : Mở rộng vốn từ thiếu nhi. Ôn tập câu : Ai – Là gì ?
 - Học sinh nghe Giáo viên giới thiệu bài học.
_ 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu bài Cả lớp đọc thầm theo .
_Cả lớp làm bài vào vở 
_ Cả lớp chữa bài trong vở
_ 1HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
 - Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành .
_ Cả lớp làm bài vào vở.
_Vì hai bàn tay nhỏ bé, xinh như một bông hoa.
- Đều phẳng, êm và đẹp.
- Xanh biếc, sáng trong.
_ Vì cánh diều hình cong cong, võng xuống, giống hệt một dấu á
 _Vì dấu hỏi cong cong, nở rộng ở phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì một vành tai.
 _Em thích hình ảnh so sánh nào ở bài tập 2 ? 
- HS có thể phát biểu theo suy nghĩ
+ Em thích hình ảnh so sánh a ( bàn tay em bé được ví như một bông hoa là rất đúng). Em thích hình ảnh SS b (cảnh biển đẹp và êm như một tấm thảm khổng lồ màu xanh ngọc thạch) . Hình ảnh so sánh ở câu c thật hay ( cánh diều giống hệt dấu “á”mà chúng em viết hằng ngày ) Hình ảnh SS ở câu rất bất ngờ : Dấu hỏi được ví với 1 vành tai nhỏ
 Tập viết
 ÔN CHỮ A HOA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Nắm được cách viết chữ A hoa và từ ứng dụng.
 - Củng cố cách viết chữ A hoa đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định 
 - Viết tên riêng và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
- Học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. Giáo viên : Mẫu chữ viết hoa A. Tên riêng Vừ A Dính và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li 
 2. Học si

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_12_nam_hoc_2021_2022.docx