Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.

- Làm tính đúng nhanh chính xác.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1 (cột 1,2,3), bài tập 2; bài tập 3

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 41 trang ducthuan 06/08/2022 1680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 - LỚP 3A
Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2021
Toán
TIẾT 71: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
- Làm tính đúng nhanh chính xác.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1 (cột 1,2,3), bài tập 2; bài tập 3 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- Trò chơi: Nối nhanh, nối đúng: TBHT đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả:
84 : 2	18
90 : 5	42
89 : 4	22 dư 1
97 :7 	14 dư 1
- Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nhanh và đúng hơn thì đội đó thắng, các bạn HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi. 
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ hình thành kiến thức mới 
* Mục tiêu: Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). 
* Cách tiến hành:
- Giáo viên viết lên bảng phép tính: 648 : 3=?
- Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc và tự thực hiện phép tính.
+ Nêu cách thực hiện phép chia.
+ Hướng dẫn học sinh chia từng bước.
- Chốt: 648 chia 3 bằng bao nhiêu?
* Giáo viên nêu phép chia: 236 : 5 
- Tiến hành các tương tự như phép tính 
 648 : 3 
- Giáo viên cho học sinh nhận xét sự khác nhau giữa 2 phép tính.
*Giáo viên giúp đỡ đối tượng M1, M2. 
- Đặt tính.
- Cách tính.
+ Tính từ trái sang phải theo ba bước tính nhẩm là chia, nhân, trừ; mỗi lần chia được một chữ số ở thương (Từ hàng cao đến hàng thấp).
+ Lần 1:Tìm chữ số thứ nhất của thương (2).
+ Lần 2: Tìm chữ số thứ nhất của thương (1).
+ Lần 3: Tìm chữ số thứ nhất của thương (6).
Lưu ý: Ở lần chia thứ nhất có thể lấy 1 chữ số (trường hợp 648 : 3), hoặc phải lấy hai chữ số (như trường hợp 236 : 5)
- Học sinh đọc.
- Cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp.
- Học sinh lên bảng đặt tính và tính chia sẻ trước lớp.
- 648 : 3 = 216
- Học sinh đặt tính và tính
 236 : 5 = 47 ( dư 1)
- Học sinh nhận biết được cùng chia số có 3 chữ số cho số có 1 chức số những khác nhau ở 235 : 5 là phép chia có dư 
- Lắng nghe và ghi nhớ thực hiện.
3. HĐ thực hành 
* Mục tiêu: Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1,2,3); Bài 2; Bài 3.
* Cách tiến hành:
Bài 1 (cột 1,2,3):
Cá nhân – cặp đôi – Lớp
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 2: (Cá nhân - Lớp)
- Giáo viên cho học sinh nêu và phân tích bài toán.
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- Cho học sinh lên chia sẻ cách làm bài.
*Giáo viên củng cố: áp dụng bảng chia 9 để thực hiện giải.
Bài 3: (Nhóm - Lớp)
- Giáo viên treo bảng phụ có sẵn bài mẫu và hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài mẫu.
- Yêu cầu học sinh làm theo nhóm vào bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 1 (cột 4): (BT chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán)
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.
- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp.
Đáp án:
a, 218; 75; 65
b, 114 ( dư 1); 192 (dư 2); 97 (dư 4)
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Học sinh chia sẻ kết quả.
Bài giải:
Có tất cả số hàng là:
234 : 9 = 26 ( hàng)
Đáp số: 26 hàng 
- Học sinh đọc bài mẫu và trả lời theo các câu hỏi của giáo viên.
- Các nhóm làm bài rồi chia sẻ trước lớp.
Số đã cho
432m
888kg
600 giờ
312 ngày
Giảm 8 lần
432 : 8 = 54m
888 : 8 = 111kg
600 : 8 = 75 giờ
312 : 8 = 39 ngày
Giảm 6 lần
432 : 6 = 72m
888 : 6 = 148kg
600 : 6 = 100 giờ
312 : 6 = 52 ngày
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.
a) 181
b) 38 (dư 2)
3. HĐ ứng dụng 
4. HĐ sáng tạo 
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài toán sau: Kho thứ nhất đựng 845 thùng hàng. Kho thứ hai đựng được số thùng hàng bằng số thùng hàng của kho thứ nhất. Hỏi kho thứ hai đựng được bao nhiêu thùng hàng?
- Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Trong 6 tháng đầu tiên cửa hàng bán được 480 bộ quần áo. Trong 3 tháng tiếp theo cửa hàng bán được số bộ quần áo chỉ bằng số bộ quần áo bán được trong 6 tháng đầu. Hỏi cả 9 tháng cửa hàng bán được bao nhiêu bộ quần áo?
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
************************************
Luyện từ và câu
ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM – ÔN TẬP CÂU: AI THẾ NÀO?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ BT1.
- Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào BT2.
- Tiếp tục ôn kiểu câu: Ai thế nào? Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (cái gi, con gì) – thế nào?
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, dùng từ đặt câu với kiểu câu Ai thế nào? 
3. Thái độ: Yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, yêu thích môn học.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động 
- Trò chơi: Nối đúng – Nối nhanh
Nối cột A với cột B – Giải thích vì sao?
A
B
Cây cau
Chăm chỉ
Cây bàng
Thẳng tắp 
Con ong
Xanh mát
Con chó
Chậm chạp
Con rùa
Trung thành
- Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.
- HS thi đua nhau nêu kết quả
- Giải thích lý do nối: Vì liên tưởng tới đặc điểm của chúng.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành 
*Mục tiêu : Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ. Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào. Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (cái gi, con gì) – thế nào?
*Cách tiến hành: 
Bài tập 1 (miệng):
- Yêu cầu: Tìm từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ.
- Gợi ý: 
+Tre và lúa ở dòng 2 có đặc điểm gì?
+ Sông máng có đặc điểm gì?
+ Các từ nào chỉ đặc điểm của trời mây và mùa thu?
Lưu ý: xanh ngắt (chỉ màu sắc của bầu trời mùa thu)
Bài tập 2 (Phiếu học tập)
- Gợi ý:
+ Tác giả so sánh sự vật nào với nhau?
+ So sánh về đặc điểm gì?
Bài tập 3: Tìm bộ phận của câu trả lời câu hỏi Ai (cái gì,con gì) - Thế nào?
- Yêu cầu Hs tự làm vào vở
- Đánh giá, nhận xét bài của Hs. 
- Gọi HS làm bài tốt chia sẻ kết quả trước lớp.
*GV củng cố về kiểu câu: “Ai thế nào?”, tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi “Ai (cái gi, con gì) – thế nào?”
* Làm việc cá nhân - Chia sẻ trước lớp
- HS tự tìm hiểu bài.
- HS tự làm bài cá nhân.
- Chia sẻ cặp đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
+ Tre xanh, lúa xanh.
+ Xanh mát
+ Bát ngát, xanh ngắt
*Làm việc nhóm 2- Chia sẻ trước lớp
- HS tự tìm hiểu yêu cầu.
- Thảo luận N2
- Chia sẻ trước lớp:
a) Tiếng suối = tiếng hát (trong)
b) Ông = hạt gạo (hiền )
 Bà = suối trong (hiền)
c) Giọt cam Xã Đoài = Mật ong (vàng) 
* Cá nhân –Cả lớp
- HS tự làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
a, Anh Kim Đồng => Nhanh trí,...
b, Những hạt sương sớm => long lanh...
c, Chợ hoa => đông nghịt người
3. HĐ ứng dụng 
 4. HĐ sáng tạo 
- Tìm thêm các từ chỉ đặc điểm của sự vật, đặt câu để nói về chúng.
- Tìm các sự vật có đặc điểm giống nhau, đặt câu có hình ảnh so sánh về chúng.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
..................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
****************************************************************
Thứ ba, ngày 23 tháng 11 năm 2021
Tập đọc
NHỚ VIỆT BẮC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức: 
- Đọc đúng: nắng ánh, dao gài, chuốt, rừng phách,thắt lưng, núi giăng.
- Bước đầu biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc thơ lục bát.
- Biết nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm: đỏ tươi, giăng thành lũy sắt dày, rừng che bộ đội, rừng vây quân thù...
- Hiểu nội dung: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi ( HS trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu )
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc hiểu:
+Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Giang, phách, ân tình, thủy chung,...
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu đất nước, con người Việt Nam.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Tranh minh họa bài đọc. Bản đồ để chỉ cho HS biết 6 tỉnh thuộc chiến khu Việt Bắc (nếu có)
- HS: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- GV kết nối kiến thức 
- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 
- HS nghe bài hát: Đường về Việt Bắc 
- Nêu nội dung bài hát
- Lắng nghe 
- Mở SGK
2. HĐ Luyện đọc 
*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp thơ
* Cách tiến hành :
a. GV đọc mẫu toàn bài thơ:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý HS đọc với giọng hồi tưởng, thiết tha, tình cảm, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, nghỉ hơi ở cuối mỗi khổ thơ. 
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:
- Hướng dẫn đọc câu khó : 
+ GV yêu cầu HS đặt câu với từ “ân tình” 
+ Tìm từ trái nghĩa với “Thủy chung”
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => Cả lớp (nắng ánh, dao gài, chuốt, rừng phách,thắt lưng, núi giăng)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn (4 dòng thơ) trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- HS luyện đọc:
Ta về / mình có nhớ ta/
Ta về / ta nhớ / những hoa cùng người.// Rừng xanh / hoa chuối đỏ tươi/
Đèo cao nắng ánh/ dao gài thắt lưng.// 
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 1 HS đọc phần chú giải trước lớp.
- Người dân quê em đối xử với nhau rất ân tình.
- Phản bội, bội bạc
- Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
3. HĐ Tìm hiểu bài 
*Mục tiêu: Hiểu nội dung: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi *Cách tiến hành: 
- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.
*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?
+ Tìm những câu thơ cho thấy cảnh Việt Bắc đẹp; Việt Bắc đánh giặc giỏi?
+ Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc?
+ Bài thơ ca ngợi ai?
 * GVKL: Bài thơ ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi
- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.
- nhớ hoa, nhớ người
+ Việt Bắc đẹp: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi; Ngày xuân mơ nở trắng rừng,...
+ Việt Bắc đánh giặc giỏi: Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây,... Rừng che bộ đội, từng vây quân thù.
- Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng( chăm chỉ lao động)
- HS trả lời
- Lắng nghe
4. HĐ Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng bài thơ 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Bước đầu biết đọc diễn cảm và thuộc 10 dòng thơ trong bài.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng từng khổ thơ.
- Thi đọc thuộc lòng
- Nhận xét, tuyên dương học sinh. 
- 1 HS đọc lại toàn bài thơ (M4)
- Học sinh đọc thầm, tự nhẩm để HTL từng khổ thơ, bài thơ.
- Các nhóm thi đọc tiếp sức các khổ thơ.
- Cá nhân thi đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu (M1, M2)
- Thi đọc thuộc lòng cả bài thơ (M3, M4)
5. HĐ ứng dụng 
- VN tiếp tục HTL bài thơ.
- Đọc diễn cảm bài thơ cho gia đình nghe
6. HĐ sáng tạo 
=> Luyện đọc trước bài: Hũ bạc của người cha
- Sưu tầm các bài thơ có chủ đề về Việt Bắc
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************
Tập viết
ÔN CHỮ HOA K
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa K, Kh, Y ( 1 dòng ).
- Viết đúng, đẹp tên riêng Yết Kiêu ( 1 dòng ).
- Viết câu ứng dụng : Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một lòng ( 1 lần ) bằng cỡ chữ nhỏ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
3. Thái độ: Đoàn kết bạn bè, có ý thức tương trợ lẫn nhau. Có ý thức giữ vở sạch, yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- GV: Mẫu chữ hoa K, Kh, Y viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
- HS: Bảng con, vở Tập viết
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- Nhận xét kết quả luyện chữ của HS trong tuần qua. Kết nối kiến thức
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng
- Hát: Ở trường cô dạy em thế
- Lắng nghe
2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết 
*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
 Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?
- Treo bảng 2 chữ.
- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.
Việc 2: Hướng dẫn viết bảng
- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.
Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng 
- Giới thiệu từ ứng dụng: Yết Kiêu
=>Là anh hùng chống giặc ngoại xâm vào đời nhà Trần, người có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thủy chiến. Ông là người bơi lặn giỏi, đã sử dụng tài của mình để đục thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông. 
+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?
+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Viết bảng con
Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Giới thiệu câu ứng dụng.
=> Giải thích: Ý nói tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, thủy chung trước sau như một.
+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Cho HS luyện viết bảng con
- K, Y 
- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết
- Học sinh quan sát.
- HS viết bảng con: K, Y 
- Học sinh đọc từ ứng dụng.
- 2 chữ: Yết Kiêu
- Chữ Y cao 4 li, chữ K cao 2.5 li, chữ ê, i cao 1 li, chữ t cao 1.5 li
- HS viết bảng con: Yết Kiêu
- HS đọc câu ứng dụng.
- Lắng nghe.
- HS phân tích độ cao các con chữ
- Học sinh viết bảng: Khi, chung
3. HĐ thực hành viết trong vở 
*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
 Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết:
+ Viết 1 dòng chữ hoa K 
+ 1 dòng chữ Kh, Y 
+ 1 dòng tên riêng Yết Kiêu
+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ 
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.
- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.
- Đánh giá, nhận xét một số bài viết của HS
- Nhận xét nhanh việc viết bài của HS
- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên
4. HĐ ứng dụng
5. HĐ sáng tạo
- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.
- Thực hiện như câu tục ngữ: Đối với bạn bè phải biết đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, thủy chung trước sau như một.
- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ có chủ đề tượng tự
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************
Toán
TIẾT 72: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
(TIẾP THEO)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính, giải toán.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1,2,4), 2, 3.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Phiếu học tập (bài 3). 
- Học sinh: Sách giáo khoa. 
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- Trò chơi: Đoán nhanh đáp số: TBHT đưa ra các phép tính yêu cầu các bạn thực hiện: 
578 : 3 230 : 6 905 : 5
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. 
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
2. HĐ hình thành kiến thức mới 
* Mục tiêu: Biết cách đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
* Cách tiến hành:
Việc 1: Giới thiệu các phép chia 
a) Giới thiệu phép chia 560 : 8
- Giáo viên viết phép chia 560 : 8
- Giáo viên theo dõi học sinh thực hiện.
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại. 
b) Giáo viên giới thiệu phép chia 632 :7
- Giáo viên yêu cầu đặt tính, nêu cách tính.
- Giáo viên chốt cách đặt tính và cách thực hiện tính.
*Giáo viên giúp đỡ đối tượng M1, M2 
+ Ví dụ phần a với ví dụ phần b có gì giống nhau? khác nhau?
+ Ta cần chú ý điều gì khi thực hiện phép chia có dư?
- Đặt tính.
- Cách tính.
+ Tính từ trái sang phải theo ba bước tính nhẩm là chia, nhân, trừ; mỗi lần chia được một chữ số ở thương (Từ hàng cao đến hàng thấp).
+ Lần 1:Tìm chữ số thứ nhất của thương.
+ Lần 2: Tìm chữ số thứ nhất của thương. 
+ Lần 3: Tìm chữ số thứ nhất của thương. 
Lưu ý: Ở lần chia thứ nhất có thể lấy 1 hoăc 2 chữ số để chia (tùy từng trường hợp),...
- Học sinh làm việc cá nhân (nháp)
 560 8 56 chia 8 được 7, viết 7
 56 70 7 nhân 8 bằng 56; 56
 trừ 56 bằng 0
 Hạ 0; 0 chia 8 được 0; viết 0; 0 trừ 0 bằng 0 
- 1 số học sinh nhắc lại cách thực hiện. 
Vậy 560 : 8 = 70
- Học sinh làm bảng con.
- Trình bày cách đặt tính và cách thực hiện tính.
+ Cùng là phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số có một chữ số,...
+ Khác: Phép chia ở phần a là phép chia hết, phép chia ở phần b là phép chia có dư
- Khác: VD phần a là phép chia hết, VD phần b là phép chia có dư
- ... số dư luôn nhỏ hơn số chia.
3. HĐ thực hành 
* Mục tiêu: Bài tập cần làm; Bài 1 (Cột 1,2,4 ); Bài 2; Bài 3.
* Cách tiến hành:
Bài 1 (cột 1,2,4):
Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp 
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên nhận xét chung.
- Giáo viên củng cố cách thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
Bài 2: Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp 
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
*Giáo viên củng cố giải toán có lời văn liên quan đến chia số có ba chữ số cho số có một chữ số có dư.
Bài 2: Trò chơi “Ai nhanh hơn” 
- Giáo viên tổ chức cho 2 đội học sinh tham gia chơi để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.
- Giáo viên củng cố phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia hết, trường hợp có dư). 
Bài 1 (cột 3): (BT chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán)
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.
- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:
a) 50; 70; 120
b) 70; 80; 120 (dư 5).
- Học sinh nghe.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Trao đổi cặp đôi.
- Chia sẻ trước lớp: 
Bài giải:
Thực hiện phép chia ta có:
365 : 7 = 52 (dư 1)
Năm đó gồm 52 tuần lễ và 1ngày
 Đáp số: 52 tuần lễ và 1 ngày
- Học sinh tham gia chơi.
+ 185 : 6 =30 (dư5 ) là đúng.
+ 283 : 7 = 4 (dư 3) là sai.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành:
a) 130
b) 120 (dư 1)
3. HĐ ứng dụng 
4. HĐ sáng tạo 
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài toán sau: Có 775 quả cam được xếp đều vào 5 thùng. Hỏi mỗi thùng đựng được bao nhiêu quả cam?
- Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Tuần thứ nhất bán 450 quyển truyện. Tuần thứ hai bán số truyện bằng số truyện của tuần thứ nhất bán được. Hỏi số truyện tuần thứ hai bán được ít hơn số truyện tuần đầu bán là bao nhiêu quyển? 
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
***********************************
Thể dục
BÀI 26+27+28+29: ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG – 
TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
-Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: " Đua ngựa ".
2. Kỹ năng: Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn, khéo léo.
3. Thái độ: Có ý thức chấp hành quy đinh tập luyện, tuân thủ luật chơi. Yêu thích vận động, thích tập luyên thể dục thể thao.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
 	 - Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn
 - Phương tiện: Còi, dụng cụ và kẻ sẵn các vạch cho trò chơi “Đua ngựa”
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Khởi động: Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, vai, hông
- Chạy chậm thành 1 hàng dọc xung quanh sân tập
- Trò chơi “Thi xếp hàng nhanh” 
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
2-3’ - 4-5 lần
Ơ
2. Phần cơ bản
 Ôn luyện bài thể dục phát triển chung 
- GV điều khiển và hô nhịp cả lớp tập
- Cán sự hô nhịp cả lớp tập, GV quan sát, nhận xét và sửa sai cho HS
- Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển, các em trong tổ thay nhau hô nhịp, GV đến các tổ quan sát, sửa sai 
- Các tổ thi đua trình diễn bài thể dục do GV điều khiển
- GV nhận xét, tuyên dương 
 Chơi trò chơi “Đua ngựa”
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách cưỡi ngựa, phi ngựa, cách trao ngựa cho nhau 
- Tổ chức cho cả lớp cùng chơi
- Sau 3-4 lần chơi đội nào thua phải chịu phạt theo yêu cầu của đội thắng
8-10’ - 5 lần
2 lần
1 lần
4-5’ - 3-4 lần
3-4’ - 1 lần
8-10’ - 4 lần
3. Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ thả lỏng sau đó vỗ tay theo nhịp và hát 1 bài
- GV và HS hệ thống bài
- Nhận xét kết quả giờ học
- Về nhà ôn 8 động tác thể dục đã học
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
1-2’ - 1 lần
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
****************************************************************
Thứ tư, ngày 24 tháng 11 năm 2021
Toán
TIẾT 73+74: GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN.
GIỚI THIỆU BẢNG CHIA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Biết cách sử dụng bảng nhân làm các bài tập: 1, 2, 3.
- Biết cách sử dụng bảng chia.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng bảng nhân, bảng chia để làm phép tính và giải toán.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3 (Tg 74); Bài 1, 2, 3 (Tg 75);
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: 
- Giáo viên: Các tâm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho học sinh tham gia chơi trò chơi “Truyền điện”, nội dung liên quan đến bảng nhân, bảng chia đã học.
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 
2. HĐ hình thành kiến thức mới (Tiết 73 - Tg74)
* Mục tiêu: Biết cách sử dụng bảng nhân làm các bài tập.
* Cách tiến hành:
Việc 1: Giới thiêu bảng nhân.
- Treo bảng nhân như trong Toán 3 lên bảng.
- Yêu cầu đếm số hàng, số cột trong bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc các số trong hàng, cột đầu tiên của bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc hàng thứ ba trong bảng.
- Các số vừa học xuật hiện trong bảng nhân nào đã học.
- Giáo viên kết luận.
Việc 2: Hướng dẫn sử dụng bảng nhân
- Hướng dẫn học sinh tìm kết quả của phép nhân 3 x 4.
- Yêu cầu học sinh thực hành tìm tích của một số cặp số khác.
- Giáo viên chốt rút ra bảng nhân (sách giáo khoa trang 74)
- Quan sát bảng nhân
- Bảng có 11 hàng và 11 cột.
- Đọc các số: 1, 2,3,..., 10.
- Đọc số: 2, 4, 6, 8, 10,..., 20.
- Các số trên chính là kết quả của các phép tính trong bảng nhân 2.
- Học sinh thực hành.
- Học sinh tự tìm tích trong bảng nhân, sau đó điền vào ô trống.
- Một số học sinh lên tìm trước lớp. Học sinh lần lượt chia sẻ trước lớp.
3. HĐ thực hành (Tiết 73)
* Mục tiêu: Vận dụng các bảng nhân vào giải các bài tập
* Cách tiến hành:
Bài 1: Trò chơi “Xì điện”
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xì điện” để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên nhận xét chung.
- Yêu cầu 4 học sinh nêu lại cách tìm tích của 4 phép tính trong bài.
Bài 2: Cặp đôi – Lớp
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 3: Cá nhân – Lớp
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét 7 – 10 em.
- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của học sinh.
- Gọi 1 học sinh làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp.
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh nối tiếp nêu lại cách tìm tích của 4 phép tính trong bài.
- Học sinh làm bài cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:
Thừa số
2
2
2
7
7
7
10
10
9
Thừa số
4
4
4
8
8
8
9
9
10
Tích
8
8
8
56
56
56
90
90
90
 - Học sinh nhận xét.
- Học sinh tự làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
Bài giải
Số huy chương bạc là:
8 x 3 = 24 ( huy chương )
Tất cả có số huy chương là:
24 + 8 =32 ( huy chương)
Đáp số: 32 huy chương 
4. HĐ hành thành kiến thức mới (Tiết 74 - Tg75)
* Mục tiêu: Củng cố các bảng chia đã học 
* Cách tiến hành:
Việc 1: Giới thiêu bảng chia.
- Treo bảng chia như t

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_11_nam_hoc_2021_2022_ban.doc